Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc.

Tiết 28 Bài: ÔN TẬP BÀI HÁT: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH TẬP KẺ KHUÔNG NHẠC VÀ VIẾT KHOÁ SON.

I – MỤC TIÊU.

Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ.

Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son.

Giáo dục học sinh yêu thích ca hát.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:

Nhạc cụ: Băng nhạc, máy nghe.

Biết một số động tác phụ hoạ theo nội dung bài.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 22 /3 / 2010
 Ngày dạy: Thứ tư : 24 / 3 / 2010
TUẦN 28
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Kiểm tra Toán
2
Kiểm tra Đọc hiểu
3
Kiểm tra Chính tả
4
Kiểm tra Tập làm văn
5
Môn: TOÁN
Tiết 138 : Bài: KIỂM TRA GIỮA HKII
( Đề trường ra )
	-----------------------------------------0--------------------------------------
Môn: TIẾNG VIỆT
Bài: KIỂM TRA GIỮA HKII
( Đề trường ra )
Kiểm tra đọc hiểu
Kiểm tra Chính tả
Kiểm tra Tập làm văn
-----------------------------------------0--------------------------------------
 Ngày soạn : 23 /3 / 2010
 Ngày dạy: Thứ năm : 25 / 3 / 2010
TUẦN 28
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình
- Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son.
2
Thủ công 
Làm đồng hồ để bàn. ( Tiết 1)
( Cô Thủy dạy)
3
Luyện từ và câu
Nhân hoá : Ôn cách đặt câu và trả lời câu hỏi Để làm gì ? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
4
Toán
Diện tích của môït hình
5
Tập viết
Ôn chữ hoa T . ( Tiếp theo
Môn: Âm nhạc.
Tiết 28 Bài: ÔN TẬP BÀI HÁT: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH TẬP KẺ KHUÔNG NHẠC VÀ VIẾT KHOÁ SON.
TUẦN 28
I – MỤC TIÊU.
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son.
Giáo dục học sinh yêu thích ca hát.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Nhạc cụ: Băng nhạc, máy nghe.
Biết một số động tác phụ hoạ theo nội dung bài.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh lên hát và gõ đệm theo phách. Bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Hướng dẫn :
* Động tác 1: ( Câu hát 1 và 2 ):
Chân bước 1 bước sang phải đồng thời nâng 2 bàn tay hướng về phía trước quay người sang phải , rồi sang trái. Sau đó lặp lại động tác trên nhưng đổi hướng.
 * Động tác 2: ( Câu hát 3 và 4 ):
Hai tay dang 2 bên, động tác chim vỗ cánh bay, chân nhún nhịp nhàng.
* Động tác 3: ( Câu hát 5 và 6 ):
Hai học sinh xoay mặt đối diện nhau, vỗ tay, nghiêng sang phải ,nghiêng sang trái, chân nhún theo nhịp 2.
* Động tác 4: ( Câu hát 7 và 8 ):
Hai học sinh nắm tay nhau đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc bằng cổ tay.
Hoạt động 3: Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son.
Chú ý: Các dòng kẻ cách đều không quá rộng. Khoá Son đặt ở đầu khuông nhạc.
Cả lớp hát lại 2 lần.
Học sinh luyện hát theo nhóm: vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Học sinh tập vận động phụ hoạ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Từng nhóm biểu diễn trước lớp.
Học sinh vừa hát vừa dùng nhạc cụ gõ đệm.
Học sinh kẻ khuông nhạc và viết khoá son.
3. Củng cố: Một nhóm lên hát và vận động phụ hoạ bài Tiếng hát bạn bè mình.
4. Dặn dò: Về luyện hát, gõ đệm, vận động phụ hoạ.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------------------0--------------------------------------
Môn: Luyện từ và câu.
Tiết 28 Bài: NHÂN HOÁ - ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ ? DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN.
TUẦN 28
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa
 ( BT1).
 Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? (BT2).
Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu (BT3).
Rèn cho học sinh kỹ năng dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 2.
3 tờ phiếu viết truyện vui ở bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng làm lại bài tập 2. Ôn tập tiết 2.
Trong bài thơ Em thương , làn gió và sợi nắng được nhân hoá bằng những từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người . Em hãy tìm những từ ấy.
Lời giải: a)
Sự vật được nhân hoá 
Từ chỉ đặc điểm của con người 
Từ chỉ hoạt động của con người 
Làn gió 
mồ côi 
tìm, ngồi 
Sợi nắng 
gầy 
run run, ngã.
b)Em thấy làn gió và sợi nắng trong bài thơ giống ai? Chọn ý thích hợp ở cột B cho mỗi sự vật nêu ở cột A:
 Nối: 
Giống một người bạn ngồi trong vườn cây 
Giống một người gầy yếu.
Giống một bạn nhỏ mồ côi.
Làn gió 
Sợi nắng 
 c) Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi cô đơn; những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Bài tập 1.
Giáo viên nhận xét chốt lại.
Bài tập 2:
Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
Giáo viên dán bảng 3 tờ phiếu, yêu cầu 3 em lên bảng thi làm bài.
Giáo viên nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Làm bài - phát biểu ý kiến.
Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng là tớ. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài.
Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Ngày mai, muông thú trong rừng mờ hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
Bài tập 3: Học sinh đọc nội dung bài tập. cả lớp theo dõi trong SGK và làm bài.
Nhìn bài của bạn.
Phong đi học về . Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
Hôm nay con được điểm tốt à ?
- Vâng ! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con
 nhìn bạn Long .
- Sao con nhìn bài của bạn ? 
Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
3. Củng cố: Chấm bài - nhận xét. Nhắc lại các cách nhân hoá có trong bài tập 1.
4. Dặn dò: Chú ý các hiện tượng nhân hoá sự vật, con người khi đọc thơ, văn.
Xem lại bài tập 3. Chuẩn bị “ Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy.”
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0--------------------------------------
Môn : Toán
Tiết 139 Bài : DIỆN TÍCH CỦA MÔÏT HÌNH
TUẦN 28
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp học sinh :
Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
Biết : Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đã tách. 
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Các miếng bìa, các hình ô vuông thích hợp có các màu khác nhau để minh hoạ các ví dụ 1, 2, 3 và các bài tập trong SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Viết số thích hợp vào chỗ trống :
3787 ; 3788 ;  ;  ; 
8900 ; 9000 ;  ;  ; 
Đọc các số sau : 62007 ; 87115 ; 71010
Giáo viên nhận xét. Ghi điểm.
 2. Bài mới : Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Giới thiệu biểu tượng về diện tích
Giáo viên giới thiệu 
Ví dụ 1 : Có 1 hình tròn và 1 hình chữ nhật. Đặt hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn. Ta nói : Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
 VD 2 : Hai hình A và B trong SGK là 2 hình như thế nào ?
 Vậy 2 hình trên có diện tích bằng nhau
 VD3 : Hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P so với diện tích hình M và N thế nào ?
Thực hành:
Bài 1 :
Yêu cầu HS nêu được hình tam giác ABC nằm trong hình tứ giác ABCD nên diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD
Bài 2 :
 P Q
Cho học sinh nêu được hình P nhiều ô vuông hơn hình Q.
 Bài 3 
 Giáo viên cắt miếng bìa hình vuông B gồm 9 ô vuông bằng nhau cắt theo đường chéo của nó để được 2 hình tam giác và ghép lại thành hình A để học sinh dễ nhận ra.
 Chấm bài, nhận xét.
Học sinh nghe giới thiệu .
Có hình dạng khác nhau, ô vuông bằng nhau
Diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N vì hình P 10 ô vuông, hình M 6 ô vuông , hình N 4 ô vuông
10 ô vuông = 6 ô vuông + 4 ô vuông
 Bài 1 :
HS nêu miệng.
 Câu nào đúng, câu nào sai
a) Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD S
b)Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD Đ
c) Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình tứ giác ABCD S 
 Bài 2 : - Học sinh đếm số ô vuông trong từng hình và so sánh.
1 học sinh lên bảng làm .
Lớp làm vở .
Nhận xét – chữa bài.
Hình P gồm 11 ô vuông; Hình Q gồm 10 ô vuông
Diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q
Bài 3 : 
Học sinh làm bảng con.
Học sinh quan sát để nhận ra:
Diện tích hình A bằng diện tích hình B bằng 9 ô vuông.
 3. Củng cố : 
Tìm diện tích của một hình là như thế nào ?- Tìm diện tích của một hình là tìm diện tích toàn bộ bề mặt của hình đó.
 4. Dặn dò : Về nhà xem lại bài làm bài tập 5
	Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
--------------------------------0----------------------------------
Môn : Tập viết
Tiết 28 Bài : ÔN CHỮ HOA T (Tiếp theo)
TUẦN 28
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Củng cố cách viết ch ... ệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên ra đề hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập.
Bài1,2,3,4,5,6,7,8,9,
10: 
Gọi 10 học sinh lên bảng làm mỗi em làm lần lượt 1 bài.
Cho lớp làm bài vào bảng con. 
Nhận xét – chữa bài
Bài 1: Có 350 kg cà phê đựng đều trong 5 bao. Hỏi 3 bao như thế có bao nhiêu kg cà phê ?
Gọi học sinh đọc đề. Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán nào ? 
Cho học sinh nêu các bước giải bài toán.
Gọi 2 học sinh lên bảng tóm tắt, giải 
Cho lớp làm vào vở. 
Giáo viên nhận xét, chữa bài.
 Bài 2: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài 978 m, chiều rộng bằng 1 nửa chiều dài. Tính chu vi sân vận động đó?
Gọi học sinh đọc đề. Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán nào ? 
Cho học sinh nêu các bước giải bài toán.
Gọi 2 học sinh lên bảng tóm tắt, giải 
Cho lớp làm vào vở. 
Giáo viên nhận xét, chữa bài.
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM(5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. 
10 học sinh lên bảng làm mỗi em làm lần lượt 1 bài.
Lớp làm bài vào bảng con. 
Nhận xét – chữa bài
Bài 1: Số 4569 : Có chữ số hàng chục là:
a. 4 b. 5 c. 6
Bài 2: Trong các số sau số nào là số bé nhất ?
26 528; 26 288; 26 821; 26 198; 26 418 là:
a. 26 821 b. 26 288 c. 26 198
Bài 3: 32m là chu vi của hình vuông có cạnh là:
a. 7 m b. 8 m c. 9 m 
 Bài 4: 245 cm là số thích hợp để điền vào chỗ chấm.
a. 2 m 15 cm =  cm b. 3 m 45 cm =  cm 
 c. 2 m 45 cm =  cm
 Bài 5: 5727 là kết quả của phép tính nào?
a. 2169 - 1376 b. 1370 x 3 
 c. 3254 + 2473
Bài 6 : Hình bên có: 
a. 3 góc vuông.
b. 4 góc vuông
c. 5 góc vuông.
Bài 7: Giá trị của biểu thức : 120 + 8 x 3 là: 
a. 134 b. 144 c. 154
Bài 8 : 902 là kết quả của phép chia nào? 
a. 631 : 7 b. 634 : 7 c. 6314: 7 
Bài 9 : Số liền trước liền sau của 3899 là:
a. 3888 ; 3980
b. 3890 ; 3891
c. 3898 ; 3900
Bài 10: Thứ 6 tuần này là ngày 27 tháng 3. Vậy thứ 2 tuần sau là ngày :
a. 29 tháng 3 b. 30 tháng 3 
 c. 31 tháng 3 
II – PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) 
Bài 1: - Học sinh đọc đề. Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Học sinh nêu các bước giải bài toán.
Bước 1: Tìm số ki lô gam cà phê đựng trong mỗi bao.
Bước 2: Tìm số ki lô gam cà phê đựng trong ba bao .
2 học sinh lên bảng tóm tắt, giải
Lớp làm vào vở. 
Nhận xét, chữa bài.
Tóm tắt:
5 bao : 350 kg cà phê.
3 bao :  kg cà phê ?
Giải
Số ki lô gam cà phê đựng trong mỗi bao là:
350 : 5 = 70 ( kg ) 
Số ki lô gam cà phê đựng trong ba bao là:
70 x 3 = 210 ( kg )
Đáp số: 210 ki lô gam cà phê.
Bài 2: Học sinh thực hiện.
 Tóm tắt:
 978m
 Chiều dài 
Chiều rộng
Chu vi : . m ?
Bài giải
Chiều rộng sân vận động hình chữ nhật là:
978 : 2 = 489 (m )
Chu vi sân vận động hình chữ nhật là:
(978 + 489 ) x 2 = 2 934 ( m)
Đáp số : 2 934 mét.
3. Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
4. Dặn dò: Về xem lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương, nhắc nhở.
-------------------------------------------0--------------------------------------
Môn : Hoạt động tập thể
Tiết 28. Bài : TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ( BÀI 5)(Tiết 2 ) + SƠ KẾT TUẦN 28
TUẦN 28
I – MỤC TIÊU:
Kiến thức : Học sinh biết tên đường phố xung quanh trường. Biết sắp xếp các đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn
. Kĩ năng : Học sinh biết các đặc điểm an toàn hoặc kém an toàn của đường đi
Học sinh biết lựa chọn đường đến trường an toàn nhất.
Thái độ : Có thói quen chỉ đi trên nhữngcon đường an toàn 
SƠ KẾT TUẦN 28
Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
II - CHUẨN BỊ:
Sơ đồvẽ to 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ : Nêu các loại đường an toàn ? - Đường có vỉa hè, đường rộng có dải phân cách.
Đường thẳng, ít khúc quanh, có vạch chia các làn xe chạy. Đường có số lượng xe đi lại vừa phải
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài . Ghi đề
 Hoạt động 1 : Luyện tập tìm con đường đi an toàn
Mục tiêu : vận động đặc điểm con đường an toàn và kém an toàn, quan sát và biết sử lí khi gặp trường hợp không an toàn
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Giáo viên cho học sinh xem sơ đồ
Giáo viên nhận xét, kết luận :
Cần chọn con đường an toàn khi đi đến trường, con đường ngắn có thể không phải là con đường an toàn nhất
Học sinh xem sơ đồ, tìm con đường an toàn nhất
Cả lớp thảo luận phần luyện tập trong SGK.
Học sinh trình bày lên bảng ( Vẽ to sơ đồ ) giải thích vì sao chọn đường A, không chọn đường B.
 Hoạt động 2 : Lựa chọn con đường an toàn khi đi học
Mục tiêu : Học sinh tự đánh giá con đường hàng ngày em đi học có đặc điểm an toàn hay chưa an toàn ? Vì sao ?
Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh giới thiệu con đườngtừ nhà em đến trường qua những đoạn đường nào an toàn và những đoạn đường nào chưa an toàn
Giáo viên phân tích ý đúng, chưa đúng của học sinh khi các em nêu tình huống cụ thể (Ở địa phương )
Học sinh tự giới thiệu con đường mình đi .Các bạn cùng đi (Gần nhà), có ý kiến bổ sung, nhận xét.
SƠ KẾT TUẦN 28
Gọi từng tổ nhận xét về tổ mình
Cho lớp trưởng nhận xét chung
Giáo viên nhận xét tình hình tuần 28:
Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy. Tham gia tốt các phong trào của nhà trường.
Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở. Thi giữa kỳ đạt kết quả chưa cao.
Các hoạt động khác : 
Tích cực tham gia các hoạt động trào mừng ngày thành lập Đoàn 26 / 3.
* Tổng kết hoa điểm 10 :  bông
2 Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ...
Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
Tham gia tốt các hoạt động của Đội.
Thực hành an toàn giao thông.
Từng tổ nhận xét về tổ mình
Lớp trưởng nhận xét chung
Ý kiến cá nhân .
Học sinh lắng nghe, theo dõi. 
 Học sinh lắng nghe, theo dõi để thực hiện.
 3. Củng cố : GV tóm tắt những ý chính cần lựa chọn con đường an toàn theo đặc điểm của địa phương.
Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
Giáo viên nhận xét.
 4. Dặn dò : Thực hiện đi đúng, an toàn.
Thực hiện tốt công tác tuần tới.
------------------------------------0-----------------------------------
TUẦN 28
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II - CHUẨN BỊ:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 28
Môn : Thể dục
Tiết 56 Bài : ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ.
 TRÒ CHƠI : “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
I - MỤC TIÊU : 
- Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
- Học sinh thuộc bài thể dục, thực hiện động tác tương đối chính xác. Tham gia chơi trò chơi tương đối chủ động, nhanh nhẹn.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, cờ nhỏ để cầm (mỗi học sinh 2 lá), kẻ sân cho trò chơi.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.
- Cho học sinh chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Cho học sinh khởi động các khớp.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Kết bạn”
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 1 tổ lên tập lại bài thể dục với cờ.
 Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. 
- Giáo viên điều khiển học sinh đồng diễn bài thể dục phát triển chung. 
- Cho cán sự điều khiển tập.
- Cho học sinh tập luyện theo tổ. 
- Giáo viên theo dõi, sửa sai.
* Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. 
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi , cho chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức. 
Cách chơi: Em số 1 bật nhảy lần lượt từ ô số 1 đến ô số 10 thì quay lại , tiếp tục bật nhảy lần lượt về đến ô số 1, chạm tay người số 2 . Em số 2 nhanh chóng bật nhảy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắngcuộc. Không được xuất phát trước lệnh chơi. Học sinh phải nhảy lần lượt các ô quy định, không bỏ cách ô, khi chơi phải an toàn 
( xem hình 68 )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi (Chia lớp thành hai đội ).
- Giáo viên nhận xét trò chơi .
4. Củng cố: 
- Cho học sinh đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
5. Dặn dò 
- Về nhà ôn lại bài thể dục phát triển chung với cờ .
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
100 - 200 
m
1’
1- 2’
12 - 14’
9 – 11’
2 – 3 lần
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT 
* LT
* * * * * * * * * * * 
* LT
* * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * 
* LT
8
9
7
10
5
6
4
2
3
1
XP
CB
Hình: 68
 * * *
 * * LT *
 * *
 * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28, thu 4,5,6.doc