Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Thủ công

Tiết 29: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 2)

 I. Mục tiêu.

 - HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.

 - Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỹ thuật.

 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.

II. Chuẩn bị.

 - Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công.

 - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.

 - Đồng hồ để bàn.

 - Giấy thủ công, kéo, bút chì ,thước kẻ , hồ dán .

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3C: 26.3.2013
3D: 27.3.2013
TUẦN 29
Thứ ba, ngày 26 tháng 3 năm 2013 
Thủ công
Tiết 29: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 2)
 I. Mục tiêu.
 - HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
 - Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỹ thuật.
 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Chuẩn bị.
 - Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công.
 - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
 - Đồng hồ để bàn.
 - Giấy thủ công, kéo, bút chì ,thước kẻ , hồ dán .
III. Các hoạt động dạy và học: 
1. KTBC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: Làm đồng hồ để bàn (Tiết 2)
Hoạt động 1: Ôn lại các bước làm đồng hồ để bàn
* Bước 1:Cắt giấy.
* Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ.
a) Làm khung đồng hồ.
b) Làm mặt đồng hồ.
c) Làm đế đồng hồ.
d) Làm chân đồng hồ.
* Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Thực hành
- HS thực hành cá nhân
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp.
IV. Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS làm tốt.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Làm đồng hồ để bàn: thực hành làm đồng hồ để bàn theo từng cá nhân.
3C: 27.3.2013
3D: 26.3.2013
TUẦN 29
Thứ ba, ngày 26 tháng 3 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 57: THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà hs quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
- Khái quát hóa những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
* KNS
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Tổng hợp các thông tin thu nhận được về các loại cây, con vật; Khái quát hóa về đặc điểm chung của thực vật và động vật.
- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: Kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.
- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin,...
II. Đồ dùng dạy học.
 - Các hình trang 108,109 ( SGK ).
- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi hs.
- Giấy khổ to, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- ? Em hãy nêu tác dụng của Mặt Trời?
- ? Người ta dùng năng lượng của Mặt Trời để làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên ( Tiết 1 )
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Thực hành đi thăm thiên nhiên:
Tiết 1: Đi thăm thiên nhiên.
- GV hướng dẫn hs đi thăm thiên nhiên ở ngay vườn trường.
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy.
- Hs đi theo nhóm. Các nhóm trưởng quản lí các bạn không ra khỏi khu vực gv chỉ định cho nhóm.
- Hs lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
* Lưu ý: Từng hs ghi chép hay vẽ độc lập, sau đó về báo cáo với nhóm. Nếu có nhiều cây cối và các con vật, nhóm trưởng sẽ hội ý phân công mỗi bạn đi sâu tìm hiểu1 loài để bao quát được hết.
3. Củng cố, dặn dò:
- ? Nhận xét đặc điểm, quá trình thực vật, động vật đã quan sát được?
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Học bài và chuẩn bị bài sau: Thực hành đi thăm thiên nhiên (tiết 2) – Báo cáo kết quả thực hành
TUẦN 29
Thứ tư, ngày 27 tháng 3 năm 2013 
Âm nhạc
TIẾT 29: TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC
I.Mục tiêu:
- Ôn lại và tập biểu diễn một số bài hát đã học. 
- Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc.
II. Chuẩn bị:
khuông nhạc có vị trí các nốt nhạc từ đô đến si.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS hát bài Tiếng hát bạn bè mình. GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tập ghi nhớ hình nốt tên nốt trên khuông.
- Treo bảng phụ kẻ khuông nhạc có vị trí các nốt nhạc.
 HS quan sát.
- Tổ chức cho HS lên ghi hình nốt , tên nốt trên khuông nhạc theo yêu cầu của giáo viên
- Nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: Tập viết các nốt nhạc trên khuông
	- Đọc chậm tên từng nốt ở 4 ô nhịp đầu trong bài “ Con chim non” dân ca Pháp để cho HS tập viết nốt nhạc vào vở trên 2 khuông nhạc đã kẻ ở tiết trước.
	- Cho HS nhận xét một số bài của HS. GV nhận xét đánh giá.
- Đệm đàn cho HS trình bày lại bài hát Con chim non dân ca Pháp.
 Hoạt động 3: Tập biểu diễn	
Tổ chức cho học sinh tập biểu diễn cá nhân một số bài hát đã học.
HS thực hiện.
GV chọn HS khá làm BGK nhận xét bình chọn HS hát tốt để tuyên dương.
GV nhận xét lại.	
4. Củng cố dặn dò : 
- GV yêu cầu HS đọc lại vị trí các nốt nhạc: Đô, rê, mi, fa, sol, la, si.
- CB: Tiết 30: Kể chuyện âm nhạc: Chàng Oóc- phê và cây đàn Lia.
Nghe nhạc.
3C: 28.3.2013
3D: 29.3.2013
TUẦN 29
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 58: THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà hs quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
- Khái quát hóa những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
*KNS
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Tổng hợp các thông tin thu nhận được về các loại cây, con vật; Khái quát hóa về đặc điểm chung của thực vật và động vật.
- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: Kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.
- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin,...
II. Đồ dùng dạy học.
Phiếu ghi kết quả thực hành tiết trước
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định
2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên ( Tiết 2 )
Tiết 2: Làm việc tại lớp:
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
+ GV tổ chức, giao nhiệm vụ cho hs làm việc trong nhóm.
- Từng cá nhân báo cáo với nhóm những gì bản thân đã quan sát được kèm theo bản vẽ phác thảo hoặc ghi chép cá nhân.
- Y/c các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Cả nhóm cùng bàn bạc cách thể hiện và vẽ chung hoặc hoàn thiện các sản phẩm cá nhân và đính vào 1 tờ giấy khổ to.
- Các nhóm treo sản phẩm chung của nhóm mình lên bảng. Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp.
- GV và hs cùng đánh giá.
Hoạt động 2: Bạn biết gì về động vật, thực vật
-GV chia HS thành 2 nhóm, nhóm động vật và nhóm thực vật, căn cứ theo bài vẽ của các HS.
- YC các HS ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhỏ, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1; YC các HS ở đội vẽ tranh thực vật cũng chia thành các nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận số 2.
PHIẾU THẢO LUẬN SỐ 1
-Hãy dán tranh đã vẽ về con vật mà em đã quan sát được và kể thêm tên 1 loài động vật khác. Nêu đặc điểm của chúng để hoàn thành bảng sau:
Con vật
Đặc điểm
Đầu
Mình
Cơ quan di chuyển
Điểm đặc biệt
-Cho các nhóm thảo luận 10 phút, sau đó dán các kết quả lên bảng.
- YC các nhóm trình bày.
- YC các nhóm nhận xét, bổ sung.
-Hỏi HS: Em thấy thực vật và động vật khác nhau ở điểm nào?
-GV kết luận: Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được còn thực vật thì không. Thực vật có thể quang hợp còn động vật thì không.
-Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi là sinh vật.
4. Củng cố, dặn dò:
- ? Nêu đặc điểm chung của thực vật, động vật.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương tổ nhóm có ý thức học bài.
- Học bài và chuẩn bị bài sau: Trái Đất. Quả địa cầu
3C: 29.3.2013
3D: 28.3.2013
TUẦN 29
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2013 
Đạo đức
Tiết 29: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống
- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
- HS biết sử dụng tiết kiệm nước. Biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
- HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiêm nguồn nước. 
* Nội dung tích hợp/ lồng ghép: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần bảo vệ môi trường. 
* KNS
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. 
III. Chuẩn bị.
 - Phiếu học tập.
 - Vở bài tập đạo đức.
IV. Các hoạt động dạy và học.
1.Ổn định:
2.KTBC: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 
+Ta nên sử dụng nguồn nước như thế nào?
-Nhận xét 
3.Bài mới: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( Tiết 2 )
Hoạt động1: HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
- Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung.
-Hoạt động nhóm, thảo luận tìm ra biện pháp hay nhất.
-GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt. Những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của Trái Đất.
 Hoạt động 2: HS biết đưa ra ý kiến đúng ,sai
-GV chia nhóm, phát phiếu học tập, các nhóm đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do
- Hs các nhóm nhận phiếu học tập đánh giá và giải thích các ý kiến.
a, Nước sạch không bao giờ cạn s
b, Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm s
c, Nguồn nước cần đựơc giữ gìn và bv cho cuộc sống hôm nay và mai sau đ
d. Nước thải của nhà máy bệnh viện cần được xử lí đ
đ. Gây ô nhiễm nguồn nớc là phá hại môi trờng đ
c, Sử dụng nớc ô nhiễm là có hại cho sk đ
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
Hoạt động3: Trò chơi ai nhanh ai đúng
Mục tiêu:HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
 -GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi. Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Việc làm tiết kiệm nước
Việc làm gây lãng phí nước
Việc làm bv nguồn nước
Việc làm gây ô nhiễm nuồn nước
-Nhận xét và đánh giá. 
Kết luận: Nước là tài nguyên quý nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó chúng ta cần sử dụng hợp lí. tiết kiệm và bảo vệ để nguồn ... , hướng dẫn cho HS biết cách chơi. 
* Chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau, yêu cầu HS phải nhảy đúng ô và nhảy nhanh. GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi, cho chơi thử 1 lần, sau đó cho chơi chính thức 3 lần.
- Nhận xét : GV nhận xét.
3/ Phần kết thúc
_ Cho HS chạy chậm, thả lỏng
_ Gv cùng HS hệ thống bài
_ Nhận xét tiết học
_ Chuẩn bị bài sau
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2013 
Thể dục
Tiết 58 : BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ.
 TRÒ CHƠI: “AI KÉO KHOẺ”
I/ MỤC TIÊU
- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
 _ Địa điểm : Trên sân trường
 _ Phương tiện : Còi , kẻ sân
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/ Phần mở đầu
_ GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học
_ Cho HS khởi động
_ Chơi trò chơi “ Vòng tròn”
_ GV hướng dẫn cho HS chơi trò chơi
2/ Phần cơ bản
a/ Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ
* Thuộc bài và thực hiện các động tác tương đối chính xác. 
- GV cho cả lớp ôn bài TD 4 lần. 
Lần 1, 2 : GV chỉ huy, 
Lần 3, 4 CS hô nhịp, giữa các lần cho các em nghỉ ngơi tích cực.
- Nhận xét : GV nhận xét.
b/ Trò chơi “ Ai kéo khỏe”
* Biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi.
+ GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích, hướng dẫn cho HS biết cách chơi. 
+ Cho cả lớp chơi thử 1 lần, sau khi các em nắm vững luật mới tổ chức chơi chính thức có phân thắng thua. Khi GV hô “Bắt đầu”, HS thi đua kéo bạn về phía mình, cố gắng làm cho bạn vượt qua vạch giới hạn. GV cho các em chơi theo từng đôi, sau 1 số lần thì đổi cặp chơi khác.
- Nhận xét : GV nhận xét.
3/ Phần kết thúc 
_ Cho HS chạy chậm, thả lỏng
_ GV cùng HS hệ thống bài
_ Nhận xét tiết học
_ Chuẩn bị bài sau
TUẦN 29 (BUỔI CHIỀU)
3C: 29.3.2013
3D: 1.4.2013
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 29: TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Ôn lại và tập biểu diễn một số bài hát đã học.
	Ø HS khá, giỏi: Tập viết các nốt nhạc trên khuông.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø bảng phụ khuông nhạc và khoá Son. 
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại bài hát tiếng hát bạn bè mình. 
3. Bài mới: tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc
ó Hoạt động 1: Tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông.
- Treo bảng phụ kẻ khuông nhạc, ghép các nốt nhạc bằng bìa cho HS ôn tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông.
- Tổ chức cho HS lên ghép hình nốt , tên nốt trên khuông nhạc theo yêu cầu của giáo viên
- Nhận xét đánh giá.
ó Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi chỉ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.
- Cho HS giơ bàn tay ra. GV đọc tên cac nốt nhạc cho HS tự chỉ trên khuông nhạc bàn tay của mình.
- Tổ chức cho học sinh tập biểu diễn một số bài hát đã học.
ó Hoạt động 3: Tập viết các nốt nhạc trên khuông
- Đọc chậm tên từng nốt ở 4 ô nhịp đầu trong bài “ Con chim non” dân ca Pháp để cho HS tập viết nốt nhạc vào vở trên 2 khuông nhạc đã kẻ ở tiết trước.
- Cho HS nhận xét một số bài của HS. GV nhận xét đánh giá.
- HS trình bày lại bài hát Con chim non dân ca Pháp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- HS trình bày lại bài hát Tiếng hát bạn bè mình kết hợp vận động phụ hoạ. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Nhắc HS về nhà ôn tập, tập biểu diễn bài hát kết hợp thực hiện các động tác phụ hoạ. Luyện tập ghi nhớ tên vị trí 7 nốt nhạc đ được giới thiệu, tập kẻ khuông nhạc, khoá Son.
- Chuẩn bị: Kể chuyện âm nhạc: Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia. Nghe nhạc.
3C: 29.3.2013
3D: 1.4.2013
TUẦN 29
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2013 
Tự học
Tiết 29: ÔN TẬP
I MỤC TIÊU
- Ôn tập kiến thức toán đã học về các số trong phạm vi 100 000.
- Làm được các phép tính trong dạng toán đã học
II CHUẨN BỊ
- Nội dung các bài toán
III HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. KTBC
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
- Giáo viên ghi lần lượt các bài toán trên bảng
- HS làm vào tập
I.Phần trắc nghiệm: 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
1.Số liền trước của 3275 là :
 A .3273 B .3274 C. 3276 D .3174
2. hình bên có mấy góc vuông?
 A. 1 góc vuông
 B. 2 góc vuông
 C. 3 góc vuông
3 . Trong các tháng sau tháng nào có 31 ngày ? 
 A. Tháng 2 B. Tháng 4 C. Tháng 5 D. Tháng 6
 4.Số thích hợp điền vào chỗ chấm 3km 12m = .... m là:
 A. 312 B. 3012 C. 3120 D . 3102
II. Phần tự luận: ( 8 đ)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a,3467, 3468,.... .. ,...............,3471,.............. ,..............,
b,7007, 7008,............, ..........,7011, 7012..,................,
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 4273 +1875 9763 - 1324 2388 x 4 3657 : 9
Bài 3: Một trại gà trong 5 ngày đã thu được 3150 quả trứng. Hỏi nếu gà cứ đẻ đều như thế thì trong 9 ngày thu được bao nhiêu quả trứng?
- HS lên bảng sửa sai
- Nhận xét – chấm điểm bài làm của học sinh
4. Củng cố
Xem lại các kiến thức đã học
Nhận xét tiết học
TUẦN 29 (BUỔI CHIỀU)
Thứ ba, ngày 26 tháng 3 năm 2013 
Toán
Tiết 85: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó.
- Vận dụng để tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán lớp 3 tập 2
III.Hoạt động dạy học: 
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 62,63
Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu):
Chiều dài
Chiều rộng
Diện tích hình chữ nhật
Chu vi hình chữ nhật
15cm
9cm
15 x 9 = 135 (cm2)
(15 + 9) x 2 = 48 (cm)
12cm
6cm
20cm
8cm
25cm
7cm
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 	12 x 6 = 72 (cm2)	(12 + 6) x 2 = 36 (cm)
20 x 8 = 160 (cm2)	(20 + 8) x 2 = 60 (cm)
25 x 7 = 175 (cm2)	(25 + 7) x 2 = 64 (cm)
Bài 2: Một nhãn vỡ hình chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 5cm. Tính diện tích nhãn vở đó.
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài giải
Diện tích của nhãn vở đó là:
8 x 5 = 40 (cm2)
Đáp số: 40 (cm2)
Bài 3: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 2dm, chiều rộng 9cm.
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài giải
2dm = 20 cm
Diện tích hình chữ nhật là:
20 x 9 = 180 (cm2)
Đáp số: 180 (cm2)
4cm
2cm
3cm
M
N
D
C
B
A
Bài 4: Tính diện tích các hình chư nhật: AMND, MBCN và ABCD có kích thước ghi trên hình vẽ.
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở
- Nhận xét, sửa sai
 Bài giải
Diện tích hình chữ nhật AMND là:
4 x 2 = 8 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật MBCN là:
4 x 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
8 + 12 = 20 (cm2)
Đáp số: 	AMND: 8 (cm2)
	MBCN: 12 (cm2)
	ABCD: 20 (cm2)
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại cách tích chu vi và diện tích hình chữ nhật
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2013 
Toán
Tiết 86: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về quy tắc tính diện tích hình vuông khi biết cạnh của nó.
- Vận dụng để tính diện tích hình vuông đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán lớp 3 tập 2
III.Hoạt động dạy học: 
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 65
Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu):
Cạnh hình vuông
Diện tích hình vuông
Chu vi hình vuông
2cm
2 x 2 = 4 (cm2)
2 x 4 = 8 (cm)
4cm
6cm
8cm
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 	4 x 4 = 16 (cm2)	4 x 4 = 16 (cm)
6 x 6 = 36 (cm2)	6 x 4 = 24 (cm)
8 x 8 = 64 (cm2)	8 x 4 = 32 (cm)
Bài 2: Một miếng nhựa hình vuông cạnh 40mm. Hỏi diện tích miếng nhựa đó là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài giải
40mm = 4cm
Diện tích miếng nhựa đó là:
4 x 4 = 16 (cm2)
Đáp số: 16 (cm2)
Bài 3: Một hình vuông có chu vi 24cm. Tính diện tích hình vuông đó.
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài giải
Cạnh hình vuông đó là:
24 : 4 = 6 (cm)
Diện tích hình vuônglà:
6 x 6 = 36 (cm2)
Đáp số: 36 (cm2)
4cm
Bài 4: Ghép 6 miếng nhựa hình vuông cạnh 4cm thành hình chữ nhật (xem hình vẽ). Tính diện tích hình chữ nhật đó.
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở
- Nhận xét, sửa sai
 Bài giải
Diện tích miếng nhựa hình vuông là:
4 x 4 = 16 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
16 x 6 = 96 (cm2)
Đáp số: 96 (cm2)
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại cách tích chu vi và diện tích hình chữ nhật
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ hai, ngày 1 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 87: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về cộng các số trong phạm vi 100 000. (đặt tính và tính đúng)
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 67
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
36472 + 55418	78219 + 16758	85063 + 7892
47409 + 48566	81567 + 9278	9889 + 90111
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
85063
7892
92955
+
78219
16758
94977
+
36472
55418
91890
+
* Kết quả: 	
9889
90111
100000
+
81567
9278
90845
+
47409
48566
95975
+
Bài 2: Phân xưởng Một may được 4620 cái áo, phân xưởng Hai may được nhiều hơn phân xưởng Một 280 cái áo. Hỏi hai phân xưởng đó may được tất cả bao nhiêu cái áo?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài giải
Số các áo phân xưởng Hai may được là:
4620 + 280 = 4900 (cái áo)
Số các áo cả hai phân xưởng may được là:
4620 + 4900 = 9520 (cái áo)
Đáp số: 9520 (cái áo)
Bài 3: Giải bài toán sau bằng hai phép tính:
3cm
3cm
3cm
N
M
B
D
C
A
Hai hình vuông có cạnh đề bằng 3cm và ghép lại thành hình chữ nhật (như hình vẽ). Tính diện tích của hình chữ nhật ABMN.
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở
- Nhận xét, sửa sai
 Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật ABMN là:
3 + 3 = 6 (cm)
Diện tích hình chữ nhật ABMN là:
6 x 3 = 18 (cm2)
Đáp số: 18 (cm2)
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại cách tích chu vi và diện tích hình chữ nhật
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 29 mot cot.doc