Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 - Trần Võ Trung Dũng

Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 - Trần Võ Trung Dũng

1. Khởi động:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS lên bảng.

- Nhận xét, biểu dương.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Tiết hôm nay chúng ta học bài: Giữ lời hứa (tiếp theo).

b) Hoạt động 1: Xử lí tình huống

- Thầy đọc lần một câu chuyện “Lời hứa danh dự” từ đầu đến “Nhưng chú không phải là bộ đội mà”.

- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm cách ứng xử cho tác giả trong tình huống trên.

- Đọc tiếp phần kết của câu chuyện.

- Yêu cầu 1 HS nhắc lại ý nghĩa của việc giữ lời hứa.

c) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến

- Phát cho 4 nhóm, mỗi nhóm 2 thẻ màu xanh và đỏ và qui ước:

* Thẻ xanh: ý kiến sai.

* Thẻ đỏ: ý kiến đúng.

- Treo bảng phụ ghi sẵn các ý kiến.

- Thầy lần lượt đọc từng ý kiến.

+ Người lớn không cần phải giữ lời hứa với trẻ nhỏ.

 

doc 34 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 - Trần Võ Trung Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
NGÀY
MÔN
TIẾT
BÀI
Thứ 2
06.09
Chào cờ
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Kể chuyện
4
16
7
4
Giữ lời hứa (tiếp theo)
Luyện tập chung
Người mẹ
Người mẹ
Thứ 3
07.09
Thể dục
Chính tả
Toán
TNXH 
Thủ công
7
17
7
4
Nghe – viết: Người mẹ
Kiểm tra
Hoạt động tuần hoàn
Gấp con ếch (tiếp theo)
Thứ 4
08.09
Tập đọc
Toán
LTVC
Mĩ thuật
8
18
4
Ông ngoại
Bảng nhân 6
Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì?
Thứ 5
09.09
Thể dục
Toán
Tập viết
TNXH
19
4
8
Luyện tập
Ôn chữ hoa C
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
Thứ 6
10.09
Tập làm văn
Toán
Chính tả
Hát
HĐTT
4
20
8
Nghe – kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
Nghe – viết: Cô giáo tí hon
Thứ hai ngày 06 tháng 09 năm 2010
Chào cờ
ĐẠO ĐỨC
Tiết 4: GIỮ LỜI HỨA
Tiết 2
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng.
- 3 HS lên trả bài.
- Nhận xét, biểu dương.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay chúng ta học bài: Giữ lời hứa (tiếp theo).
b) Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- Thầy đọc lần một câu chuyện “Lời hứa danh dự” từ đầu đến “Nhưng chú không phải là bộ đội mà”.
- 1 HS đọc lại.
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm cách ứng xử cho tác giả trong tình huống trên.
- 4 nhóm HS tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình, có kèm theo giải thích.
- Đọc tiếp phần kết của câu chuyện.
- HS nghe.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- 1 HS nhắc lại.
c) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- Phát cho 4 nhóm, mỗi nhóm 2 thẻ màu xanh và đỏ và qui ước:
* Thẻ xanh: ý kiến sai.
* Thẻ đỏ: ý kiến đúng.
- Treo bảng phụ ghi sẵn các ý kiến.
- Thầy lần lượt đọc từng ý kiến.
+ Người lớn không cần phải giữ lời hứa với trẻ nhỏ.
+ Thẻ xanh – Sai vì chúng ta cần giữ lời hứa với tất cả mọi người, không phân biệt đó là người đó hay trẻ nhỏ.
+ Khi không thực hiện được lời hứa với ai đó, cần xin lỗi và nói rõ lí do với họ.
+ Thẻ đỏ – Đúng vì như thế mới là tôn trọng người khác. Xin lỗi và nói rõ lí do sớm khi không thực hiện được lời hứa để người khác không chờ đợi mất thời gian.
+ Bạn bè bằng tuổi không cần phải giữ lời hứa với nhau.
+ Thẻ xanh – Sai vì nếu không giữ lời hứa với bạn bè sẽ làm mất lòng tin của bạn và không tôn trọng nhau.
+ Đã hứa với ai điều gì, bạn phải cố gắng thực hiện được lời hứa đó.
+ Thẻ đỏ – đúng.
+ Giữ lời hứa sẽ luôn được mọi người quý trọng và tin tưởng.
+ Thẻ đỏ – đúng.
d) Hoạt động 3: Nói về chủ đề “giữ lời hứa”.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trong 2 phút để tập hợp các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện, nói về giữ lời hứa.
- 4 nhóm thảo luận.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS luôn phải biết giữ lời hứa với người khác và với chính bản thân mình; chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
Tiết 16: LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).
Biết vẽ hình theo mẫu.
Chuẩn bị:
- Hình vẽ bài số 5.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thầy giáo cho bài.
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
- 2 HS làm bài trên bảng.
6 x 5 = 30 
7 x 3 = 21
30 : 5 = 6
25 : 5 = 5
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Tiết học này các em sẽ cùng học bài luyện tập chung
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn luyện tập:
­ Bài 1:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Đặt tính rồi tính.
 - 3 HS lên bảng làm bài.
- Cho điểm.
a) 415
 + 415
 830
356
- 156
200
b) 234
 + 432
 666
652
- 126
526
c) 162
 + 370
 532
728
- 245
483
­ Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
X x 4 =32
 X = 32 : 4
 X = 8
X : 8 = 4
 X = 4 x 8
 X = 32
­ Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
5 x 9 + 27 = 45 + 27 = 72
80 : 2 – 13 = 40 – 13 = 27
­ Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS đọc đề bài.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số lít dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất.
+ Muốn tìm thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phải làm thế nào?
+ Ta phải lấy số dầu của thùng thứ hai trừ đi số dầu của thùng thứ nhất.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài, cho điểm
Bải giải.
Thùng thứ hai nhiều hơn thùng nhất số dầu là.
160 – 125 = 35 (l)
Đáp số: 35 lít.
­ Bài 5 (Khá, giỏi):
- Yêu cầu HS tự vẽ hình.
- Thực hành vẽ hình theo mẫu.
+ Hình “cây thông” gồm những hình nào ghép lại với nhau?
+ Hình “cây thông” gồm hai hình tam giác tạo thành tán lá và một hình vuông tạo thành thân cây.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm về các phần ôn tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP ĐỌC
Tiết 7: NGƯỜI MẸ
Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các CH trong SGK). 
Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên trả bài.
- Nhận xét – cho điểm.
- 2 HS đọc lại bài Quạt cho bà ngủ và trả lời câu hỏi.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Yêu cầu 1, 2 HS kể về tình cảm hoặc sự chăm sóc mà mẹ em dành cho em.
- 1, 2 HS kể.
- Chúng ta đều biết mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng, chăm sóc chúng ta khôn lớn. Người mẹ nào cũng yêu con và sẵn sàng hi sinh cho con. Trong bài tập đọc này, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu về một câu chuyện cổ rất xúc động của An-đéc-xen. Đó là truyện Người mẹ.
b) Luyện đọc:
­Đọc mẫu:
- Thầy giáo đọc mẫu toàn bài.
- HS theo dõi
­Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HS đọc từng đoạn.
+ Em hiểu từ hớt hải trong câu bà mẹ hớt hải gọi con như thế nào?
+ Bà mẹ hoảng hốt, vội vàng gọi con.
+ Thế nào là thiếp đi?
+ Là ngủ hoặc lả đi do quá mệt.
+ Khẩn khoản có nghĩa là gì? Đặt câu với từ khẩn khoản.
+ Khẩn khoản có nghĩa là cố nói để người khác đồng ý với yêu cầu của mình.
+ Em hình dung cảnh bà mẹ nước mắt tuôn rơi lã chã như thế nào?
+ Nước mắt bà mẹ rơi nhiều, liên tục, không dứt.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
c) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Đọc thầm.
+ Hãy kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.
+ 2, 3 HS kể.
* Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm, bà mẹ quá mệt và thiếp đi một lúc. Khi tỉnh dậy, không thấy con đâu, bà hớt hải gọi con. Thần Đêm Tối cho bà biết Thần Chết đã cướp đi đứa con của bà. Bà khẩn khoản cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà, Thần Đêm Tối đồng ý.
- Khi biết Thần Chết đã cướp đi đứa con của mình, bà mẹ quyết tâm đi tìm con. Thần Đêm Tối đã chỉ đường cho bà. Trên đường đi, bà đã gặp những khó khăn gì? Bà có vượt qua được những khó khăn đó không? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2, 3.
- 1 HS đọc đoạn 2, 3.
+ Bà mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho mình?
+ Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai. Bà ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt, bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá.
+ Bà mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho mình?
+ Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của hồ nước. Bà đã khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã cho đến khi đôi mắt rơi xuống và biến thành hai hòn ngọc.
- Sau những hi sinh lớn lao đó, bà mẹ được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết.
+ Thần Chết có thái độ như thế nào khi thấy bà mẹ?
+ Thần Chết ngạc nhiên và hỏi bà mẹ: “Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?”
+ Bà mẹ đã trả lời Thần Chết như thế nào?
+ Bà mẹ trả lời: “Vì tôi là mẹ” và đòi Thần Chết “Hãy trả con cho tôi!”
+ Theo em, câu trả lời của bà mẹ “Vì tôi là mẹ” có nghĩa là gì?
+ “Vì tôi là mẹ” ý muốn nói người mẹ có thể làm tất cả vì con của mình.
+ Gọi HS đọc câu hỏi 4 của bài và thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
+ HS thảo luận và trả lời.
- Kết luận: Cả 3 ý đều đúng. Bà mẹ là người rất dũng cảm, vì dũng cảm nên bà đã thực hiện được những yêu cầu khó khăn của bụi gai, của hồ nước. Bà mẹ cũng không hề sợ Thần Chết và sẵn sàng đi tìm Thần Chết để đòi lại con. Tuy nhiên, ý 3 là ý đúng nhất vì chính sự hi sinh cao cả đã cho bà mẹ lòng dũng cảm vượt qua mọi thử thách và đến được nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết để đòi con. Vì con, người mẹ có thể hi sinh tất cả.
- Gọi HS đọc thầm toàn bài
- Cả lớp đọc thầm toàn bài và nêu nội dung bài.
* Nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
- Thầy viết lên bảng.
- HS viết vào tập.
d ... oạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài, cho điểm.
- 3 HS viết trên bảng lớp: nhân dân, dâng lên, ngẩn ngơ, ngẩng lên, dạy bảo, mưa rào...
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả này các em sẽ viết một đoạn trong bài Ông ngoại và làm bài tập chính tả phân biệt r / d / gi; ân / âng; tìm các tiếng có vần oay.
b) Hướng dẫn viết chính tả: 
­ Trao đổi về nội dung đoạn viết:
- Thầy đọc đoạn văn 1 lần.
- HS nghe, 2 HS đọc lại bài.
+ Khi đến trường, ông ngoại đã làm gì để cậu bé yêu trường hơn?
+ Ông dẫn cậu lang thang khắp các lớp học, cho cậu gõ tay vào chiếc trống trường
+ Trong đoạn văn có hình ảnh nào đẹp mà em thích nhất?
+ Hình ảnh ông dắt cậu đi vào các lớp.
+ Hình ảnh ông nhấc bổng cậu trên tay cho cậu gõ vào chiếc trống trường.
+ Hình ảnh cậu bé ghi nhớ mãi tiếng trống
­ Hướng dẫn cách trình bày:
+Đoạn văn có mấy câu?
+ Đoạn văn có 3 câu.
+Câu đầu đoạn văn viết thế nào?
+ Câu đầu đoạn văn viết lùi vào 1 ô li.
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
+ Những chữ đầu câu là: Trong, Ông, Tiếng phải viết hoa.
­ Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó: nhấc bổng, gõ thử, loang lổ, trong trẻo, vắng lặng, căn lớp,...
- 3 HS lên bảng viết.
­ Viết chính tả:
- Thầy đọc.
- HS viết lại đoạn văn.
­ Soát lỗi:
- Thầy đọc lại bài.
- HS soát lại.
­ Chấm bài:
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
­ Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề và mẫu.
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu trong SGK.
- Phát giấy và bút dạ cho 5 nhóm trưởng.
- Nhận đồ dùng học tập
-Tự làm trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm đọc từ của mình tìm được.
* Lời giải: xoay, nước xoáy, khoáy, ngoáy, ngúng ngoảy, tí toáy, loay hoay...
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên bảng.
- Đọc và viết bài vào vở.
­ Bài 3:
* Gọi HS đọc yêu cầu phần a).
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 3 HS lên bảng làm.
+ Lời giải: giúp – dữ – ra.
* Tiến hành tương tự phần a).
+ Lời giải: sân – nâng – chuyên cần / cần cù / cần mẫn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
 Tiết 20: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (không nhớ)
Mục tiêu:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
Chuẩn bị:
- Phấn màu, bảng phụ.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
+ 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
+ Hỏi bất kỳ: 6 x 7 = ?, 6 x 9 = ?
+ 6 x 7 = 42, 6 x 9 = 54
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ):
­ Phép nhân 12 x 3.
- Viết bảng: 12 x 3 = ?
- HS đọc phép nhân.
+ Tìm kết qủa phép nhân?
+ Chuyển phép nhân thành tổng 12 + 12 + 12 = 36 vậy 12 x 3 = 36
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra nháp.
 12
 X 3
+ Khi thực hiện phép tính nhân này ta phải thực hiện từ đâu?
+ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính tính đến hàng chục.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu cách tính.
12
X 3
36
 * 3 nhân 2 bằng 6.
 * 3 nhân 1 bằng 3.
 * vậy 12 nhân 3 bằng 36.
- Thầy nhắc lại cách tính cho cả lớp ghi nhớ.
4. Luyện tập – thực hành:
a) Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 5 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
24
 X 2
48
22
X 4
88
11
X 5
55
33
X 3
99
20
X 4
80
- Yêu cầu từng HS trình bày lại cách tính.
- HS trình bày lại cách tính.
- Nhận xét, ghi điểm.
b) Bài 2:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. Sau đó tự làm.
- Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng với nhau hàng chục thẳng với nhau.
- Thực hiện tính từ phải sang trái.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS lên bảng làm
32
X 3
96
11
X 6
66
c) Bài 3:
+ Có tất cả mấy hộp bút màu?
+ Có 4 hộp bút màu.
+ Mỗi hộp có mấy bút màu?
+ Mỗi hộp có 12 bút màu.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Số bút màu trong cả 4 hộp.
- Yêu cầu HS làm bài.
+ 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải, lớp làm vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
Tóm tắt.
1 hộp: 12 bút.
4 hộp: ? bút.
Bài giải.
Số bút màu có tất cả là:
12 x 4 = 48 (bút màu)
Đáp sô: 48 bút màu.
5. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức trò chơi nối nhanh phép tính, lớp cử 2 bạn thi.
- HS chơi trò chơi.
- Dặn dò: HS về nhà ôn lại bài và luyện tập thêm; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP LÀM VĂN
Tiết 4: NGHE – KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. 
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
Mục tiêu:
- Nghe kể lại được công chuyện Dại gì mà đổi (BT 1).
Điền đúng nội dung vào mẫu Điện báo (BT 2).
Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi.
Mẫu điện báo, phôtô cho mỗi HS 1 bản.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS lên bảng kể về gia đình mình với người bạn mới quen.
+ 2 HS kể.
- Trả bài viết đơn xin nghỉ học.
- Nhận xét bài làm của HS
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong tiết tập làm văn này các em sẽ nghe kể một câu chuyện Dại gì mà đổi rồi chúng ta sẽ tiếp tục củng cố lại cách điền vào giấy tờ in sẵn
b) Nghe và kể lại truyện Dại gì mà đổi:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- 1 HS đọc.
- Thầy kể câu chuyện 2 lần. Nội dung:
Dại gì mà đổi
 Có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói:
- Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu:
Mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao thế?
Cậu bé trả lời:
- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.
Theo Tiếng cười tuổi học trò
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+ Vì cậu bé rất nghịch ngợm.
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+ Cậu bé nói: “Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!”
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
+ Vì cậu bé cho rằng chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm.
- Gọi 1 HS khá kể lại nội dung câu chuyện
- 1 HS kể.
- Chia HS thành nhóm nhỏ.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ.
- Tổ chức thi kể chuyện.
- 4, 5 HS thi kể chuyện.
- Nhận xét.
+ Em thấy câu chuyện này buồn cười ở điểm nào?
+ Truyện buồn cười ở chỗ một cậu bé 4 tuổi đã biết được là chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
c) Viết điện báo:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- 2 HS đọc.
+ Vì sao em lại cần gửi điện báo cho gia đình?
+ Vì em đi chơi xa, khi đến nơi em gửi điện báo để mọi người trong gia đình biết tin và không lo lắng.
- Mỗi người chúng ta khi có việc phải đi đâu xa thì những người thân thường rất lo lắng, vì vậy khi đến nơi chúng ta nên gửi điện báo tin cho người thân được biết để họ yên tâm.
+ Bài tập yêu cầu em viết những nội dung gì trong điện báo?
+ Viết tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện.
+ Người nhận điện ở đây là ai?
+ Là gia đình em.
+ Khi viết địa chỉ người nhận, chúng ta cần lưu ý điều gì để bức điện đến được tay người nhận?
+ Chúng ta phải viết rõ tên và viết địa chỉ thật chính xác.
- 1 số HS nói địa chỉ người nhận trước lớp
- Phần tiếp theo chúng ta cần ghi là nội dung bức điện. Vì là điện báo nên chúng ta cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý. Chẳng hạn có thể ghi: Con đã đến nơi an toàn. / Con khoẻ và đã đến nhà bà
- 1 số HS nói phần nội dung mình sẽ ghi trong bức điện trước lớp.
- Phần cuối cùng là họ tên, địa chỉ người gửi. Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để Bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu.
- Gọi HS làm miệng trước lớp.
- 1 HS nói hoàn chỉnh bức điện.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét – chấm điểm.
- Một số HS đọc bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS viết đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu kể về gia đình em và ghi nhớ mẫu đơn xin phép nghỉ học; Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
I – SƠ KẾT TUẦN:
 + Nhận xét tuần qua: Học sinh đi học đúng giờ, chuyên cần .Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt như em:
+ Tham gia đầy đủ các công tác đội.
 + Thực hiện tốt hồi trống vì môi trường xanh sạch đẹp.
 + Truy bài đầu giờ tốt.
II – NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI: 
1. Ưu điểm:
+ Lớp trật tự trong giờ học 
+ Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ:
+ Ghi chép bài và làm bài đầy đủ.
+ Tham gia tích cực mọi hoạt động của trường, của lớp 
2. Tồn tại:
+ Vẫn còn vài em chưa nghiêm túc trong giờ học như em: 
+ Còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học như em:
+ Chưa tự giác vệ sinh sân trường như em:
III – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
- Thường xuyên nhắc nhở, những em vi phạm viết kiểm điểm 
- Lớp phó lao động kĩ luật phân công các tổ tham gia lao động.
IV – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN:
Phân công trực cầu thang 
Nhắc nhở HS tham gia học bồi dưỡng đều 
Kiểm tra sách vở của em:
Kiểm tra vệ sinh cá nhân: móng tay, áo quần Cả lớp.
V – BÀI HÁT:
Hát các bài hát của đội.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 4.doc