Giáo án lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Phước Bình

Giáo án lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Phước Bình

Tập đọc - Kể chuyện

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

 A / Mục tiêu:

- Luyện đọc đúng các từ: du ngoạn, hoảng hốt, ẩn trốn, quấn khố,.

-Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ

- Hiểu ND ý nghĩa: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn (trae lời được các câu hỏi trong SGK)

- Kể lại được tùng đoạn của câu chuyện (HS khá giỏi đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện )

- GDHS chăm học.

 B / Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.

 C/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Phước Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Thứ ngày tháng năm 
Tập đọc - Kể chuyện
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
 A / Mục tiêu: 
- Luyện đọc đúng các từ: du ngoạn, hoảng hốt, ẩn trốn, quấn khố,... 
-Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu ND ý nghĩa: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn (trae lời được các câu hỏi trong SGK)
- Kể lại được tùng đoạn của câu chuyện (HS khá giỏi đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện )
- GDHS chăm học.
 B / Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
 C/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên“. Yêu cầu nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Tìm hiểu nội dung: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
- Yêu cầu HS đọc thầm 3.
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4.
+ Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? 
d) Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
- yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, nhớ lại ND từng đoạn truyện và đặt tên cho từng đoạn.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. 
- Mời 4 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
- Mời một học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. 
 đ) Củng cố, dặn dò : 
- Hãy nêu ND câu chuyện.
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.
+ Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khổ mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử quấn khổ chôn cha còn mình thì ở không.
- Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện.
+ Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập vào bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm ngay chỗ đó. Nước làm trôi cát lộ ra Chữ Đồng Tử công chúa bàng hoàng.
+ Công chúa cảm động khi biết tình cảnh của chàng và cho rằng duyên trời đã sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
- Đọc thầm đoạn 3.
+ Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi.
+ Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, tưởng nhớ công lao của ông.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- 3 em thi đọc lại đoạn 2.
- Một em đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học 
- Đọc yêu cầu bài (dựa vào 4 bức tranh minh họa đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.moo
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa và đặt tên.
- Một số em nêu kết quả, cả lớp bổ sung:
+ Tranh 1 : Cảnh nghèo khổ/ Tình cha con. 
+ Tranh 2 : Cuộc gặp gỡ kì lạ .
+ Tranh 3 : Truyền nghề cho dân 
+ Tranh 4 : Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn 
- 4 em lên dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Chứ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. ND kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng CĐT...
D- Phần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán 
LUYỆN TẬP
 A/ Mục tiêu : 
- Tiếp tục củng cố nhận biết và sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học đã học.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ (thay đổi giá tiền cho phù hợp với thực tế)
- GDHS chăm học.
 B/Đồ dùng dạy học : - Một số tờ giấy bạc các loại.
 C/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
2.Bài mới: 
Hướng dẫn HS làm bài luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát, xác định số tiền trong mỗi chiếc ví rồi so sánh.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
 Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài 4.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 3) Củng cố -dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 1 em nêu yêu cầu bài (Chiếc ví nào nhiều tiền nhất)
- Cả lớp tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
 Chiếc ví ( c ) có nhiều tiền nhất.
- 1 em nêu yêu cầu bài (Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải ? )
- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
 3000 + 500 + 100 = 3600 (đồng) 
hoặc 2000 + 1000 + 500 + 100 = 3600 (đồng).
- 1 em nêu yêu cầu bài (Xem tranh rồi TLCH ... )
- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
a) Mai có 3000 đồng, Mai có vừa đủ để mua 1 cái kéo.
b) Nam có 7000 đồng, Nam mua được 1 cái kéo và 1 cây bút.
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung: 
Giải:
 Số tiền Mẹ mua hết tất cả là :
 6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
 Cô bán hàng phải trả lại số tiền là :
 10000 – 9000 = 1000 ( đồng )
 Đ/S : 1000 đồng.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
D- Phần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
 A / Mục tiêu:Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác 
Biết: Không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác
-Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở,đồ dùng của bạn bè và của mọi người
- GDHS biết tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 B/ Tài liệu và phương tiện: - Phiếu học tập cho hoạt động 1.
 - Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để HS chơi đóng vai. 
 C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- Nêu các tình huống ở BT4 của tiết trước và yêu cầu HS giải quyết các tình huống đó.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai. 
- Chia nhóm, phát phiếu học tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT trong phiếu.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết, rồi phân vai đóng vai.
- Mời một số nhóm trình bày trước lớp.
+ Trong các cách giải quyết đó, cách nào là phù hợp nhất ?
+ Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ? 
- Kết luận: Minh cần khuyên Nam không được bóc thư của người khác.
* Hoạt động 2: thảo luận nhóm 
- GV nêu yêu cầu (BT2 - VBT)
- Yêu cầu từng cặp HS thảo luận và làm bài.
- Mời đại diện 1 số cặp trình bày kết quả.
- Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế 
- Nêu câu hỏi:
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa ?
+ Việc đó xảy ra như tế nào ?
- Gọi HS kể.
- Nhận xét, biểu dương.
* Hướng dẫn thực hành:
- Thực hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
- Sưu tầm những tấm gương, mẫu chuyện về chủ đề bài học.
- 2HS giải quyết các tình huống do GV đưa ra.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu BT.
- Các nhóm thực hiện thảo luận và đóng vai.
- 3 nhóm lên trình bày trước lớp.
- các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nêu suy nghĩ của mình.
- HS thảo luận theo cặp.
- Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- HS tự liện hệ và kể trước lớp.
- Lớp tuyên dương bạn có thái độ tốt nhất.
D- Phần bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ... ọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên Tết Trung thu, Tâm.
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: bập bùng trống ếch, mâm cỗ, ...
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập.
- Cả lớp thực hiện tự làm bài.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài.
- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.
- Cả lớp làm vào VBT theo lời giải đúng:
+ r : rổ, rá, rựa, rương, rùa,.. 
+ d : dao, dây, dê, dế, diễn, dư,
+ gi : giường, giáp, giày, gì, giáng,
D- Phần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Mỹ thuật
XÉ DÁN HÌNH CON VẬT
GV bộ môn dạy
D- Phần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm
Thể dục
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
A/ Mục tiêu: 
- Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác. 
 - Học trò chơi “Hoàng Anh Hoàng Yến“. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
- GDHS thường xuyên tập thể dục
 B/ Địa điểm phương tiện : - Dây nhảy, mỗi em một sợi. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. 
 - Còi, kẻ sẵn vạch để chơi TC.
 C/Các hoạt động dạy học:
 Nội dung và phương pháp dạy học 
Định lượng 
Đội hình luyện tập
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “ Chim bay cò bay “.
2/ Phần cơ bản :
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung 
 2 lần x 8 nhịp. 
* Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hai chân 
- Cho cả lớp ôn lại động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân một lượt 
- Lớp tập hợp theo đội hình 2 – 4 hàng ngang thực hiện các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đó cho học sinh chụm hai chân tập nhảy dây một lần. 
- Gọi lần lượt mỗi lần 3 em lên kiểm tra.
- Đánh giá học sinh ở hai mức ( hoàn thành và chưa hoàn thành )
- Hoàn thành : nhảy liên tục từ 3 lần trở lên, động tác có tính nhịp điệu nhưng phối hợp toàn thân chưa tốt. Nếu học sinh nhảy được liên tục từ 6 lần trở lên, động tác có tính nhịp điệu phối hợp toàn thân tốt có nhiều cố gắng trong luyện tập sẽ được đánh giá là hoàn thành tốt.
- Chưa hoàn thành : Không nhảy được liên tục 3 lần động tác phối hợp giữa tay và chân chưa tốt, thiếu tích cực trong luyện tập.
* Học trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến “.
- Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi.
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau 
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
- Các đội khi chạy phải chạy thẳng không được chạy chéo sân không để va chạm nhau trong khi chơi....
 3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
5phút
8 phút 
10 phút 
6 phút
5phút
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
D- Phần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
 A/ Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói: Kể về một ngày hội theo gợi ý - lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. 
 - Rèn kĩ năng viết : Viết được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
- GDHS chăm học
 B/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1.
 C/Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25.
- Nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : 
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
+ Em chọn để kể ngày hội nào ?
- Gợi ý để học sinh kể có thể là những lễ hội mà em được trục tiếp tham gia hay chỉ thấy qua ti vi xem phim,
- Mời một em kể mẫu, giáo viên nhận xét bổ sung.
- Gọi một vài em nối tiếp nhau kể thi kể.
- Nhận xét tuyên dương những HS kể hay, hấp dẫn .
Bài tập 2: - Gọi một em đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết bài.
- Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt. 
 c) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
- Hai em lên bảng kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Nêu câu chuyện mà mình lựa chọn.
- Hình dung và nhớ lại các chi tiết và hoạt động của buổi lễ hội để kể lại ( bao gồm cả phần lễ và phần hội 
- Một em giỏi kể mẫu.
- một số em nối tiếp nhau thi kể.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoẳng 5 câu.
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
D- Phần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
D- Phần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tự nhiên xã hội
CÁ
 A/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của cá trên hình vẽ hoặc vật thật. 
- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
- Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy có vây.
- GDHS Ý thức bảo vệ môi trường.
B/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong sách trang 100, 101. Sưu tầm ảnh các loại cá mang đến lớp.
C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Tôm - Cua".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và các hình con cá sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói về hình dáng kích thước của chúng ?
+ Bên ngoài cơ thể những con cá này có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không ?
+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn và em biết ?
+ Cá có ích lợi gì đối với con người ?
Bước 2:
- Mời lần lượt đại diện 1 số nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp. 
- Khen ngợi các nhóm giới thiệu đúng. 
c) Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của tôm - cua.
+ Nêu ích lợi của tôm - cua.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Bên ngoài được bao phủ bởi lớp vẩy. Bên trong có xương sống. Cá sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và đuôi.
- 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện 1 số nhóm lên lên báo cáo trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ Cá nước ngọt : cá chép, rô, lóc, chạch, lươn, trê,
+ Cá nước mặn : Trích, nục, thu, ngừ, 
+ Ích lợi cá đối với con người là cung cấp thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng.
D- Phần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 26 SOAN CAN THAN.doc