Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - GV: Trương Thị Hảo

Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - GV: Trương Thị Hảo

TUẦN29 TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: BUỔI HỌC THỂ DỤC NS .

NG

I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:A-TẬP ĐỌC:1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

-Đọc đúng các từ ngữ:Đê-rốt-xi,Cô-rét-ti,Xtác-đi,ga-rô-nê,Nen-li,khuỷu tay.

-Biết cách đọc đúng các câu cảm,câu cầu khiến.

2-Rèn kỹ năng đọc - hiểu:-Hiểu được nội dung bài:Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HSbị tật nguyền.

B-KỂ CHUYỆN:1- Rèn kỹ năng nói:

-Dựa vào trí nhớ HSbiết nhập vai,kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

 2- Rèn kỹ năng nghe

 II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:Giáo viên:Tranh ảnh SGK;Học sinh SGK

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - GV: Trương Thị Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN29
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: BUỔI HỌC THỂ DỤC
NS.
NG
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:A-TẬP ĐỌC:1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các từ ngữ:Đê-rốt-xi,Cô-rét-ti,Xtác-đi,ga-rô-nê,Nen-li,khuỷu tay.
-Biết cách đọc đúng các câu cảm,câu cầu khiến.
2-Rèn kỹ năng đọc - hiểu:-Hiểu được nội dung bài:Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HSbị tật nguyền.
B-KỂ CHUYỆN:1- Rèn kỹ năng nói: 
-Dựa vào trí nhớ HSbiết nhập vai,kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
 2- Rèn kỹ năng nghe 
 II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:Giáo viên:Tranh ảnh SGK;Học sinh SGK 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
tg
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ: 
-Đọc bài “Cùng vui chơi”,TLCH SGK.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài:
+ Bức tranh vẽ gì ?
+Vì sao cậu bé trèo lên cột mà thầy giáo lại có vẻ chăm chú theo dõi ?
HĐ2- Luyện đọc: 
a-GV đọc mẫu toàn bài:HD đọc: 
Đoạn 1:Giọng đọc sôi nổi
Đoạn 2:Giọng đọc chậm rãi.
Đoạn 3:Giọng đọc hân hoan, cảm động
b-HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
-Đọc từng câu
Ghi:Đê-rốt-xi,Cô-rét-ti,Xtác-đi,ga-rô- nê , Nen- li .
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+Đặt câu với các từ :chật vật.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
HĐ3- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
+ Câu chuyện này có những nhân vật nào ?
+ Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì?(ĐT)
+ Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào ? (ĐT)
+ Vì sao Nen - li được miễn tập TD ?(ĐT)
+Vì sao Nen - li cố xin thầy cho được tập như mọi người ?(NC)
+Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen - li ?(ĐT)
+Em hãy tìm thêm 1 tên thích hợp đặt cho câu chuyện ?(NC)
HĐ4- Luyện đọc lại:
-Giáo viên đọc mẫu bài văn.
-Treo bảng phụ chép sẵn đoạn văn,HDđọc ngắt, nghỉ hơi và nhấn giọng khi đọc.
-Hướng dẫn học sinh đọc phân các vai: Người dẫn chuyện, Thầy giáo, 3 Học sinh cùng nói: Cố lên !...
Cả lớp và Giáo viên nhận xét - ghi điểm
H: Em học điều gì qua câu chuyện này?
Kể chuyện
-Giáo viên nêu nhiệm vụ: Kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
- Hướng dẫn học sinh kể chuyện: 
- Học sinh chọn kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật (có thể kể theo lời Nen-li,Thầy giáo,Đê-rốt-xi,Cô-rét - ti,Xtác - đi hoặc ga - rô – nê)
-Nhắc học sinh chú ý thế nào là nhập vai kể lại theo lời nhân vật ?
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên và cả lớp bình chọn bạn kể đúng yêu cầu , kể hấp dẫn nhất. 
Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà tiếp tục luyện kể theo lời của nhân vật và đọc kỹ đoạn 4 để chuẩn bị viết chính tả. 
*Chuẩn bị bài: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
-2HS đọc thuộc lòng bài
- HS quan sát tranh trong SGK .
1cậu bé gù cố leo lên cây cột. Thầy giáo có vẻ chăm chú theo dõi.Các bạnHSđứng dưới khích lệ.
+Vì đây là buổi học thể dục...
Nghe
2HS đọc CN-cả lớp ĐT từ khó 
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
Đọc chú giải sau bài đọc các từ ngữ trong mỗi đoạn.
-Đọc trong nhóm đôi
 - Cả lớp đọc ĐT toàn bài
- 1 Học sinh đọc cả bài.
+ Mỗi HS phải leo lên ...xà ngang.
+ Đê-rốt-xi và Cô - rét - ti leo như 2 con khỉ, Xtác - đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây, ga - rô - nê leo dễ như không, tưởng...vai.
+ Vì cậu bị tật từ nhỏ - (bị gù).
+ Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được.
+ Nen - li leo lên 1 cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đầm trán...cái xà.
+ Thầy giáo khen cậu giỏi, khuyên cậu xuống.....vẻ chiến thắng.
+ Học sinh phát biểu.
VD: Quyết tâm của Nen - li hay / Cậu bé cam đảm, 
/ Cậu bé dũng cảm !...
- 2 Học sinh luyện đọc đoạn văn.
- 2 nhóm thi đọc (mỗi nhóm 5 em).
- HS phát biểu
- 1 Học sinh kể mẫu.
- Học sinh tập kể đoạn 1 theo lời nhân vật (kể theo nhóm đôi)
- 1 số học sinh thi kể trước lớp.
MÔN
TOÁN
 DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I-MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó.
-Vận dụng để tính được diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-1số hình chữ nhật có kích thước20cm x30 cm,6 cm x 5cm,
3 cm x 4 cm
 III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
-GVđọc: 18 xăng-ti-mét vuông.
+1trăm năm mươi xăng-ti-mét vuông.
- GV nhận xét bảng con, bảng lớp - ghi điểm 
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài: 
HĐ2-XDquy tắc tính diện tích hình chữ nhật:
-Treo hình vẽ như SGK lên bảng.
+Hàng ngang có mấy ô vuông ?
+Có mấy hàng 4 ô vuông ?
+Có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
+ Vì sao em biết ?
-Giáo viên ghi bảng.
 4 x 3 = 12 (ô vuông)
-GV nói và chỉ vào hình vẽ:Biết 1 ô vuông có diện tích 1 cm2
-Diện tích hình chữ nhật ABCD là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
-GVghi bảng. 
-GVchỉ vào hình vẽ:
+4 cm là cạnh nào của hình chữ nhật ABCD 
+3 cm là cạnh nào của hình chữ nhật ABCD 
-Đơn vị đo chiều dài và chiều rộng thế nào ?
-Vậy muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
HĐ3- Thực hành:
Bài 1:(ĐT) HS nêu yêu cầu
-Nêu quy tắc tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chữa bài. 
Bài 2:(ĐT)HS đọc đề 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ?
-Giáo viên chấm 1 số vở.
Bài 3:(ĐT) HS đọc đề 
- Vận dụng quy tắc trên để làm vào vở.
-GVlưu ý :Chiều dài và chiều rộng không cùng đơn vị đo. 
+Trước khi tính diện tích ta phải làmntn?
- Giáo viên chấm điểm 1 số vở
- Nhận xét chữa bài trên bảng . 
Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài1,2/152(SGK) 
*Chuẩn bị bài sau: Luyện tập 
- 2HSviết ký hiệu trên bảng lớp 
- Lớp viết vào bảng con.
- Học sinh quan sát .
- 4 ô vuông
- 3 hàng.
- 12 ô vuông
- 4 x 3 = 12 (ô vuông)
-Nêu câu lời giải-1HS nêu phép tính.
- 4 x 3 = 12 (cm2).
- Học sinh nêu lời giải
-1Học sinh nêu phép tính.
- Cạnh chiều dài...
- Cạnh chiều rộng...
- Cùng đơn vị đo cm
Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).
 +1HS đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vàoVBT.
1HS lên bảng làm
+1HS đọc đề bài.
- CD: 8 cm, CR: 5 cm.
- Tính diện tích nhãn vở trên.
- 1 Học sinh lên bảng giải 
- Cả lớp giải bài vào vở 
- HS đối chiếu bài- tự chấm bài
 + 1 Học sinh đọc đề bài:
+ Đổi “Đề-xi-mét” sang “xăng-ti-mét ”
- 2 học sinh lên bảng giải
- Cả lớp giải bài vào vở .
- Học sinh tự chấm bài vào vở.
 MÔN
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (TIẾT2)
I-MỤCTIÊU:
- Củng cố kiến thức về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
- Học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-GV:VBT đạo đức 3.Các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 2.
-HS:VBT đạo đức 3
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ
Nước có tác dụng gì ?
Có1 người đem đổ rác ở bờ ao,bờ hồ.Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì?Vì sao? 
GV nhận xét
B-Dạy bài mới:1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn học sinh thực hành 
a-Hoạt động 1:Xác định các biện pháp 
Mục tiêu:-HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:
-Chia lớp thành nhóm 4:Đã giao ở tiết trước.
-Trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. 
-Cả lớp và GV nhận xét
-GVnhận xét kết quả HĐ của các nhóm,giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt,những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của Trái đất. 
b-Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu:HS biết đưa ra ý kiến đúng, sai.
Cách tiến hành: 
- Giáo viên kết luận .
a) Sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
b) Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn.
- Đúng, vì nếu khong làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.
d) Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
đ) Đúng, vì nước bị ô nhiễm xẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người.
e) Đúng, vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
c-Hoạt động 3:
-Chia lớp làm 4 nhóm và phổ biến cách chơi, trong thời gian là 3 phút, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy.Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc. 
-Mẫu phiếu như vở bài tập đạo đức 3
-Cả lớp và Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả chơi. 
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
-Kết luận chung: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi.
- Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt. 
- Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm khác bổ sung
-1 Học sinh đọc yêu cầu và các ý kiến ở bài tập 2.
- Học sinh làm theo nhóm 4, trong thời gian 2 phút
-HS đọc từng ý kiến trong vở bài tập - cả lớp dùng thẻ đúng, sai chọn ý kiến và giải thích vì sao ?
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả của nhóm mình lên bảng.
TIẾNG VIỆT(TH):LuyệnNhân hoá.Ôn cách đặt và TLCH:
“Để làm gì?”
I-Mục tiêu: -Rèn kĩ năng: sử dụng biện pháp nhân hoá và cách đặt và TLCH: Để làm gì?
II-Hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học
2-HD thực hành:
-HS đọc yêu cầu bài tập-HD làm vào vở buổi chiều-HS làm vào vở buổi chiều
-GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn
Bài 1:Đặt 3 câu có sử dụng biện pháp nhân hoá
Bài 2:Bài thơ dưới đây tả những con vật nào?Cách gọi và tả chúng có gì hay?
 Chú mướp
 Rúc rích nhà vắng ngắt
Một thằng Nhắt
Lấm lét
Nhào ra.
Lũ thóc trong bồ
Im thít
Thằng Nhắt 
Rung râu
Cười tít
Phốc
Nhanh như chớp
Chú Mướp
Chộp mồi
Thằng Nhắt nhe răng hết cười.
Nhà vắng ngắt
Trên bồ thóc 
Chú Mướp cuộn tròn đánh giấc.
Lũ thóc trong bồ rì rầm hát.
 Nguyễn Hồng Kiên
Bài 3:Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi: “Để làm gì ? ”
 a) Tất cả Học sinh trường em tích cực học tậpđể chào mừng kỷ niệm 30 năm giải phóng Đà Nẵng.
b) Cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c) Ngày mai muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
3-Nhận xét tiết học
TỰ NHIÊN-XÃ HỘI: THỰC HÀNH ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (T.1)
I-MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh b ... Thảo luận và làm bài.
- Các nhóm trình bày bài trên bảng .
- Nhận xét.
 MÔN
CHÍNH TẢ
( Nghe- viết)LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Rèn kỹ năng viết chính tả
- Nghe- viết đúng, chính xác 1 đoạn của bài “ “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.
- Làm đúng bài tập phân biệt các âm đầu, vần dễ viết sai: s /x in/ inh
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:2 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ : 
-Đọc:điền kinh,duyệt binh,truyền tin
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài 
HĐ2-HD nghe - viết chính tả:
a-Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
-GV đọc mẫu lần 1 đoạn viết.
-Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục ?
+ Đoạn văn sẽ viết có mấy câu ?
+ Những chữ nào được viết hoa trong bài ? 
+ Tìm từ ngữ khó viết có trong bài ?
–Ghi bảng -HDHSphân tích chính tả 
- Giáo viên nhận xét bảng con, bảng lớp. 
b- Giáo viên đọc mẫu lần 2:
- Giáo viên đọc 
c) Giáo viên đọc: Cho học sinh soát lỗi, chấm 1 số bài. Nhận xét bài viết trên bảng
HĐ3- Hướng dẫn Học sinh làm bài tập 
Bài 1a:
-Dán lên bảng 2 tờ phiếu 
-Chia lớp làm 2 đội A và B, mỗi đội cử 6 em lên làm bài theo cách thi tiếp sức.
-Cả lớp và GVnhận xét chốt lại lời giải đúng.
a)Bác sỹ - mỗi sáng - xung quanh - thị xã- ra sao - sút.
- Truyện vui trên gây cười ở điểm nào ?
Hoạt động nối tiếp:
 -Nhận xét tiết học.
- Về nhà soát lại lỗi và ghi lại những lỗi mình sai 2 dòng.
- 2 Học sinh lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con
- Học sinh nghe.
- 2 Học sinh đọc lại bài viết, cả lớp theo dõi trong SGK .
+ ...Để bồi bổ sức khoẻ...
- HSđọc thầm đoạn viết.
 + Những chữ đầu câu, đầu đoạn văn.
+ Học sinh nêu.
-1 Học sinh lên bảng viết. 
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh nghe.
-HSnghe - viết bài vào vở - 1 Học sinh lên bảng viết.
- Học sinh soát lỗi.
+1HS đọc yêu cầu bài. 
-HSđọc thầm truyện vui, làm bài vào vở bài tập 
 -Học sinh lên chơi
-2HSđọc truyện vui.
- Truyện giảm 20 cân: Người béo muốn gầy đi nên sáng nào cũng cưỡi ngựa chạy quanh thị xã kết quả, không phải anh ta gầy mà con ngựa của anh ta cưỡi gầy sút 20 cân vì phải chịu sức nặng của anh ta.
+ Truyện xếp thứ 3 :
Chinh khoe là bạn Vinh lớp mình xếp thứ 3 trong cuộc thi điền kinh, thực ra thì Vinh là xếp cuối cùng vì cuộc thi chỉ có 3 người.
 MÔN
TẬP LÀM VĂN
VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
NS.
NG.
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Rèn kỹ năng viết: 
- Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước, Học sinh viết được một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem.
-Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng,thành câu giúp người nghe hình dung được trận đấu.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Chép sẵn 6 câu hỏi gợi ý của bài tập 1, tiết tập làm văn tuần 28.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ:
-Kể lại một trận thi đấu thể thao mà các em đã có dịp xem (Bài1,tiết tập làm văn tuần 28).
- Giáo viên nhận xét 
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài: 
HĐ2- Hướng dẫn Học sinh viết bài:
Bài tập 1: 
-Treo bảng phụ ghi câu hỏi(Bài tập1 trang 28).
-Nhắc học sinh:
+Trước khi viết, cần đọc kỹ những câu hỏi gợi ý ở bài tập 1 - đó là những nội dung cơ bản cần kể tuỳ người viết vẫn có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.
+Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
+Nên viết vào giấy nháp những ý chính trước khi viết vào vở ( để có thói quen cân nhắc, thận trọng trước khi nói, viết).
*HS viết bài vào VBT
-Giáo viên chấm chữa1số bài, cho điểm nêu nhận xét chung.
Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
- Nêu yêu cầu những học sinh viết bài chưa tốt về nhà hoàn chỉnh bài viết.
- Chuẩn bị nội dung viết thư cho một bạn nước ngoài (mà em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, qua các bài đọc, cũng có thể là người bạn do em tưởng tượng ra.
- 2 Học sinh kể.
+1HS nêu yêu cầu của bài
-1HSđọc các câu hỏi-lớp đọc thầm
- Học sinh viết bài.
- 1 số học sinh tiếp nối nhau đọc bài viết.
MÔN: TOÁN
 PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I-MỤC TÊU : Giúp Học sinh :
-Biết Thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000(bao gồm đặt tính và tính đúng ).
-Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính và về tính diện tích hình chữ nhật.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vẽ hình ở bài 3, 4 vào trong giấy khổ to. 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
- Tính diện tích hình vuông có cạnh 8 cm.
-Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài
 7 cm, chiều rộng 5 cm. 
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài: 
HĐ2-HDthực hiện phép cộng 45732+36194. 
- Giáo viên ghi bảng phép cộng trên. 
- Nhận xét bảng lớp, bảng con
Muốn cộng hai số có nhiều chữ số ta làm như thế nào ?
HĐ3- Thực hành:.
Bài 1:(ĐT) Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu hs làm bài và nêu cách tính.
-Nhận xét bảng con, bảng lớp .
Bài 2:(ĐT) HS đọc đề 
- Bài toán cho biết gì ? 
-Bài toán hỏi gì ? 
-Treo hình vẽ như SGK lên bảng.
-Giáo viên chấm điểm 1 số bài.
Bài 3:(NC) HS đọc đề
-Dán hình vẽ lên bảng. 
-Bài toán cho biết gì ? 
-Bài toán hỏi gì ?
-Giáo viên thu 1 số vở chấm điểm 1 số bài 
-Nhận xét bài trên bảng .
Hoạt động nối tiếp:
- Tóm tắt nội dung bài
-Nhận xét tiết học.
- 1 Học sinh lên bảng làm
- 1 Học sinh lên bảng làm 
- Cả lớp làm bảng con.
-1HSlên bảng đặt tính và tính 
- cả lớp làm vào bảng con.
HS nêu cách thực hiện
- Muốn...ta viết các số hạng sao cho các chữ ở cuối cùng thành 1 hàng đều thẳng cột với nhau, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
+ 1 Học sinh đọc đề bài.
- Cả lớp làm bảng con - 4 Học sinh lên bảng làm 
+ 1 Học sinh đọc đề toán.
- 1 Học sinh lên bảng giải - Cả lớp giải vào vở 
+ 1 Học sinh đọc đề bài.
- 1 Học sinh lên bảng giải 
- Cả lớp giải vào vở.
Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
I-Nhận xét chung các mặt hoạt động:
1-Báo cáo tình hình học tập:+Đi học có chuyên cần không?
+Tình hình học tập ra sao?(Bạn nào tích cực học tập?Làm bài tập?Ngồi học trong lớp có làm việc riêng không?...).Thi giữa học kì II?
-Tổ trưởng báo cáo tình hình tổ mình về học tập.
-Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của các bạn trong lớp .
2-Báo cáo tình hình lao động và các hoạt động khác:
+Vệ sinh sân trường ai tham gia?Không tham gia?Vệ sinh có sạch sẽ không?
+Vệ sinh lớp học ra sao?Tổ nào trực nhật sạch sẽ?...
+Tham gia tập thể dục có nghiêm túc không?...
-Lớp phó lao động-kỉ luật báo cáo tình hình vệ sinh lớp,sân trường của các tổ.
-Lớp phó văn, thể, mĩ báo cáo tình hình văn nghệ, thể dục, tác phong của HS.
-Lớp trưởng báo cáo chung .Xếp loại thi đua giữa các tổ trong tuần vừa qua.
II-Đề nghị tuyên dương:-Tổ:;cá nhân bạn:.
-GV nhận xét chung tuần 2 tháng 4.
III-Hoạt động đội:-Đọc và làm theo báo đội
-Ổn định tổ chức lớp học.
Tiếng Việt(TH):Luyện viết chữ hoa:T(tt)
I-Mục tiêu:-Rèn kĩ năng viết chữ hoa nghiêng.
II-Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:Ghi đề
2-HD thực hành:
-GV viết mẫu vừa viết vừa HD cách viết từng chữ
-HS luyện viết bóng
-HS luyện viết bảng con-1 số HS lên bảng viết
-HS luyện viết vào vở buổi chiều
-Chấm điểm 1 số bài-Nhận xét bài vừa chấm.
3-Nhận xét tiết học.
TOÁN(TH):Luyện tập phép cộng các số trong phạm vi 100 000
I- Mục tiêu:-Rèn kĩ năng đặt tính rồi tính,giải toán có lời văn,giải toán về diện tích hình chữ nhật.
-GD HS lòng ham học toán.
II-Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu,yêu cầu tiết học
2-HD tự kiểm tra :-HS làm bài trong vở bài tập
-GV thu vở chấm điểm.
Bài 1:Đặt tính rồi tính
Bài 2:Giải toán có lời văn bằng 2 phép tính
Bài 3:Giải bài toán về diện tích hình chữ nhật có các số đo cho trước
3-Nhận xét tiết học
TỰ NHIÊN-XÃ HỘI(TC) :LUYỆN BÀI
THỰC HÀNH ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
I-Mục tiêu:Biết tác dụng của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
II-Các hoạt động dạy-học:
1-GV nêu nhiệm vụ,yêu cầu của tiết học.
2-HD HS
 thực hành trên bài tập:
-HS nêu yêu cầu của từng bài tập-GV HD HS nắm yêu cầu của bài tập.
-HS làm vào VBT-trao đổi nhóm đôi-trình bày trước lớp-Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
Bài 1/81:Hãy viết mô tả 1 số đặc điểm của từ 2 đến 3 cây em quan sát được khi đi thăm thiên nhiên
Bài 2/82:Hãy viết mô tả 1 số đặc điểm của một vài con vật em quan sát được khi đi thăm thiên nhiên
3-Nhận xét tiết học.
MÔN: MĨ THUẬT
VẼ TRANH: TĨNH VẬT (lỌ HOA VÀ QUẢ)
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết thêm về tranh tĩnh vật.
- Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích.
- Hiểu được vẻ đẹp tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu vẽ.
- Hình gợi ý cách vẽ.
III. Hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài- Ghi đề.
HĐ1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu 1 số tranh tĩnh vật các loại và tranh khác.
H: Vì sao gọi là tranh tĩnh vật?
- GV giới thiệu 1 số tranh để HS nhận xét biết về đặc điểm của tranh tĩnh vật.
HĐ2: Cách vẽ tranh
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ
+ Cách vẽ hình.
+ Cách vẽ màu.
HĐ3: Thực hành
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS vẽ vào vở.
HĐNT: Nhận xét, đánh giá.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét, xếp loại.
- Về nhà quan sát ấm pha trà để tiết sau học.
- HS vẽ vào vở
MÔN: ÂM NHẠC
TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC
I. Mục tiêu:
- HS nhớ tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Tập viết nốt trên khuông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ để kẻ khuông nhạc.
III. Hoạt động dạy học:
TGGD
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
- Gọi vài hs lên hát bài Tiếng hát bạn bè mình.
- Gọi hs lên kẻ khuông nhạc và viết khoá Son.
+ Nhận xét, tuyên dương.
1.Bài mới:
* Giới thiệu- Ghi đề bài
HĐ1: Tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông nhạc.
- Cho hs luyện tập theo nhóm.
- Gọi đại diện vài nhóm thực hiện trên bảng.
- Gọi hs nhận xét.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
HĐ2: Trò chơi âm nhạc
- GV hướng dẫn cách chơi.
- Cho HS chơi để nhớ tên các nốt nhạc trên bàn tay.
- Tổng kết, tuyên dương
HĐ3: Tập viết nốt nhạc trên khuông
- GV đọc HS viết các nốt nhạc.
* Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà tập viết các nốt nhạc trên khuông.
-3HS lên bảng thực hiện
- 1 hs 
- Luyện tập theo nhóm.
- Đại diện vài nhóm thực hiện. Nhận xét
- Cả lớp thực hiện trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29(sua 31-03).doc