Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

CHIẾC ÁO LEN

I. Yêu cầu cần đạt:

A. Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).

B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo các gợi ý.

- HS khá giỏi kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của Lan.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
Tập đọc – Kể chuyện
Chiếc áo len
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo các gợi ý.
- HS khá giỏi kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của Lan.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc
1. Bài cũ: 5’
 2 HS đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời câu hỏi 2, 3 sau bài.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 30’
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
Hoạt động 2: Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu, ân hận...
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. GV kết hợp giải nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: + Hai nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT đoạn 1 và 4.
+ Hai HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3 và 4.
Tiết 2
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.10’
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
- Một HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi: Vì sao Lan dỗi mẹ?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4; trả lời câu hỏi:
+ Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
+ Vì sao Lan ân hận?
- Cả lớp đọc thầm toàn bài suy nghĩ tên khác cho truyện? HS phát biểu, GV chốt lại.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại 5’
- GV đọc mẫu 1 đoạn; hướng dẫn HS cách đọc ở các đoạn.
- HS đọc theo nhóm 4 - Sau đó mời 2 nhóm HS thi theo cách phân vai.
Kể chuyện: 18’
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện
	- 1 HS đọc đề bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV giải thích 2 ý trong yêu cầu: Kể theo gợi ý; kể theo lời của Lan (dành cho HS khá giỏi).
- GV mở bảng phụ đã viết gợi ý kể từng đoạn trong SGK. 1 HS đọc gợi ý kể đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.
- Một HS khá giỏi nhìn gợi ý trên bảng kể mẫu đoạn 1 theo lời của Lan.
- Mỗi nhóm 2 HS tập kể.
- HS các nhóm tiếp nối nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện. Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
- GV hỏi: Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì?
- GV khuyến khích HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
Mĩ thuật
Cô Ngọc dạy
Toán
Ôn tập về hình học
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình chữ nhật.
Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. Dành cho HS khá, giỏi: Bài 4 
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập:
 Tính: a ) 5 x 3 + 132 b ) 20 x 3 : 2
- GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 25’
Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1: a) – Nhằm củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc; GV cho HS quan sát hình (SGK) để biết đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn rồi tính độ dài đường gấp khúc đó.
	- HS tự làm bài vào vở; chữa bài trên bảng. Cho HS nhắc lại: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
Giải: Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
 34 + 12 + 40 = 86( cm).
 Đáp số: 86 cm.
b) Nhằm củng cố cách tính chu vi hình tam giác. GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh hình tam giác, sau đó HS tự tính chu vi hình tam giác MNP.
	GV liên hệ câu a) với câu b) để thấy hình tam giác MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín.
Bài 2: - HS ôn lại cách đo độ dài đoạn thẳng. Từ đó tính được chu vi hình chữ nhật ABCD.
	- HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài 3: Cho HS tự đếm để có:
	- 5 hình vuông (4 hình vuông nhỏ và 1 hình vuông to).
	- 6 hình tam giác (4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to).
Bài 4 (dành cho HS khá giỏi): GV vẽ hình lên bảng rồi gọi HS lên vẽ thêm một đoạn thẳng; Khuyến khích HS có các cách vẽ khác nhau.
C. Cũng cố, dặn dò: 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
Dặn về nhà ôn tập tiếp.
Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2012
Âm nhạc
Cô Loan dạy
Toán
Ôn tập về giải toán
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị. 
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. Dành cho HS khá, giỏi: Bài 4:
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài củ : 5’ .
- Chữa BT 3 - SGK 
- GV nhận xét cho điểm.
 B. Bài mới : 28’
Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1: Củng cố giải bài toán về “nhiều hơn”.
- Gọi HS nêu yêu cầu. Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán rồi nêu cách giải.
 - Cả lớp làm bài vào vở rồi chữa bài.
 Giải: Đội hai trồng được số cây là:
 230 + 90 = 320 (cây).
 Đáp số: 320 cây.
Bài 2: Củng cố giải bài toán về “ít hơn”
- Gọi HS nêu bài toán. GV hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS tự làm bài vào vở, sau đó chữa bài làm ở trên bảng.
 Giải: Số lít xăng buổi chiều bán được là:
 635 - 128 = 507 (lít).
 Đáp số: 507 lít.
Bài 3: a) Giới thiệu bài toán về “Hơn kém nhau một số đơn vị”
- GV hướng dẫn để HS biết:
+ Hàng trên có mấy quả cam?
+ Hàng dưới có mấy quả cam?
+ Vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới mấy quả cam?
+ Làm thế nào để biết được hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả cam?
 - HS tự viết bài giải vào vở 
Giải. Số cam ở hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng dưới là.
 7 - 5 = 2 (quả)
 Đáp số: 2 quả.
b) HS dựa vào cách giải ở bài a) tự làm bài b) vào vở rồi chữa bài.
Bài 4 (dành cho HS khá giỏi):
Cho HS tự giải tương tự bài 3b), lưu ý HS hiểu từ “nhẹ hơn” như là “ít hơn”.
C. Cũng cố, dặn dò: 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
Dặn về nhà ôn tập tiếp.
Tập đọc
Quạt cho bà ngủ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc cả bài thơ.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 3HS tiếp nhau đọc 3 đoạn của câu chuyện Chiếc áo len, TLCH: Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ (giọng dịu dàng, tình cảm).
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. HS đọc để hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm - Thi đọc bài thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài thơ. GV hỏi:
+ Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
+ Cảnh vật trong nhà ngoài vườn như thế nào?
+ Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
- HS đọc thầm lại bài thơ, trả lời: Qua bài thơ, em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào?
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc tại lớp từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố , dặn dò: 5’
 - GV yêu cầu những HS đọc chưa tốt về nhà luyện đọc thêm
 - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Tự nhiên và xã hội
Bệnh lao phổi
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi.
	- HS khá giỏi: Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi. 
 *KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện hành vi của bản thân trong việc phòng lây nhiễm bệnh lao từ người bệnh sang người không mắc bệnh.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh và tác hại của bệnh lao phổi. 10’
	- Làm việc theo N4, quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
	+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
	+ Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào?
	+ Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào?
	+ Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và những người xung quanh?
	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
	- GV giải thích thêm và kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 10’
	- HS quan sát hình vẽ T13 SGK và liên hệ thực tế để trả lời theo gợi ý:
	+ Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi?
	+ Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta có thể phòng tránh bệnh? 
	+ Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi?
	- Gọi đại diện từng nhóm trình bày.
	- Liên hệ: Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
	- GV kết luận: 
Hoạt động 3: Đóng vai. 10’
	- GV nêu hai tình huống:
	+ Nếu bị một trong các bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản) em sẽ nói gì với bố mẹ để bố mẹ đưa đi khám bệnh?
	+ Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói gì với bác sĩ?
	- Các nhóm nhận tình huống, thảo luận đóng vai và tập thử trong nhóm.
	- Các nhóm xung phong lên trình diễn trước lớp.
	- GV kết luận.
Hoạt động 3: Cũng cố, dặn dò. 5’
 GV hệ thống lại nội dung bài học, nhận xét tiết học.
 Dặn HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Chính tả
Nghe - viết: Chiếc áo len
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập (2) a/b.
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ. 
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 Mời 3 HS lên bảng, cả lớp viết vào nháp: rau xào, cố gắng, xinh xắn, ngày sinh, ....
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- 1 HS đọc đoạn 4 của bài Chiếc áo len.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài và nhận xét chính tả:
+ Vì sao Lan ân hận?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
+ Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong dấu câu gì?	
- HS tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập (2) –lựa chọn
	- GV chọn cho HS  ... t vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- HS khá giỏi: Nêu được thế nào là giữ lời hứa; Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
*KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ trong VBT, bộ thẻ màu.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc. 10’
	- GV kể chuyện (vừa kể vừa minh hpạ bằng tranh).
	- 2 HS đọc lại truyện. Cả lớp thảo luận các câu hỏi:
	+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp em bé sau hai năm đi xa?
	+ Em bé và mọi người trong truiyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
	+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
	+ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?
	+ Thế nào là giữ lời hứa?
	+ Người biết giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào?
	- GV kết luận.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống. 10’
- GV chia lớp thành N4, giao cho mỗi nhóm xử lý một trong hai tình huống
	- Các nhóm thảo luận; sau đó đại diện các nhóm trình bày.
- Thảo luận cả lớp:
+ Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không? Vì sao?
+ Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa? Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại truyện và xin lỗi mình về việc đã làm rách truyện?
+ Cần làm gì khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác?
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Tự liên hệ. 10’
	- GV nêu yêu cầu liên hệ.
	- HS tự liên hệ bản thân.
	- GV nhận xét, nhắc nhở HS thực hiện bài học trong cuộc sống hằng ngày.
Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành. 5’
Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người; Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường.
Chính tả
Tập chép: Chị em
I. Yêu cầu cần đạt:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập về các từ chứa tiếng có vần ăc/oăc (BT2), BT (3) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 GV đọc cho 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực...
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
	- GV đọc bài thơ. Sau đó mời 1 HS đọc lại; cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét:
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì? Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào?
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
 - HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: Trải chiếu, lim dim, luống rau...
b. HS nhìn SGK, chép bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của bài.
	- HS làm bài vào vở nháp; Sau đó GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT.
 Đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
Bài tập (3) – lựa chọn
	- GV chọn cho lớp làm bài 3a). HS làm bài vào bảng con, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
a) chung trèo chậu
3. Củng cố, dặn dò: 5’
GV nhận xét tiết học; lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
Toán
Xem đồng hồ (tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
	Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 và đọc được theo hai cách. Chẳng hạn: 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.
II. Đồ dùng dạy - học: Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo hai cách
- Cho HS quan sát đồng hồ thứ nhất trong bài học rồi nêu: “Các kim đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút”; GV hướng dẫn HS cách đọc khác là “9 giờ kém 25 phút”. Vậy có thể nói: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được.
- Tương tự, GV hướng dẫn HS đọc các thời điểm ở các đồng hồ tiếp theo bằng hai cách.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Cho HS quan sát mẫu để hiểu yêu cầu của bài là đọc theo hai cách. Sau đó cho HS trả lời lần lượt theo từng đồng hồ rồi chữa bài.
Bài 2: Cho HS thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa. Sau đó gọi một vài em nêu vị trí kim phút trong từng trường hợp tương ứng, từng em so sánh với bài làm của mình rồi sửa sai nếu có.
Bài 3 (dành cho HS khá giỏi): Cho HS chọn các mặt đồng hồ tương ứng. Sau đó cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài 4: Hướng dẫn HS quan sát kĩ hình vẽ a), nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ rồi trả lời câu hỏi tương ứng trong phần a). Sau đó HS tự làm các phần còn lại rồi GV thống nhất các câu trả lời.
Hoạt động 3: Nhận xét , dặn dò
	GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập xem đồng hồ.
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn
Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1).
- Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu đơn xin nghỉ học
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc lại đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS kể về gia đình theo nhóm 2; Sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những HS kể tốt nhất.
Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc mẫu đơn. Sau đó nói về trình tự của lá đơn.
- 2 đến 3 HS làm miệng trước lớp, chú ý nội dung xin nghỉ học phải đúng theo sự thật.
- HS viết bài vào vở, GV thu chấm một số bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhắc HS nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần.
Thủ công
Gấp con ếch (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với HS khéo tay: Gấp được con ếch bằng giấy; Nếp gấp phẳng, thẳng; Con ếch cân đối. Làm cho con ếch nhảy được.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu con ếch; Tranh quy trình gấp con ếch.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
* GV cho HS quan sát con ếch được gấp bằng giấy, đặt câu hỏi định hướng cho học sinh rút ra nhận xét về đặc điểm, hình dáng của con ếch mẫu.
* GV giải thích và liên hệ thực tế về ích lợi của con ếch.
- HS suy nghĩ tìm ra cách gấp con ếch. 1 HS lên thao tác tháo các bước gấp con ếch mẫu.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
- GV hướng dẫn các bước theo tranh quy trình.
- HS nhìn vào tranh quy trình nhắc lại các bước gấp con ếch.
- HS thực hành gấp con ếch trên giấy nháp. GV theo dõi hướng dẫn thêm.
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
	GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà luyện gấp ,cắt chuẩn bị tốt cho giờ sau.
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
- Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 1 HS xem đồng hồ rồi nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng.
	GV dùng mô hình đồng hồ, vặn kim theo giờ để HS tập đọc giờ tại lớp.
Bài 2: - 1HS nhìn vào tóm tắt đọc bài toán.
-1 HS giải vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở. Chữa bài.
Bài 3: a) Yêu cầu HS chỉ ra được ở hình 1 đã khoanh vào 1/3 số quả cam.
b) ở cả hai hình 3 và 4 đều đã khoanh vào 1/2 số bông hoa.
Bài 4 (dành cho HS khá giỏi): Yêu cầu HS tính kết quả rồi mới điền dấu (>, =, <).
Hoạt động 2: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
Tự nhiên và xã hội
Máu và cơ quan tuần hoàn
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
	- HS khá giỏi: Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình minh hoạ trang 14, 15 SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Nêu nguyên nhân của bệnh lao phổi? Biểu hiện của bệnh?
	+ Nêu các việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bệnh lao phổi?
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
	- HS quan sát các hình 1, 2, 3 theo N4, thảo luận các câu hỏi:
	+ Khi bị đứt tay hoặc bị trầy da, chúng ta nhìn thấy gì ở vết thương?
	+ Khi mới chảy ra khỏi cơ thể máu có dạng lỏng hay đông đặc?
	+ Quan sát hình 2 trang 14 và cho biết máu được chia thành mấy phần, đó là những phần nào?
	+ Quan sát hình 3 trang 14, nêu hình dạng của huyết cầu đỏ? Nó có chức năng gì?
	+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì?
	- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
	- GV kết luận.
	- HS đọc nội dung bạn cần biết.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
	- HS thảo luận N2, theo các câu hỏi gợi ý:
	+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu.
	+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực.
	+ Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình.
	- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có: tim và các mạch máu.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Tiếp sức
	- GV nói tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi.
	- HS chơi như hướng dẫn; Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm cuối tuần
I. Yêu cầu cần đạt:
	HS tự kiểm điểm để nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt.
II. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
	- Các tổ trưởng tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn.
- HS tự kiểm điểm trước lớp.
- GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: không học bài và chuẩn bị bài ở nhà; quên sách, vở, dụng cụ học tập; một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học,
- Tổ chức bình bầu - xếp loại HS.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 	- Phổ biến kế hoạch tuần tới: Tích cực học bài và làm bài. Cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu. Cả lớp cần chú ý chuẩn bị bài đầy đủ, tiếp tục rèn chữ viết.
- Phát động thi đua giữa các tổ: Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp, phong trào học tốt,
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_3_tran_thi_tuyet.doc