Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

Môn: Tăng cường Toán

 Bài: Tuần 3 tiết 1

I.Mục tiêu.

- Giúp HS:

Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác

II.Các hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ôn định:

2. Kiểm tra: Gv cho 2 hs làm bài

a) 4 x 3 + 140 =. b) 45 : 5 + 211 =.

3.Bài mới:

Bài tập 1: a)Tính độ dài đường gấp khúc ABCD

 B D

 30cm

 12cm 23cm

A C

b)Tính chu vi tam giác MNP:

 N

 12cm 23m

 M

30cm P

Bài tập 2: Đo độ dài cạnh rồi tính chu vi hình vuông ABCD

 A B

 D C

Bài tập 3: Nam có 24 bút màu, Nga có 12 bút màu. Hỏi Nam có nhiều hơn Nga bao nhiêu bút chì màu ?

4. Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS lên bảng làm bài

HS làm bài

GV chốt lại kết quả

Bài giải:

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

12 + 23 + 30 = 65 (cm )

Đáp số: 65cm

HS làm bài

GV chốt lại kết quả

Bài giải:

Chu vi hình ttam giác MNP là:

12 + 23 +30 = 65 (cm)

Đáp số: 65cm

HS làm bài

GV chốt lại kết quả

Bài giải:

 Cạnh AB= 3cm; BC=3cm; CD= 3cm ; DA = 3cm

Chu vi hình vuông ABCD là:

3 + 3+ 3+ 3 = 12 ( cm )

Hoặc 3 x 4 = 12 ( cm )

Đáp số: 12 cm

HS làm bài

GV chốt lại kết quả

Bài giải:

Số bút màu Nam có nhiều hơn Nga là :

24 - 12 = 12 ( bút màu )

Đáp số: 12 bút màu

 

doc 24 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019
Tiết 1, 2:
 Môn: Tập đọc- Kể chuyện
Bài: Chiếc ao len
I. Mục tiêu:
Tập Đọc:
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời ngươi dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương, quan tâm đến nhau.(trả lời được các CH 1,2,3,4)
- KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo các gợi ý.
*H/s khá giỏi : kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan. 
* GDKNS:
- Kiểm soát cảm xúc. ( trải nghiệm )
- Tự nhận thức. ( trình bài ý kiến cá nhân )
- Giao tiếp: ứng sử văn hóa: ( thảo luận cập đôi ; chia sẻ )
- Giáo dục HS biết yêu thương, quan tâm và nhường nhịn với anh, chị em.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn chuyện: Chiếc áo len.
- HS: Tranh minh hoạ bài đọc, kể ( SGK – 20).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Ổn định:
2/ Kiểm tra bài:
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’Giới thiệu chủ điểm “ Mái ấm gia đình “ – gt bài” Chiếc áo len”
- Dùng tranh.
b. Luyện đọc :
- HĐ1: Gv đọc mẫu toàn bài:
Giọng tình cảm, nhẹ nhàng.
- HĐ2: Gv HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu:
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Hướng dẫn cách đọc: Nối tiếp theo đoạn.
- Nhắc HS nghỉ hơi đúng, giọng thay đổi cho phù hợp nội dung.
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Nêu câu hỏi 1 ( SGK – 21).
- Nêu câu 2 ( SGK – 21 )
.
- Nêu tiếp câu 3, 4 ( SGK – 21 )
.
- Nêu câu hỏi 5 ( SGK – 21 ).
Hỏi liên hệ: Đã khi nào đòi bố mẹ mua cho những thứ đắt tiền? Bố mẹ không mua em dỗi? Em có nhận thấy mình sai không?
d. Luyện đọc lại :
- Hướng dẫn HS đọc phân vai: mỗi nhóm 4 em: người dẫn chuyện, Lan, Tuấn và mẹ.
- Gv nhận xét, ghi nhận ý kiến HS.
đ. Hướng dẫn kể chuyện: 
1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào câu hỏi gợi ý SGK (đã ghi bảng phụ ) kể lại chuyện” Chiếc áo len “ theo lời của Lan.
2: - Hướng dẫn kể:
+ Kể mẫu đoạn 1 và nhắc: Kể theo lời của Lan kể theo cách nhập vai, người kể đóng vai Lan xưng là tôi, mình hoặc em.
3: HS tập kể:
c. Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
- Tổng kết: Trong gia đình, phải biết nhường nhịn, quan tâm đến người thân, không làm bố mẹ phải lo buồn.
- Nhận xét tiết học, nhắc Hs tập kể lại chuyện nhiều lần
- Đọc bài: Cô giáo tí hon: 3 em và trả lời câu hỏi 2, 3 ( SGK).
- Quan sát tranh minh họa chủ điểm và bài đọc
- Hs theo dõi tranh SGK, quan sát cảnh chợ hoa và các bạn nhỏ.
-Đọc cá nhân trước lớp ( 2 lượt)
- Đọc cá nhân theo đoạn ( 4 đoạn ) 2 lượt.
- Nhắc lại nghĩa từ: bối rối, thì thào
- Nhóm đôi tự đọc và nhận xét.
- ĐT đoạn 1, 4: 2 nhóm.
- ĐT đoạn 3,4: 2 em (đọc nối tiếp).
- Đọc thầm đoạn 1: 
- 2 em trả lời (  áo màu vàng, có dây kéo, mũ đội, ấm ơi là ấm)
- 1 em đọc to đoạn 2: 2 em trả lời.
- Đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời.
- HS tự mình đặt tên khác cho chuyện.
- HS phát biểu liên hệ bản thân.
- 2 em đọc nối tiếp nhau đọc lại bài. 
- 3 nhóm đọc chuyện theo vai, lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Kể theo từng đoạn: 4 em.
- Lớp bình chọn bạn kể tốt.
- 3 – 4 em phát biểu.
Tiết 3:
Môn: Toán
Bài: Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
 - Củng cố biểu tượng về đường gấp khúc, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
 - Thực hành tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình chữ nhật, hình tam giác.
II.Các hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài 
 Tính : 7 x 2 + 19
 30 x 3 : 3
+ Nhận xét và cho điểm.
 B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng .
2) Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1:
a) Gọi học sinh đọc yêu cầu phần a
+ GV giúp HS phân tích đề bài
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào .
+ Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng, đó là những đoạn thẳng nào? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng?
+ Yêu cầu học sinh tính độ dài đường gấp khúc ABCD .
b) Yêu cầu học sinh đọc đề bài phần b
+ Hãy nêu cách tính chu vi của 1 hình?
+ Hình tam giác MNP có mấy cạnh, đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài của từng cạnh? 
+ Hãy tính chu vi của hình tam giác này ?
+ Chữa bài và cho điểm
* Bài 2:
+ Gọi học sinh đọc đề bài
+ Học sinh nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, rồi thực hành tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
* Bài 3:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình và hướng dẫn các em đánh số thứ tự cho từng phần hình như hình bên .
+ Yêu cầu học sinh đếm số hình vuông có trong hình vẽ bên và gọi tên theo hình đánh số .
*Bài 4: ( HS KG)
+ Giúp học sinh xác định yêu cầu của đề, sau đó yêu cầu các em suy nghĩ và tự làm bài (GV có thể vẽ sẵn hình trên bảng phụ để HS lên bảng vẽ).
+ Khi chữa bài, Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tên các điểm có trong hình và gọi tên các hình tam giác, tứ giác có trong hình .
+ Có nhiều cách vẽ nhưng đoạn thẳng cần vẽ phải xuất phát từ 1 đỉnh của hình tứ giác .
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
 C. Củng cố, dặn dò:
+ Nhận xét tiết học .
+ 2 học sinh lên bảng .
+ Nghe giới thiệu .
+ 1 học sinh.
+ Phân tích đề bài
+ Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
+ Gồm 3 đoạn thẳng tạo thành, đó là AB, BC, CD.
+ Độ dài của đoạn thẳng AB là 34 cm, BC là 12 cm, CD là 40 cm
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
+ 2 HS đọc
+ Chu vi của 1 hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó .
+ Học sinh trả lời
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở .
+ 1 học sinh đọc.
+ Học sinh làm bài, chữa bài .
+ 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở sau đó nhận xét và chữa bài .
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
+ 3 hình tam giác là: ABD, ADC, ABC 
+ Các tứ giác có trong hình bên là:ABCD, ABCM.
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019
Tiết 1:
Chính Tả tuần 3 tiết 1
Nghe - Viết : Chiếc Áo Len
Phân biệt dấu hỏi/dấu ngã; bảng chữ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
 2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT 2b. Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).
 3. Thái độ: Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng lớp viết nội dung BT2, bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ BT3.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động 
- Kiểm tra bài cũ : Kiểm một số từ hs viết sai nhiều ở tiết trước.
- Giới thiệu bài: Viết tựa,
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu về đoạn viết.
* Cách tiến hành:
Hướng dẫn chuẩn bị:
Nội dung :Đọc đoạn văn.
Vì sao Lan ân hận ?
Nhận xét chính tả:
Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ?
Lời Lan nói với mẹ được đặt trong dấu gì ?
Nên viết bắt đầu từ ô nào trong vở ?
Luyện viết từ khó:
Mời HS viết một số từ vào bảng con.
Đọc cho HS viết:
Nêu lại cách trình bày.
Theo dõi, uốn nắn.
Chấm chữa bài:
Chấm điểm & nhận xét; 
yêu cầu các HS khác đổi vở kiểm lại.
b. Hoạt động 2: Bài tập (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập chính tả theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài 2 – tr 22 :
Gắn bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 2b. Mời HS nêu yêu cầu BT.
Mời sửa trên bảng & làm vào vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 3 – tr 22:
Dán băng giấy ghi BT3 – nêu y/c BT 3.
Cho HS làm 1 chữ mẫu trên bảng à Làm trong VBT.
Mời lên bảng điền.
Cho HS tự nhẩm nhiều lần để học thuộc 9 chữ trong bảng.
3. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
Nhắc cách trình bày & phải chú ý viết đúng chính tả. Dặn học thuộc 9 chữ trong bảng.
Viết bảng con .
 đã làm mẹ buồn, anh phải nhường nhịn phần mình cho em.
 các chữ cái đầu đoạn, đầu câu, tên người.
đặt trong dấu ngoặc kép.
Cách lề kẻ 1 ô.
Viết bài đúng, trình bày sạch đẹp.
Dò trong sách – bắt lỗi – chữa lỗi.
Nộp một số vở theo yêu cầu của GV. Một số em còn lại đổi vở kiểm chéo lại lần nữa.
Đọc yêu cầu (Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố).
Lên bảng chữa – tự làm lại vào vở bài tập.
Nêu lại yêu cầu.
1 HS làm mẫu, các HS khác làm vào vở BT sau đó lần lượt lên bảng chữa.
Viết những chữ còn thiếu vào trong bảng.
Thi đọc thuộc lòng các chữ cái trong bảng.
 Tiết 2: Môn: Tăng cường Tiếng việt
 Bài: Tuần 3 tiết 1 
I.Mục tiêu:
Giúp HS biết: 
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng rỏ ràng, ngắt nghỉ hơi hợp lí
Chú ý đọc đúng các từ ngữ địa phương dể phát âm sai và viết sai
: nón, khoan thai, khúc khích,  
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Gv cho hs đọc lại đoạn bài của tiét 1 tuần 2
3.Bài mới: 
Bài tập 1: Đọc rỏ ràng rành mạch đoạn 2 của bài Cô giáo tí hon
Bài tập 2: Khoanh tròn chữ cái trước câu được cấu tạo theo mẫu Ai là gì ?
Bé bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.
Bé là cô giáo tí hon
Mấy đứa em của bé rất đáng yêu.
Bài tập 3: HS đọc đoạn 3 của câu chuyện Chiếc áo len. 
Bài tập 4: Lời nói của Tuấn với mẹ cho thấy điều gi ? Khoanh tròn trước câu trả lời đúng:
Tuấn rất bực mình vì em đòi mua áo đẹp
Tuấn rất thương và nhường nhịn em
Tuấn có rất nhiều áo ấm
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc lại bài
HS đọc bài trong sách. lần lượt từng em đọc
GV nhận xét góp ý những em đọc ngắt nghỉ chưa đúng.
HS chọn câu trả lời đúng 
GV chốt lại câu trả lời đúng
b-Bé là cô giáo tí hon
HS đọc bài trong sách lần lượt từng em đung tại chổ đọc
GV nhận xét và nhắc nhỡ một số em đọc chưa đúng.
HS chọn câu trả lời đúng 
GV chốt lại câu trả lời đúng
b-Tuấn rất thương và nhường nhịn em
Tiết 3:
Môn: Toán
Bài: Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu : 
Giúp HS:
 - Củng cố kĩ năng giải toán về nhiều hơn, ít hơn. 
 - Giới thiệu bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị .
II. Các hoạt động dạy – học: 
 A. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng làm bài: Tính chu vi HCN biết chiều dài 15m , chiều rộng 12m .
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
 B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
- 1 HS lên bảng .
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng .
 - Nghe giới thiệu .
2) Luyện tập - Thực hành:
*Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- HS đọc đề bài 
-  ... u 25 phút nữa thì đến 9 giờ.
- HS nhắc lại 
- Quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm và trả lời miệng.
- Chỉ 6 giờ 55 phút. 
- 7 giờ kém 5 phút
- Kim giờ chỉ qua số 6 gần số 7, kim phút chỉ ở số 11.
- Thực hành trên mặt đồng hồ .
- Thảo luận nhóm đôi 
- HS nêu miệng 
- Thực hiện yêu cầu của GV sau đó nêu miệng trước lớp
- HS nghe , nhận xét
Tiết 4:
Môn: Tăng cường Toán
 Bài: Tuần 3 tiết 2 
I.Mục tiêu:
-Giúp HS:
	Biết xem đồng hồ khi kim phut chỉ các số từ 1 đến 12
 Có biểu tượng thời gian
 Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế đời sống hàng ngày.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Gv cho 2 hs làm bài
 100 x 4 = 300 x 3 =
 400 : 4 = 900 : 3 =
3.Bài mới: 
Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm các hình đồng hồ trong sgk trang 15 
Bài tập 2: Nối hai đồng hồ chỉ cùng thời gian vào buổi tối. 
Bài tập 3: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng:
Bài tập 4: Xem tranh trả lời câu hỏi: sgk trang 16
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài
- HS lên bảng làm bài
- GV chốt lại kết quả đúng
A= 1 giờ 35 phút hoặc 2 giờ kém 25 phút
B= 8 giờ 40 phút hoặc 9 giờ kém 20 phút
C= 10 giờ 50 phút hoặc 11 giờ kém 10 phút
D= 7 giờ 50 phút hoặc 8 giờ kém 10 phút
E= 9 giờ 50 phút hoặc 10 giờ kém 10 phút
G= 8 giờ 45 phút hoặc 9 giờ kém 15 phút 
I- HS lên bảng làm bài
- GV chốt lại kết quả đúng
Đồng hồ Avà E
Đồng hồ B và G
Đồng hồ C và D
GV cho hs tự vẽ theo số phút yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm bài
- GV chốt lại kết quả đúng
Bé thức dậy lúc 6 giờ
Bé đánh răng lúc 6 giờ 10 phút
Bé tập thể dục lúc 6 giờ 30 phút
Bé ăn sáng lúc 7 giờ 15 phút.
Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2019
Tiết 1: 
Môn: Tập làm văn
 Bài: Kể về gia đình
I. Mục tiêu:
 - Kể được về gia đình với một người bạn mới quen.
 - Viết đúng đơn xin nghỉ học, theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Mẫu đơn xin nghỉ học .
III. Các hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài tập làm văn tuần 2: viết đơn xin vào Đội. Nhận xét bài viết của HS, tuyên dương những HS viết đúng mẫu, biết trình bày lí do, nguyện vọng viết đơn; nhắc nhở, động viên HS chưa đạt yêu cầu viết tốt hơn.
 B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS làm bài tập :
*Bài 1: Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài 1
- Hướng dẫn: Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình,... . Ví dụ:
+ Gia đình em có mấy người, đó là những ai?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì?
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?
+ Bố mẹ em thường làm việc gì?
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình.
- Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và hướng dẫn HS kể thành câu.
*Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và yêu cầu HS đọc mẫu đơn.
- Đơn xin nghỉ học gồm những nội dung gì? GV nghe HS trả lời và ghi lên bảng. Nếu HS chưa nêu đủ những nội dung của đơn thì GV nêu cho đủ.
- Gọi HS làm miệng trước lớp, chú ý nội dung lí do xin nghỉ học phải đúng với sự thật.
- Nhận xét bài miệng của 2 HS, sau đó yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở BT.
- Chấm điểm 1 số HS , số còn lại thu để chấm sau.
 C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà:
+ Viết đoạn văn khoản 4 đến 5 câu kể về gia đình em.
+ Ghi nhớ mẫu đơn xin phép nghỉ học.
+ Chuẩn bị bài sau.
- Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
- Nghe hướng dẫn của GV. Một số HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ, HS có thể kể:
- Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ, em bé và mình. 
- Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác sĩ ở bệnh viện huyện.
- Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé của mình năm nay mới lên 3 tuổi. 
- Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quay quần vui vẻ bên nhau. 
- Mình yêu gia đình của mình.
- Làm việc theo nhóm.
- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Dựa vào mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung. Chú ý nêu đúng theo trình tự viết đơn.
Đơn xin nghỉ đọc có các nội dung:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học.
+ Tên của người nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp.
+ Nêu lí do viết đơn.
+ Nêu lí do xin phép nghỉ học.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ ý kiến và chữ kí của gia đình HS.
+ Chữ kí và họ tên người viết đơn.
- 2 HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm trước khi làm bài.
- Viết đơn, sau đó 1 số HS trình bày đơn của mình trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Chính Tả tuần 3 tiết 2
Tiết 2:
Tập chép : Chị Em
Phân biệt ăc/oăc; dấu hỏi/dấu ngã
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một bài thơ: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
 2. Kĩ năng: Chép và trình bày đúng bài CT. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT về các từ chứa tiếng có vần ăc/oăc (BT2), BT(3) b.
 3. Thái độ: Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ viết bài thơ chị em, bảng lớp viết BT2.
	2. Học sinh: Bảng con, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động: 
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm một số từ hs viết sai nhiều ở tiết trước.
- Giới thiệu bài: Viết tựa,
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả:
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu về đoạn viết.
* Cách tiến hành:
Hướng dẫn chuẩn bị:
Nội dung: Đọc bài thơ.
Người chị trong bài thơ làm những việc gì ?
Nhận xét chính tả:
Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
Luyện viết từ khó:
Mời HS viết một số từ vào bảng con.
Cho HS nhìn bảng viết:
Nêu lại cách trình bày.
Theo dõi, uốn nắn.
Chấm chữa bài:
Đọc từng câu cho HS nghe. Yêu cầu chữa lỗi ra lề.
Chấm điểm & nhận xét; 
yêu cầu các HS khác đổi vở kiểm lại.
b. Hoạt động 2: Bài tập 
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập chính tả theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài 2 – tr 27:
Viết lên bảng sẵn bài tập 2. Mời HS nêu yêu cầu BT.
Mời làm bài.
Mời sửa trên bảng & làm vào vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 3b – tr 28:
Ghi sẵn trong bảng phụ.
Cho HS làm bài theo nhóm đôi.
3. Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
Nhắc cách trình bày & phải chú ý viết đúng chính tả. Xem lại bài tập.
Viết bảng con .
Dò bài viết trên bảng.
 trải chiếu, buông màn, ru em ngủ.
 các chữ đầu dòng.
dòng 6 chữ viết cách lề kẻ 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề kẻ.
Viết bảng con.
Biết cách trình bày – nhìn bảng viết vào vở.
Dò trong sách – bắt lỗi – chữa lỗi.
Nộp một số vở theo yêu cầu của GV. Một số em còn lại đổi vở kiểm chéo lại lần nữa.
Đọc yêu cầu.
Làm bài – lên bảng chữa – tự làm lại vào vở bài tập.
Đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
Đọc yêu cầu (Tìm các từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau ).
Làm theo nhóm đôi & nêu miệng.
Trái nghĩa với đóng – mở.
Cùng nghĩa với vỡ – bể.
Bộ phận ở trên mặt dùng để thở & ngửi – mũi.
Môn: Toán
Bài: Luyện tập
I .Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
 - Củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút )
 - Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị ( qua hình ảnh cụ thể )
 - Ôn tập củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn. 
II.Các hoạt động dạy – học :
 A. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 1 HS lên xoay kim đồng hồ chỉ 3 giờ kém 15 
- GV nhận xét .
 B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV: bài này yêu cầu các em nêu giờ ứng với mỗi mặt đồng hồ. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ thứ nhất và hỏi:
+ Nêu vị trí kim ngắn ? 
+ Kim ngắn chỉ mấy giờ ?
+ Nêu vị trí kim dài ? 
+ Kim dài chỉ mấy phút ?
+ Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Cho học sinh làm bài
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
- Giáo viên cho lớp nhận xét
*Bài 2 : Giải bài toán theo tóm tắt sau :
Tóm tắt:
Có : 5 thuyền
Mỗi thuyền : 4 người
Tất cả : ... người ?
- GV gọi HS đọc tóm tắt 
- Cho HS làm bài 
- GV cho học sinh lên sửa bài 
- GV Nhận xét 
*Bài 3 : GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- Cho HS tự trả lời.
+ Hình nào đã khoanh tròn vào 1/3 số quả cam ? Vì sao ?
- Hình 2, 3, 4 thực hiện tương tự hình 1
*Bài 4( HS KG):
- Yêu cầu HS đọc đề , trả lời miệng.
- Viết bảng : 4 x 7  4 x 6
- Điền dấu ghi vào ô trống ? Vì sao ?
- Gọi 3 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Chữa bài - ghi điểm.
 C. Củng cố – Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập xem đồng hồ, ôn các bảng nhân, bảng chia đã học.
- 2 HS đọc.
- Học sinh quan sát 
- Kim ngắn ứng với số 6
- Kim ngắn chỉ 6 giờ
- Kim dài ứng với số 3
- Kim dài chỉ 15 phút 
- Vậy đồng hồ chỉ 6 giờ 15 phút
- HS làm bài
- HS đọc kết quả và chữa bài 
- Lớp nhận xét.
- HS đọc.
- HS làm bài
- HS sửa bài
- Lớp nhận xét.
- 2 HS đọc 
- Thực hiện yêu cầu của GV 
+ Hình 1 đã khoanh vào 1/3 số quả cam vì có tất cả 12 quả chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần có 4 quả, hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam.
- Điền dấu > vào ô trống vì 4 x7 = 28, 4 x 6 = 24 mà 28 > 24
- Nghe nhận xét
Phần kí duyệt:
 Tổ chuyên môn: Phó hiệu trưởng
....................................................... ....................................................................
....................................................... ...................................................................
....................................................... ...................................................................
....................................................... ...................................................................
....................................................... ...................................................................
....................................................... ...................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.doc