Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Thủ công

Tiết 26: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 2)

I/ MỤC TIÊU :

  HS biết cách làm lọ hoa gắn tường.

  Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.

  Đối với HS khéo tay:

 + Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.

 + Có thể trang trí lọ hoa đẹp.

II/ CHUẨN BỊ:

 GV: Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công. Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.

 HS: Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo, bìa cứng.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3C: 5.3.2013
3D: 6.3.2013
TUẦN 26
Thứ ba, ngày 5 tháng 3 năm 2013 
Thủ công
Tiết 26: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS biết cách làm lọ hoa gắn tường.
	Ø Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
	Ø Đối với HS khéo tay: 
	+ Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.
	+ Có thể trang trí lọ hoa đẹp.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công. Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
Ø HS: Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo, bìa cứng.
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: 
	Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
	3. Bài mới: Làm lọ hoa gắn tường (tiết 2)
óHoạt động 1: Thực hành làm lọ hoa gắn tường theo nhóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
	+ Bước 1: gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
	+ Bước 2: tách đều phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
	+ Bước 3: làm thành lọ hoa gắn tường.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ các nhóm hoàn thành sản phẩm.
ó Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm.
- Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm.
- Học sinh cắt dán các bông hoa có cánh lá để cắm trang trí vào lọ hoa (bài 5). 
HS có thể dùng bút chì vẽ thêm các bông hoa để trang trí lọ hoa.
- Giáo viên tuyên dương, khen ngợi nhóm trang trí sản phẩm đẹp, có nhiều sáng tạo.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà tập làm cho thành thạo.
- Chuẩn bị ĐDHT để thực hành hoàn chỉnh lọ hoa gắn tường
3C: 6.3.2013
3D: 5.3.2013
TUẦN 26
Thứ ba, ngày 5 tháng 3 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 51: TÔM, CUA.
I- Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi của tôm cua đối với đời sống con người
 - Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của con tôm, con cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
* HS khá giỏi: Biết được tôm, cua là động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt
 II- Chuẩn bị :
- Hình vẽ SGK trang 98,99.
- Sưu tầm các ảnh về việc nuôi tôm, đánh bắt tôm, cua.
Trò:- Sưu tầm các ảnh về việc nuôi tôm, đánh bắt tôm, cua.
III- Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định, tổ chức lớp.
2.Bài cũ : Côn trùng 
 + Côn trùng có mấy chân? 
 + Chân côn trùng có gì đặc biệt ?
 + Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? 
 + Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới : Tôm và cua 
Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể tôm, cua.
GV cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
+Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.
+Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua.
+Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
® Kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
vHoạt động 2: Ích lợi của tôm, cua.
- Học sinh thảo luận nhóm liệt kê ích lợi của tôm, cua: 
+ Tôm, cua được sử dụng để làm gì?
- Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Tôm, cua dùng làm thức ăn cho con người, làm thức ăn cho động vật (gà, cá) và làm hàng xuất khẩu.
- Học sinh kể tên 1 số loài tôm, cua: tôm càng xanh, tôm rào tôm lướt, tôm sú, cua bể, cua đồng 
- GV giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp 
ó Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm, cua.
- GV và HS xem một số tranh ảnh tôm, cua. Hoạt động xuất khẩu.
- Giáo viên: Tôm, cua sống dưới nước nên gọi là hải sản. Hải sản tôm, cua là những thức ăn có nhiều chất đạm rất bổ cho cơ thể con người.
Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
4- Củng cố- Dặn dò: 
- Nêu ích lợi của tôm?
- Nêu đặc điểm của tôm, cua?
- Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK. Liên hệ thực tế. Giáo dục học sinh.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài
- Chuẩn bị: Cá: tìm hiểu những ích lợi của cá đối với đời sống con người. 
TUẦN 26
Thứ tư, ngày 6 tháng 3 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 26:Ôn tập bài hát: Chị Ong Nâu và em bé.
- Nghe nhạc
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
- Nghe một bài hát thiếu nhi.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Máy nghe nhạc,song loan, động tác phụ họa.
Học sinh: Tập bài hát, vở.
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS hát tập thể bài hát Chị Ong Nâu và em bé. 
GV nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn hát bài Chị Ong Nâu và em bé.
- GV trình bày mẫu bài hát
 HS chú ý lắng nghe nghe.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập hát cả bài theo dãy, nhóm, cá nhân hát theo giai điệu.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp voã tay theo nhịp lời ca.
Chị Ong Nâu Nâu Nâu Nâu chị bay đi đâu đi đâu.
 X x x x ...
HS thực hiện.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Chỉ định học sinh khá thực hiện.
 HS thực hiện.
GV nhận xét và sữa sai.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động.
GV nhắc lại động tác.
 HS ôn luyện.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm.
 HS thực hiện.
- GV nhận xét đánh giá và hướng dẫn sửa sai.
Hoạt động 3: Nghe nhạc.
GV điều khiển cho HS nghe bài hát “ Đưa cơm cho mẹ”
HS lắng nghe và nêu cảm nhận của mình về ý nghĩa bài hát.
GV nhận xét.
4.Củng cố - Dặn dò:
Cho HS trình bày lại bài hát.
CB: Tiết 27: Học bài hát : Tiếng hát bạn bè mình. – Đọc trước lời bài hát
3C: 7.3.2013
3D: 8.3.2013
TUẦN 26
Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 52: CÁ
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người .
	Ø Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
	Ø HS khá, giỏi: Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các hình trong SGK. Vở BT TNXH.
Ø Học sinh và giáo viên sưu tầm tranh aûnh caù.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Tôm, cua.
w Nêu các bộ phận ngoài của tôm, cua?
w Nêu lợi ích của tôm, cua đối với đời sống con người?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: 
ó Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể cá.
- Học sinh quan sát, thảo luận :
	+ Loài cá trong hình tên là gì? Sống ở đâu?
	+ Cơ thể các loài cá có gì giống nhau?
- Đại diện các nhóm trình bày. Gv nhận xét, cho HS nhắc lại.
- GV kết luận: Giáo viên: Cá sống ở dưới nước. Cơ thể chúng đều có: đầu, mình, đuôi, vây, vẩy.
	+ Cá thở như thế nào và thở bằng gì?
	+ Khi ăn cá, em thấy có gì?
- GV kết luận: Cá là loài vật có xương sống (khác với côn trùng, tôm, cua không có xương sống). Cá thở bằng mang.
ó Hoạt động 2: Sự phong phú, đa dạng của cá.
- Học sinh quan sát hình, tranh TB và sưu tầm.
- Nhận xét về sự khác nhau của các loài cá về màu sắc, hình dạng, các bộ phận đầu, răng, đuôi, vây, vẩy 
- GV kết luận: Cá có rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm, màu sắc, hình dạng khác nhau tạo nên thế giới cá phong phú và đa dạng.
ó Hoạt động 3: Ích lợi của cá.
- Học sinh suy nghĩ. Viết vào giấy ích lợi của cá và tên các loài cá đó.
- Các nhóm bổ sung.
- Giáo viên: Cá có nhiều lợi ích. Phần lớn cá được dùng làm thức ăn cho con người và cho động vật. Ngoài ra cá được dùng để chữa bệnh ( gan cá, sụn vi cá mập) và để diệt bọ gậy trong nước.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá? ( bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lý). Liên hệ thực tế. Giáo dục học sinh.
- Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Chim: tìm hiểu những ích lợi của chim đối với đời sống con người. 
3C: 8.3.2013
3D: 7.3.2013
TUẦN 26
Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2013 
Đạo đức
Tiết 26: TÔN TRỌNG THƯ TỪ VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (t1)
I / Mục tiêu:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác. 
 - Biết không được xâm phạm thư từ tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật ký ,sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
GDKNS: Kỹ năng làm chủ bản thân.
II/ Chuẩn bị : 
 - Phiếu học tập cho hoạt động 1.
 - Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để HS chơi đóng vai. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Thực hành kĩ năng giữa HKII
- Cho 2 học sinh thực hành: 1 HS đặt câu hỏi, 1 HS trả lời.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác (t1)
* Hoạt động 1: Biết được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
Xử lý tình huống qua đóng vai : 
- Chia nhóm, phát phiếu học tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT trong phiếu.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết, rồi phân vai đóng vai.
- Mời một số nhóm trình bày trước lớp.
+ Trong các cách giải quyết đó, cách nào là phù hợp nhất ?
+ Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ? 
- Kết luận: Minh cần khuyên Nam không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
 Hoạt động 2: Hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ tài sản của người khác và vì sao phải cần tôn trọng.
Thảo luận nhóm : 
- GV nêu yêu cầu (BT2 - VBT)
- Yêu cầu từng cặp HS thảo luận và làm bài.
- Mời đại diện 1 số cặp trình bày kết quả.
- Giáo viên kết luận:
+ Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
+ Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng.
+ Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần; chỉ sử dụng khi được phép; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.
- HS sử dụng thẻ xanh, đỏ để làm BT 2b
- Sau mỗi câu trả lời GV nhận xét kết luận
* Hoạt động 3 : HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ tài sản của ngư ... n 3 em lên thực hiện.
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
* Học trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến” .
- Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi.
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau 
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
- Các đội khi chạy phải chạy thẳng không được chạy chéo sân không để va chạm nhau trong khi chơi....
 3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2013 
Thể dục
Tiết 52 : NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN. 
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu.
- Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
 _ Địa điểm : Trên sân trường
 _ Phương tiện : Còi , kẻ sân, dây nhảy
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Trò chơi "Tìm những con vật bay được".
2/ Phần cơ bản :
* Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung 2 lần x 8 nhịp. 
* Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 
- Lớp tập hợp theo đội hình chữ U mỗi em thực hiện các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đó cho 3-4 học sinh chụm hai chân tập nhảy dây một lần. 
- Đánh giá học sinh theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
* Học trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến” .
- Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi.
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau 
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
- Các đội khi chạy phải chạy thẳng không được chạy chéo sân không để va chạm nhau trong khi chơi....
 3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
TUẦN 26 (BUỔI CHIỀU)
3C: 8.3.2013
3D: 11.3.2013
Thứ sáu, ngày 8 tháng 3 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 26 ÔN TẬP BÀI HÁT: BÀI CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
NGHE NHẠC
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Củng cố bài Chị Ong Nâu và em bé.
	Ø Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	Ø Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
	Ø HS khá, giỏi: Nghe một bài hát thiếu nhi hoặc một bài dân ca.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Máy hát, đĩa nhạc. 
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại bài hát bài Chị Ong Nâu và em bé. 
3. Bài mới: ôn tập bài hát: bài chị ong nâu và em bé
- GV ghi tựa bài lên bảng. Hai HS nhắc lại tựa bài.
ó Hoạt động 1: Ôn bài hát: Chị Ong Nâu và em bé 
- HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình by.
- GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời một.
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời bài hát .
- Hướng dẫn tập theo nhóm sau đó hát lại cả lớp vài lần .
- Cả lớp cùng hát lại bài hát .
- Từng bàn hoặc từng nhóm luyện tập .
- Tập hát theo hình thức đơn ca và tốp ca .
- Lắng nghe sửa những chỗ học sinh hát sai .
- Hướng dẫn học sinh vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca .
- Cả lớp vừa hát vừa gõ gõ đệm theo tiết tấu lời ca .
- Chia lớp thành hai đội một đội hát một đội gõ đệm theo nhịp 2 .
- Chia thành hai dãy , dãy A hát dãy B gõ đệm theo nhịp 2 sau đó ngược lại .
ó Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa .
- Gọi HS có năng khiếu biểu diễn bài hát.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị: Học hát: Bài Tiếng hát bạn bè mình.
3C: 8.3.2013
3D: 11.3.2013
TUẦN 26
Thứ sáu, ngày 8 tháng 3 năm 2013 
Tự học
Tiết 26: ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS ôn các kiến thức đã học 
	Ø HS biết tự học, nhớ lại các kiến thức đã học.	
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø các câu hỏi của từng môn học.
	1. Ổn định.
	2. Bài Mới.
	ó Hoạt động 1: Chuẩn bị câu hỏi.
- Gv cho các nhóm thảo luận ghi câu hỏi, mỗi nhóm ít nhất 3 câu trong bất cứ môn học nào. 
- Gv có thể gợi ý các câu hỏi:
+ Nêu nội dung bài: Nhà ảo thuật.
+ Kể đoạn 1 và 2 theo lời của Xô-phi hoặc Mác.
+ Đặt một câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào?
+ Kể lại câu chuyện đối đáp với vua.
+ Tính: 1023 x 3 ; 1712 x 4
+ Tính: 5609 : 7 ; 3623 : 6
+ Trên đường đi học em gặp một đám tang đang đi an táng, em sẽ làm gì?
+ Nêu cấu tạo ngoài của lá cây?
+ Nêu chức năng của lá đối với đời sống con người?
 ó Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
	- GV cho các nhóm bắt thăm chọn và trả lời câu hỏi.
	- Nhóm nào không trả lời được câu hỏi nhóm khác sẽ giành quyền ưu tiên.
	- Nhóm có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc.
	3. Củng cố- Dặn dò.
Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương.
Chuẩn bị: Ôn tập.
TUẦN 26 (BUỔI CHIỀU)
Thứ ba, ngày 5 tháng 3 năm 2013 
Toán
Tiết 76: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về cách sử sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Áp dụng giải được bài toán liên quan đến tiền tệ.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- Bảng phụ, VBT toán 3 tập 2
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Cho Hs nêu các loại tiền tệ đã học.
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 45, 46.
Bài 1: Đánh dấu x vào ô trống dưới chiếc ví có ít tiền tệ nhất.
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu mệnh giá số tiền trog từng ví: 
Các mệnh giá lần lượt là:	 8500 đồng	4700 đồng
	6400 đồng	6000 đồng
- HS đánh dấu vào vở và nêu kết quả
- Nhận xét, kết luận: chiếc ví có ít tiền nhất là 4700 đồng.
Bài 2: Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải:
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát mệnh giá số tiền bên phải, sau đó lựa chọn tô màu các số tiền cho phù hợp
- HS tự làm vào vở - HS nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận:
	6100 đồng gồm: 1000 đồng; 5000 đồng; 100 đồng
	4500 đồng gồm: 2000 đồng; 2000 đồng; 500 đồng
	 Hoặc: 2000 đồng; 1000 đồng; 1000 đồng; 500 đồng
	3200 đồng gồm: 1000 đồng; 2000 đồng; 200 đồng
	 Hoặc: 2000 đồng; 500 đồng; 500 đồng; 200 đồng
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu; sau đó quan sát tranh
- HS tự làm vào vở
- HS sửa bài, nhận xét sửa sai
*Kết quả:
a/ Lan có 3000 đồng, Lan có vừa đủ tiền để mua được một cục tẩy.
b/ Cúc có 2000 đồng, Cúc có vừa đủ tiền để mua được một quyển vở.
c/ An có 8000 đồng, An có vừa đủ tiền để mua được một cục tẩy và một quả bóng.
Bài 4: Mẹ mua rau hết 5500 đồng. Mẹ đưa cô bán hàng một tờ giấy bạc loại 5000 đồng và một tờ loại 2000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền?
- Gv cho Hs làm vào vở .
- Chấm và chữa bài.
Giải
Số tiền mẹ đưa cô bán hàng là:
5000 + 2000 = 7000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại mẹ là:
7000 - 5500 = 1500 (đồng)
Đáp số: 1500 đồng
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại các dạng toán đã học
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2013 
Toán
Tiết 77: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
- Biết cách đọc các số liệu của một bảng.
- Biết cách phân tích các số liệu của một bảng.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán lớp 3 tập 2
III.Hoạt động dạy học: 
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 48
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu
Khối
Một
Hai
Ba
Bốn
Năm
Số học sinh
140
200
190
240
160
- HS Đọc bảng thống kê sau đó điền vào vở
- Nhận xét, sửa sai 
*Kết quả:
a/ Khối Một có 140 học sinh; khối Năm có 160 học sinh
b/ Khối 2 có ít hơn khối Bốn là 40 học sinh
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu
 Ngày
Gạo
Thứ nhất
Thứ Hai
Thứ ba
Tẻ
3800 kg
2500 kg
4800 kg
Nếp
1200 kg
1800 kg
1500 kg
- HS dựa vào bảng thống kê đã cho điền vào vở
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận:
	a/ Ngày thứ nhất bán được 3800 kg gạo tẻ và 1200 kg gạo nếp.
	b/ Ngày thứ hai bán được tất cả 4300 kg gạo tẻ và gạo nếp.
	c/ Ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai 2300 kg gạo tẻ và ít hơn ngày thứ hai 300 kg gạo nếp.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu
Tháng 9 : 185 điểm	Tháng 10: 203 điểm
Tháng 11 : 190 điểm	Tháng 12: 170 điểm
- HS tự làm vào vở, nhìn vào yêu cầu và điền vào bảng thống kê
- HS sửa bài, nhận xét sửa sai
*Kết quả: 
Tháng
9
10
11
12
Số điểm 10
185
203
190
170
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại các dạng toán đã học
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ hai, ngày 11 tháng 3 năm 2013 
Toán
Tiết 78: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố các dạng toán đã học
- HS giải được các bài toán đã cho
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- Đề toán 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài.
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Số lớn nhất có bốn chữ số là: 
A. 1000
B. 9000
C. 9990
D. 9999
b) Trong các số: 8756 ; 8765 ; 8675 ; 8576 số lớn nhất là :
A. 8756
B. 8675
C. 8765
D. 8576
c) 3m5cm = ? cm
A. 35
B. 350
C. 305
D. 3500
d) Ngày 20 tháng 11 năm 2011 là thứ bảy. Hỏi ngày mồng 1 tháng 12 năm 2011 là thứ mấy :
A. Thứ ba
B. Thứ tư
C. Thứ sáu
D. Thứ bảy
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a. 1453 + 3819
b. 4162 - 1748
c. 1032 4
d. 4525 : 5
Bài 3: Đúng ghi Đ sai ghi S:
2m3dm = 32dm 
5m4cm = 504cm
5m4cm = 54cm
9m8cm = 980cm
Bài 4: Tìm x
a) x 5 = 2435
b) x : 3 = 1075
Bài 5. Ba xe như nhau chở được tất cả là 6540 kg gạo.Hỏi 4 xe như thế chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
Bài 6: Cho hình vẽ bên. 
a. Có  góc vuông:
b. Có  góc không vuông:
- Gv cho Hs làm vào vở .
- Nhận xét và chữa bài.
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại các dạng toán chuẩn bị kiểm tra
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 26 mot cot.doc