I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức.
- Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
PHIẾU BÁO GIẢNG TUẦN 3 (Từ ngày 19/9 đến ngày 23/9/2022) Thứ Buổi Tiết Môn Tên bài ĐD Hai 19/9 Sáng 1 CC Sinh hoạt dưới cờ 2 TV Đọc Cậu học sinh mới t1 3 TA GVBM 4 TV Đọc Cậu học sinh mới t2 Chiều 1 TA GVBM 2 TC GVBM 3 MT GVBM Ba 20/9 Sáng 1 TV Viết: Ôn viết chữ hoa N, M (T3) 2 LTTV Luyện đọc: Đọc Cậu học sinh mới 3 T Tìm số bị chia, tìm số chia 4 TH GVBM Chiều 1 TNXH Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà T1 2 LTT LT về tìm số bị chia, số chia. 3 TA GVBM Tư 21/9 Sáng 1 TV MRVT Trường học 2 LTTV LV: Cậu học sinh mới (nghe viết) 3 T Em làm được những gì? T1 4 ĐĐ An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông T1. Năm 22/9 Sáng 1 TV Đọc Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí 2 TV Họp nhóm,tổ 3 T Em làm được những gì?t2 4 TN Em và trường tiểu học thân yêu t2 Chiều 1 T Mi-li-mét t1 2 TNXH Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà 3 TC GVBM Sáu 23/9 Sáng 1 TA GVBM 2 TV Viết thông báo 3 LTTV Luyện tập: MRVT Trường học 4 T Mi-li-mét t2 Chiều 1 CN Tự nhiên và công nghệ 2 TN Sinh hoạt 3 ÂN GVBM Tổ trưởng Giáo viên Phạm Thị Tính Nguyễn Thị Vui .................................................................................... THỨ HAI Ngày soạn: 15/9/2022 Ngày dạy: 19/9/2022 SÁNG Tiết 1: Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động vui Trung thu I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học. Có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học. - Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3 - Phiếu đánh giá. 2. Đối với học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,... - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẦN 3 – TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG VUI TRUNG THU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV tổ chức cho HS tham gia vui Trung thu theo kế hoạch của nhà trường. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa, nguồn gốc của tết Trung thu thông qua các trò chơi đố vui, giải ô chữ - GV tổ chức cho HS tham dự chương trình vui Trung thu, trình diễn các tiết mục văn nghệ. - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động bày mâm ngũ quả và rước đèn trung thu. - HS tham gia tham gia vui Trung thu theo kế hoạch của nhà trường. - HS tìm hiểu ý nghĩa, nguồn gốc của tết Trung thu thông qua các trò chơi đố vui, giải ô chữ - HS tham dự chương trình vui Trung thu, trình diễn các tiết mục văn nghệ. - HS tham gia hoạt động bày mâm ngũ quả và rước đèn trung thu. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: . Tiết 2 : Tiếng Việt BÀI 1: ĐỌC: CẬU HỌC SINH MỚI (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức. - Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SHS, VBT, SGV. + Ti v - HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp * Hình thức: thảo luận nhóm đôi. - GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Mái trường mến yêu. - Em hãy quan sát bức tranh bên dưới và chia sẻ với bạn về bức tranh theo những gợi ý sau: - Bức tranh vẽ những ai? - Các nhân vật đang đứng ở đâu? - Các nhân vật trong bức tranh đang làm gì? - Gọi HS đọc tên bài, phỏng đoán về nội dung bài đọc. - HS nghe GV giới thiệu bài mới: Cậu học sinh mới Bài đọc viết về thời thơ ấu của Lu-i Pa-xtơ (1822-1895) một nhà bác học người Pháp. Ông được biết đến qua những nghiên cứu quan trọng về các nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh. Ông là người tạo ra loại vắc-xin đầu tiên chữa bệnh dạ dày và bệnh than. Những khám phá của ông đã cứu sống vô số người. Lu-i Pa-xtơ cũng nổi tiếng trong việc phát minh ra kĩ thuật bảo quản sữa và rượu để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập, quá trình này gọi là thanh trùng. - HS lắng nghe và nêu cách hiểu của mình về chủ điểm. - Bức tranh vẽ bốn nhân vật đó là: thầy giáo, người cha và hai bạn học sinh. Họ đang đứng ở cổng và nói chuyện với nhau. - HS đọc - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.1 Hoạt động Đọc (... phút) 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: Giọng người dẫn chuyện thông thả, giọng thầy giáo trầm ấm, thể hiện thái độ thân thiện, giọng Lu-i Pa-xtơ vui tươi, thể hiện sự lễ phép; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ địa điểm vui chơi của Lu-i Pa-xtơ và các bạn, chỉ thái độ của thầy giáo và gia đình về việc học của Lu-i Pa-xtơ. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. - Luyện đọc từ khó: Giô-dép, Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Rơ-nê, Quy-dăng-xơ, Véc-xen - Giải nghĩa từ: Ác-boa, gật gù, chặng c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: 4 đoạn Đoạn 1: từ đầu.... trắng phau. Đoạn 2: tiếp theo.... nhận cậu vào trường. Đoạn 3: tiếp theo... câu cá. Đoạn 4: phần còn lại. - Luyện đọc câu dài: Gia đình ông Giô-dép /chuyển về Ác-boa /để Lu-i có thể tiếp tục đi học.// Cái bãi gần đường vào thị trấn/ là nơi đã diễn ra những pha bóng chớp nhoáng,/ đầy hứng thú và say mê.// - Luyện đọc từng đoạn: Tổ chức cho HS đọc nhóm 4, mỗi bạn 1 đoạn. d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - 1 HS đọc cả bài. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp câu. - Cá nhân đọc – Lớp đọc - Ác-boa: tên một thị trấn nhỏ ở Pháp. - Gật gù: gật nhẹ, chậm và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. - Chặng: đoạn đường - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - HS đọc bài. - HS đọc. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) * Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SHS; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp - HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Ông Giô- dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để làm gì? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Nói lại nội dung cuộc đối thoại giữa thầy Rơ-nê và Lu-i. + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Lu-i và các bạn chơi những trò gì? Ở đâu? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Theo em, Lu-i có những điểm gì đáng khen? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 4 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. Câu 5: Kể tên một vài trời chơi em thường chơi cùng các bạn. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc Cậu học sinh mới có nội dung gì? Em hãy liên hệ bản thân sau khi đọc xong bài. - HS thảo luận. - HS đọc - Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. - Thầy Rơ-nê hỏi tên của Lu-i và hỏi cậu thích đi học hay thích chơi. Lu-i lễ phép nói với thầy tên của mình và trả lời cậu thích đi học. Lu-i và các bạn chơi những trò sau: - Những ván bi quyết liệt ở dưới gốc một cây to ở vệ đường. - Những “pha" bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê ở cái bãi gần đường vào thị trấn. - Lu-i thường rủ Véc-xen, người bạn thân nhất của mình câu cá ở dưới chân cầu. - Lu-i có những điểm gì đáng khen là: lễ phép, ham học, chăm chỉ và đạt kết quả học tập tốt. - Em thường chơi cùng các bạn trò đá bóng, cầu lông, bắn bi, nhảy dây, rồng rắn lên mây, thả diều, ô ăn quan,. Nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị. LHBT: phân phối thời gian hợp lí cho các hoạt động. * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Hình thức tổ chức: Trò chơi. Trò chơi: “Tôi bảo” Luật chơi: Quản trò hô: Tôi bảo, tôi bảo Cả lớp: bảo gì? bảo gì? Quản trò: tôi bảo các bạn vỗ tay...(người quản trò có thể hô bất kỳ động tác gì để tạo hứng thú cho học sinh.) Giáo viên yêu cầu học sinh: Về nhà đọc lại bài “Cậu học sinh mới” và trả lời lại các câu hỏi tr ... ớc lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: PP vấn đáp, quan sát, động não, đặt và giải quyết vấn đề. Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát thước có chia vạch đến mi – li – mét. Hỏi: + 1 dm = cm; 1 dm = mm 1 m = dm; 1 m = .mm - GV yêu cầu HS trình bày. Nhận xét - GV cho HS mở SGK trang 22, cùng đếm theo hình vẽ 10, 20, 30, , 100 mi – li – mét à 1 dm = 100mm 100, 200, 300, , 1000 mi – li – mét à 1 m = 1000mm GV kết luận: 1 dm = 10 cm; 1 dm = 100 mm 1 m = 10 dm; 1 m = 1000 mm - HS thảo luận đưa ra ý kiến. - HS đếm - HS nhận xét. - HS nhắc lại. 2.2 Hoạt động 2 (10 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản. Vận dụng kiến thức vừa học làm các bài toán liên quan. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: PP vấn đáp, quan sát, đặt và giải quyết vấn đề. Hoạt động cá nhân – cặp - cả lớp Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu của bài? + Tìm thế nào? - GV cho HS chơi trò tiếp sức để sửa bài. - GV cùng lớp nhận xét tuyên dương Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu của bài? + Tìm thế nào? - GV cho HS làm bảng con. - Mời HS trình bày, nêu cách thực hiện - GV cùng lớp nhận xét tuyên dương Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài. - GV giúp HS xác định độ lớn của 1 mm, 1 cm, 1 dm, 1 m. VD: Chiếc bút chì dài khoảng 15..?.. Nếu 15 mm tức là 1 cm và 5 mm, các em nhìn khoảng cách 15 mm trên câu thước quá ngắn không thể cầm để viết được. Nếu 15 cm: Khoảng 1 gang tay, hợp lí. Vậy chọn 15 cm. Tương tự như vậy yêu cầu HS thực hiện Mời HS trình bày, nêu cách thực hiện - GV cùng lớp nhận xét tuyên dương Bài 4 - HS đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu của bài? + Tìm thế nào? - Yêu cầu HS chọn từ viết ra bảng con. - Mời HS trình bày và giải thích - GV nhận xét, tuyên dương - Lớp đọc thầm. + Số? + Chuyển đổi đơn vị a) 1cm = 10 mm 5 cm = 50 mm b) 30 mm = 3 cm 80 mm = 8 cm + Số? + chuyển đổi đơn vị rồi tính + 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bảng con. - HS nhận xét. - Lớp đọc thầm. + HS thực hiện - Lớp đọc thầm. + So sánh chiều dài con kiến với 1 cm. + Ước lượng rồi đo - Viết bảng con * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, hoạt động cả lớp - GV viết số đo với đơn vị m, dm, cm lên bảng. Yêu cầu HS chuyển đổi đơn vị sang mi-li-mét. VD 1 m = mm; 3 dm = mm; 5cm = .mm - Mời HS trình bày nhận xét - GV nhận xét tiết học và dặn dò chuẩn bị tiết học sau. - HS Viết bảng con - HS nhận xét - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. CHIỀU Tiết 1:CÔNG NGHỆ CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Biết bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định các sản phẩm công nghệ trong gia đình và bảo quản các sản phẩm đó. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 12 phút - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Nêu được vai trò của một số sản phẩm công nghệ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Hái quả Miền tây” để khởi động bài học. - HS tham gia chơi bằng cách bấm vào loại quả em thích và trả lời các câu hỏi: + Câu 1: Nêu tên sản phẩm công nghệ có tác dụng làm tóc nhanh khô. + Câu 2: Nêu tên sản phẩm công nghệ có tác dụng làm nóng thức ăn. + Câu 3: Nêu tên sảm phẩm công nghệ có tác dụng làm phẳng quần áo. + Câu 4: Nêu tên sảm phẩm công nghệ có tác dụng giúp mọi người liên lạc với nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia chơi khởi động + Trả lời: Máy sấy tóc. + Trả lời: bếp từ + Trả lời: Bàn ủi (bàn là) + Điện thoại - HS lắng nghe. 2. Khám phá:10 phút - Mục tiêu: Biết bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. (làm việc nhóm 2) - GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm thảo luận và trình bày kết quả. + Em cùng bạn thảo luận về ành động của các bạn nhỏ trong hình 3 và 4. Hành động nào có thể làm hỏng đồ vật trong nhà? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV nêu câu hỏi mở rộng: Vì sao phải giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình? - Giữ gìn bằng cách nào? - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Các sản phẩm công nghệ có trong gia đình là do công sức của mọi người trong nhà mua sắm để giúp mọi người trong công việc và sinh hoạt gia đình. Vì vậy cần có ý thức giữ gìn, bảo quản các sản phẩm đó. - Học sinh chia nhóm 2, thảo luận và trình bày: + Hình 3: bạn nam đá bóng trong nhà. Hành động này không đúng vì có thể làm hỏng các sản phẩm công nghệ trong nhà. + Hình 4: Bạn nam cùng với bố lau chùi quạt điện. Đây là hành động đúng vì sẽ giúp bảo quản các sản phẩm công nghệ bền hơn. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - HS trả lời cá nhân: Cần phải giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình để sử dụng bêng hơn, lâu hơn. - Giữ gìn bằng cách: không làm đổ, rơi,..Biết lau chùi, bảo quản các sản phẩm đó. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 3. Luyện tập:8 phút - Mục tiêu: + Thực hành được việc bảo quản một số sản phẩm công nghệ. - Cách tiến hành: Hoạt động 2. Thực hành cách bảo quản, giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình. (Làm việc cá nhân) - GV mời học sinh làm việc cá nhân: Kể tên và nêu tác dụng một số sản phẩm công nghệ có trong gia đình em theo mẫu: TT Tên sản phẩm Số lượng Tác dụng ... .... .... .... - GV Mời một số em trình bày - GV mời học sinh khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Học sinh làm vào bảng thống kê theo yêu cầu. - Một số HS trình bày trước lớp. - HS nhận xét nhận xét bạn. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng. 5 phút - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV chuẩn bị trước một số sản phẩm công nghệ như: đồng hồ báo thức, quạt, điện thoại,... - GV tổ chức sinh hoạt nhóm 4, nêu yêu cầu: + Mỗi tổ lên bảo quản 1 sản phẩm công nghệ theo hướng dẫn của giáo viên. - GV mời các tổ nhận xét lẫn nhau về cách làm. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Lớp chia thành các nhóm và cùng nhau bảo quản các sản phẩm bằng cách lau, chùo sản phẩm,.... - Các nhóm nhận xét. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tiết 2: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tham gia vui tết Trung thu ở lớp em I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học. Có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học. - Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. 2. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - Bảng phụ, giấy A3; 2. Thiết bị dành cho học sinh - Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 8: Vui tết Trung thu ở lớp em: - GV tổ chức chương trình vui Tết trung thu cho HS cả lớp. GV có thể cùng phụ huynh chuẩn bị cho các em phá cỗ trung thu tuỳ theo điều kiện của lớp. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Mỗi HS mang ít nhất một loại quả/ bánh đến lớp; giấy màu, kéo, hồ dán, nguyên liệu làm bánh trung thu. - GV tổ chức cho HS làm đèn trung thu bằng giấy. - GV tổ chức cho HS làm bánh trung thu từ các nguyên liệu đã chuẩn bị. - GV tổ chức cho các nhóm thi trang trí mâm cỗ trung thu. - GV tổ chức cho HS các nhóm bày mâm cỗ trung thu. - GV tổ chức cho HS bình chọn mâm cỗ trung thu đặc sắc nhất. - GV cho HS vui phá cỗ trung thu. - GV tổng kết hoạt động. - HS mang ít nhất một loại quả/ bánh đến lớp; giấy màu, kéo, hồ dán, nguyên liệu làm bánh trung thu. - HS làm đèn trung thu bằng giấy. - HS làm bánh trung thu từ các nguyên liệu đã chuẩn bị. - HS các nhóm thi trang trí mâm cỗ trung thu. - HS các nhóm bày mâm cỗ trung thu. - HS bình chọn mâm cỗ trung thu đặc sắc nhất. - HS vui phá cỗ trung thu. - HS lắng nghe. TRÌNH DUYỆT TUẦN 3 Ban giám hiệu Tổ trưởng Phạm Thị Tính
Tài liệu đính kèm: