Mĩ thuật: VẼ THEO MẪU:VẼ QUẢ
I.Mục tiêu:
HS biết phân biệt màu sắc hình dáng một vài loại hoa,quả.
- Biết cách vẽ và vẽ được hình một vài loại quả.
-Vẽ màu theo ý thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các loại quả.
II/ Chuẩn bị
GV: - Một vài loại quả sẵn có ở địa phương
- Hình gợi ý cách vẽ quả.
HS : - Mẫu quả tranh, ảnh về quả.
- Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
LỊCH BÁO GIẢNG Khối Lớp:3 TUẦN: 3 Từ :3 - 7/ 09/ 2012 THỨ NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY SÁNG THỨ HAI 3/09/2012 MT 1 Vẽ theo mẫu: vẽ quả T ĐỌC 2 Chiếc áo len TĐ- KC 3 Chiếc áo len TOÁN 4 Ôn tập về hình học 5 CHIỀU THỨ HAI 3/09/2012 ĐĐ 1 Giữ lời hứa ÔTOÁN 2 Ôn tập ÔLTVC 3 Ôn tập CC 4 Chào cờ 5 C THỨ BA 4/09/2012 TOÁN 1 Ôn tập về giải toán CT 2 NV : Chiếc áo len TNXH 3 Bệnh lao phổi T D 4 Tập hợp hàng dọc, ngang . . .TC Tìm người chỉ huy 5 C THỨ TƯ 5/09/2012 T ĐỌC 1 Quạt cho bà ngũ TOÁN 2 Xem đồng hồ (T1) LTVC 3 So sánh dấu chấm T ÊĐÊ 4 T ÊĐÊ 5 C THỨ NĂM 6/09/2012 Â N 1 Bài ca đi học ( lời 1) T.VIẾT 2 Ôn tập chữ hoa: B TOÁN 3 Xem đồng hồ (T2) TNXH 4 Máu và cơ quan tuần hoàn TD 5 Tập hợp hàng dọc, ngang . . .TC Tìm người chỉ huy C THỨ SÁU 7/09/2012 CT 1 Tập - chép : Chị em TOÁN 2 Luyện tập TLV 3 Kể về gia đình TC 4 Gấp con ếch (T1) SHL 5 Sinh hoạt lớp TUẦN 3 Thứ hai ngày 03 tháng 09 năm 2012 Mĩ thuật: VẼ THEO MẪU:VẼ QUẢ I.Mục tiêu: HS biết phân biệt màu sắc hình dáng một vài loại hoa,quả. - Biết cách vẽ và vẽ được hình một vài loại quả. -Vẽ màu theo ý thích. - Cảm nhận được vẻ đẹp của các loại quả. II/ Chuẩn bị GV: - Một vài loại quả sẵn có ở địa phương - Hình gợi ý cách vẽ quả. HS : - Mẫu quả tranh, ảnh về quả. - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. III/ Hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Tổ chức 2.Kiểm tra đồ dùng. 3.Bài mới. a.Giới thiệu b. Bài giảng Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét - GV giới thiệu một vài quả: - GV hỏi? - Tên các loại quả? - Đặc điểm hình dáng. - Tỉ lệ chung và tỉ lệ riêng. Hoạt động 2: Cách vẽ quả -GV hướng dẫn quan sát mẫu,đặt mẫu. - Vẽ phác hình quả(MH Bảng) - Sửa hình cho giống mẫu. - Vẽ màu theo ý thích. - Dùng GCTQ - ĐDDH. Hoạt động 3: Thực hành - GV đặt ra y/c : - GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn các em còn lúng túng. + HS quan sát theo hướng dẫn của GV. + HS suy nhgĩ và trả lời: + Quả xoài,cam,chuối. + Khác nhau. + Tỉ lệ cũng khác nhau. +HS quan sát, nhận xét. + So sánh ước lượng kích thước chiều ngang và chiều cao. + HS quan sát kĩ mẫu. + HS lưu ý ước lượng khung hình chiều cao và chiều ngang. +Chỉnh hình cho # mẫu,gợi đậm nhạt. Hoạt động 4: 4 .Nhận xét,đánh giá. - GV gợi ý HS nhận xét,xếp loại bài vẽ. ------------------------------------------------------------------------------- Tập đọc- Kể chuyện : CHIẾC ÁO LEN I.Mục Tiêu: A.Tập đọc: 1.Đọc thành tiếng: - Đọc đúng: năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu.. - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. 2.Đọc hiểu: - TN: bối rối, thì thào. - ND: Câu chuyện khuyên các em cần biết yêu thương, nhường nhịn anh, chị em trong gia đình. B.Kể chuyện: - Dựa vào gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn và cả câu chuyện. - Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể. II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.KTBC: Đọc bài: Cô giáo tí hon B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Chiếc áo len 2.Luyện đọc đúng: a.GV đọc mẫu cả bài: ? Bài này chia làm mấy đoạn? b.Hướng dẫn HS luyện đọc và giảng từ: *Đoạn 1: - Luyện đọc: câu 3, 4 - Đọc đúng: tuần này, Lan, áo len. - Đọc mẫu. - HD đọc đoạn 1 -> Đọc mẫu. *Đoạn 2: - Luyện đọc: câu 2, 4 câu đối thoại - Đọc đúng: Câu 2: Ngắt hơi đúng sau các cụm từ. Câu 4: Đọc đúng giọng của Lan: nũng nịu. - Đọc mẫu. - Giảng từ: bối rối - HD đọc đoạn 2 -> Đọc mẫu. 2 HS đọc bài - HS đọc đầu bài - HS theo dõi, đọc thầm SGK. - Bài chia làm 4 đoạn. - HS luyện đọc theo dãy. - HS luyện đọc. - HS luyện đọc theo dãy. - HS nêu nghĩa của từ (SGK). - HS luyện đọc. *Đoạn 3: - Luyện đọc: Các câu đối thoại giữa mẹ và anh Tuấn. - Đọc đúng: Đọc đúng giọng mẹ và anh Tuấn -> Đọc mẫu. - HD đọc đoạn 3. - Giảng từ: thì thào - Đọc mẫu. - HS luyện đọc theo dãy. - HS nêu nghĩa của từ (SGK). - HS luyện đọc. *Đoạn 4: - Luyện đọc: câu 2, 3 câu đối thoại. - Đọc đúng: xin lỗi - Đọc mẫu. - HD đọc đoạn 4: Đọc đúng giọng nhân vật, giọng người dẫn chuyện nhẹ nhàng, tình cảm. Ngắt, nghỉ đúng dấu câu -> Đọc mẫu. *Đọc nối tiếp đoạn. *Đọc cả bài: GV hướng dẫn đọc. - HS luyện đọc theo dãy. - HS luyện đọc - HS luyện đọc Tiết 2 3.Tìm hiểu bài: *Đọc thầm đoạn 1 - câu hỏi 1: ? Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào? *Đọc thầm đoạn 2 - câu hỏi 2: ? Vì sao Lan dỗi mẹ? *Đọc thầm đoạn 3 - câu hỏi 3: ? Anh Tuấn nói với mẹ những gì? - HS đọc thầm + Chiếc áo màu vàng có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm. + Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy. - HS nêu *Đọc thầm đoạn 4 - câu hỏi 4: ? Vì sao Lan ân hận? + Vì em đã làm cho mẹ buồn. Vì em thấy mình chưa nghĩ đến anh. Vì cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và trước sự nhường nhịn, độ lượng của anh *Đọc thầm cả bài - QS tranh - câu hỏi 5: ? Em hãy đặt một tên khác cho chuyện? ? Có bao giờ em dỗi một cách vô lý không ? ? Sau đó em nhận ra lỗi của mình sai và có xin lỗi không ? + Ba mẹ con; Người anh tốt bụng; Chuyện của Lan; Cô bé biết ân hận - HS tự nêu 4.Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn. - GV đọc mẫu. - GV cho hai nhóm đọc phân vai (4 vai). - GV nhận xét. - HS luyện đọc Kể chuyện: *Xác định yêu cầu: - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. *Hướng dẫn HS kể chuyện: ? Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại bằng lời của ai? - GV: Nghĩa là khi kể chuyện, em phải đóng vai là Lan. Muốn vậy, các em phải chuyển lời của người dẫn chuyện thành lời của Lan và xưng hô là tôi, mình hoặc em. - Yêu cầu 1 HS khá kể mẫu đoạn 1. - HS tập kể cho nhau nghe (nhóm đôi) - Gọi HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện. ? Em thích nhất đoạn nào trong truyện, vì sao? - Lớp nhận xét và đánh giá về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện. 5.Củng cố, dặn dò: + Câu chuyện được kể bằng lời của Lan. - HS kể - HS kể - HS kể và tự nêu lý do - HS tự nêu ------------------------------------------------------------------------- Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I.Mục tiêu - Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, tứ giác. - Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tam giác, tứ giâc qua bài “đếm hình” và vẽ hình. II Đồ dùng dạy học - G : Bảng phụ , thước kẻ dài. - H : Bảng con III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoạt động 1 : Kiểm tra - Bảng con : Viết tên các hình tam giác có trong hình bên? 2.Hoạt động 2 : Ôn tập * Bài 1/11 (Bảng) + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm ntn? + Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm ntn? G chốt : Độ dài đường gấp khúc ABCD khép kín chính là chu vi tam giác ABC . * Bài 2/11 (Vở) G chốt : Chu vi của một hình là tổng độ dài của các cạnh. * Bài 3/11 ( Vở) + Hình bên có bao nhiêu hình tam giác? Tứ giác? * Bài 4/12 (Thực hành ) + Nêu cách làm phần a ? Cách khác ? 3. Củng cố - dặn dò B : Vẽ đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng. Gọi tên ĐGK? A C B - Hs nêu yêu cầu. - Hs giải. - Trả lời. - Hs tự đo và giải. - Quan sát và đếm hình. - Tự kẻ đoạn thẳng để có hình vẽ theo yêu cầu. - Thực hiện yêu cầu. -------------------------------------------------------------------------------------------------- Chiều: Thứ hai ngày 03 tháng 09 năm 2012 Đạo đức: GIỮ LỜI HỨA I.Mục tiêu - Hs biết: + Thế nào là giữ lời hứa và vì sao phải giữ lời hứa. + Giữ lời hứa với bạn và mọi người xung quanh. + Có thái độ quí trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những nguời hay thất hứa. II.Tài liệu và phương tiện - Tranh minh hoạ truyện: Chiếc võng bạc III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: - Vì sao phải kính yêu Bác Hồ? - Đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên - nhi đồng. 2.1 Hoạt động 1: Thảo luận câu chuyện “ Chiếc võng bạc “ * Mục tiêu : Hs biết thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa. * Cách tiến hành: - G kể chuyện“ Chiếc võng bạc” - Chia nhóm - giao nhiệm vụ. * Kết luận: Tuy bận việc nhưng Bác Hồ không bao giờ quên giữ lời hứa với một em bé - 1,2 H kể lại câu chuyện. - Các nhóm thảo luận câu hỏi trong phiếu bTập. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 2.2.Hoạt động 2: Xử lý tình huống * Mục tiêu : Hs biết vì sao cần giữ lời hứa và cần làm gì nếu không giữ lời hứa với người khác. * Cách tiến hành: GV chia nhóm - mỗi nhóm xử lý 1 tình huống. - Tình huống 1: Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học Toán nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì bà ngoại đến chơi. Nếu là Tân em sẽ làm gì? - Tình huống 2: Hằng có quyển truyên mới . Thanh mượn Hằng đem vè nhà xem và hứa giữ gìn cẩn thận. Nhưng Thanh sơ ý để em bé làm rách quyển truyện của Hằng. Nếu là Thanh em sẽ làm gì? - Thảo luận lớp: + Em có đồng tình với cách xử lý đó không? Vì sao? + Cần làm gì khi không thực hiện được điều mình đã hứa với người khác? * Kết luận: Khi hứa với ai điều gì phải thực hiện, vì lý do gì em không thực hiện được em cần xin lỗi và giải thích lý do. - Các nhóm nhận nhiệm vụ . - Các nhóm thảo luận - đại diện nhóm trình bày. 2.2.Hoạt động 3: Tự liên hệ * Mục tiêu : Hs biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của mình. * Cách tiến hành: - Thảo luận lớp: + Thời gian qua em có hứa với ai điều gì không? + Em có thực hiện được điều đó không? Vì sao? - H tự liên hệ - G nhận xét, khen H đã biết giữ lời hứa. * Kết luận: Cần phải thực hiện lời hứa của mình không nên thất hứa. - Hs nhận xét việc làm, hành động của bạn. 4. Hướng dẫn thực hành - Thực hiện giữ lời hứa với mọi người. - Sưu tầm các tấm gương biết giữ lời hứa với bạn bè trong lớp ------------------------------------------------------------------------------------- Ôn Tiếng Việt: Hướng dẫn viết bài 3 vở thực hành viết đúng viết đẹp I. Mục tiêu - Hs viết đúng mẫu , đều nét và nối chữ đúng quy định. II Đồ dùng dạy học - Vở thực hành luyện viết III. Các hoạt động dạy ... 4 =40m Vậy 4 dam =? +Tương tự HS nhận xét mẫu 8hm=800m -Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm - GV theo dõi HS làm bài - GV nhận xét , chốt lại bài làm đúng. Bài 3: -Hướng dẫn mẫu -Yêu cầu HS tính nhẩm để thực hiện cộng trừ ra kết quả. - GV nhận xét . GV chữa bài . C/Củng cố dặn dò : - GV nhận xét . - Dặn bài về nhà:Về nhà học bài , làm lại bài tập 2 vào vở . Xem trước bài “ Bảng đơn vị đo độ dài”. - 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nêu miệng cách kiểm tra góc vuông bằng ê ke. - Lớp theo dõi nhận xét bạn. - HS nêu , lớp nhận xét bổ sung. mi-li-mét, đề-xi-mét, xăng-ti-mét, mét, ki-lô-mét. - 2HS đọc lại - Lớp lắng nghe 10m đo độ dài. - 3HS đọc 1hm =1 00m - HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu, nêu cách làm. - HS làm vở, HS lên bảng - HS đọc đề bài .2a và 2b - HS cùng thực hiện mẫu với GV. ... 10m .....4lần +8hm bằng 1hm gấp 8lần, bằng 100m gấp 8lần - HS làm bài theo nhóm: 2nhóm cùng thực hiện 1cột - HS nhận xét. - HS đọc đề. - HS làm vào vở. - 2HS lên bảng. - Vài HS đọc kết quả - Cả lớp nhận xét - HS chú ý. ----------------------------------------------------------------------------------------------- TIẾNG VIỆT: (LUYỆN TỪ & CÂU) ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( tiết 5) I/MỤC TIÊU: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật ( BT 2 ) - Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT 3 ). II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phiếu viết tên từng bài HTL. -Vở BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Kiểm tra bài cũ: Lớp hát B . Bài mới : 1 . Giới thiệu bài : 2 .Kiểm tra đọc :khoảng 1/3 số HS lớp . a).GV yêu cầu HS lên bốc thăm - Ghi điểm - GV yêu cầu những HS đọc yếu về nhà luyện đọc lại tiết sau KT . 3 . Bài tập 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu của BT - Làm việc theo cặp - GV nhận xét . Chốt bài làm đúng 4.Bài tập 3 -Yêu cầu HS đọc đề - Hướng dẫn HS làm mẫu :các em đọc đề bài chọn vị trí đặt dấu phẩy rồi ghi dấu phẩy vào -GV nhận xét , chốt lời giải đúng. 5/Củng cố -dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. “Ôn tập thi GHKI tiếp . - HS thực hiện (Sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút ) - HS đọc bài theo YC ở phiếu .TL câu hỏi - HS nêu, lớp đọc thầm theo. - HS thảo luận theo cặp để tìm đáp án đúng. - Nêu kết quả trước lớp (Mỗi em nêu 1 từ): Lần lượt là: xinh xắn, tinh xảo, tinh tế. - Lớp lắng nghe NX - 1HS đọc đề lớp theo dõi - 1HS làm miệng lớp NX - HS làm bài vào phiếu.2HS làm bảng phụ . - HS đọc bài . Lớp theo dõi NX - HS sửa bài - HS lắng nghe -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012 ÂM NHẠC: Ôn Tập 3 Bài Hát: BÀI CA ĐI HỌC, ĐẾM SAO, GÀ GÁY I. MỤC TIÊU: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 3 bài hát. - Biết gõ đệm theo tiết tấu, theo phách, theo nhịp bài hát. - Tập biểu diễn bài hát. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục ba bài hát: bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy. Ôn lại các động tác vận động phụ hoạ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ôn tập bài hát: Bài ca đi học 1. Hát kết hợp gõ đệm theo phách. - GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày. - Hát kết hợp gõ theo nhịp. GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày 2. Hát kết hợp vận động: Cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ - GV chỉ định hai nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhóm 3 – 4 HS Ôn tập bài hát: Đếm sao 1. Trình bày bài bằng cách hát đối đáp: - Chia lớp thành hai nửa, mỗi bên hát một câu đối đáp cả hai lời. - GV cho hai tổ hát đối đáp với nhau. 2. Trình bày bằng cách hát nối tiếp. - Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một câu. Hát cả bài hai lần. - Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một câu bằng một nguyên âm A – U - Ư - A. 3. Hát kết hợp vận động: - Cả lớp đứng tại chổ trình bày bài hát, kết hợp bước chân theo nhịp 3. Động tác uyển chuyển, nhịp nhàng, mềm dẻo. - GV chỉ định hai nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhóm 3 – 4 HS Ôn tập bài hát: Gà gáy 1. Hát kết hợp gõ đệm: - Hát kết hợp gõ theo phách: Cả lớp thực hiện rồi giáo viên chỉ định từng tổ trình bày. - Hát kết hợp gõ theo nhịp: Cả lớp thực hiện rồi GV chỉ định một vài HS trình bày. 2. Hát kết hợp vận động: Cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. GV chỉ định hai nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhúm 3-4 HS GV nhắc nhở HS về nhà tiếp tục tập 3 bài hát cho thành thạo HS ghi bài HS thực hiện HS trình bày HS thực hiện HS thực hiện HS trình bày HS thực hiện HS tham gia HS thực hiện HS trình bày HS hát và gõ đệm Từng tổ trình bày HS thực hiện HS trình bày HS hát và vận động HS trình bày -HS ghi nhớ ---------------------------------------------------------------------------- TIẾNG VIỆT: (TẬP VIẾT) ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( tiết 6) ( Kiểm tra đọc hiểu) I.MỤC TIÊU 1.KT lấy điểm HTL các bài thơ, văn có YC HTL (từ tuần 1 –tuần 8) 2.Luyện tập củng cố vốn từ :Lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật 3.Đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phiếu viết tên từng bài HTL -Bảng phụ -Vở BT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Kiểm tra bài cũ: Lớp hát B . Bài mới : 1 . Giới thiệu bài : 2 .KT đọc :khoảng 1/3 số HS lớp . - GV yêu cầu HS lên bốc thăm - GV nhận xét ,Ghi điểm - GV yêu cầu những HS đọc chưa thuộc về nhà luyện đọc lại tiết sau KT . 3 . Bài tập 2: Yêu cầu học sinh đọc đề -Treo bảng phụ Mời HS phân tích làm mẫu -Gv yêu cầu HS suy nghĩ để chọn từ bổ sung ý nghĩa thích hợp cho từ in đậm đứng trước . -Tổ chức cho HS làm bài vào vở. - GV nhận xét 4.Bài tập 3 -Hướng dẫn mẫu -Tổ chức cho HS làm bài:viết câu ra nháp,đọc lên. 5.Củng cố -dặn dò - GV nhận xét tiết học * .Về nhà đọc lại các bài HTL đã học Chuẩn bị bài sau: KTĐK GHKI - HS thực hiện (Sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút ) - HS đọc bài thuộc lòng - Lớp theo dõi - HS đọc thầm và TLCH : - 1HS làm miệng Lớp theo dõi - HS làm bài vào vở, 1hs lên bảng. - 1HS đọc đề lớp theo dõi - HS làm miệng lớp nhận xét - HS chú ý ----------------------------------------------------------------------------------- TOÁN: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DỘ DÀI. I.MỤC TIÊU: - Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại -Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thong dụng ( km và m; m và mm ). - Biết làm các phép tính với các số đo độ dài . -HS làm được các BT 1 ( dòng 1,2,3 ); BT 2 ( dòng 1,2,3 ); BT 3 ( dòng 1,2 ) II.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC: - Bảng phụ, phiếu học tập, VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . kiểm tra: Đề- ca- mét .Héc -tô –mét . - Yêu cầu HS lên bảng . - GV nhận xét ghi điểm . B .Dạy bài mới 1.Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài - GV treo bảng kẻ sẵn - Các em đã học những đơn vị đo độ dài nào? - GV ghi vào bảng (có thể không theo thứ tự ) -Đơn vị cơ bản để đo độ dài là gì ? - GV ghi “mét” vào giữa bảng rồi ghi kí hiệu “m” ở dòng dưới . - GV vừagiới thiệu vừa ghi -Những đơn vị nhỏ hơn mét ta ghi ở bên phải của cột mét . “Nhỏ hơn mét”,còn những đơn vị đo lớn hơn mét ta ghi vào bên trái của cột mét. “Lớn hơn mét” - GV hỏi HS trả lời để hình thành bảng như SGK - Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền nhau -Vậy hai đơn vị đo độ dài liên tiếp gấp kém nhau bao nhiêu lần ? - GV nhận xét tuyên dương 1m= ? mm 1km = ? m - Tổ chức cho HS đọc và nhớ bảng đơn vị đo độ dài 3 .Thực hành Bài 1 :GV cho HS nêu kết quả tính nhẩm 1m = 100 cm,1m = 1000mm -Cho HS làm - GV nhận xét sửa sai bảng con ,bảng lớp Bài 2: GV cho HS làm bài -Hướng dẫn: + Nêu sự liên hệ giữa 2 đơn vị đo (1hm = 100m) +Từ đó suy ra kết quả (8hm =800m) -Yêu cầu HS làm vở GV nhận xét Bài 3 : YC HS q/sát mẫu để làm - Hướng dẫn các em công trừ ,nhân chia nhẩm ghi kết quả có kèm theo đơn vị đo độ dài của bài - GV nhận xét 3/Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Dặn dò : Về nhà học bài , làm lại các bài tập vào vở . Xem trước bài sau . Luyện tập - HS 1-2 làm BT 2a,b . - HS nhận xét bài làm của bạn . - HS cả lớp thực hiện theo yêu cầu - HS nêu Đơn vị mét . - HS nêu 1dm = 10 cm ,1m = 10 dm , 1 cm =10 mm, 1km =10 hm, 1 hm =10 dam , 1 dam= 10m Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp gấp kém nhau 10 lần - HS nhận xét bạn sửa sai nếu cần 1m = 1000 mm 1km = 1000 m - 4HS đọc - 2em đọc xuôi ,2 em đọc ngược - HS đọc đề bài - HS làm bảng con ,2 em lên bảng làm lần lượt. - Cả lớp nhận xét. - 2 HS đại diện 2 dãy lên bảng làm - lớp làm vở - Nhận xét tuyên dương. - Lớp q/sát mẫu - Làm bài vào vở - 2HS lên bảng làm .cả lớp nhận xét - HS chú ý ------------------------------------------------------------------------------------------ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI: ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE ( Tiếp) I/MỤC TIÊU: - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu. - Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh không sử dụng các chất độc hại như ma túy , thuốc lá , rượu bia B/ Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút màu, bút chì. C/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Giới thiệu bài: 2/ Tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm: Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm: + Nhóm 1: Vẽ tranh không hút thuốc lá . + Nhóm 2 : Không uống rượu . + Nhóm 3 : Không dùng ma túy . Bước 2 : - Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm điều khiển thảo luận và phân công cho từng thành viên trong nhóm. - Giáo viên đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ học sinh . Bước 3: - Trình bày và đánh giá : - Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm lên cử một bạn lên nêu ý tưởng của bức tranh . - Yêu cầu các nhóm quan sát nhận xét và bình chọn . d) Củng cố - Dặn dò: - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày - Xem trước bài mới. - Lớp chia thành các nhóm . - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên chịu trách nhiệm một mảng. - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng lớp cử đại diện lên chỉ và thuyết trình về ý tưởng của bức tranh. - Cả lớp quan sát và nhận xét. - HS chú ý ------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: