Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A. Tập đọc:

1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng.

- Chú ý các từ ngữ, tiếng khó, dễ lẫn: lễ hội Chử Đồng Tử, quấn khố, hốt hoảng, ẩn trốn, bàng hoàng, hiển linh.

2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: Chử Đồng Tử là người con có hiếu, chăm chỉ. Có công lớn với dân, với nước.nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức nhiều nơi bên sông Hồng là thể hiện biết ơn đó.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 12 tháng 03 năm 2007
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TÌM HIỂU VỀ ÂM NHẠC DÂN TỘC – MĨ THUẬT DÂN GIAN
(Xem thiết kế bài dạy của khối)
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A. Tập đọc:
1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng.
- Chú ý các từ ngữ, tiếng khó, dễ lẫn: lễ hội Chử Đồng Tử, quấn khố, hốt hoảng, ẩn trốn, bàng hoàng, hiển linh.
2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: Chử Đồng Tử là người con có hiếu, chăm chỉ. Có công lớn với dân, với nước.nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức nhiều nơi bên sông Hồng là thể hiện biết ơn đó.
B. Kể chuyện:
1. Rèn luyện kĩ năng nói:
- Có khản năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh họa.
- Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
2. Rèn luyện kĩ năng nghe: Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tranh minh họa truyện trong SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TẬP ĐỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ: Ngày hội rừng xanh
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng và TLCH về nội dung bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
2. Luyện đọc:
a> Đọc diễn cảm toàn bài
Đ1: đọc chậm, giọng trầm lắng khi nói về quá khứ xa xưa va øcảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử
Đ2: Nhịp nhanh
Đ3 + 4: Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính.
b> Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu:
GV theo dõi, sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Nhắc HS chú ý ngắt nghỉ hơi đúng các vị trí của các dấu phẩy, dấu chấm.
- Giải nghĩa từ: Chử xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hóa lên trời, hiển linh.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 + trả lời câu hỏi 1
+ Tìm những chi tiết cho thấy Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 – 3 
+ Cuộc gặp gỡ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
- Vì sao công chúa Tiên Dung lại kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
* Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân những việc gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
* Nhân dân làm gì để chứng tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm 1 đoạn văn
-Hướng dẫn cách đọc một số câu
HD: Giọng kể chậm, bùi ngùi
- Tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối bài thơ (3 -4 đội)
- GV nhận xét.
B/ Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
a> Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a> Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn truyện.
- GV hướng dẫn: mỗi đoạn truyện có một nội dung, khi đặt tên cho từng đoạn các em cần căn cứ vào nội dung của đoạn
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến GV + HS nhận xét. Chốt lại những tên đúng.
b> Kể lại từng đoạn câu chuyện:
- Yêu cầu HS tập kể theo nhóm
- Gọi 4 HS tiếp nối kể 4 đoạn của câu chuyện.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện, kể lại cho người thân nghe.
- 3 HS lên bảng đọc thuộc bài.
- Theo dõi GV đọc bài và đọc thầm theo.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu, mỗi em đọc một câu.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn
- HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn (lần 2)
- HS luyện đọc theo nhóm bàn + HS theo dõi góp ý cho bạn đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất Chử Đồng Tử thương cha đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hốt hoảng bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơii đó, nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
- Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử, nàng cho là duyên trời đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
- Hai người đi khằp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời. Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Nhân dân đã lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm suốt mấy tháng mùa xuân, cả vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
- Ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, có cônng với dân. Hằng năm vào mùa xuân nhân dân nhiều vùng ven sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để thể hiện lòng kính yêu ông và biết ơn ông.
- Nghe GV đọc.
- Vài HS đọc lại câu.
“Nhà nghèo/ mẹ mất sớm/ hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung.// Khi cha mất/ chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha/ còn mình đành ở không.”
- Các nhóm đọc bài, lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- 1 HS đọc.
- Nghe hướng dẫn
- Tranh 1: cảnh nhà Chử Đồng Tử/ cảnh nhà nghèo khó/ người con hiếu thảo/ nghèo khó mà yêu thương nhau. 
-tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ/ duyên trời/ ở hiền gặp lành/ Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung.
-Tranh 3: Truyền nghề cho dân/ dạy dân trồng cấy lúa/ giúp dân.
- tranh 4: Tưởng nhớ, biết ơn/ uống nước nhớ nguồn/ lễ hội hằng năm.
- Kể theo nhóm bàn, mỗi em kể một đoạn nối tiếp nhau.
- 4 HS tiếp nối kể – lớp theo dõi và bình chọn bạn kể hay nhất.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS
- Củng cố về nhận biết cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Rèn kĩ năng thực hành các phép tính cộng, trừ trên các con số với đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
. Các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập:
Phải lấy ra các tờ giấy bạc loại nào để được số tiền ở bên phải
5000 đồng
2000 đồng
10.000 đồng
10.000 đồng
2000 đồng
5000 đồng
- Gọi 1 HS lên bảng nhận biết các tờ giây bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
- Nêu tên mục tiêu giờ học
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1: 
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn biết chiếc ví nào có nhiểu tiền nhất, trước hết ta phải làm gì?
- Khi xác định được số tiền ở trong ví rồi em làm như thế nào để tìm được chiếc ví có nhiều tiền nhất?
- Phát cho 4 nhóm 4 tờ phiếu nội dung bài tập 1. Yêu cầu HS tính số tiền tronh mỗi ví, rồi khoanh vào chữ cái chỉ chiếc ví có nhiều tiền nhất. 
=> Nhận xét – Chữa bài, tuyên dương nhóm thắng cuộc. (làm đúng, nhanh)
+ Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài:
- Phát phiếu cho 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm tô màu vào các tờ giấy bạc phải lấy. Làm xong dán lên bảng, nêu kết quả.
+ Bài 3: (Miệng )
- Tranh vẽ những đồ vật nào? Giá trị của từng đồ vật là bao nhiêu?
- Đọc câu hỏi a?
- Em hiểu như thế nào là mua vừa đủ tiền?
- Bạn Mai có bao nhiêu tiền?
- Vậy Mai có vừa đủ tiền mua đủ đồ vật nào ?
- Mai mua cái gì sẽ thừa tiền? Và thừa bao nhiêu?
- Mai không đủ tiền mua những vật gì? Vì sao?
b> Tương tự
+ Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự phân tích đề.
1 HS lên ghi tóm tắt:
- Cho HS trao đổi tìm cách giải.
- Gọi 1 HS lên bảng giải cả lớp làm vở
- Nhận xét, Chửa bài.
 4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực.
- Dặn HS về luyện tập thêm về cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. Lớp theo dõi nhận xét .
- Nghe giới thiệu.
- Tìm chiếc ví nào có nhiều tiền nhất
- Phải xác định được số tiền ở trong ví(cộng giá trị các tờ giấy bạc trong từng ví).
- So sánh các kết quả tìm được, và kết luận.
- 4 nhóm nhận 4 phiếu và thực hiện theo yêu cầu .
a> 1000 + 5000 +200 + 100 = 6300
b> 1000 + 1000 + 1000 + 500 + 100 = 3600
c>.  10.0000 đồng
d> . 270 đồng
+Vậy chiếc ví c có nhiều tiền nhất
- Chọn ra những tờ giấy bạc trong khung bên trái.
- Các nhóm nhận phiếu, thực hiện theo yêu cầu .
- Bút máy: 4000 đồng, hộp sáp màu: 5000 đồng, thước kẻ: 2000 đồng, dép: 6000 đồng, kéo: 3000 đồng.
- 2 HS đọc
- Tức là mua hết tiền không thừa không thiếu.
- Có 3000 đồng
- Vừa mua đủ cái kéo.
- Mua thước kẻ sẽ thừa 1000 đồng
-Không đủ tiền mua bút máy, dép, hộp sáp màu, vì những đồ vật này có giá tiền nhiều hơn số tiền Mai có.
b> Nam có vừa tiền mua một chiếc bút và một cái kéo hoặc một hộp sáp màu và một cái thước.
- 1 HS – lớp nhẩm.
- 1 HS hỏi. Mời bạn trả lời và nhận xét 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
 Tóm tắt
Sữa: 6700 đồng.
Kẹo: 2300 đồng.
Đưa cho người bán: 10000 đồng.
Tiền trả lại:. Đồng?
- HS trao đổi theo nhóm bàn.
- HS tự làm bài.
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU:
1. Học sinh hiểu.
- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
II/ CHUẨN BỊ:
- Vở bài tập đạo đức.
- Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng v ... h” các bộ phận của cá với tên gọi các bộ phận đó.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- GV dán 3 tranh lên bảng.
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Các nhóm làm việc theo hướng dẫn.
- Đại diện 2 nhóm trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Có xương.
- HS chia nhóm 4 cùng quan sát -> rút ra kết luận.
- HS hoạt động
- 2 đại diện nhóm báo cáo.
- HS viết vào phiếu học tập.
- HS thảo luận ghi vào phiếu à Dán kết quả lên bảng.
Các nhóm nhận xét
- HS chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm cử 3 bạn
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu .
THỂ DỤC
KIỂM TRA NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN.
I/ MỤC TIÊU:
- Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hia chân. Yêu cầu thực hiên được các động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
- Sân trường sạch, rộng, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Hai em có một dây nhảy – kẻ sân chơi trò chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐL
PHƯƠNG PHÁP
1. Phần mở đầu:
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
+ Khởi động: chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
* Trò chơi: “ chim bay, cò bay”
2. Phần cơ bản:
 a> Ôn bài thể dục phát triển chung.
* HS thực hiện bài thể dục 1-2 lần, mỗi lần liên hoàn 2 x 8 nhịp, hô làn lượt động tác này đến động tác kia.
* Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hai chân
Lớp theo đội hình 2-4 hàng ngang hoặc hình chữ U. 
- Mỗi lần kiểm tra từ 3-4 em lên thực hiện đồng loạt lần lượt nhảy
- Đánh giá ở 3 mức: A+, A, B.
+ Hoàn thành: Nhảy liên tục từ 3 lần trở lên, động tác có nhịp điệu, nhưng phối hợp toàn thân chưa tốt. Nếu nhảy được từ 6 lần trở lên, động tác có nhịp điệu, phối hợp toàn thân tốt , có nhiều cố gắng trong luyện tập, sẽ được đánh giá hoàn thành tốt A+
+ Chưa hoàn thành: Không nhảy được liên tục 3 lần, động tác phối hợp giữa tay và chân chưa tốt, thiếu tích cực trong luyện tập.
b> Chơi trò chơi: Hoàng Anh – Hoàng Yến
- Nêu tên trò chơi – nhắc lại cách chơi, yêu cầu HS nhắc lại -> cho HS chơi thử 1 lần. Khi chơi HS ở tư thế chân trước chân sau, chuẩn bị sẵn sàng chạy hoặc đuổi. HS tập trung chú ý, nghe rõ mệnh lệnh phản ưng nhanh. Khi chạy các em phải chạy thẳng, không được chạy chéo sân, không để va chạm trong khi chơi, HS thi đua giữa 2 tổ, đội nào có ít người bị bắt, đội đó thắng.
3. Phần kết thúc:
- Hít thở sâu -> GV hệ thống lại bài.
- Nhận xét và công bố kết quả kiểm tra.
 - D : Ôn bài thể dục phát triển chung và nhảy dây kiểu chụm hai chân.
1’
1’
2’
2 lần
15 -18’
4 -6’
2’
1’
- 4 hàng dọc
- Vòng tròn
- 4 hàng ngang
- T1 * * * * *
 T2 * * * * *
 T3 * * * * *
 T4 * * * * *
 Vạch GH
- 4 hàng dọc
THỦ CÔNG
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
- Làm đựơc lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
- Hứng thú về giờ học làm trò chơi.
II/ CHUẨN BỊ:
- Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy.
- Một lọ hoa gắn trường được gấp hoàn chỉnh.
- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
- Giấy thủ công, tờ bìa, kéo, hồ dán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 3: 
- HS thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước:
+ B1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều.
+ B2: Cách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp làm thân lọ hoa.
+ B3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. GV theo dõi, quan sát uốn nắm, giúp đỡ cho những em còn lúng túng để các em hoàn chỉnh sản phẩm.
- Tuyên dương khen ngợi những em trang trí sản phẩm đẹp, có nhiều sáng tạo.
* Nhận xét, dặn dò:
- Về nhà tập gấp lọ hoa gắn tường nhiều lần cho thành thạo, để tiết sau hoàn thành sản phẩm và trưng bày sản phẩm.
- 2 – 4 HS nệu lại.
- HS theo dõi.
- HS làm theo nhóm bàn. Làm xong phần gấp, các em trang trí theo ý thích (vẽ cành, hoa, lá, để trang trí).
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2007
CHÍNH TẢ
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
1. Nghe viết đúng 1 đoạn trong bài.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu dễ viết sai: r – d – gi.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: 3 tờ giấy khổ to.
- HS: Vở bài tập.
III/ CÁC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- GV: Nhận xét chung về bài chính tả cũ.
- GV: đọc cho HS viết: Cao lênh kênh, bện dây, bến tàu, bập bềnh.
B/ Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu: Ghi tên bài.
2. Hướng dẫn nghe viết:
a> Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả.
- Đoạn văn tả gì?
- Trong đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
b> Luyện viết những từ dễ viết sai:
Trung thu, mâm cỗ, ổi chín, nải chuối.
c> Hướng dẫn HS viết bài vào vở:
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc chậm rõ ràng từng câu hoặc từng cụm từ.
d> Chấm chữa bài:
- GV đọc bài lần 1.
- GV đọc bài lần 2, nhấn mạnh các từ khó – hướng dẫn HS sửa bài.
- GV thu chấm tổ 1.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
- GV nhắc lại yêu cầu: BT yêu cầu các em phải viết tiếp tên các đồ vật, con vật bắt đầu bằng r – d – gi. Phát giấy cho HS.
- Cho HS làm vào phiếu khổ to.
- GV chốt lời giải đúng.
+ Tên các đồ vật, con vật bắt đầu bằng r: rổã, rá, rựa, rùa, rắn, rết, .
+ Bắt đầu bằng d: dao, dây, dê, dẽ .
+ Bắt đầu bằng gi: giường, giá sách, giày, gián, giun,
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS nào sai trên 3 lỗi chính tả về nhà viết lại bài.
-1 HS lên bảng, lớp bảng con.
- 2 HS đọc lại.
- Tả mâm cỗ đón tết Trung thu.
- Có 3 câu.
- Các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu, Tết Trung thu, Tâm.
- 1 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- HS viết vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo 4 nhóm, nhóm nào xong, dán kết quả và đọc to bài làm của nhóm.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc các từ tìm được.
- HS viết vào vở bài tập.
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết kể một ngày hội theo gợi ý. Lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động ngày hội.
* Rèn kĩ năng viết:
- Viết được những điều vừa kể thành 1đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ viết những câu gợi ý.
- HS: Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- Kể những quang cảnh hoạt động của những người tham gia lễ hội năm mới (ảnh 1) hoặc lễ hội đua thuyền (ảnh 2).
B/ Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài:
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- GV nhắc lại yêu cầu: Bài yêu cầu kể một ngày hội; nhưng các em có thể kể về một ngày hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Những em nào không trực tiếp tham gia hội (lễ hội) có thể kể một hội em đã thấy trên ti vi hoặc trên phim. Khi kể các em có thể kể lần lượt theo sự quan sát của mình, cũng có thể dựa vào gợi ý để kể.
- Cho HS kể – GV đưa bảng phụ có sẵn các câu hỏi gợi ý.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV nhắc lại yêu cầu: Bài tập không yêu cầu các em viết toàn bộ những điều đã thấy, mà chỉ yêu cầu các em viết những điều vừa kể về những trò vui ngày hội thành 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 câu.
Khi viết chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.
- GV nhận xét, chấm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Các em có thích hội (lễ hội) không? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS làm miệng.
- 1 HS đọc.
- 1 HS kể theo mẫu.
- 3 HS nối tiếp thi kể. Lớp nhận xét.
 HS viết bài.
- 3 HS đọc bài viết.
- HS trả lời.
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
=======================
SINH HOẠT TẬP THỂ
I . I. Nhận xét các hoạt động trong tuần:
1. Học tập:
- Duy trì nề nếp học tập.
- Thi đua học tập tốt dành điểm 9-10.
- Hầu hết các em đi học chuyên cần,đúng giờ,thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- Một số em đã tiến bộ trong học tập như: Ngân,Anh ,Thúy Quỳnh, Nhhật Tân,
- Nhiều bạn tích cực phát biểu xây dựng bài:
 Hiếu,Trung ,Hiền.Lợi,Dung,Nhi,Hải
- Xếp loại vở sạch chữ đẹp trong tuần : Loại A:19 Loại B :16 xoá đựơc loại C
- Những em viết đẹp,giữ vở sạch như: 
 Thùy,Hiền,Liêm,Anh,Anh,Trung,Tuấn,Nhân,Dung,Lợi
2. Công tác khác:
- Phát động thi đua học tập. 
- Duy trì tập thể dục giữa giờ. 
- Chấm dứt ăn quà vặt ngòai cổng trường.
- Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
- Một số em vệ sinh cá nhân chưa đảm bảo, tóc và móng tay còn để dài như :Vĩnh Hiếu,Quốc Đạt,Đức.
- Tiết kiệm trong tiêu dùng để ủng hộ HS nghèo.
* Hoạt động đội :
 + Giới thiệu các phù hịeu cấp bậc của Đội TNTP HCM từ phân đội phó đến phân đội trưởng
 + Hát múa theo chủ đề :Đội TNTP HCM .
 - Nhắc nhở hát đầu giờ..
 III. Phương hướng tuần tới:
 Tiếp tục thực hiện các nội dung tuần 24, 25.
- Tiếp tục “Rèn chữ giữ vở”.Xếp loại vở Tập làm văn..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 26.doc