Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Tập đọc – kể chuyện

 CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG

 I.MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 -Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.

 -Biết tập đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 -Nắm được nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ hai ngày15 tháng 3 năm 2010	
Tập đọc – kể chuyện
 CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
 I.MỤC TIÊU: 
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 -Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.
 -Biết tập đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con. 
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 -Nắm được nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
 B Kể Chuyện
 1.Rèn kĩ năng nói:
 - Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa con, biết thay đổi giọng cho hợp với nội dung.
 -Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
 2. Rèn kĩ năng nghe 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 TẬP ĐỌC
B. BÀI MỚI: Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK và giới thiệu đề bài.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
3
Luyện đọc 
 - GV đọc toàn bài
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 + Đọc từng đoạn trước lớp.
-GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc từng
 đoạn với giọng thích hợp.
 +Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 +Thi đọc giữa các nhóm 
 +Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1.Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
2.Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?
3. Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng thế nào?
4. Vì sao Ngựa con không đạt kết quảtrong cuộc thi
Luyện đọc lại
-GV đọc mẫu đoạn 2 , hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung.
-GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất
 -HS kết hợp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau .
-Các nhóm đọc đồng thanh .
-Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
 -Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ độ nâu tuyệt đẹp, với các bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch
 -Ngựa Cha thấy con chỉ mải ngắm vuốt, khuyên con: phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó rất cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
-Ngựa Con ngúng nguẩy, đầy tự tin đáp: Cha yên tâm đi, móng con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng.
- Ngựa con  
 -HS luyện đọc nhóm,CN.
-Thi đọc giữa cá c nhóm. KỂ CHUYỆN
 1
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này?
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU
	* Giúp học sinh:
	- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
	- Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong nhóm các số có 5 chữ số.
	- Củng cố thứ tự trong nhóm các số có năm chữ số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1,2.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 2/146.
	- Nhận xét bài cũ.
 2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách so sánh các số có 5 chữ số.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 100000.
a) So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
- GV viết lên bảng: 99999 . . . 100000 và yêu cầu HS điền dấu thích hợp (>, <, =) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao điền dấu đó.
- GV: Trong các cách các em vừa nêu cách nào cũng đúng cả nhưng dễ nhận biết nhất là ta chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các chữ số đó: 99999 có năm chữ số, 100000 có sáu chữ số, mà năm chữ số ít hơn sáu chữ số, vậy 99999 < 100000.
- Yêu cầu HS tự nêu nhận xét.
b) So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
- GV viết lên bảng: số 76200 với số 76199, yêu cầu HS nêu cách so sánh.
- Vì sao em điền như vậy?
- Khi so sánh các số có bốn chữ số với nhau, chúng ta so sánh như thế nào?
- GV khẳng định: Với các số có năm chữ số, chúng ta cũng so sánh như vậy. 
- Dựa vào cách so sánh các số có bốn chữ số em nào có thể nêu được cách so sánh các số có năm chữ số vớùi nhau?
Luyện tập:
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài?
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3:
- Nêu yêu cầu của bài tập vàï làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4:(a)
- Nêu yêu cầu của bài tập?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
- Theo dõi và điền dấu “ < ”, sau đó giải thích theo nhiều cách khác nhau ví dụ: 
- Theo dõi.
- Trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
- HS theo dõi và so sánh : 76200 > 76199
- HS nêu ý kiến.
- 1 HS nêu, các HS khác nhận xét bổ sung.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- Làm bài.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
- Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng / sai sau đó đọc bài làm của mình.
IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nêu cách so sánh hai số có số chữ số khác nhau?
- Nêu cách so sánh hai số có số chữ số bằng nhau?
- Về nhà luyện tập thêm về so sánh số.
- Chuẩn bị bài: luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
Đạo đức
TIẾT KIỆM BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
 I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	1. H/s hiểu : 
	- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống .
	- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm .
	2. H/s biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm .
	3. H/s có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giấy khổ to, bút dạ.
	- Vở bài tập đạo đức.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- Con người dùng nước để làm gì?
 	- Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
 2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI :	Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
HĐ
GIÁO VIÊN 
HỌC SINH
1
2
Trình bày kết quả điều tra
- Yêu cầu HS chia nhóm.Phát cho mỗi nhóm một bảng báo cáo có nội dung như sau:
+ Bảng 1: Những việc làm tiết kiệm nước ở nơi em sống.
+ Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước
+ Bảng 3: Những việc làm bảo vệ nguồn nước nơi em sống.
+ Bảng 4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
- Yêu cầu các nhóm lên dán thành 4 nhóm ở trên bảng và yêu cầu HS nộp các phiếu điều tra của cá nhân.
-Mỗi nhóm một câu hỏi.
- Giúp HS rút ra nhận xét chung về nguồn nước nơi các em đang sống đã được sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nước được bảo vệ hay ô nhiễm.
- Yêu cầu HS hãy nêu một vài việc các em có thể làm để tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
 Kết luận: Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khỏe cuộc sống của chúng ta.
Sắm vai xử lí tình huống
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận tìm cách xử lí tình huống và sắm vai thể hiện tình huống trong sgk.
- Nhận xét kết luận: Nước sạch có thể bị cạn và hết. Nước bẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó chúng ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phê phán hành vi tiêu cực, ủng hộ và thực hiện tiết kiệm bảo vệ nguồn nước.
 Nước là một trong những nguồn sống của chúng ta, vì thế tiết kiệm và bảo vệ nước là bảo vệ và duy trì sự sống trên Trái Đất.
- Chia nhóm, nhận bảng báo cáo. HS lần lượt viết lại kết quả từ phiếu điều tra của mình vào bảng báo cáo của nhóm.
- Dán kết quả của nhóm vào đúng nhóm trên bảng và nộp phiếu điều tra cho GV.
- Dựa trên kết quả chung tự rút ra nhận xét.
- Một vài HS trả lời.
- Một vài HS nhắc lại.
- Các nhóm thảo luận tìm giải đáp cho từng trường hợp.
- Một vài nhóm lên sắm vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm.
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào?
- Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
- Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? Tiết kiệm hay lãng phí?
- Thực hành sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
- Cần phê phán và ngăn chặng hành vi làm ô nhiễm và lãng phí nước.
- Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày16 tháng 3 năm 2010
 Chính tả
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. MỤC TIÊU
	* Rèn kĩ năng viết chính tả
 	1.Nghe viết đúng một đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng.
 	2.Làm đúng các bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n; dấu hỏi/ dấu ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- SGK, bảng lớp viết nội dung bài tập 2b
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 B. BÀI MỚI:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
 Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc bài viết.
- Đoạn văn trên có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
- GV hướng dẫn HS viết đúng các từ ngữ:  ... viết. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
- 2 HS đọc bài viết của mình về một tin thể thao.
- GV nhận xét tiết học; nhắc những HS viết chưa xong bài về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài viết.
Mĩ thuật
 VẼ TRANG TRÍ: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I.MỤC TIÊU:
-HS hiểu biết thêm về cách tìm và vẽ màu.
-Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích.
-Thấy được vẻ đẹp của màu sắc, yêu mến thiên nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Một số bài vẽ màu của học sinh các năm trước.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 A.KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Vẽ màu vào hình có sẵn 
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
3
4
Quan sát, nhận xét
-Yêu cầu HS xem hình vẽ sẵn ở vở tập vẽ 3 để các em nhận biết:
+Trong hình vẽ sẵn, vẽ những gì?
+Tên hoa đó là gì?
+Vị trí của lọ và hoa trong hình vẽ?
Cách vẽ màu
-Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ để học sinh biết cách vẽ màu:
+Vẽ màu ở xung quanh hình trước, ở giữa sau;
+Thay đổi hướng nét vẽ (ngang, dọc, xiên, thưa dày, đan xen,) để bài vẽ sinh động hơn;
+Vời sáp màu và bút chì màu không nên chồng nét nhiều lần;
Thực hành
-Giáo viên yêu cầu của bài tập:
Nhận xét, đánh giá
-Quan sát HS trình bày sản phẩm.
-Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ đẹp để cả lớp nhận xét .
-Giáo viên tóm tắt, đánh giá và xếp loại bài vẽ của học sinh.
-HS quan sát hình trong vở tập vẽ và nhận xét:
+Trong hình vẽ sẵn lọ và hoa.
+Hoa trong lọ là hoa sen.
+Vị trí của lọ và hoa được đặt cân đối giữa khung hình và ngay giữa chiếc bàn xinh xắn
-Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn mẫu để nắm được cách vẽ màu vào hình có sẵn.
-Học sinh thực hành vẽ màu vào hình có sẵn trong vở tập vẽ.
-Chọn màu vẽ theo ý thích và phù hợp với bức tranh.
-Học sinh vẽ xong trưng bày bài vẽ theo nhóm. Trong nhóm tự đánh giá và nhận xét bài vẽ lẫn nhau.
-Chọn một số bài vẽ đẹp mà mình thích để thi đua với nhóm bạn.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
-Trong hình vẽ sẵn, vẽ những gì?
-Khi thực hành vẽ màu vào hình có sẵn em cần chú ý điều gì?
SINH HOẠT LỚP
	1. Nhận xét tuần 28:
	- Đi học đầy đủ , đúng giờ .
	- H/s chăm chỉ , học giỏi đạt nhiều điểm tốt, bên cạnh đó còn có một số bạn làm bài cẩu thả , điểm yếu .
	- H/s giữ gìn vệ sinh trường lớp , vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Thực hiện tập thể dục giữa giờ nghiêm túc , xếp hàng nhanh .
	2. Kế hoạch tuần 29:
	- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của đội đề ra.
	- Duy trì sĩ số lớp: 100% , đi học đầy đủ.
	- Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ, không đùa nghịch.
	- Về học bài , làm bài tập đầy đủ .
	- Các khoản thu: tiếp tục nhắc nhở động viên h/s nộp đầy đủ.
 Tập làm va
 	 	 Tiết 3 Tiết 3	 Tiết 1 Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2006
 	 Tập đọc
TIN THỂ THAO
I MỤC TIÊU:
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 	- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài, các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: Hồng Công, SEA Games ( Xi Ghêm), Am- xtơ- rông, nản chí, lại lao vào, luyện tập, trường quyền, vô địch.
 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 	- Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài
 	- Hiểu được các bản tin thể thao: Thành công của vận động viên Việt Nam Nguyễn Thuý Hiền ; Quyết định của ban tổ chức SEA Games chọn chú Trâu vàng làm biểu tượng của SEA Games 22; gương luyện tập của Am- xtơ- rông.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- 3 HS đọc bài Cùng vui chơi và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 	- GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Để hiểu về thể thao, chúng ta cần đọc báo chí. Bài đọc hôm nay giúp các em làm quen với một số bản tin thể thao.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng rành mạch, hào hứng; nhấn giọng ở ngững từ ngữ thông báo tên tuổi, kết quả, thành tích, ý chí vượt khó của từng vận động viên, ý nghĩa biểu tượng của Trâu Vàng.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu trước lớp
- GV viết bảng: Hồng Công, SEA Games 22 ( Xi Ghêm hai mươi hai ), Am- xtơ- rông
 + Đọc từng đoạn trước lớp
GV chia bài thành 3 đoạn ( theo từng mẩu tin)
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Tóm tắt mỗi tin trong bài bài một câu ngắn? 
2. Tấm gương của Am- xtơ- rông nói lên điều gì? 
3. Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những gì? 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS thi đọc 3 bản tin. GV hướng dẫn đọc đúng phong cách bản tin. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ quan trọng.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc đúng nhất.
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Tin 1: Vận động viên Nguyễn Thu Hiền vừa đạt huy chương vàng môn trường quyền.
- Tin 2: Ban tổ chức SEA Games 22 đã chọn Trâu Vàng là biểu tượng của đại hội.
- Tin 3: Am- xtơ- rông lại đoạt giải vô địch vòng đua nước Pháp.
- Am- xtơ- rông là người có ý chí và nghị lực, nhờ vậy anh đã làm được những điều phi thường.
- Tin thời sự, giá cả thị trường, văn hoá giáo dục, dự báo thời tiết
- HS thi đọc các bản tin.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc đúng nhất
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Bài hôm nay cho em biết những bản tin thể thao nào?
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài. Nhắc HS về nhà tìm đọc các tin thể thao, nhớ lại một trận thi đấu thể thao để chuẩn bị cho tiết TLV tới.
Tiết 2 	
Tiết 1	 Thứ sáu ngày 31 tháng 3 năm 2006
	Tiết 4 	 Tự nhiên và xã hội	
THỰC HÀNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
I.MỤC TIÊU
	* Sau bài học. HS biết:
 	- Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà HS đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
 	- Khái quát hóa những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	- Các hình trong SGK trang 108, 109.
 	- Giấy khổ A 4, bút màu 
 	- Giấy khổ to, hồ dán.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
 1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng có trong tranh.
 	- So sánh những đặc điểmï giống nhau và khác nhau giữa thú nhà và thú rừng.
 2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: 	Thực hành: Đi thăm thiên nhiên
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
 2
 3
Đi thăm thiên nhiên
- Giáo viên dẫn học sinh đi thăm thiên nhiên ở ngay vườn trường.
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã học trong đó có chú thích các bộ phận.
- Dặn dò HS khi đi tham quan:
+ Không bẻ cành hái hoa, làm hại cây.
+ Trang phục gọn gàng, không đùa nghịch, chạy nhảy,
Giới thiệu tranh vẽ
- Yêu cầu các học sinh đưa trang của mình lên lớp.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Trong mỗi nhóm HS lần lượt giới thiệu cho các bạn nghe về tranh vẽ của mình.
- Giáo viên cùng HS đánh giá, nhận xét xem xét các nhóm làm tốt ở mặt nào và cần rút kinh nghiệm gì.
Thảo luận
- Giáo viên điều khiển học sinh thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Nêu những đặc điểm chung của thực vật; đặc điểm chung của động vật.
+ Nêu những đặc điểm chung của cả thực vật và động vật.
- Giáo viên sữa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm, sau đó kết luận: Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được còn thực vật thì không. Thực vật có thể quang hợp còn động vật thì không.
- Học sinh đi theo nhóm. Các nhóm trưởng quản lí các bạn không ra khỏi khu vực GV đãõ chỉ định cho nhóm.
- Từng HS ghi chép hay vẽ độc lập, sau đó về báo cáo với nhóm.
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV.
- HS đưa tranh của mình ra.
- HS làm việc theo nhóm: Lần lượt từng HS giới thiệu về tranh vẽ của mình: Vẽ cây/ con gì? chúng sống ở đâu? Các bộ phận chính của cơ thể là gì? Chúng có đặc điểm gì đặc biệt?
- Sau khi đã hoàn thành, các nhóm treo sản phẩm chung của nhóm mình lên bảng. Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp.
- Học sinh các nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
+ Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có những đặc điểm chung: Có rễ, thân, lá, hoa, quả.
+ Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn,khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
+ Thực vật và động vật đều là như ng4 cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS theo dõi, lắng nghe.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Các em vừa được tham quan, quan sát những nội dung gì?
- Bức tranh các em vẽ cây gì? con gì? Chúng có đặc điểm gì đặc biệt?
- Tiếp tục ôn tập lại kiến thức trong phần thiên nhiên.
- Nhận xét tiết học.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc