Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhật kí tập bơi”. Hiểu nội dung bài: Khi tập luyện để làm bất cứ điều gì, ta không được nản chí và cần cố gắng hết mình, chắc chắn ta sẽ thành công. Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Nói được các nội dung hoạt động và cảm xúc về một buổi luyện tập

- GD HS lòng nhẫn nại, cố gắng khi làm một việc gì đó.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 37 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 3
( Từ ngày 19/09 đến 23/09/2022)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
19/09
HĐTN
7
Sinh hoạt dưới cờ: Giao lưu tài năng học trò 
Toán
11
Bảng nhân 4
Tiếng việt
15+16
 Đọc: Nhật kí tập bơi
 Nói và nghe: Một buổi tập luyện
Ba 
20/09
Tiếng việt
17
Nghe-viết: Mặt trời nhỏ 
Toán
12 
Bảng chia 4
TNXH
5
Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (tiết 2)
GDTC
5
ĐHĐN: Biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành ba hàng dọc và ngược lại. Trò chơi: Xếp hàng nhanh
Tư
21/09
Tiếng việt
18+19
Đọc: Tập nấu ăn
Ôn chữ hoa B, C
Toán
13
Ôn tập hình học
Tiếng Anh
11
 Unit 1: My friends – Lesson 2.1
Năm
22/09
Toán
14
Ôn tập đo lường
Tiếng việt
20
Từ ngữ chỉ hoạt động. Câu nêu hoạt động
TNXH
6
Vệ sinh xung quanh nhà
HĐTN
8
HĐGD theo chủ đề: Ngôi sao của tôi, ngôi sao của bạn
Sáu
23/09
Toán
15
Luyện tập 
Tiếng việt
21
Luyện tập: Viết đoạn văn về cách làm món ăn
Đạo đức
3
Tự hào Tổ quốc Việt Nam (Tiết 1)
 HĐTN
9 
SHL: SH theo chủ đề: Sản phẩm theo sở thích 
TUẦN 3 Thứ Hai ngày 19 tháng 9 năm 2022
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 7: Sinh hoạt dưới cờ: Giao lưu tài năng học trò
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được tài năng của bản thân và các bạn.
- HS thể hiện được tài năng của bản thân.
- Có ý thức trách nhiệm, thân thiện với mọi người, tự tin giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video...
- HS: Vòng mây hoặc vòng nhựa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS xem đoạn video bạn nhỏ lắc vòng, làm toán nhanh, hỏi:
+ Các bạn có những tài năng gì qua đoạn video?
+ Em thấy các bạn như thế nào?
+ Em có muốn được như các bạn không?
- GV dẫn dắt vào bài. 
- HS quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Lắc vòng. Làm toán nhanh.
+ Rất giỏi.
+ Có.
- Lắng nghe.
2. Thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị các dụng cụ từ tiết trước.
- Yêu cầu lớp trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Yêu cầu lớp thảo luận nhóm đưa ra những dụng cụ chuẩn bị thể hiện tài năng.
+ Nhóm lắc vòng
+ Nhóm tâng bóng 
+ Nhóm lắc dây bằng tay
- Gọi đại diện nhóm thể hiện trước lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương. GV giới thiệu 1 số những tài năng của các bạn khác.
- HS mang vòng mây, dây chun, bóng..
- Lớp trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm thể hiện trước lớp.
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề
- HS lắng nghe để thực hiện yêu cầu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Toán
Tiết 11: Bảng nhân 4 
I. Yêu cầu cần đạt
- Hình thành được bảng nhân 4.
- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có lời văn.
- Yêu thích môn học.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Đọc bảng nhân 4. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài.
- 3-4 HS đọc.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
a) - Cho HS QS tranh, hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Đưa bài toán: “Mỗi chong chóng có 4 cánh. Hỏi 5 chong chóng có bao nhiêu cánh?
- GV hỏi:
+ Muốn tìm 5 chong chóng có bao nhiêu cánh ta làm phép tính gì?
+ 4 x 5 = ? 
- GV chốt: Quan bài toán, các em đã biết cách tính được một phép nhân trong bảng nhân 4 là 
4 x 5 = 20
b) - GV yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân:
+ 4 x 1 = ?
+ 4 x 2 = ?
+ NX kết quả của phép nhân 4 x 1 và 4 x 2?
+ Thêm 4 vào kết quả của 4 x 2 ta được kết quả của 4 x 3 YC HS hoàn thành bảng nhân 4.
- GV nhận xét.
- Cho HS đọc bảng nhân 4.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời
+ Ta làm phép tính nhân: 4 x 5 
+ 4 x 5 = 20 
Vì 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 nên 4 x 5 = 20 
- HS nghe
- HS trả lời
+ 4 x 1 = 4
+ 4 x 2 = 8
+ Thêm 4 vào kết quả của 4 x 1 ta được kết quả của 4 x 2
- HS viết các kết quả còn thiếu trong bảng.
- HS đọc (đồng thành, cá nhân).
3. Luyện tập
Bài 1: 
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- GV nhận xét.
Bài 3:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, đọc kết quả.
x
4
4
4
4
4
4
2
3
5
7
9
10
8
12
20
28
36
40
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu miệng kết quả.
a) 16; 20; 28; 36.
b) 28; 24; 16; 8.
- HS đọc yêu cầu. 
- HS nêu.
- HS tóm tắt, giải, đọc bài giải.
Bài giải
Số bánh xe của 8 ô tô là:
4 x 8 = 32 (bánh xe)
Đáp số: 32 bánh xe
4. Củng cố, tổng kết
- Đọc bảng nhân 4.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- 2-3 HS đọc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết 8 + 9: Bài 5: Đọc: Nhật kí tập bơi
Nói và nghe: Một buổi tập luyện
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhật kí tập bơi”. Hiểu nội dung bài: Khi tập luyện để làm bất cứ điều gì, ta không được nản chí và cần cố gắng hết mình, chắc chắn ta sẽ thành công. Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Nói được các nội dung hoạt động và cảm xúc về một buổi luyện tập
- GD HS lòng nhẫn nại, cố gắng khi làm một việc gì đó.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV đưa tranh trong SGK/26, hỏi:
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Lợi ích của việc dó?
+ Khi đi bơi các em cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
+ Các bạn trong tranh đang đi bơi. Khi biết bơi giúp chúng ta an toàn khi ở dưới nước, giúp cơ thể khỏa mạnh, cao lớn, cân đối.
+ Phải có người lớn đi cùng, phải khởi
động thật kĩ trước khi bơi, dù đã biết bơi nhưng cũng không được gắng sức, không bơi ở những nơi không an toàn.
- HS ghi vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mình sẽ tập tốt hơn
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến giống hệt như một con ếch ộp
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: mũ bơi, vỗ về, tập luyện 
- Luyện đọc câu dài: Mình rất phần khích/ vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi/ cùng một cặp kính bơi màu hồng rất đẹp.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Bạn nhỏ đến bể bơi với ai? Bạn ấy được chuẩn bị những gì?
2. Bạn nhỏ cảm thấy thế nào trong ngày đầu đến bể bơi?
3. Kể lại việc học bơi của bạn ấy?
4. Bạn nhỏ nhận ra điều gì thú vị khi biết bơi?
5. Theo em, việc học bơi dễ hay khó? Vì sao?
- GV: Em có biết bơi không? Em cảm thấy như thế nào khi biết bơi/ không biết bơi
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS thi đọc.
+ Bạn nhỏ đến bể bơi với mẹ, bạn ý được mẹ chuẩn bị cho kính và mũ bơi
+ Đầu tiên bạn ấy phấn khích (vì có đồ bơi đẹp), sau đó bạn sợ nước (bị sặc nước), cuối cùng bạn buồn (khi hết giờ bơi mà vẫn chưa thở được dưới nước)
+ Đầu tiên, bạn ấy tập thở, nhưng bạn ấy toàn bị sặc. Sau khi nghe mẹ động viên, bạn ấy lại cố gắng tập luyện. Buổi sau, bạn ấy đã quen thở dưới nước và tập những động tác đạp chân của bơi ếch. Cuối cùng bạn ấy đã biết bơi tung tăng như một con cá.
+ Khi biết bới bạn ấy thấy mình giống ếch và cá. Hoặc có thể nêu ý kiến khác: Bạn ấy nhận ra mặc dù học bơi rất khó nhưng bạn ấy vẫn học thành công
+ HS trả lời.
- HS nêu.
- HS đọc
3. Nói và nghe: Một buổi tập luyện
Hoạt động 1: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua
- Gv cho HS quan sát tranh minh họa đề có thêm gợi ý về các hoạt động tập luyện.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Em cảm thấy thế nào về buổi tập luyện đó?
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.
- GV cho HS làm việc nhóm 2.
- Mời các nhóm trình bày. Gv khuyến khích HS nêu cảm xúc tích cực.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát tranh: Các bạn nhỏ đang thả diều, tập múa, đá bóng, tập vẽ.
- HS sinh hoạt nhóm và kể về một buổi tập luyện của mình.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
4. Củng cố, tổng kết
- Cho HS quan sát video tập luyện của 1 bạn 
+ Bạn nhỏ trong video đã làm gì?
+ Việc làm đó có dễ dàng thành công không?
- Nhắc nhở các em: Thành công đến với mỗi người không giống nhau. Có người thành công nhanh, có người thành công chậm, nhưng bất cứ ai cố gắng và nỗ lực hết mình thì cũng sẽ đều đạt được kết quả tốt. Vì vậy, chúng ta không nên buồn, nản chí trước khó khăn, mà cần quyết tâm, cố gắng để các buổi tập luyện tiếp theo đạt được kết quả tốt hơn.
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- HS quan sát video.
- HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
.................................................................................................................... ... ó?
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
3. Luyện tập
Bài 3:
- GV giao nhiệm vụ: Mỗi bạn trong nhóm đọc các bước làm món thịt rang của mình, các thành viên trong nhóm nghe và góp ý sửa lỗi.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS đọc đoạn văn
- HS thảo luận nhóm đôi, TLCH:
+ Đoạn văn thuật lại các bước làm món trứng đúc thịt.
+ Đó là (1) rửa sạch thịt, xay nhỏ, (2) đập trứng vào bát, cho thịt xay, hành khô, mắm, muối, (3) đánh đều tất cả .
- HS đọc yêu cầu.
- HS QS tranh, nêu các bước rang thịt: 
1) Cho dầu ăn.
2) Rán thịt vàng.
3) Cho hành khô.
4) Cho nước mắm, muối, hành lá.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, điều chỉnh.
4. Củng cố, tổng kết 
- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Vào bếp thật vui” trong SGK
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm sách dạy nấu ăn hoặc những bài văn, bài thơ liên quan đến việc vào bếp.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS đọc bài mở rộng.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 3: Tự hào Tổ quốc Việt Nam (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đát nước, con người Việt Nam. Nhận ra Tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.
- Thực hiện hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
- Yêu nước, tự hào về Tổ quốc, dân tộc Việt Nam. 
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV mở bài hát: “Việt Nam ơi” 
+ Bài hát thể hiện sự tự hào về điều gì?
+ Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe bài hát đó?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe bài hát.
+ Thể hiện sự tự hào về dân tộc Việt Nam.
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Khám phá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam 
a. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
- GV cho HS QS các hình SGK/9, 10, hỏi:
+ Những hình ảnh trên có nội dung gì?
+ Em có cảm nhận gì về những hình ảnh đó?
- GV NX, KL: Những hình ảnh trên thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và truyền thống vă hóa của Việt Nam. Những vẻ đẹp đó khiến chúng ta thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nươc Việt Nam.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 2, TLCH:
+ Ngoài các hình ảnh trên em hãy chia sẻ thêm cho cả lớp biết những vẻ đẹp đó?
- GV nhận xét và tuyên dương.
b. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
- GV cho HS QS các hình trong SGK/10, 11:
+ Những hình ảnh trên thể hiện những vẻ đẹp gì của con người Việt Nam?
+Em có cảm nhận gì về những vẻ đẹp đó?
+ Hãy chia sẻ thêm về những vẻ đẹp khác của con người Việt Nam?
- GV NX, KL: Những hình ảnh trên nói về vẻ đẹp mà con người Việt Nam: tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm (tranh 1); truyền thống lao động, cần cù, sáng tạo (tranh 2); lòng nhân ái (tranh 3); truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo (tranh 4). Chúng ta luôn yêu mến và tự hào khi là người Việt Nam.
Hoạt động 2: Khám phá sự phát triển của quê hương, đất nước 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cảm nhận của em về sự phát triển đất nước Việt Nam qua những bức tranh?
+ Chia sẻ thêm về sự phát triển của quê hương, đất nước mà em biết?
- GV NX, KL: Từ khi đổi mới đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ: điện thắp sáng thay đèn dầu,Đời sống vật chất của người dân ngày càng no đủ, đời sống tinh thần ngày càng phong phú ...
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm của các bạn thể hiện điều gì?
+ Hãy kể thêm các việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc?
- GV NX, KL: Mỗi chúng ta cần thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những hành động thiết thực, phù hợp như: yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
- HS thảo luận theo nhóm 4, TLCH:
+ Những hình ảnh trên nói về các vẻ đẹp của đất nước việt Nam.
+ Em rất yêu mến và tự hào về những hình ảnh đó.
+ Chùa Một Cột ( Hà Nội), Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội),...
- HS thảo luận theo nhóm 4, TLCH:
+ Những hình ảnh trên nói về vẻ đẹp mà con người Việt Nam vốn có sẵn.
+ Em thấy tự hào về những vẻ đẹp ấy của con người Việt Nam.
+ Những tấm lòng hảo tâm của những mạnh thường quân cứu trợ cho đại dịch COVID,....
- HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:
+ Đất nước thay đổi theo từng ngày, đèn dầu đc thay thế bằng đèn điện, nhà tranh được thay thế bằng nhà cao tầng, các bến đò được thay thế bằng các cây cầu.
+ Các bác nông dân gặt lúa bằng máy móc, có các con đường cao tốc,.
- HS làm việc nhóm 4, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:
+ Tranh 1, 2, 3: Thể hiện việc yêu quý, bảo vệ thiên nhiên.
+ Tranh 4, 5,6, 7, 8: là thể hiện sự trân
trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
+ Kính trọng những người có công với đất nước, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp.
3. Củng cố, tổng kết
+ Chia sẻ một số việc em đã và sẽ làm để thể hiện tình yêu tình yêu Tổ quốc theo bảng sau.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu quê hương, đất nước. Chuẩn bị cho tiết 2 của bài.
HS trả lời theo ý hiểu của mình.
STT
Việc em đã làm
Việc em sẽ làm
1
Bảo vệ môi trường
- Học thật giỏi để sau này cống hiến cho đất nước
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 9: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Sản phẩm theo sở thích
I. Yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ về các sản phẩm hoặc thành tích liên quan đến sở thích của mình.
- Bản thân tự tin chia sẻ sản phẩm theo sở thích của mình.
- Tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về sở thích của bạn.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”. 
+ Sau khi khởi động xong em cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
+ Em thấy rất vui.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ với bạn về sản phẩm hoặc thành tích có liên quan đến sở thích của em.
- GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ cùng bạn về sản phẩm hoặc thành tích liên quan đến sở thích lần lượt theo những gợi ý câu hỏi sau:
+ Đây là sản phẩm gì? ( hoặc Đây là thành tích gì?)
+ Em đã làm hoặc đạt được nó khi nào?
+ Để có được những sản phẩm hoặc thành tích này, em có cần ai hỗ trợ gì không?
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Hoạt động 4: Kế hoạch nhóm “ Cùng chung sở thích”
- GV nêu yêu cầu, cho HS thảo luận nhóm 4.
+ Mỗi nhóm cùng nghĩ ra thông điệp thể hiện sở thích của nhóm.
VD: Nhóm đầu bếp cá heo “Nấu ngon lành, ăn sạch sành sanh”. Nhóm Thạch Sanh “Khoẻ-Siêu khoẻ!”
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- HS chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- HS chia nhóm 4 theo HD của GV.
- Các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và HD HS về nhà cùng người thân
+ Tìm hiểu sở thích của người thân.
+ Chuẩn bị một cuốn sách yêu thích để giới thiệu với cả lớp.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_3_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phong.docx