Giáo án lớp 3 Tuần 27 tổng hợp cả năm

Giáo án lớp 3 Tuần 27 tổng hợp cả năm

Yêu cầu:Giúp HS hiểu:

 Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

 Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được đồng ý.

II / Chuẩn bị:

 GV :Vở BT ĐĐ 3.

 Bảng từ. Phiều bài tập.

 HS : VBT

III / Các hoạt động dạy –học :

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 27 tổng hợp cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐẠO ĐỨC
 TÔN TRỌNG THƯ TỪ
TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiếp theo)
I Yêu cầu:Giúp HS hiểu:
Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được đồng ý.
II / Chuẩn bị:
GV :Vở BT ĐĐ 3.
Bảng từ. Phiều bài tập.
HS : VBT
III / Các hoạt động dạy –học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC: (3-5)’
-Tại sao ta phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
-Nhận xét chung.
2 / Bài mới:
a.GTB: Nêu mục tiêu yêu cầu .- Ghi tựa.
-2 HS nêu, lớp lắng nghe và nhận xét.
- Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
-Lắng nghe giới thiệu.
b.Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.(7-10)’
Mục tiêu:HS có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ tài sản của người khác
Cách tiến hành: 
-Yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập: Viết chữ Đ vào ¨ trước hành vi em cho là đúng, chữ S trước hành vi em cho là sai. Giải thích vì sao em cho rằng hành động đó sai.
a. ¨ Thấy bố đi công tác về ,Thắng liền lục túi để xem bố có mua quàgì cho mình 
b. ¨ Mỗi lần đi xem nhờ ti vi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
c. ¨ Bố đi công tác xa ,Hải thường viết thư cho bố .Một lần ,mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì.
d. ¨ Sang nhà bạn thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt ,Phú bảo với bạn :”Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không ?”
-Đưa bảng phụ đã ghi BT trên, yêu cầu HS nêu kết quả.(TB-Y)
-Theo dõi, nhận xét, kết luận bài làm của HS: Câu b d: Đ. – Câu a c: S.
-Vì ở câu a,d các bạn biết tôn trọng tài sản của người khác. Câu b, c các bạn chưa biết tôn trọng, giữ gìn tài sản của người khác.
-Hỏi: Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?(K-G)
Hoạt động 2: Đóng vai(10-12)’
Mục tiêu: HS có kĩ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ tài sản của người khác 
Cách tiến hành: 
-Yêu cầu HS xử lí 2 tình huống sau:
1. Giờ ra chơi, Nam chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, một số bạn chạy đến lấy làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?(K-G)
2. Mai và Hoa đang học nhóm thì Hoa phải về nhà đưa chìa khoá. Mai thấy trong cặp Hoa có một cuốn sách tham khảo rất hay. Mai rất muốn đem về nhàgiải bài toán đang làm dở. Nếu em là Mai, em sẽ làm gì?(TB-K)
-Nhận xét, kết luận: Cần phải hỏi người khác và được đồng ý mới sử dụng đồ đạc của người đó.
3/ Củng cố – dặn dò: (3-5)’
HS đọc bài học 
-Qua bài học em rút ra được điều gì cho bản thân?
-GDTT cho HS và HD HS thực hiện như những gì các em đã học được.
Chuẩn bị bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước”.
-Xin phép khi sử dựng, không xem trộm, giữ gìn, bảo quản đồ đạc của người khác.
-Các nhóm TL cách xử lí cho mỗi TH.
-VD: Em nói các bạn không được làm thế. Em nhặt mũ và gọi Nam lại trả mũ cho bạn.
-Em sẽ đợi Hoa quay lại rồi hỏi mượn. Nếu chưa làm được bài đó em sẽ làm bài khác trong khi chờ Hoa quay lại.
*Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác dù đó là những người trong gia đình mình. Tôn trọng tài sản của người khác cũng là tôn trọng chính mình.
 Rút kinh nghiệm 
 Tiết 131 TOÁN 
 CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Nhận biết được số có 5 chữ số.
Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số có các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
Biết đọc, viết các số có 5 chữ số.
II/ Chuẩn bị:
 GV : Bảng các hàng của số có 5 chữ số. Bảng số trong bài tập 2. Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC: (3-5)’
Ôn tập số có 4 chữ số
-GV viết số 2316 lên bảng yêu cầu HS đọc số.
-GV hỏi: số 2316 có mấy chữ số?
-Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
-GV viết lên bảng số 10 000 và yêu cầu HS đọc.
-Số 10 000 có mấy chữ số.
-Số 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
-Số này còn gọi là một chục nghìn, đây là số có 5 chữ số nhỏ nhất. 
2.. Bài mới(2-3)’
a.Giới thiệu số 42316:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về số có 5 chữ số.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách đọc số, viết số(8-10)’
Mục tiêu : HS Nhận biết được số có 5 chữ số.
 Cách tiến hành: 
-GV treo bảng có gắn các số như phần học của SGK.
-GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 10 000 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn?
-Có bao nhiêu nghìn?(G)
-Có bao nhiêu trăm?(K)
-Có bao nhiêu chục?(TB)
-Có bao nhiêu đơn vị?(Y)
-GV gọi HS lên bảng viết số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.(Y)
- Giới thiệu cách viết số 42316:
-GV: Dựa vào cách viết các số có 4 chữ số, bạn nào cũng có thể viết số có 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị?
-GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 42316 có mấy chữ số?(K)
-Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu?(G)
-GV khẳng định: Đó chính là cách viết số có 5 chữ số. Khi viết các số có 5 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp.
-Giới thiệu cách đọc số 42316:
-GV: Bạn nào có thể đọc được số 42316?
-Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. Nếu HS đọc chưa chúng GV giới thiệu cách đọc: bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
-GV hỏi: Cách đọc số 42316 và 2316 có gì giống và khác nhau?(G)
-GV viết lên bảng các số 2357 và 32357; 8759 và 38759; 3876 và 63876 yêu cầu HS đọc các số trên.(TB-Y)
Hoạt động 2: Luyện tập (15-18)’
Mục tiêu : Biết đọc, viết các số có 5 chữ số.
Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số có các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị
 Cách tiến hành: 
Bài 1
 Mục tiêu : Biết đọc, viết các số có 5 chữ số.
Cách tiến hành: 
-Yêu cầu HS quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn trong bảng số.(Y)
-GV yêu cầu HS tự làm phần b.
-GV hỏi: Số 24312 có bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?(Y)
-Kiểm tra vở của một số HS.
Bài 2: 
Mục tiêu : Biết đọc, viết các số có 5 chữ số.
Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số có các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị
Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?(TB)
-Hãy đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 2 đơn vị?(Y)
-Yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: :
Mục tiêu : Biết đọc, viết các số có 5 chữ số. Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số 
Cách tiến hành: 
-GV viết các số 2316; 12427; 3116; 82427 và chỉ số bất kì cho HS đọc, sau mỗi lần HS đọc, GV hỏi lại: Số gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?(Y)
Bài 4: 
Mục tiêu : HS điền số còn thiếu vào ô trống trong từng dãy số.
Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu HS điền số còn thiếu vào ô trống trong từng dãy số.(Y)
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đổi vở để kiểm tra bài nhau.
-GV có thể yêu cầu HS nêu quy luật của từng dãy số.
-GV cho HS đọc các dãy số của bài.
3/.Củng cố – Dặn dò: (3-5)’
-GV: Qua bài học, bạn nào cho biết khi viết, đọc số có 5 chữ số chúng ta viết, đọc từ đâu đến đâu?
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
 Chuẩn bị bài: Luyện tập 
-HS đọc: Hai nghìn ba trăm mười sáu.
-Số có 4 chữ số.
-Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
-HS đọc: mười nghìn.
-Số 10 000 có 5 chữ số.
-Số 10 000 gồm một chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm 0 chục và 0 đơn vị.
-HS quan sát bảng số.
-Có 4 chục nghìn.
-Có 2 nghìn.
-Có 3 trăm.
-Có 1 chục.
-Có 6 đơn vị.
-HS lên bảng viết số theo yêu cầu.
-2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. (hoặc bảng con): 42316.
-Số 42316 có 5 chữ số.
- Ta bắt đầu viết từ trái sang phải; Ta viết từ thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: Hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
-1 đến 2 HS dọc, cả lớp theo dõi.
-HS đọc lại số 42316.
-Giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết, khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 42316 có bốn mươi hai nghìn, còn số 2316 chỉ có hai nghìn.
-HS đọc từng cặp số.
-2 HS lên bảng, 1 HS đọc số, 1 HS viết số: ba mươi nghìn hai trăm mười bốn- 33214
-HS làm bài vào VBT, sau đó có 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Số 24312 – Hai mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
-Số 24312 có 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 2 đơn vị.
-Bài tập yêu cầu chúng ta đọc số và viết số.
-HS viết 68352 và đọc: Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai.
-1 HS lên bảng làm bài tập, HS cả lớp làm bài vào vở
-HS thực hiện đọc số và phân tích số theo yêu cầu.
-3 HS lên bảng làm 3 ý, HS dưới lớp làm vào vở
-Kiểm tra bài bạn.
-HS điền số còn thiếu vào ô trống trong từng dãy số.
không kể số đầu tiên thì:
+Dãy thứ ... Hãy nêu cách tìm số liền trước của một số? (TB-Y)
-Hãy nêu cách tìm số liền sau của một số? (TB-Y)
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
-Hỏi: Số liền sau số 99 999 là số nào? (TB-Y)
-GV: Số 100 000 là số nhỏ nhất có 6 chữ số, số đứng liền sau số có năm chữ số lớn nhất 99 999.
Bài 4: Mục tiêu : Áp dụng vào giải bài toán có lời văn 
 Tiến hành
-GV 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
 Có : 7000 chỗ
Đã ngồi : 5000 chỗ
Chưa ngồi: chỗ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3 Củng cố – Dặn dò:Trò chơi thi đua (3-5)’
GV cho HS thi đua nhau đọc chuyền điện từ 
10 000 đến100 000
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm BT, mỗi HS làm 1 phần trong bài.
-Là số 99 999.
-Nghe giới thiệu.
-HS thực hiện thao tác theo yêu cầu của GV.
-HS: Có tám chục nghìn.
-HS thực hiện thao tác.
-Là chín chục nghìn.
-HS thực hiện thao tác.
-Là mười chục nghìn.
-Nhìn bảng đọc số 100 000.
-Số 100 000 gồm 6 chữ số, chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng sau.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-HS đọc thầm.
-Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm mười nghìn (hay một chục nghìn) đơn vị.
-Số 30 000.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT: 10 000; 20 000; 30 000; 40 000; 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000.
-3 HS lên bảng làm BT, lớp làm VBT.
+Là các số tròn nghìn, bắt đầu từ số 10 000.
+Là các số tròn trăm, bắt đầu từ số 18 000.
+Là các số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ số 18235.
-Điền số thích hợp vào chỗ trống trên tia số. 
-Số 40 000.
-Tất cả có 7 vạch.
-Số 100 000.
-Hơn kém nhau 10 000.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-HS đọc: 
40 000; 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Tìm số liền trước, số liền sau của một số có 5 chữ số.
-Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi một đơn vị.
-Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm một đơn vị.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
12 533
12 534
12 535
43 904
43 905
43 906
62 369
62 370
62 371
39 998
39 999
40 000
99 998
99 999
100 000
-1 HS đọc đề bài SGK.
-1 HS lên bảng, lớp làm vào VBT.
Bài giải:
Số chỗ chưa có người ngồi là:
7000 – 5000 = 2000 (chỗ)
 Đáp số: 2000 chỗ.
HS thi đua nhau đọc chuyền điện từ 
10 000 đến100 000
-HS thi đua đọc theo dãy dãy nào đọc chuyền nhanh đúng thắng cuộc 
 Rút kinh nghiệm 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI :TIẾT :135
THÚ 
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoaì của cơ thể thú nuôi trong nhà.
Nêu được ích lợi và vai trò của thú nuôi, kể tên một vài loài.
Biết yêu quí, chăm sóc, bảo vệ thú nuôi trong nhà.
II. Chuẩn bị: 
Tranh ảnh như SGK trang 104, 105. Giấy, bút dạ, hồ dán.
GV và HS sưu tầm thêm tranh ảnh về nhiều loài thú khác nhau. Các tấm bìa có hai mặt xanh và đỏ.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: KT sự chuẩn bị bài của HS. (3-5)’
- Hãy nêu đặc điểm bên ngoài và ích lợi của các loài chim.
-Nhận xét tuyên dương.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Các em đã gặp rất nhiều loài thú. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loài thúù. Ghi tựa.
Hoạt động 1:Quan sát (7-9)
Mục tiêu : Các bộ phận bên ngoài của thú.
Tiến hành
-HS báo cáo trước lớp.
-Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. Đa số các loài chim đều có ích cho con người.
-Lắng nghe.
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có tử 4 đến 6 HS, yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK và thảo luận theo định hướng:
+Gọi tên các con vật trong hình.
+Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật.
+Nêu điểm giống và khác nhau giữa các con vật này.
+Nhớ lại về các vật nuôi trong nhà và cho biết khắp người chúng có gì? Chúng đẻ con hay đẻ trứng? Chúng nuôi con bằng gì?
+Thú có xương sống không?
-Làm việc cả lớp
+Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
+GV kết luận: Thú có đặc điểm chung là: cơ thể chúng có lông mao bao phủ, thú đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thú là loài vật có xương sống.
Hoạt động 2: thảo luận
Mục tiêu : Ích lợi của thú nuôi.
Tiến hành
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Thảo luận và trả lời câu hỏi: Người ta nuôi thú làm gì? Kể tên một vài thú nuôi làm ví dụ.
-Yêu cầu các nhóm lần lượt kể các ích lợi của thú và nêu ví dụ.
-GV nhận xét và kết luận: Nuôi thú có nhiều ích lợi: Lấy lông, da, sữa, thịt, lấy sức kéo, trông nhà, bắt chuột,
-Chúng ta có cần bảo vệ thú nuôi không?
-GV hỏi: Làm thế nào để bảo vệ thú nuôi?
-GV kết luận: Thú nuôi đem lại nhiều lợi ích. Chúng ta phải bảo vệ chúng bằng cách : cho ăn đầy đủ, giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tiêm thuốc phòng bệnh, 
*Hoạt động 3: Trò chơi Ai là hoạ sĩ:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận, chọn 1 con vật cà nhóm yêu thích và vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó.
-Sau 5 phút, yêu cầu các nhóm dán hình vẽ lên bảng – cử đại diện giới thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ.
-GV tổ chức cho HS nhận xét tuyện dương các nhóm làm tốt, kết luận nhóm nào vẽ đúng, vẽ đẹp, vẽ nhanh làm nhóm hoạ sĩ.
3/ Củng cố – dặn dò: (3-5)’
-Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ SGK
Nêu được ích lợi và vai trò của thú nuôi, kể tên một vài loài.
-YC HS về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh về thú rừng chuẩn bị cho bài sau.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
-Nhận xét tiết học. 
Xem bài:Thú tiếp theo 
-HS làm việc theo nhóm.
+Mỗi HS giới thiệu về một con vật cho các bạn trong nhóm nghe. VD: Đây là con trâu, con tâu có các bộ phận là đầu, mình, chân, đuôi. Trên đầu trâu có sừng,  (Hình 1).
+Một số điểm giống: Đẻ con, có 4 chân, có lông.
+Một số đặc điểm khác: Nơi sống khác nhau, thức ăn khác nhau; có con có sừng, có con không có sừng,
+Cơ thể thú có xương sống.
+Đại diện các nhóm trả lời, các HS khác nhận xét , bổ sung.
-1 – 2 HS nhắc lại kết luận.
-Các nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào giấy: CD: Người ta nuôi thú để:
+Lấy thịt (lợn, bò, ). Lấy sữa (bò, dê,). Lấy da và lông (lông cừu, da ngựa, ..). Lấy sức kéo (trâu, bò, ngựa, )
-Các nhóm lần lượt kể (mỗi nhóm nêu 1 ích lợi)
-HS lắng nghe.
-Chúng ta cần phải bảo vệ thú nuôi.
-HS tiếp nhau trả lời: cho thú ăn đầy đủ, làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú để không bị bệnh, lai tạo ra giống thú mới, 
-Các nhóm thảo luận chọn 1 con vật, vẽ hình, tô màu, chú thích các bộ phận cơ thể.
-Các nhóm dán kết quả lên bảng, mỗi nhóm cử một đại diện lên giới thiệu về con vật đưỡc vẽ.
-HS nhận xét lắng nghe.
HS đọc bài học SGK
-HS nêâu trước lớp.
-Lắng nghe và ghi nhận.
 Rút kinh nghiệm 
ÂM NHẠC
Tiết 79:HỌC HÁT :BÀI TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH 
 	NHẠC VÀ LỜI LÊ HOÀNG MINH
I/ Mục tiêu: 	
HS biết hát bài Tiếng hát bạn bè mình có tính chất vui hoạt ,sinh động ,dùng để hát tập thể 
Hát đúng giai điệu và lời ca (chú ý chỗ nửa cung và đảo phách )Hát đồng đều ,hòa giọng , nhẹ nhàng .
Giáo dục lòng yêu hòa bình ,yêu thương mọi người .
II/ Đồ dung dạy học:
GV: nhạc cụ, máy nghe nhạc ,băng nhạc 
HS: nhạc cụ, vở hát nhạc
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Kiểm tra bài cũ: (3-5)’
Ôn bài Chị ong nâu và em bé 
-Cho HS nghe một đoạn nhạc và đoán tên bài hát 
2/ Bài mới:
 Giới thiệu bài 
Tuổi thơ luôn mơ ước được sống trong hòa bình thế giới không có chiến tranh và cuộc đời vang lên tiếng hát đó là nội dung tiếng hát bạn bè mình của nhạc sĩ LÊ HOÀNG MINH
Họat động 1:Dạy bài hát: Tiếng hát bạn bè mình
Mục tiêu: Hát đúng giai điệu và lời ca 
Tiến hành:
-GV giới thiệu bài hát
-GV hát mẫu hoặc cho HS nghe băng nhạc 
-HS đọc lời ca 
-GV dạy hát từng câu 
-HS luyện tập theo nhóm và cá nhân 
Họat động 2: Hát kết hợp gõ đệm 
Mục tiêu: HS hát thuộc lời ca biết gõ đệm theo nhịp theo phách 
Tiến hành:
-Vừa hát vừa vỗ tay theo phách :
Họat động3: Củng cố dặn dò (3-5)’
Mục tiêu:HS thuộc lời ca hát đúng giai điệu 
Tiến hành
 -GV cho HS hát thuộc lời ca 
-HS vừa hát vừa gõ theo phách
-Về nhà xem bài Ôn tập bài : Tiếng hát bạn bè mình
HS lên hát thuộc lời ca bài hát 
-Cả lớp nghe và đoán tên bài hát 
-HS làm vào bảng con 
-HS đọc lời ca 
Trong không gian bay bay .
Một hành tinh thân ái .
Một lời mẹ ru con bình yên giấc say .
Một đàn chim tung cánh .
Đón mây trời hiền lành .
Một chồi non thắm xanh lâu bền lá cành .
Bay lên cao lên cao .
Loài bồ câu trắng tinh .
Nghe xôn xao xôn xao .
Tiếng hát bạn bè mình .
Yêu thương nhau bên nhau .
Loài người tay nắm tay .
Cho em thơ tương lai .
Ngát xanh hành tinh này 
-HS vừa hát vừa gõ theo phách
♪ ♪ ♪ ♪ / ♪/ ♪ ♪ ♪ ♪ / ♪/
Trong không gian bay bay Một hành tinh thân ái .
 X x xx x x xx
-HS vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu
♪ ♪ ♪ ♪ / ♪/ ♪ ♪ ♪ ♪ / ♪/
Trong không gian bay bay Một hành tinh thân ái .
 X x x x x x x x x x 
-Đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng 
HS hát thuộc lời ca 
-HS vừa hát vừa gõ theo phách
 Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27 SUA.doc