Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 27 - Lê Thị Huê

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 27 - Lê Thị Huê

A) Mục tiêu

Giúp học sinh :

- Nhận biết được các số có 5 chữ số .

- Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số có các hàng chục nghìn , nghìn , trăm, chục , đơn vị .

- Biết đọc , viết các số có 5 chữ số .

B) Đồ dùng dạy học

- Bảng các hàng của số có 5 chữ số

- Bảng số trong bài tập 2

- Thẻ ghi số để gắn lên bảng

 

doc 23 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2610Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 27 - Lê Thị Huê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 131 Các số có năm chữ số
A) Mục tiêu 
Giúp học sinh :
- Nhận biết được các số có 5 chữ số .
- Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số có các hàng chục nghìn , nghìn , trăm, chục , đơn vị .
- Biết đọc , viết các số có 5 chữ số .
B) Đồ dùng dạy học 
- Bảng các hàng của số có 5 chữ số 
- Bảng số trong bài tập 2
- Thẻ ghi số để gắn lên bảng 
C) Các họat động dạy học 
1) Kiểm tra bài cũ 
- Viết số 2316 gọi học sinh đọc 
- Số 2316 có mấy chữ số ?
- Số 2316 có mấy nghìn, mấy trăm , mấy chục, mấy đơn vị ?
+ Viết số 10 000 gọi học sinh đọc 
- Số 10 000 gồm mấy chục nghìn , mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
+ Còn gọi là một chục nghìn 
- Số 10 000 là số có năm chữ số nhỏ nhất .
2) Bài mới 
a) Giới thiệu : Số có 5 chữ số – ghi bảng 
+ Giới thiệu số : 42316 
- Coi mỗi thẻ ghi số 10 000 là một chục nghìn , vậy có mấy chục nghìn ?
- Có bao nhiêu nghìn ?
- Có bao nhiêu trăm ?
- Có bao nhiêu chục ?
- Có mấy đơn vị ?
- Gọi học sinh lên bảng viết số chục nghìn , số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vài bảng
+ Giới thiệu cách viết số 42316 
- Dựa vào cách viết số có bốn chữ số bạn nào có thể viết được số có 4 chục nghìn, 2 nghìn , 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ?
+ Nhận xét 
- Số 42316 là số có mấy chữ số ?
- Khi viết số này , chúng ta viết từ đâu ?
+ Nhận xét 
Khi viết só có 5 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp .
+ Giới thiệu cách đọc số 42316
- Em nào đọc được số 42316 ?
+ Nhận xét 
Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu 
- Số 42316 và số 2316 có gì giống nhau ?
+ Nhận xét 
+ Viết bảng : 2357 và 43257 ; 6754 và 86754
- Yêu cầu học sinh đọc 
3) Luyện tập 
+Bài tập 1
- Yêu cầu học sinh quan sát bảng số thứ nhất , đọc và viết được biểu diễn trong bảng số .
- Yêu cầu học sinh làm bài 1b.
- Thu phiếu chấm điểm , nhận xét .
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn .
+ nhận xét 
* Lời giải đúng 
- 24312 : Hai mươi tư nghìn ba trăm mười hai .
+ Bài tập 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập .
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Hãy đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 2 đơn vị .
- Yêu cầu học sinh làm bài tập .
- Thu phiếu chấm điểm , nhận xét .
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn .
+ Nhận xét .
+ Bài tập 3
- Viết các số 23 116 ; 12 427 ; 3116 ; 82 427 .
 và chỉ số bất kì yêu cầu học sinh đọc số .
- Hỏi lại số đó gồm mấy chục nghìn , mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
+ Nhận xét
+ Bài tập 4 
- Hướng dẫn học sinh về nhà làm .
3) Củng cố dặn dò 
- Hôm nay các em học tóa bài gì ?
- Qua bài học bạn nào cho cô biết khi viết ,đọc số có 5 chữ số ta đọc như thế nào ?
- Về xem lại bài , làm bài 4 / 141.
- Chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học.
- Hai nghì ba trăm mười sáu 
-Số có bón chữ số 
- Số 2316 gồm 2 nghìn , 3 trăm , 1 chục , 6 đơn vị .
- Mười nghìn 
- Số 10 000 gồm 1 chục nghìn, 0 nghìn , 0 trăm, 0 chục , 0 đơn vị 
- Nghe 
- Nhắc lại 
4 chục nghìn 
2 nghìn 
3 trăm
1 chục
6 đơn vị
- 1 học sinh lên bảng viết 
- Học sinh lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con 
- Số 42316 là số có 5 chữ số .
- Học sinh nêu 
- Nghe
- Học sinh đọc 
- 5 học sinh đọc – đồng thanh .
- Học sinh nêu 
- Nhiều học sinh đọc từng cặp số 
- Lắng nghe .
- 1 học sinh lên bảng viết , cả lớp làm bài vào phiếu .
- 7 học sinh nộp bài 
- Theo dõi và nhận xét .
- 1 học sinh đọc 
- Yêu cầu đọc và viết số .
- Học sinh viết và đọc 68 352 Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi tám 
- 1 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào phiếu .
- 5 học sinh nộp bài 
- Theo dõi và nhận xét .
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi của cô . Học sinh khác nhận xét , bổ sung .
- Học sinh trả lời 
Tiết 132 Luyện tập
A) Mục tiêu 
Giúp học sinh :
Củng cố về đọc , viết các số có 5 chữ số .
Thứ tự số trong một nhóm các số có 5 chữ số .
Làm quen với các số tròn nghìn .
B) Đồ dùng dạy học 
- Phiếu ghi sẵn BT 1, BT 2
- Bảng phụ viết BT 3 , BT 4.
C) Các họat động dạy học 
1) Kiểm tra bài cũ :
Gọi học sinh lên bảng làm bài 4.
- Kiểm tra vở của học sinh .
+ Nhận xét , ghi điểm .
- Nhận xét phần KTBC .
2) Bài mới 
a) Giới thiệu bài : Luyện tập – ghi bảng 
b) Hướng dẫn làm bài tập 
+ Bài tập 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu .
+ Nhận xét .
+ Bài tập 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở .
- Thu bài chấm điểm , nhận xét 
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn .
+ Nhận xét .
- Hỏi học sinh vì sao lại điền số đó ?
+ Nhận xét , ghi điểm .
+ Bài tập 4
- Gọi học sinh đọc đề bài 
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Gọi học sinh đọc các số trong dãy số .
+ Nhận xét .
- Trong các dãy số này có gì giống nhau ?
* GV : Các số này được gọi là các số tròn nghìn .
- Hãy nêu lại các số tròn nghìn vừa học ?
3) Củng cố dặn dò 
- Hôm nay các em học toán bài gì ?
- Gọi học sinh đọc các số tròn nghìn .
- Về làm bài tập 2 / 142.
- Nhận xét tiết học .
- 1 học sinh lên bảng viết .
-60 000 _70 000 _ 80 000 _ 
90 000.
- 23 000 _ 24 000 _ 25 000 
26 000 _ 27 000.
- 23 000 _ 23 100 _ 23 200
23 300 _ 23 400.
- Bài yêu cầu viết , đọc số .
- 1 học sinh lên bảng , cả lớp làm bài vào phiếu .
- Điền số thích hợp vào chỗ trống .
- 1 học sinh lên bảng làm cả lớp làm bài vào vở .
- 7 học sinh nộp bài .
- Theo dõi và nhận xét 
- Lắng nghe 
- Học sinh nêu 
- 1 học sinh đọc 
- 2 học sinh lên bảng , cả lớp làm bài vào phiếu .
- Học sinh đọc , học sinh khác nhận xét .
- Các chữ số này đề có hàng trăm , hàng chục , hàng đơn vị là 0.
- Lắng nghe .
- 3 Học sinh nêu 
Tiết 133 Các số có 5 chữ số ( tt )
A) Mục tiêu 
Giúp học sinh :
- Nhận biết được các số có 5 chữ số ( Trường hợp các chữ số ở hàng nghìn , hàng trăm, hàng chục , hàng đơn vị là 0 )
- Biết đọc , viết các số có 5 chữ số dạng nêu trên biết được chữ số 0 để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có 5 chữ số .
- Biết thứ tự các số trong một nhóm các số có 5 chữ số 
- Luyện ghép hình .
B) Đồ dùng dạy học 
- Bảng số như sgk , 8 hình tam giác .
C) Cá hoạt đọng dạy học 
1) Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết 132
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh .
+ Nhận xét .
+ Nhận xét phần KTBC.
2) Bài mới 
a) Giới thiệu bài : Các số có 5 chữ số ( tt )- ghi bảng .
b) Đọc và viết các số có 5 chữ số ( Trường hợp các chữ số hàng trăm , hàng chục, hàng đơn vị là 0 ).
- Yêu cầu học sinh đọc phần bài học trong sgk .
- Chỉ vào số 30 000 và hỏi 
- Số này gồm có mấy chục nghìn , mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục , mấy đơn vị ?
- Vật ta viết số này như thế nào ?
+ Nhận xét .
- Số có 3 chục nghìn nên viết chữ số 3 ở hàng chục nghìn , có 0 nghìn nên viết số 0 ở hàng nghìn , có 0 trăm nên viết số 0 ở hàng trăm, coa 0 chục nên viết số 0 ở hàng chục , có 0 đơn vị nên viết số 0 ở hàng đơn vị . Vậy số này viết là 30 000.
- Số này đọc thế nào ?
- Hướng dẫn học sinh đọc , viết các số còn lại và hòan thành bảng như sau .
- 2 học sinh lên bảng làm , học sinh khác nhận xét .
- Nhắc lại 
- 2 học sinh đọc 
- Gồm 3 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị .
- 1 học sinh lên bảng viết , cả lớp viết vài vở nháp .
- Lắng nghe .
- Đọc : Ba mươi nghìn .
- học sinh đọc .
Hàng
Viết số
Đọc số
Chục ngìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
3
0
0
0
0
30 000
Ba mươi nghìn
3
2
0
0
0
32 000
Ba mươi hai nghìn
3
2
5
0
0
32 500
Ba mươi hai nghìn năm trăm
3
2
5
6
0
32 560
Ba mươi hai nghìn năm trăm sáu mươi
3
2
5
0
5
32 505
Ba mươi hai nghìn năm trăm linh năm
3
2
0
5
0
32 050
Ba mươi hai nghìn 0 trăm năm mươi
3
0
0
5
0
30 050
Ba mươi nghìn không trăm năm mươi
3
0
0
0
5
30 005
Ba mươi nghìn không trăm linh năm
3 Luyện tập 
+ Bài tập 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh làm bài .
+ Nhận xét , ghi điểm .
+ Bài tập 2
- Xác định yêu cầu bài toán 
- Yêu cầu học sinh chú ý vào dãy số a.
- Số đứng liền trước số 18 302 là số nào ?
- Số 18 302 bàng số đứng liền trước nó thêm mấy đơn vị ?
* Đây là dãy số tự nhiên có 5 chữ số bắt đầu từ số 18 301 , tính từ số thứ hai rở đi , mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước nó thêm 1 đơn vị .
- Sau số 18 302 là số nào ?
+ Yêu cầu học sinh làm bài vào vở .
+ Chấm điểm , nhận xét 
+ Bài tập 3 
- Hướng dẫn học sinh về nhà làm .
+ Bài tập 4
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu học sinh tự xếp hình .
- Theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
+ Nhận xét 
4) Củng cố dặn dò 
- Hôm nay các em học toán bài gì ?
- Về luyện đọc và viết các số có 5 chữ số .
- Chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học .
- Đọc và viết số .
- 1 học sinh lên bảng , cả lớp làm bài vào phiếu .
- Theo dõi 
- Số đứng liền trước số 18 302 là sso 18 301.
- Số 18 302 bằng số đứng liền trước nó thêm 1 đơn vị .
- Lắng nghe .
- Là số 18 303
- 1 học sinh lên bảng , cả lớp làm bài vào vở .
- 1 học sinh đọc 
- Tự xếp hình 
Tiết 134 Luyện tập
A) Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củn ... sinh trả lời 
- Bài thơ viết theo thể lục bát 
- Đầu dòng phải viết hoa , dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô .
- Học sinh tìm 
- 2 học sinh viết trên bảng lớp , cả lớp viết vài bảng con 
- Nghe viết 
- Dùng bút chì sửa lỗi 
- 7 học sinh nộp bài 
- Lắng nghe 
Tiết 5
A) Mục tiêu 
- Kiểm tra học thuộc lòng lấy điểm. ( các bài từ tuần 19 -26 ).
- Ôn luyện về viết báo cáo ( Viết lại báo cáo đã làm việc ở tiết 3)
- Yêu cầu :Đủ thông tin, ngắn gọn , rõ ràng , đúng mẫu .
B) Đồ dùng dạy học 
- Phiếu ghi sẵn các bài yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 – 26.
- Phiếu làm báo cáo phô tô sẵn của bài tập 2.
C) Các họat động dạy học 
1) Giới thiệu bài : Ôn tập và kiểm tra Học thuộc lòng – ghi bảng .
2) Kiểm tra học thuộc lòng 
- Gọi học sinh lên bốc thăm bài .
- Cho học sinh về chuẩn bị 2 phút .
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi theo nội dung bài .
- Gọi học sinh nhận xét .
- Gv nhận xét , ghi điểm .
3) Ôn luyện về viết báo cáo 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Đưa mẫu báo cáo hướng dẫn học sinh làm 
vào vở .
* Nhắc nhở : Báo cáo phải viết đẹp , đúng mẫu , đủ thông tin , rõ ràng .
- Cho học sinh là bài .
- Theo dõi hướng dẫn học sinh làm, giúp đỡ những em yêu .
- Gọi học sinh đọc báo cáo .
- Gọi học sinh khác nhận xét 
+ Nhận xét , ghi điểm những em làm tốt .
4) Củng có dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Về học thuộc các bài Học thuộc lòg và chuẩn bị bài sau .
- Nhắc lại 
- Học sinh lên bốc thăm bài và về chỗ chuẩn bị .
- Đọc bài và trả lời câu hỏi .
- Theo dõi và nhận xét 
- 1 học sinh đọc 
- Theo dõi và làm bài vào vở .
- 10 Đọc báo cáo của mình 
- Nhận xét bài của bạn .
Tiết 6
A) Mục tiêu 
- Kiểm tra Học thuộc lòng ( các bài từ tuần 19 – 26 )
- Luyện viết đúng các âm đầu dễ lẫn , dễ viết sai r/ gi / d ; tr / ch ; l /n ; uôt / uôc ; iêt / iêc ; ai / ay .
B) Đồ dùng dạy học 
- Phiếu gi tên các bài Học thuộc lòng .
- 4 phiếu gi sẵn nội dung bài tập 2.
C) Các họat đôïng dạy học 
1) Giới thiệu bài : Ghi bảng 
2) Kiểm tra Học thuộc lòng 
- Gọi học sinh lên bốc thăm bài .
- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của bài .
- Gọi học sinh nhận xét .
+ Nhận xét ghi điểm .
3) Luyện bài tập chính tả 
+ Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Phát cho mỗi nhóm một phiếu . Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu theo nhóm .
- Gọi các nhóm lên dán phiếu và đọc bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
 Ttôi đi qua đình . Trời rét đậm, rét buốt . Nhìn thấy cây nghêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình , tôi tính thầm : “ A, còn ba hôm nữa lại Tết , Têt hạ cây nêu !” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng . Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là gì . Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay : mười một hôm nữa .
4) Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Viết lại đoạn văn bài tập 2.
- Chuẩn bị bài sau .
- Nhắc lại 
- Học sinh lên bốc thăm 
- Đọc bài 
- Theo dõi và nhận xét 
- 1hs đọc 
- Nhận phiếu và làm việc theo nhóm .
- Dán phiếu và đọc bài 
- Làm bài vào vở .
- Lắng nghe
Tiết 7
A) Mục tiêu 
- Kiểm tra học thuộc lòng ( như tiết 5 ).
- Củng cố mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ 
B) Đồ dùng dạy học 
- Phiêùu ghi tên các bài Học thuộc lòng 
- 4 tờ phiếu phô tô ô chữ và bút dạ
C) Các họat động dạy học 
1) Giới thiệu bài : ghi bảng 
2) Kiểm tra Học thuộc lòng 
- Tiến hành như các tiết trước .
3) Củng có và mở rôïng vốn từ
- Chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu phô tô bài tập 2 .
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm từ điền vào ô chữ .
- Hướng dẫn học sinh dựa vào các câu hỏi gợi ý để tìm từ .
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm .
+ Nhận xét , tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh nhất .
* Chốt lại lời giải đúng 
 phá cỗ
 nhạc sĩ
 pháo hoa
 mặt trăng
 tham quan
 chơi đàn
 tiến sĩ
 bé nhỏ 
Từ mới xuất hiện : phát minh 
4) Củng cố dặn dò :
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra. 
- Nhận xét tiết học .
- Ghi bảng 
- Hsthực hiện 
- Nhóm nhận phiếu .
-N hóm tiến hành thảo luận và điền từ 
- Trình bày kết quả .
- Theo dõi 
Tiết 8
+ Kiểm tra đọc hiểu và Luyện từ và câu .
- Theo kế hoạch nhà trươnøg .
Tiết 9
+ Kiểm tra viết Chính tả và Tập làm văn .
- Theo kế hoạch nhà trường .
Tiết 27: 	
KIỂM TRA GIỮA KÌ II
CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN
	( Thời gian làm bài: 40 phút)
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Chính tả: HS viết đúng chính tả một đoạn văn xuơi hoặc thơ cĩ độ dài khoảng 55 chữ viết trong thời gian khoảng 12 phút.
2.Tập làm văn: HS viết được 1 đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) cĩ nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học trong thời gian khoảng 28 phút.
II/ Chuẩn bị:
GV photo đề kiểm tra.
III/ Các hoạt động của GV và HS:
1.Giới thiệu tiết kiểm tra chính tả – tập làm văn.
2.GV nhắc nhở HS cách trình bày bài kiểm tra.
a/ Chính tả: GV đọc cho HS viết trong thời gian 12 phút.
b/ Tập làm văn: GV phát đề cho HS làm bài trong thời gian 28 phút.
HS làm đúng thời gian quy định. GV thu bài.
Tập viết
Ơân chữ hoa T ( tiếp theo )
A) Mục tiêu:
 Củng cố cách viết chữ hoa T ( Th ) thơng qua bài tập ứng dụng.
1) Viết tên riêng Thăng Long bằng mẫu chữ nhỏ.
2) Viết câu ứng dụng Thể dục thường xuyên băng nghìn viên thuốc bổ bằng chữ cỡ nhỏ.
B) Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ hoa T ( Th )
- Các chữ Thăng Long và câu ứng dụng viết trên dịng kẻ.
C) Các họat động dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra bài học sinh viết ở nhà.
- Gọi học sinh nhắc lại câu ứng dụng của bài trước.
- Nhận xét phần KTBC.
2) Bài mới :
a) Giới thiệu bài : Ơân chữ viết hoa T ( Th ) – ghi bảng.
b) Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
+ Luyện viết chữ hoa.
- Tìm các chữ hoa cĩ trong bài ?
- Viết mẫu chữ Th , L nhắc lại cách viết .
+ Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng ).
- Treo bảng ghi từ ứng dụng.
Thăng Long là tên cũ của thủ đơ Hà Nội do vua Lí Thái Tổ ( Lí Cơng Uẩn ) đặt. Theo sử sách thì khi dời kinh đơtừ Hoa Lư ra thành Đại La , Lí Thái Tổ mơ thấy rồng vàng bay lên , vì vậy vua đổi tên Đại La thành Thăng Long. ( rồng bay lên ).
+ Luyện viết câu ứng dụng.
- Treo bảng câu ứng dụng.
* Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ: Năng tập thể dục làm cho con người khỏe mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ.
- Cho học sinh viết bảng con: Thể dục.
+ Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- Theo dõi học sinh viết.
 - Thu bài chấm điểm , nhận xét.
Củng cố dặn dị
- Về luyện viết lại các chữ hoa cho đẹp. Viết bài tập ở nhà.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh nhắc lại 
- Nhắc lại 
- T (Th ), L.
- Học sinh viết trên bảng con. Th, L
- 2 học sinh đọc.
- Nghe, viết Thăng Long.
- 1 học sinh đọc.
- Nghe.
- Viết bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
TUẦN 28
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG(tiết 3)
I – MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 
 - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học ở tiết 1 để làm hoàn chỉnh một lọ hoa gắn tưòng vàbiết trang trí lọ hoa.
 - Biết gấp, dán lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
 - Học sinh yêu thích gấp, dán hình.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Như tiếùt 1.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH
 Kiểm tra: Kiểâm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 Giới thiệu: Hôm nay các em tiếp tục thực hành làm hoàn chỉnh lọ hoa gắn tường theo cách cô đã hướng dẫn ở tiết 1.
 Hoạt động 4: Học sinh thực hành dán và trang trí lọ hoa gắn tường.
 1. Giáo viên : Trước khi danù lọ hoa em nào có thể nhắc lại quy trình dán lọ hoa gồm mấy bước? 
 2. Giáo viên treo tranh quy trình và hệ thống laiï các bước dán lọ hoa.
 - Giáo viên hỏi: Dể dán lọ hoa cho cân đối ta cần lưu ý điều gì?
 - Để cành hoa cắm trang trí không bị tụt xuống khi danù ta cần lưu ý điều gì?
 -Giáo viên lưu ý học sinh : Để có chỗ trang trí lọ hoa cần bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho còn có chỗ trống phía trên miệng lọ hoa để dán các bông hoa trang trí.
 - Không nên để miệng lọ hoa rọâng quá hoặc hẹp quá sẽ không cân đối.
 3. Giáo viên cho học sinh thực hành dán lọ hoa vào tấm bìa. Trong khi học sinh làm giáo viên quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
 4. Sau khi học sinh dán xong giáo viên gợi ý cho các em trang trí lọ hoa bằng cách cắt các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đã học để dán hoặc cắm vào lọ hoa.
 5. Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm. Nhắc các em ghi tên vào sản phẩm của mình trước khi trưng bày.
 6. Giáo viên cho các nhóm đánh giá nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.
 7. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh. Khen ngợi những học sinh có sản phẩm đẹp.
 - 2 học sinh nhắc: Quy trình dán lọ hoa gồm 3 bước:
 Bước 1: Kẻ đường dấu giữa theo chiều dọc tấm bìa và đường dấu chân đế lọ hoa.
 Bước 2: Đánh dấu đường kẻ để dán lọ hoa vào tấm bìa.
 Bước 3: Bôi hồ và dán lọ hoa vào tấm bìa.
 - Ta cần lưu ý kẻ hai đường dấu để dán cho cân và khi dán cần dán vào đúng hai đường kẻ đó.
 - Để cành hoa cắm trang trí không bị tụt khi dán ta cần dán chụm đế lọ hoa.
 - Học sinh thực hành dán lọ hoa.
 - Học sinh trang trí lọ hoa.
 - Học sinh ghi tên vào sản phẩm và trưng bày theo nhóm.
 - Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhau.
IV – NHẬN XÉT – DẶN DÒ
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh giờ sau mang giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán để học bài “Làm đồng hồ để bàn”

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 27.doc