Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Chuẩn kiến thức 3 cột

Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Chuẩn kiến thức 3 cột

I. Mục tiêu:

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước v bảo vệ nguồn nước.

- Nu được cch sử dụng tiết kiệm nước v bảo vệ nguồn nước khỏi bị ơ nhiễm.

- Biết thực hiện tiết kiệm nước v bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nh trường, địa phương.

- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước v bảo vệ nguồn nước.

- Khơng đồng tình với những hnh vi sử dụng lng phí hoặc lm ơ nhiễm nguồn nước.

II. Chuẩn bị:

- Vở bài tập đạo đức.

- Phiếu học tập cho hoạt động 2 (tiết 2)

 

doc 32 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Chuẩn kiến thức 3 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan:
Ngày dạy: 
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ơ nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Khơng đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ơ nhiễm nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức.
- Phiếu học tập cho hoạt động 2 (tiết 2)
III. Hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
30’
1. Bài mới:
* Hoạt động 1: Xác định các biện pháp 
- HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
1. Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung
2. Cả lớp bình chọn p hay nhất.
3. Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt; những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của Trái Đất.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- Chia nhóm, phát phiếu học tập, các nhóm dánh giá và ghi vào phiếu.
a. Nước sạch không bao giờ cạn.
b. Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm 
c. Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sao
d. Gây ô nhiểm nguồn nước là phá hoại môi trường.
e. Sử dụng nước ô nhiễm sẽ phá hại cho sức khoẻ
- Các nhóm thảo luận sau đó trình bày
* Hoạt động 3: Trò chơi, Ai nhanh hơn, ai đúng
- Chia 4 nhóm
- Các nhóm liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy
- Nhận xét đáng giá hiệu quả chơi.
- Đại diện nhóm trình bày
4’
3. Củng cố:
- Nước là tài nguyên quý.
Học sinh lắng nghe và ghi 
Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chnúg ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm
nhớ
1’
4. Dặn dò:
Về nhà xem lại bài :
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100.000 
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100000.
- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm bốn số mà các số là số có năm chữ số.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4a.
III. Hoạt động dạy học: 
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
30’
1. Bài mới:
1. Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100.000
a/ Viết lên bảng
999  1012
- Yêu cầu HS so sánh
- HS điền dấu <
- Vì sao?
- 999 có chữ số ít hơn số 1012 nên điền dấu <
b/ Giáo viên viết 9790  9786 yêu cầu HS so sánh
- Điền dấu >
- Gọi HS nhận xét
+ Hai số có cùng 4 chữ số
+ Ta so sánh từng cặp số cùng hàng từ trái sang phải.
Vậy: 9790 ? 9786
c/ Cho HS làm tiếp:
3772  3605
4597  5974
8513  8502
655  1032
- Gọi 1 HS lên bảng
- Cả lớp làm vào SGK
2. Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100.00
a/ So sánh 100.000 + 99.999
- Viết lên bảng hướng dẫn HS nhận xét.
+ Đếm số chữ của 100.000 và 99.999
- HS thực hiện 
+ 100.000 có số chữ số nhiều hơn
- Giáo viên cho HS so sánh
- HS so sánh và rút ra kết luận
937 và 20 315
97366 và 100.000
98087 và 9.999
b/ So sánh các số từ trái sang phải
3. Thực hành:
* Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm
- HS là bài rồi nêu kết quả 
* Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm, rồi nêu kết quả 
- HS làm bài
* Bài 3:
- Yêu cầu HS tự làm bài
*Bài 4:
- Gọi HS đọc bải toán
- HS sắp xếp các số từ lớn đến nhỏ
5’
4. Củng cố – dặn dò:
Thi giải toán
Nhận xét tiết học.
Học sinh trình bày.
Về nhà xem lại bài.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
TẬP ĐỌC
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
- Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 70 tiếng/phút.
B. Kể chuyện: 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn.
+ HS khá, giỏi: Kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
A. Kiểm tra:
- Gọi HS để kể lại câu chuyện Quả táo.
Học sinh thực hiện
50’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc 
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- Giới thiệu trực tiếp
2. Luyện đọc:
a/ Giáo viên đọc toàn bài.
Gợi ý cách đọc
- Giáo viên đọc mẫu cả bài
b/ Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc câu:
- Mỗi HS đọc 1 câu nối tiếp
- Luyện đọc từ khó
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Luyện đọc nhóm
- Mỗi bà 1 nhóm
- Hướng dẫn đọc thầm đoạn văn
- Tiếng hô / “Bắt đầu !”// vang lên//
- 1 vài HS đọc
Các vận động viên rần rần chuyển động. // Vòng thứ nhất  // 
Vòng thứ hai  // (tiếng hô “bắt đầu” đọc ngắt, nghỉ hơi dài sau các dấu hai chấm và chấm lững)
- Ngựa con rút ra được bài học quý giá” // đừng bao giờ chủ quan,/ cho dù đó là việc nhỏ nhất // (nghỉ hơi dài sau dấu hai chấm, giọng thấm thía)
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
Tìm iểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- 1 HS đọc
- Hỏi: Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
- HS trả lời
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Ngựa cha khuyên nhủ con như thế nào?
- Nghe cha noi, Ngựa con phản ứng như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn 3, 4
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Vì sao Ngựa con không đạt kết quả ttrong hội thi?
- Ngựa con rút ra bài học gì?
4. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn văn ở SBBS (trang 164)
- Vài HS đọc lại
- đọc teo vài
- 2 HS đọc.
KỂ CHUYỆN
20’
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ 
2. Hướng dẫn kể theo lời Ngựa con
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Khi kể bằng lời của Ngựa con em xưng là gì?
- Xưng “tôi“ hoặc “mình”
- Giáo viên dá tranh yêu cầu HS quan sát, nói nhanh nội dung từng tranh.
+ Tranh 1: Ngựa con mải mê soi bóng mình dưới nước
+ Tranh 2: Ngựa cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn
+ Tranh 3: cuộc thị, các đội thi đang ngắm nhau
+ Tranh 4: Ngựa con phải bỏ dỡ cuộc đua vì hỏng móng
- Gọi HS kể
- 4 HS kể từng đoạn
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện
5’
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhận xét
- Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài và kể lại cho mọi người cùng nghe.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
Ngày sọan:
Ngày dạy: 
CHÍNH TẢ
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Mắc không quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2b.
- Tốc độ viết có thể khoảng 70 chữ/15 phút.
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết các từ ngữ trong đoạn văn ở BT 2a.
III. Hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
A. Kiểm tra bài củ:
- Yêu cầu HS viết vào nháp các từ rễ cây, giày dép, rên rỉ, mệnh lệnh
Nhận xét.
Học sinh thực hiện
30’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
Nêu mục tiêu giờ học 
2. Hướng dẫn viết:
a/ Hướng dẫn chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
- 1 HS đọc
+ Đoạn văn trên có mấy câu?
- Có 3 câu
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
- Chữ đầu câu và tên riêng
- Viết từ khoá: khoẻ, giành, nguyệt quế 
- 1 HS lê bảng, cả lớp viết vào nháp
b/ Giáo viên đọc
- HS viết vào vở.
c/ Chấm bài:
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2a.
- Giai cấp dán nội dung BT lên bảng
- Gọi HS lên bảng làm bài
- 1 HS lên bảng cả lớp làm vào vở BT
- Lời giải: Thiếu niên – nai thịt khăn lụa – thắt lỏng – rá sau lưng, sắc nâu sẫm – trời lạnh buốt – mình nó – chú nó – từ xa lại.
4’
4. Củng cố :
Qua bài này giúp các em hiểu được điều gì?
Nhận xét tiết học.
Học sinh trình bày.
1’
5 Dặn dò
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: Cùng vui chơi
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.
- Biết so sánh các số.
- Biết làm tính với các số trong phạm vi 100000 (tính viết và tính nhẩm)
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2b, Bài 3, Bài 4, Bài 5.
II. Chuẩn bị:
Mãnh bìa viết sẵn các chữ số 1, 2, 3, , 9 (10 cm x 10 cm)
III. Hoạt động dạy học: 
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
30’
1. Bài mới
* Bài 1:
- Viết lên bảng dãy đầu tiên, nêu yêu cầu của đề
- Nêu quy luật viết các số tiếp theo (số sau hơn số trước 1)
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS làm bài vào SGK
* Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS làm bài, sau đó nêu kết quả 
* Bài 3:
- Yêu cầu HS nhẩm rồi ghi kết quả 
- HS làm bài
* Bài 4:
 - Yêu cầu HS làm bài miệng, sau đó ghi vào SGK
* Bài 5:
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- HS làm vào vở
4’
2 Củng cố :
 Thi giải toán nhanh
Nhận xét tiết học:
Học sinh thực hiện
1’
 3 Dặn dò:
Về nhà xem lại bài 
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
Ngày sọan:
Ngày dạy: 
TẬP ĐỌC
CÙNG VUI CHƠI
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể tha ... trình bày.
30’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
Nêu mục tiêu giờ học
2. Hướng dẫn làm BT
a/ Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc
- Em kể về bổi thi đấu thể thao các em đã tậ mắt nhìn thấy hoặc trên ti vi.
- Kể dựa theo gợi ý.
- 1 HS giỏi kể
- Yêu cầu HS kể theo nhóm đôi
- HS thực hiện kể
- Đại diện nhóm kể
- HS nhận xét, bổ sung.
b/ Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên nhắc: Tin cần thong báo phải là 1 tin thể thao chính xác.
- Gọi vài HS nêu tin đã biết
- 2 HS giỏi nêu
- HS nhận xét
- Yêu cầu HS viết bài
- HS viết vào vở xong 1 vài HS dọc.
- Cả lớp nhận xét về lờ thông báo: Các dùng từ, mức độ rõ ràng, sự thú vị, mời mẽ của thông tin.
5’
B. Củng cố – dặn dò:
Qua bài này giúp các em hiểu được điều gì?
Nhận xét tiết học.
Về nhà xem lại bài 
Học sinh trình bày.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 THÚ (TT)
I. Mục tiêu
- Nêu được ích lợi của thú đối với đời sống con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngồi của một số lồi thú.
- Biết những động vật cĩ lơng mao, đẻ con, nuơi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật cĩ vú. 
- Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
II. Chuẩn bị:
Các hình trong SGK trang 106, 107.
Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú rừng 
- Giấy khổ A 4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS
- Giấy khổ to, hồ dán 
III. Hoạt động lên lớp: 
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ởn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu ích lợi của các loài thú nhà
- Nhận xét – đánh giá
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Giới thiệu – ghi tựa
b) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
­Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu HS quan sát hình các loài thú rừng trong SGK trang 106,107 và tranh ảnh các loài thú sưu tầm được 
- Yêu cầu các em thảo luận :
+ Kể tên các loài thú rừng mà bạn biết 
+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát 
+ So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà 
- GV nhắc các bạn khi mô tả loài nào thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của loài đó 
­Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lớp phân biệt thú nhà và thú rừng 
* Kết luận: Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa 
- Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay, chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là những loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên
c) Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp 
­Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV cho các bạn phân loại những tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặc ra. Ví dụ: thú ăn thịt, thú ăn cỏ, 
- Các nhóm thảo luận câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng? 
­Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình trước lớp vàcử người thuyết minh về những loài thú sưu tầm được
d) Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
­Bước 1: 
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì màu vẽ một con thú rừng mà các em ưa thích 
+ Lưu ý: GV dặn HS tô màu, ghi chú tên con vật và cá bộ phận của con vật trên hình vẽ 
­Bước 2: Trình bày 
- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to (nếu có điều kiện) nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó và trưng bày trước lớp 
- GV có thể yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình 
- GVvà HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Bài nhà: Xem lại bài và tập sưu tầm các loài thú rừng.
- Chuẩn bị bài: Mặt trời
- Hát
- 2 HS trả lời câu hỏi
- HS nhắc lại.
- HS quan sát hình trong SGK/ 106, 107
- HS thảo luận theo nhóm đôi 
- HS các nhóm nghe
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một loài. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nhắc lại.
- HS làm việc theo nhóm 4 
- Các nhóm thảo luận
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS vẽ các con thú mà các em thích 
- HS trình bày sản phẩm và giới thiệu bức tranh của mình
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
	 	 MẶT TRỜI
 I. Mục tiêu
- Nêu được vai trị của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.
- Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời
II. Chuẩn bị:
- Các hình trong SGK trang 110, 111
- Phiếu thảo luận nhóm, một số tranh ảnh minh họa.
III. Hoạt động lên lớp: 
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ởn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “Thú”.
- Nhận xét – đánh giá
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Ghi tựa
b. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo 2 câu hỏi trong SGK
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật.
+ Khi ra ngoài trời nắng, em thấy như thế nào? Tai sao? 
- Tổng hợp các ý kiến của HS 
+ Qua kết quả thảo luận, em có những kết luận gì về Mặt Trời?
*Kết luận: Như vậy, Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt.
- Nhận xét các ví dụ.
c. Hoạt động 2: Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống 
- Yêu cầu nhóm thảo luận theo hai câu hỏi sau :
+ Theo em Mặt Trời có vai trò gì? 
+ Hãy lấy ví dụ để chứng minh vai trò của Mặt Trời.
- GV nhận xét ý kiến của học sinh 
* Kết luận: Nhờ có Mặt Trời chiếu sáng và tỏa nhiệt, cây cỏ mới xanh tươi, người và động vật mới khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận quá nhiều ánh sáng và nhiệt của MT
thì sức khỏe cũng như cuộc sống của con người, loài vật, cây cỏ cũng bị ảnh hưởng (bị cảm nắng, cây cỏ héo khô, cháy rừng)
d. Hoạt động 3: Làm việc với SGK
­Bước 1:
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
­Bước 2: 
- GV gọi HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế hằng ngày: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì?
4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: 
- Dặn dò: Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên
- Hát
- HS nghe.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác bổ sumg ý kiến.
+ Ban ngày, không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật là nhờ có ánh sáng Mặt Trời.
+ Khi ra ngoài trời nắng, em thấy nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt Trời tỏa nhiệt (sức nóng) xuống 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung ý kiến
- 3 đến 4 HS trả lời 
- HS dưới lớp nhận xét, bổ xung ý kiến 
- 1 đến 2 HS nhắc lại 
- 3, 4 HS lấy ví dụ 
Ÿ Câyđể lâu dưới ánh Mặt Trời sẽ chết khô héo 
Ÿ Đặt đĩa nước dưới ánh nắng thấy nước trong đĩa vơi đi và nóng lên do đã được cung cấp nhiệt từ Mặt Trời. 
Ÿ Ra đường giữa trưa nắng mà không đội mũ thì dễ bị cảm nắng do không chịu được lâu nhiệt của Mặt Trời 
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung ý kiến 
- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc 
* Theo em Mặt Trời có vai trò như:
+ Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho muôn loài.
+ Cung cấp ánh sáng để con người và cây cối sinh sống. 
+ Ví dụ để chứng minh vai trò của Mặt Trời là: 
+ Mùa đông lạnh giá nhưng con người vẫn sống được là nhờ có Mặt Trời cung cấp nhiệt, sưởi ấm đảm bảo sự sống 
+ Ban ngày không cần thắp đèn, ta cũng có thể nhìn thấy mọi vật là do được Mặt Trời chiếu sáng.
+ HS dưới lớp nhận xét, bổ xung ý kiến 
- 1, 2 HS nhắc lại ý chính 
- HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
- Phơi quần áo, phơi một số đồ dùng, làm nóng nước, 
Tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Tuần 28
1 Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần 28
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
- Rèn luyện cho học sinh có thói quen tự tin và mạnh dạn phát biểu trước tập thể lớp.
- Rèn luyện thói quen báo cáo đúng sự thật.
2. Những thực hiện tuần qua:
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ.
 Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 
 - Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Thực hiện tốt An toàn giao thông, khi tham ATGT phải đội mũ bảo hiểm.
 * Thực hiện diệt muỗi vằn để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
 * Ăn chín uống chín phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp.
 * Phòng tránh tai nạn thương tích và té nước và H1N1.
* Thực hiện tốt An tồn giao thông
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Văn nghệ, trò chơi:
Văn nghệ: Ôn lại các bài hát chủ đề tháng. 
Tổ trưởng chuyên mơn duyệt
Phĩ Hiệu teưởng chuyên mơn duyệt
An Thạnh , ngày.. tháng.. năm 2010
Tổ trưởng
An Thïnhngày.. tháng.. năm 2010
Phĩ Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 CKT tuan 28 3cot.doc