Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

 Tập đọc – kể chuyện

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

 I.MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ : du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức.

2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 - Nắm được nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Chử Đồng Tở là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồnglà sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Thứ hai ngày tháng 3 năm 2010
 Tập đọc – kể chuyện
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
 I.MỤC TIÊU: 
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ ngữ : du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 - Nắm được nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Chử Đồng Tở là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồnglà sự thể hiện lòng biết ơn đó. 
 B Kể Chuyện
 1.Rèn kĩ năng nói:
 - Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
 2. Rèn kĩ năng nghe 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TẬP ĐỌC
B. BÀI MỚI: 
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
3
Luyện đọc 
 - GV đọc toàn bài
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 + Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc từng đoạn với giọng thích hợp.
 +Đọc từng đoạn trong nhóm 
- GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 +Thi đọc giữa các nhóm 
 +Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 1.Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
2.Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào?
3. Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
4. Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
5.Nhân dân ta làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? 
Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 1,2 hướng dẫn HS đọc giọng kể chậm, bùi ngùi. Nhấn giọng các từ ngữ thể hiện gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử, lòng hiếu thảo của chàng.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất
 - HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau .
- Các nhóm đọc đồng thanh .
- Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha đã quấn khố cho cha, còn mình đành ở không.
- Chử Đồng Tử thấy một cái thuyền lớn sắp cập bờ, hốt hoảng, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
- Công chúa cảm động vì biết tình cảnh của nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy thàng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
- HS thi đọc đoạn văn.
KỂ CHUYỆN
 1
2
GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
Hướng dẫn học sinh làm bài tâp
a.Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK , nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn.
b.Kể lại từng đoạn câu chuyện
- GV theo dõi, tuyên dương những HS kể chuyện hay nhất, sinh động nhất
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh trong SGK , nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện 
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này?
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe.
 Toán	
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tờ giấy bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng và các loại đã học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 2 .GIỚI THIỆU BÀI:	 Luyện tập.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn biết chiếc ví nào chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Các chiếc ví còn lại, mỗi chiếc ví chứa bao nhiêu tiền?
- Hãy xếp số tiền có trong mỗi chiếc ví theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 2:(a,b)
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn: Chọn ra các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải rồi trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Chiếc ví nào chứa nhiều tiền nhất.
- Ta phải tính số tiền có trong mỗi chiếc ví, sau đó so sánh các số này với nhau.
- Chiếc ví C chứa nhiều tiền nhất, chứa 10000 đồng.
- A chứa 6300 đồng, B chứa 3600 đồng, D chứa 9700 đồng,
- 3600 đồng < 6300 đồng < 9700 đồng < 10000 đồng.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Làm bài
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
 Mẹ mua hết số tiền là:
 6700 + 2300 = 9000 (đồng)
 Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
 10000 - 9000 = 1000 (đồng)
 Đáp số: 1000 đồng
IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Khi thực hiện phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì?
- Chuẩn bị bài: Làm quen với thống kê số liệu. 
- Nhận xét tiết học.
Đạo đức
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
I. MỤC TIÊU
 1.HS hiểu :
 - Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
 - Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
 - Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em. 
 2.HS biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
 3.HS có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Vở bài tập đạo đức.
 - Phiếu thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
B. BÀI MỚI : Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác .
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2 
Sắm vai xử lí tình huống
- Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống sgk và sắm cai thể hiện cách xử lí đó:
- GV yêu cầu 1- 2 nhóm thể hiện cách xử lí, các nhóm khác có thể nêu cách giải quyết của nhóm mình.
- Em thử đoán xem bác Hải sẽ nghĩ gì nếu bạn Hạnh bóc thư ?
- Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì ?
- Kết luận:
+ Ở tình huống trên, An nên khuyên Hạnh không mở thư, phải đảm bảo bí mật thư từ của người khác. Nên cất đi và chờ bác Hải về rồi đưa cho bác.
+ Với thư từ của người khác chúng ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn không xem trộm.
Việc làm đó đúng hay sai ?
- Yêu cầu từng cặp HS thảo luận về 2 tình huống sau:
+ Em hãy nhận xét hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao ?
- Yêu cầu một số HS đại diện cho cặp nhóm nêu ý kiến.
- GV kết luận :
 Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng
Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác .
- Các nhóm thảo luận tìm cách xử lí cho tình huống, phân vai và tập diễn tình huống .
- Các nhóm thể hiện cách xử lí tình huống.
- Các nhóm khác theo dõi. 
- Bác Hải sẽ trách Hạnh vì xem thư của bác mà chưa được bác cho phép, bác cho Hạnh là người tò mò .
- Với thư từ của người khác chúng ta không được tự tiện xem, phải tôn trọng.
- HS theo cặp thảo luận xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai và giải thích vì sao?
- Đại diện 1 vài cặp nhóm báo cáo.
 Chẳng hạn : Hành vi 1- sai
 Hành vi 2- đúng.
Vì : Muốn sử dụng đồ đạc của người khác phải hỏi xin phép và được đồng ý thì ta mới sử dụng.
- Các HS khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Sưu tầm những tầm gương, mẩu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày tháng 3 năm 2010 
THỂ DỤC
Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân-Trò chơi “Ném bóng trúng đích”
I.Mục tiêu:
-Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng
-Chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Còi , dụng cụ, bóng cao su.Kẻ sẵn vạch giới hạn, các vạch giới hạn về phía trước 3-6m vẽ các vòng tròn đồng ta ... được cách nặn, xé, vẽ các con vật.
-Học sinh làm bài:
+Chọn con vật theo ý thích để nặn, vẽ hoặc xé dán.
+Làm bài theo sự hướng dẫn của GV
-HS trình bày sản phẩm nặn lên bàn
-HS cầm bài vẽ hay bài xé dán trên bảng.
-Cả lớp nhận xét các bài vẽ, xé dán trên bảng.Chọn ra một số bài đẹp mà mình yêu thích.
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
-Khi nặn, vẽ xé dán các con vật em sẽ tạo bộ phận nào trước của con vật cho phù hợp?
-Về nhà tiếp tục hoàn thành bài của mình nếu chưa xong.
-Quan sát lọ hoa và quan sát tranh, ảnh một số lọ hoa có trang trí.
-Nhận xét tiết học.
 SINH HOẠT LỚP
	1. Nhận xét tuần 26:
	- Đi học đầy đủ , đúng giờ .
	- H/s chăm chỉ , học giỏi đạt nhiều điểm 10 , bên cạnh đó còn có một số bạn làm bài cẩu thả , điểm yếu .
	- H/s giữ gìn vệ sinh trường lớp , vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Thực hiện tập thể dục giữa giờ nghiêm túc , xếp hàng nhanh .
	2. Kế hoạch tuần 27:
	- Duy trì sĩ số lớp: 100% , đi học đầy đủ.
	- Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ, không đùa nghịch.
	- Ăn mặc gọn gàng khi đến đến lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng tay ngắn gọn.
	- Về học bài , làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Các khoản thu: tiếp tục nhắc nhở động viên h/s nộp đầy đủ.
Phát động phong trào giúp bạn khó khăn:
	- G/ v vận động h/s quyên góp để giúp bạn khó khăn như : góp tiền , góp sách , vở , bút , viết 
----------------------------------------------------------------
Tiết 5	 ÔN TIẾNG VIỆT
	- G/v cho h/s ôn lại các bài tập đọc và HTL trong tuần 25 
	- Cho h/s thực hiện các bài tập về luyện từ và câu sau:
	Câu 1: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao ? trong mỗi câu sau :
	a. Trẻ em thích đi xem lễ hội vì được biết nhiều điều lạ.
	b. Trong những ngày Hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 Việt Nam rất vui vì được đón nhiều bạn bè từ khắp nơi đến.
	c. Thủ môn của đội bóng đá 5A không ra sân vì bị đau chân .
	Câu 2: Dùng câu hỏi Vì sao? hoặc Do đâu?, Tại sao? để hỏi cho những bộ phận câu gạch dưới . Chép các câu hỏi đã đặt vào chổ trống .
	a. Bạn Hoa và bạn Lê đã cãi nhau chỉ vì một chuyện nhỏ.
	b. Các bạn ở vùng sâu phải đi học bằng thuyền vì có lũ lớn.
	c.Do có nhiều cố gắng trong học tập. Hùng đã được nhận phần thưởng dành cho người tiến bộ nhất trong tháng .
	Câu 3: Đặt câu nói về mỗi sự việc sau và nguyên nhân của từng sự việc đó :
	a. Em bé bị ngã .
	b. Bạn Hùng được chọn đi thi cờ vủa ở trường .
	c. Lớp 3B hoãn tổ chức Hội vui học tập.
---------------------------------------------------
Tiết 2 Tiết 3	Hát nhạc
ÔN BÀI HÁT : CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
I. MỤC TIÊU :
	- Hát đúng giai điệu , thuộc lời 2 bài hát .
	- Tập biểu diễn bài hát .
	- Nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc 1 bài dân ca.
II . CHUẨN BỊ :
	- Nhạc cụ quen dùng , một số nhạc cụ gõ .
	- Băng nhạc , máy nghe.
	- Một số động tác phụ hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
	- Gọi h/s lên hát lời 1 của bài hát Chị ong nâu 
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI :
	- Hôm nay chúng ta tiếp tục ôn bài hát Chị ong nâu và tập một số động tác phụ hoạ.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Hoạt động 1: Ôn lời 1 bài hát Chị ong nâu và em bé và học tiếp lời 2.
- G/v đàn cho h/s ôn lại lời 1 bài hát .
- Cho h/s đọc lời 2.
- Tập từng câu .
- Chia tổ tập hát lời 2.
- Hát cả lời 1 và 2 .
- Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo nhịp 2
Hoạt động 2 : Hát kết hợp với vận động phụ hoạ .
- Hát câu 1,2 : giang 2 tay ra 2 bên làm động tác chim vỗ cánh bay , 2 chân nhún nhịp nhàng .
- Hát câu 3 : đưa 2 tay lên miệng làm động tác gà gáy .
- Hát câu 4,5 : đưa 2 tay lên cao quá đầu mở rộng vòng tay rồi hạ dần chuyển sang động tác chim vỗ cánh .
- Hát câu 6,7 : tay trái chống hông , tay phải chỉ sang bên trái và ngược lại đầu nghiêng theo.
- Hát câu 8,9 : động tác như 1và 2 
- Hát câu 10, 11 : tay bắt chéo trước ngực , 2 chân nhún nhịp nhàng , đầu nghiêng sang trái , sang phải .
- Cho h/s thực hiện từ đầu , toàn bộ bài hát .
Hoạt động 3 : Nghe nhạc :
- Cho h/s nghe 1 bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc 1 bài hát dân ca .Ngày mùa vui 
+ Nói tên bài hát và tác giả ?
+ Phát biểu cảm nhận của em về bài hát ?
- H/s nghe lại lần 2 
- H/s hát lời 1 của bài hát .
- Đọc theo g/v.
- Tập hát từng câu theo câu hát mẫu của g/v
- Tập hát theo tổ 
- Cả lớp hát cả lời 1và 2 .
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu .
- Thực hiện theo động tác mẫu của g/v .
- Thực hiện động tác kết hợp với toàn bộ bài hát.
- Lắng nghe .
- Dân ca Thái – Nhạc : Hoàng Lân .
- H/s phát biểu tự do theo suy nghĩ của mình.
- Lắng nghe .
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Hôm nay chúng ta học hát bài gì ?
- Cả lớp hát lại cả bài 1 lần và kết hợp động tác .
- Về nhà tiếp tục tập hát và học thuộc lời bài hát .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 4	ÔN TOÁN 
	- BT1: Mẹ mua rau hết 5600 đồng . Mẹ đưa cô bán hàng một tờ giấy bạc loại 5000 đồng và một tờ loại 2000 đồng . Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền ?
	- BT2 : Người ta lần lượt cân bốn con vật nuôi trong gia đình : gà , vịt , ngỗng , lợn được dãy số liệu sau:
	2 kg ; 1 kg ; 5 kg ; 75 kg
	Dựa vào dãy số liệu trên , hãy viết tiếp vào chỗ chấm .
	a. Con lợn cân nặng 	b. Con vịt cân nặng 
	c. Con ngỗng cân nặng .	d. Con gà cân nặng 
	e. Con ngỗng cân nặng hơn con gà là  	g. Con vật cân nặng nhất là 
	h. Con vật nhẹ nhất là 
	- BT 3 : Cho dãy số 110 ; 220 ; 330 ; 440 ; 550 ; 660 ; 770 ; 880 ; 990 . Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng :
	a) Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số ?
	A. 10 số 	B. 27 số 	C. 9 số 	D. 881 số
	b) Số thứ tám trong dãy là số nào :
	A. 3	B. 8	C. 220	D. 880
------------------------------------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2006
Tiết 1 Tập đọc
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài; Đọc đúng các từ ngữ : nườm nượp, xúng xính, trẩy hội, say mê, thanh lịch, làn sương, Hinh Bồng.
2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 - Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài
 - Hiểu nội dung bài: Bài văn tả hội Chùa Hương. Người đi trẩy hội không chỉ để lễ phật, mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hoà nhập với dòng người để thấy yêu hơn đết nước, yêu hơn con người.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 2 HS nối tiếp nhau kể truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 - GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Động Hương Tích là một trong những cảnh đẹp bậc nhất ở nước ta. Hằng năm, hội chùa Hương được mở suốt ba tháng mùa xuân. Mọi người khắp nơi nô nức trẩy hội. Hôm nay các em sẽ đọc bài thơ Đi hội chùa Hương để được hoà vào không khí nô nức cùng đoàn người trẩy hội.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài với giọng vui, êm nhẹ, say mê ở những khổ thơ đầu; tha thiết ở khổ thơ cuối. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm: nừom nượp, xúng xính, xa vời, say mê, bổi hổi.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng dòng thơ
 + Đọc từng khổ thơ trước lớp
 +Đọc từng khổ thơ trong nhóm
 +Thi đọc giữa các nhóm
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1.Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?
2. Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội? 
3. Theo em, khổ thơ cuối nói điều gì? 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
- GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng câu thơ, từng khổ thơ rồi cả bài: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng các câu thơ.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc hay nhất, diễn cảm nhất. 
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc hai dòng thơ. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ.
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Cảnh chùa Hương như tươi mới hẳn lên khi mùa xuân – mùa trẩy hội đã đến: rừng mơ thay áo mới/ Xúng xính hoa đón mời. Cảnh chùa Hương thơ mộng, huyền ảo: ở đâu cũng vương vấn mùi thơm, trong động như có tiếng nhạc của đá, tiếng hát của gió.)
 Nơi núi cũ xa vời
 Bỗng thành nơi gặp gỡ
 Một câu chào cởi mở
 Hoá ra người cùng quê)
- Người đi trẩy hội không chỉ để lễ phật, mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hoà nhập với dòng người để thấy yêu hơn đất nước, yêu hơn con người.
- HS học thuộc lòng theo hướng dẫn của GV
- HS nối tiếp nhau thi đọc khổ thơ mình yêu thích nhất.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay nhất
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Bài thơ cho em biết điều gì?
- GV nhận xét tiết học khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài, dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc khổ thơ yêu thích hoặc cả bài thơ.
Tiết 2 Tiết 3	 Tiết 4	 Tiết 5 	 
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2006
Tiết 1 Toán 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
( Đề của Phòng GD)
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
Tiết 2	Tiết 3 Tiết 4 
-------------------------------------------
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc