Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng

I . MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

 A . Tập đọc

 1.Đọc thành tiếng

 Đọc trôi chảy toàn bài .Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

 Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện , biết nhấn giọng các từ gợi tả , gợi cảm : lạnh buốt , ấm ơi là ấm , bối rối , phụng phịu, dỗi mẹ, thì thào,

2.Đọc hiểu

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài .

 Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện :anh em phải biết thương yêu , nhường nhịn , quan tâm đến nhau

 Nắm được diễn biến câu chuyện

B . Kể chuyện

 1 . Rèn kĩ năng nói

 Dựa vào gợi ý trong SGK , HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan ; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung ; biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt .

2 .Rèn kĩ năng nghe

 Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ,biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .

II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 Tranh minh hoạ bài đọc

 Bảng phụ viết gợi ý từng đoạn câu chuyên “ Chiếc áo len” .

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1 . Ổn định

2 . Kiểm tra bài cũ

HS đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời câu hỏi 2 , 3 sau bài .

GV nhận xét – Ghi điểm

 

doc 31 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
TIẾT 1+2
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
CHIẾC ÁO LEN
I . MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
 A . Tập đọc
 1.Đọc thành tiếng
Đọc trôi chảy toàn bài .Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện , biết nhấn giọng các từ gợi tả , gợi cảm : lạnh buốt , ấm ơi là ấm , bối rối , phụng phịu, dỗi mẹ, thì thào, 
2.Đọc hiểu 
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài .
Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện :anh em phải biết thương yêu , nhường nhịn , quan tâm đến nhau 
Nắm được diễn biến câu chuyện 
B . Kể chuyện 
 1 . Rèn kĩ năng nói 
 Dựa vào gợi ý trong SGK , HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan ; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung ; biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt .
2 .Rèn kĩ năng nghe 
 Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ,biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn . 
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Tranh minh hoạ bài đọc 
Bảng phụ viết gợi ý từng đoạn câu chuyên “ Chiếc áo len” . 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra bài cũ 
HS đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời câu hỏi 2 , 3 sau bài . 
GV nhận xét – Ghi điểm 
3 . Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài : 
 GV giúp các em quan sát tranh minh hoạ về chủ điểm và bài học . 
3.2. Luyện đọc
Đọc mẫu:GV đọc mẫu cả bài ,gợi ý cách đọc 
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
*Đọc từng câu :
 + GV theo dõi HS đọc , NX hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS dễ phát âm sai
*Đọc từng đoạn trước lớp 
 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (4đoạn)
 -GV kết hợp giải nghĩa từ 
*Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng
-Thi đọc giữa 2 nhóm
* 1 HS đọc cả bài
3.3.Hướng dẫn tìm hiểu nội dung : 
*Một HS đọc đoạn 1, cả lớp theo dõi, tìm ý trả lời. 
+ Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào? 
 áo màu vàng , có giây kéo ở giữa , có mũ đội , ấm ơi là ấm .
GV nhận xét ,chuyển ý.
*1 HS đọc đoạn 2 . Cả lớp đọc thầm , HS trao đổi nhóm.
+ Vì sao Lan dỗi mẹ ?
 vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc đắt tiền như vậy .
GV nhận xét ,chuyển ý.
* HS tìm hiểu đoạn 3
+ Anh Tuấn nói với mẹ những gì ?
 Mẹ giành hết tiền mua áo cho em Lan . Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm , nếu lạnh con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong .
*1 HS đọc đoạn 4 , cả lớp đọc thầm trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi :
+ Vì sao Lan ân hận ? 
+ Vì Lan đã làm cho mẹ buồn .
+Vì Lan thấy mình ích kỉ , chỉ biết nghĩ đến mình , không nghĩ đến anh .
+ Vì Lan cảm động trứơc tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn , độ lượng của anh 
GV nhận xét , giáo dục tư tưởng.
*Cả lớp đọc thầm toàn bài , suy nghĩ , tìm một tên khác cho truyện .
HS tự suy nghĩ phát biểu suy nghĩ của mình 
VD như :Mẹ và hai con ; Tấm lòng người anh , Cô bé ngoan , Cô bé biết ân hận  
GV trao đổi thêm với HS : Các em có khi nào đòi cha mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo không ? Có khi nào em dỗi một cách vô lí không ? Sau đó em có nhận ra mình sai và xin lỗi không ?
GV tổng kết bài.
3.4. Luyện đọc lại 
- GV nhắc các em đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật , chọn giọng phù hợp với lời thoại .
-Tổ chức cho HS thi đọc theo vai.
GV cùng cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm đọc hay nhất ( đọc đúng , thể hiện được tình cảm của các nhân vật ) 
B . KỂ CHUYỆN 
1 . GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào các câu hỏi trong SGK kể từng đoạn trong truyện Chiếc áo len theo lời kể của Lan 
2. Hương dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
- GV giải thích từng yêu cầu 
- Kể mẫu đoạn 1 
- GV mở bảng phụ đã viết gợi ý kể từng đoạn trong SGK .
- HS từng cặp tập kể 
- HS kể trước lớp 
GV cùng cả lớp nhận xét về nội dung, về diễn đạt về cách thể hiện , bình chọn bạn kể tốt nhất .
GV cùng cả lớp tuyên dương những em có lời kể sáng tạo 
4 . Củng cố – Dặn dò 
Em học được điều gì qua câu chuyện này ? 
GV nhận xét tiết học ,dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện và đọc trước bài Quạt cho bà ngủ
.
TIẾT 3
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC 
 I . MỤC TIÊU 
Giúp HS :
Ôn tập , củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc , về tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác .
Củng cố nhận dạng hình vuông , hình tứ giác qua bài “ đếm hình” và “ vẽ hình” 
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra bài cũ: Gọi HS chữa bài tập , Gv nhận xét và đánh giá 
3 . Bài mới
 * Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa.
* Thực hành
GV tổ chức, hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài toán.
Bài 1:HS đọc đề câu a, nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát hình SGK để biết đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn :
AB = 34cm ; BC = 12cm ; CD = 40 cm ;
- HS nêu cách làm.HS tự làm vào vở, 1HS lên bảng giải.
 Giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là : 
34 + 12 + 40 = 86(cm) 
 Đáp số: 86 cm 
Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đề câu b, nêu yêu cầu.
- HS tự làm.
 Giải 
Chu vi hình tam giác MNP là :
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đáp số : 86 cm 
*GV liên hệ câu a ) với câu b) để thấy hình tam giác MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín ,độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng chính là chu vi hình tam giác .
Bài 2 :HS đọc đề, nêu yêu cầu bài toán.
HS nhắc lại cách đo độ dài mỗi cạnh, cách tính chu vi hình chữ nhật.HS tự làm.
 Giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là : 
3 + 2 + 3 + 2 = 10(cm) 
 Đáp số: 10 cm 
 Bài 3 : 
Hướng dẫn HS cách đếm hình bằng cách đánh số thứ tự vào từng phần hình.
4nhóm thi đua, nêu đáp án đúng là:
-5 hình vuông ( 4 hình nhỏ và 1 hình vuông to) 
-6 hình tam giác ( 4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to) . 
GV theo dõi, nhận xét.
Bài 4: GV hướng dẫn HS cách làm, yêu cầu HS về nhà làm vào vở.
5 . Củng cố – Dặn dò 
Hỏi lại bài 
 - Về làm bài tập số 4 trang 12
.
TIẾT 4
THỂ DỤC
TẬP HỢP HÀNG NGANG , DÓNG HÀNG , ĐIỂM SỐ 
I . MỤC TIÊU
Ôn tập : Tập hợp đội hình hàng dọc , dóng hàng , điểm số , quay phải , quay trái , dàn hàng,dồn hàng. Yêu cầu thực hiện thuần thục những kĩ năng này ở mức độ chủ động 
Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động .
II . ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN 
Nơi thoáng mát bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ .
Còi , kẻ sân chơi trò chơi .
III . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
 1 . Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học .
Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo 
Giậm chân tại chỗ 
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường .
- Chơi trò chơi” Chạy tiếp sức ”
2 . Phần cơ bản 
- GV hướng dẫn ôn tập đội hình hàng dọc , dóng hàng , điểm số , quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng 
HS ôn tập các động tác đội hình hàng dọc , dóng hàng , điểm số , quay , quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng ( lpớ trưởng hô cho lớp tập ) 
- GV nhắc HS chú ý động tác để thực hiện tốt 
* Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy” 
GV nêu cách chơi 
GV nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi , chủ động tham gia trò chơi . Sau một số lần thì đổi vị trí người chơi .
3 . Phần kết thúc 
HS đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát .
GV nhận xét giờ học 
Về ôn động tác đi đều và đi kiễng gót hai tay chống hông .
óóóóó&óóóóó
 Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
TIẾT 1
Toán
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN 
I . MỤC TIÊU
Giúp HS : 
- Củng cố cách giải bài toán về “nhiều hơn , ít hơn” 
- Giới thiệu bổ sung bài toán về “ Hơn kém nhau một số đơn vị” ( Tìm phần “ nhiều hơn “ hoặc “ ít hơn” ) .
II . CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1 , Ổn định
2 , Bài cũ:HS lên bảng chữa bài 4
GV kiểm tra vở bài tập toán của HS
- GV nhận xét – Ghi điểm
3 , Bài mới
GV giới thiệu bài “Luyện tập”
Ghi tựa
* Hướng dẫn ôn tập
Bài 1 :2HS đọc đề bài
GV hướng dẫn, HS làm bài vào vở nháp
Giải
Số cây 2 đội tròng được là : 
230 + 90 = 320 (cây)
 Đáp số:320cây.
Bài 1 củng cố cho ta gì ?Củng cố cho ta giải toán về “ nhiều hơn”
Bài 2 :
2HS đọc yêu cầu của đề ,HS tự làm bài vào vở.
Gọi HS chữa bài lên bảng
Giải
Số lít xăng của hàng bán buổi chiều là : 
635 – 128 = 507 (lít)
 Đáp số : 507 lít xăng 
Bài 2 củng cố cho ta gì ?
 củng cố cho ta giải toán về “ít hơn” 
Bài 3 :Tiến hành tương tự bài 2
Giải 
Số cam ở hàng trên nhiều hơn số cam hàngdưới là : 
7 – 5= 2(quả)
 Đáp số: 2 quả cam 
 Bài 3 củng cố cho ta gì ? 
 củng cố cho ta về giải toán “ Hơn kém nhau một số đơn vị” . 
Bài 4 (Nếu còn thời gian)
Giải 
Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là :
50 – 35 = 15 (kg)
Đáp số : 15kg
Bài toán củng cố cho ta gì ?: 
 củng cố về giải toán “ít hơn” 
4 . Củng cố
- Hỏi lại bài
- GV thu một số vở chấm
5 . NX – DD
- GV nhận xét chung
- Về nhà các em làm bài 4(Nếu chưa làm ở lớp); học thuộc bảng nhân chia từ 2 đến 5. 
.
TIẾT 2
CHÍNH TẢ 
NGHE –VIẾT: CHIẾC ÁO LEN 
I . MỤC TIÊU
Nghe – viết chính xác đoạn 4 (63chữ) của bài Chiếc áo len .
Làm các bài tập chính tả phân biệt cách viết phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (tr/ch thanh hỏi / thanh ngã
Ôn bảng chữ :+ Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ ( hoặc thêm tên chữ do hai chữ cái ghép lại : kh )+ thuộc lòng tên 9 chữ tiếp theo trong bảng chữ .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết 3 nội dung bài tập (3) 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1 . Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
2 –3 HS viết bảng lớp . Cả lớp viết bảng con các từ :xào rau , gắn bó , nặng nhọc , khăn tay , khăng khít . 
GV nhận xét sửa sai 
3 . Dạy bài mới 
- GTB :GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học
2 . Hướng dẫn nghe - viết 
- GV hương dẫn chuẩn bị .
-2 HS đọc đoạn 4 của bài Chiếc áo len 
- Vì sao Lan ân hận ?
 ví em đã làm cho mẹ phải lo buồn , làm cho anh phải nhường phần mình cho em .
* Hướng dẫn HS nhận xét ;
- Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
 viết hoa chữ cái đầu đoạn ,đầu câu , tên riêng của người . 
- Lời Lan muốn nói với` mẹ đặt trong dấu câu gì ?
 dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
* Hướng dẫn viết từ khó : 
HS viết bảng con các từ : xin lỗi , xấu hổ , vờ ngủ  
* GV đọc cho các em viết bài .
* Chấm, chữa bài :
3 . Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài tập 2a:HS tự làm bài
HS điền vào chỗ trống để có các từ :
 cuộn tròn ; chân thật ; chậm trễ 
Bài tập 3:HS làm việc theo nhóm
- HS các nhóm tiếp nối nhau viết :
 g = giê ; gh = giê hát ; gi = giê i ; h = hát ; i = i ; k = ca ;kh = ca hát ; l = ... gợi ý để các em nhận xét đánh giá một số bài vẽ .HS nhận xét vàxếp loại theo ý mình .
- GV khen ngợi bài vẽ đẹp để động viên HS 
- Chuẩn bị cho bài sau ( Quan sát quang cảnh trường học )
3 HS nhắc lại 
HS quan sát quả mẫu 
- Trước khi vẽ HS quan sát thật kĩ mẫu .
- Ước lượng chiều cao , chiều ngang để vẽ hình vào giấy ở tập cho cân đối .
- Vừa vẽ vừa so sánh để điều chỉnh cho giống mẫu .
HS dem nộp bài vẽ
Cả lớp nhận xét 
AN TOÀN GIAO THÔNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt, những qui định bảo đảm an toàn giao thông.
2.Kĩ năng
HS biết thực hiện các qui định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ(có rào chắn và không có rào chắn).
3. Thái độ
Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hay vật cứng lên tàu.
II.CHUẨN BỊ
Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua có rào chắn và không có rào chắn.
Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga tàu hỏa.
Bản đồ tuyến đường sắt VN.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Giới thiệu bài:GV treo bản đồ VN , giới thiệu tuyến đường sắt VN, giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Đặc điểm của giao thông đường sắt
Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của GTĐS và hệ thống ĐSVN.
Cách tiến hành
-GV đặt câu hỏi:
+Để vận chuyển người và hàng hóa, ngoài các phương tiện ô tô, xe máy, em biết còn co ùloại phương tiện nào?
+Tàu hỏa đi trên loại đường như thế nào?
+Em hiểu thế nào là đường sắt? 
+Em nào đã đã được đi tàu hỏa, em hãy nói sự khác biệt giữa tàu hỏa và ô tô?
-GV dùng tranh ảnh đường sắt, nhà ga, tàu hỏa để giới thiệu.
+Vì sao tàu hỏa phải có đường riêng?
+Khi gặp tình huống nguy hiểm, tàu hỏa có dừng ngay được không? Vì sao?
-GV kết luận.
Hoạt động 2:Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta
Mục tiêu: 
-HS biết đường sắt của nước ta đi những đâu.
-Tiện lợi của GTĐS
Cách tiến hành 
-Gvhỏi HS biết đường sắt đi dến những đâu
-GV dùng bản đồ giới thiệu 6 tuyến đường sắt chủ yêu của nước ta đi các tỉnh, thành phố. Đó là:+Hà Nội –Hải Phòng
 +Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh(tuyến đường sắt Thống Nhất)
 +Hà Nội-Lào Cai
 +Hà Nội-Lạng Sơn
 +Hà Nội –Thái Nguyên
 +Kép- Hạ Long
-GV nêu lợi ích :Đường sắt là PTGT thuận tiện vì chở được nhiều hàng hóa, người đi tàu không mệt vì có thể đi lại trên tàu,đi đường dài có thể ngủ qua đêm trên tàu.
Hoạt động 3: Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang
Mục tiêu:
-HS nắm chắc qui định khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang.
-Biết được những nguy hiểm khi đi lại hoặc chơi đùa trên đường sắt. Thực hiện nghiêm chỉnh không chơi đùa trên đường sắt. Không ném đất đá lên tàu.
Cách tiến hành
Yêu cầu HS quan sát hình trang9,10 và nêu câu hỏi
+Khi đi đường gặp tàu hỏa chạy cắt ngang đường bộ chúng ta cần phải tránh như thế nào?
GV giới thiệu biển báo hiệu GTĐB số 210 và 211, nơi có tàu hỏa đi qua có rào chắn và không có rào chắn.
+Những tai nạn có thể xảyï ra trên đường sắt là gì?
+Khi tàu chạy qua, nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào?
Kết luận: không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt. Không ném đất đá vào đoàn tàu gây tai nạn cho người trên tàu.
Hoạt động 4:Luyện tập
Mục tiêu:
Củng cố nhận thức về đường sắt và và bảo đảm an toàn GTĐS
Cách tiến hành:
Phát phiếu bài tập cho HS và nêu yêu cầu.
Tổ chức cho HS làm.
GV nhận xét 
Củng cố:
-Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hỏa.
-Cần nhớ những qui định trên để giữ an toàn cho mình và nhắc nhở mọi người thực hiện.
3 HS nhắc tựa 
tàu hỏa
đường sắt
là loại đường dành riêng cho tàu hỏa có hai thanh sắt nối dài còn gọi là đường ray.
Tàu hỏa gồm có đầu máy và và các toa chở hàng, toa chở khách, tàu hỏa chở được nhiều người và hàng hóa.
Tàu hỏa gồm có đầu tàu, kéo theo nhiều toa tàu, thành đoàn dài, chở nặng, tàu chạy nhanh, các phương tiện khác phải nhường đường cho tàu đi qua.
Tàu hỏa không dừng ngay được vì rất dài, chở nặng, chạy nhanh.
HS quan sát bản đồ, trả lời.
HS chỉ bản đồ nhắc lại 6 tuyến đường sắt .
HS quan sát hình
nếu có rào chắn, cần đứng cách xa rào chắn 1m. nếu không có rào chắn phải đứng cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m.
họp chợ, ngồi chơi trên đường sắt, đứng quá gần đường sắt, cố chạy qua đường sắt lúc tàu chạy qua nên gây ra nguy hiểm.
.. người ngồi trên tàu sẽ bị thương
2 HS đọc nội dung phiếu bài tập
Ghi chữ Đ vào ô trống ở câu đúng, và chữ S ở câu sai:
1.Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hỏa.
2.Đường sắt là đường dùng chung cho các phương tiện giap thông.
3.Khi gặp tàu hỏa chạy qua, em cần đứng cách xa đường tàu 10m
4.Em có thể ngồi chơi hoặc đi bộ trên đường sắt.
5.Khi tàu sắp đến và rào chắn đã đóng, em lách qua rào chắn để sang bên kia đường tàu.
6.Khi tàu chạy qua đường nơi không có rào chắn, em có thể đứng sát đường tàu để xem.
HS làm vào phiếu
HS nêu kết quả và phân tích lí do đã chọn.
3HS đọc ghi nhớ SGK.
Thứ sáu 
Tập làm văn
Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
I. MỤC TIÊU
-Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen.
-Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Vở bài tập
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra .
GV nhận xét , ghi điểm
3 . Bài mới 
Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, nêu yêu cầu tiết học ,GV ghi tựa 
Hướng dẫn làm bài tập 
Bài tập 1
-Bài tập yêu cầu gì?
-Kể về gia đình là kể những gì?
-Kể về gia đình em cho ai ?
-Khi kể em cần xưng hô như thế nào?
-Giúp các em nắm vững yêu cầu của bài :Kể về gia đình mình cho một người bạn mới (mới quen, mới chuyển trường về..) . các em chỉ cần nói 5 đến 7câu giới thiệu về gia đình của em. Ví dụ: Gia đình của em có những ai, làm công việc gì, tính tình thế nào?. Cần xưng hô đúng.
Yêu cầu HS tập kể
HS kể trước lớp
GV nhận xét nội dung, cách kể.
Bài tập 2
-GV nêu yêu cầu của bài
GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn
+Đơn xin nghỉ học gồm những nội dung gì?
+Khi viết Đơn, ở phần lí do nghỉ học, em cần viết như thế nào?
+Khi xin phép nghỉ học, em thường hứa như thế nào?
-Yêu cầu HS làm miệng
GV nhận xét 
-Tổ chức cho HS viết đơn.
GV theo dõi, chấm bài 5 HS.
GV nhận xét 
. 4 . Củng cố – Dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Yêâu cầu HS nhớ mẫu đơn , viết lại đoạn văn ngắn kể về gia đình.
3 HS đọc lại đơn xin vào đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
3 HS nhắc lại 
Một hoặc hai HS đọc yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm theo .
Kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
những người trong gia đình. Công việc của từng người, tính tình của mỗi người..
một người bạn mới quen.
thân mật: mình, tớ, tôi
1 HS khá kể mẫu
HS tập kể theo nhóm bàn.
5HS kể trước lớp
cả lớp nhận xét
Hsđọc yêu cầu.
HS nói trình tự lá đơn:
 +Quốc hiệu và tiêu ngữ
+Địa điểm và ngày, tháng năm viết đơn.
+Tên của đơn
+Tên của người nhận đơn
+Họ, tên người viết đơn; người viết là học sinh lớp nào.
+LÍ do viết đơn.
+Lí do nghỉ học
+Lời hứa của người viết đơn
+Ý kiến và chữ kí của gia đình HS
+Chữ kí của HS
phải đúng sự thật
 chép bài, học bài và làm bài đầy đủ
2HS làm miệng trước lớp
HS làm vào VBT
1 HS lên bảng viết .
HS nhận xét bài viết của bạn
Toán
LUYỆN TẬP 
I . MỤC TIÊU 
Giúp HS : Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân , nhận biết số bằng nhau của các đơn vị , giải bài toán có lời văn ,
Rèn kĩ năng xếp ghép hình đơn giản .
II . CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra bài cũ 
GV kiểm tra một số vở BTT của HS 
GV nhận xét 
3 . Bài mới 
GTB – Ghi tựa 
* Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1 : Gv yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức và trình bày theo 2 bước . 
Bài 2 :GV hỏi :
+ Đã khoanh ¼ số con vịt ở hình nào ? 
+ Đã khoanh một phần mấy số con vịt ở hình b
Bài 3 : 
Bài cho ta biết gì ? 
Bài hỏi ta gì ?
Bài 4 : Yêu cầu HS tự xếp hình cái mũ 
4 . Củng cố 
GV thu vở chấm .
Hỏi lại bài 
5 . NX – DD 
GV nhận xét tiết học 
3 HS nhắc lại 
HS làm bài 1 . Sau đó đổi chéo vở để chũa từng bài .
N1, 5 x 3 + 132 N2 : 32 : 4 + 106 
 = 15 + 132 ; = 8 + 106 
 = 147 ; = 114
 N3, 20 x 3 : 2 
 = 60 : 2
 = 30
 Đã khoanh ¼ số con vịt ở hình a 
 Đã khoanh 1 /3 số con vịt ở hình b .
 Một bàn có 2 học sinh 
 4 bàn có máy học sinh 
Giải
Số HS ở 4 bàn có là 2 x 4 = 8 (HS)
Đáp số : 8 học sinh 
HS lấy giấy xếp hình cái mũ .
THỂ DỤC
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “TÌM NGƯỜI CHỈ HUY ” 
I . MỤC TIÊU
Ôn tập hàng ngang , dóng hàng điểm số . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng 
Ôn động tác đi đều 1-4 hàng dọc , đi theo vạch kẻ thẳng .Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng . 
Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động .
II . ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN 
Nơi thoáng mát bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ , đảm bảo an toàn tập luyện .
Còi , kẻ sân chơi trò chơi .
III CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 
Hoạt động của giáo viên
Thời gian
Hoạt động của học sinh 
1 . Phần mở đầu 
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học .
2 . Phần cơ bản 
- Tập đi đều thao 1 –4 hàng dọc 
GV nhắc HS chú ý động tác phối hợp giũa tay và chân , tránh tình trạng đi cùng chân cúng tay .khi đi theo vạch kẻ thẳng . Nhắc các em đi và đặt bàn chân tiếp xúc đất cho đúng , nhẹ nhàng , tự nhiên .
- Ôn động tác hàng ngang , dóng hàng , điểm số 
GV nêu tên động tác , sau đó vừa làm mẫu vừa nêu tóm tắt lại động tác .
GV dùng khẩu lệnh cho HS tập 
GV uốn ắn động tác và động viên cho các em thực hiện tốt .
* Chơi trò chơi (Tìm người chỉ huy ) 
GV nêu cách chơi 
GV nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi , chủ động tham gia trò chơi
3 . Phần kết thúc 
GV nhận xét giờ học 
Về ôn động tác đi đều và đi kiễng gót hai tay chống hông .
2-3 phút 
1 phút
1 phút 
 6-8 phút 
8–10phút 
5-7 phút 
5phút
Lớp trưởng tập hợp lớp 4 hàng dọc , điểm số báo cáo 
HS giậm chân tại chỗ , đếm to theo nhịp 
-Đứng tại chỗxoay khớp vừa đếm to theo nhịp (1-8) .
Chơi trò chơi “Chui qua hầm”
HS tập đi thưòng theo nhịp hô 1-2 , 1- 2 tùng tổ , các en trong tổ thay nhau chỉ huy . 
HS tập theo sự điều khiển của GV (2lần )
HS chia tổ tập luyện , cuối giờ các tổ thi tập hợp nhanh với nhau .
HS chơi thử 
HS chơi thật 
HS đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát .
SINH HOẠT TẬP THỂ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 3.doc