Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường TH Trưng Vương

Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường TH Trưng Vương

Tiết 2+3: Tập đọc - kể chuyện (7,8)

 Bài: CHIẾC ÁO LEN

I/Yêu cầu :

-Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai do phương ngữ

-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .

-Biết đọc lời phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

-Hiểu nghĩa các từ trong bài.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau

-Học sinh biết kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.

II/ Chuẩn bị:

Tranh minh hoạ bài học.

Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện Chiếc áo len .

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 881Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường TH Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:
 Ngày soạn : 04/9/2010
 Ngày dạy : thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010. 
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2+3: Tập đọc - kể chuyện (7,8)
 Bài: CHIẾC ÁO LEN
I/Yêu cầu :
-Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai do phương ngữ 
-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .
-Biết đọc lời phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. 
-Hiểu nghĩa các từ trong bài.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau 
-Học sinh biết kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.
II/ Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ bài học.
Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện Chiếc áo len .
III/ Lên lớp: 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định :
2/ KTBC :
-Bài Cô giáo tí hon .
?: Những cử chỉ nào của “Cô giáo” làm cho bé thích thú ?
? Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của “đám học trò”?
-Nhận xét ghi điể. Nhận xét chung 
3/ Bài mới :
a. Gtb: Hôm nay, các em chuyển sang một chủ điểm mới - Chủ điểm “Mái ấm” . Dưới mỗi mái nhà, chúng ta đều có một gia đình và những người thân với bao tình cảm ấm áp .Chuyện “Chiếc áo len” mở đầu chủ điểm sẽ cho các em biết về tình cảm mẹ con, anh em dưới một mái nhà .
-Giáo viên ghi tựa bài
b. Hướng dẫn luyện đọc :
-Giáo viên đọc mẫu .- Tóm tắt nội dung
* Gọi học sinh đọc câu nối tiếp câu – kết hợp sửa sai .
Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn nối tiếp .
Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ 
*Hướng dẫn tìm hiểu bài :
-Học sinh đọc thầm đoạn 1
? Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào ?
-Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2.
? Vì sao Lan dỗi mẹ?
- Giáo viên cho lớp đọc bài .(đọc thầm)
-? Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
Giáo viên cho học sinh đọc bài ( đọc thầm ) 
-? Vì sao Lan ân hận?
-Qua câu chuyện này em rút ra điều gì: 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài (đọc thầm) 
? Em nào tìm một tên khác cho truyện ?
-GV hướng dẫn cho học sinh luyện đọc lại :
-Giáo viên theo dõi nhận xét từng nhóm .
*Các xem lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện, dựa vào tranh để thực hiện dựa vào tranh để kể chuyện .
KỂ CHUYỆN
Định hướng: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn của câu chuyện “Chiếc áo len” theo lời của bạn Lan .
* Giáo viên hướng dẫn kể chuỵên:
a. Giáo viên đính tranh :
-Giáo viên có thể treo bảng phụ viết gợi ý từng đoạn 
? Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp như thế nào ?
? Vì sao Lan dỗi mẹ ?
? Anh Tuấn nói với mẹ những gì ?
? Vì sao Lan ân hận ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo từng cặp
- Học sinh xung phong kể theo cá nhân trước lớp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể nối tiếp nhìn vào các gợi ý nhập vai nhân vật .(nếu học sinh kể không đạt, giáo viên mời học sinh khác kể lại )
- Giáo viên cùng học sinh lớp nhận xét, bình chọn bạn nào kể tốt nhất, bạn nào kể hay nhất, bạn nào kể có tiến bộ (so với tiết trước )
4/ Củng cố :
? Hỏi tựa câu chuyện ?
? Câu chuyện trên giúp các em hiểu ra điều gì ? 
GDTT:Không nên đòi hỏi những điều quá mức.
5/ Nhận xét dặn dò :
-Giáo viên yêu cầu học sinh tập kể lại câu chuyện vừa mới học cho bạn bè và người thân ở nghe.
-Giáo viên nhận xét chung gời học 
- Hai học sinh đọc lại bài và trả lời câu hỏi 
-HS lắng nghe
- Mỗi em đọc một câu nối tiếp lần 1. 
-HS nối tiếp đọc câu lần 2
-Học sinh đọc bài .
-Học sinh đọc phần chú giải SGK
-HS đọc đoạn trong nhĩm đơi.
-HS các nhĩm thi đọc.
- Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm .
Học sinh đọc bài .
- Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy .
* Học sinh đọc thầm(đoạn 3)
-Mẹ hãy dành hết tiền mua áo len cho em Lan .Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm.Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong .
-Học sinh đọc bài (đoạn 4)
-Học sinh thảo luận theo nhóm rồi đại diện trả lời .
-Vì Lan đã làm cho mẹ buồn .
-Vì Lan thấy mình ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.
-Học sinh trả lời tự do
-Học sinh đọc bài theo vai ( mỗi nhóm 4 bạn, người dẫn chuyện, Lan, Tuấn, mẹ). Các nhóm thi đua đọc theo phân vai .
-Các nhóm nhận xét bình chọn nhóm nào đọc hay nhất .(đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật ).
-Học sinh nhắc lại tựa bài và gợi ý ( lớp đọc thầm theo ).
-Học sinh nhắc lại tựa bài .
-Học sinh quan sát tranh trên bảng khi giáo viên đính lên phần mở đầu câu chuyện mà các em đã được học .
-Áo màu vàng ..
-Học sinh trả lời.
- HS kể chuyện .
- HS thực hiện kể chuyện 
- HS nhắc lại tựa bài
- Giận dỗi mẹ như bạn Lan là không nên.
- Không nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình .
-Trong gia đình, phải biết nhường nhịn, quan tâm đến người thân .
-Không được làm bố mẹ buồn lo khi đòi hỏi những thứ bố mẹ không thể mua được
Tiết 4: Môn: TOÁN(11)
Bài 11: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I/ Yêu cầu: 
-Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác .
-Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “Đếm hình”.
 -Làm bài tập 1,2,3 ;giảm bài 4.
II/ Lên lớp
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định :
2/ KTBC:
? Giáo viên hỏi lại tựa bài tiết trước ?
? Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng giải bài 5VBT.
? Giáo viên thu chấm một số vở, nhận xét ghi điểm 
3/ Bài mới :
a.Gtb: Ở lớp 2 các em đã được học về các hình tam giác, tứ giác, đường gấp khúc Hôm nay các em cùng thầy sẽ ôn lại một số hình ghi bảng 
b.Hướng dẫn học sinh ôn tập :
Bài 1: Củng cố lại cách tính độ dài đường gấp khúc .
Đường gấp khúc ABCD gồm có mấy đoạn và độ dài của mỗi đoạn ?
Giáo viên gọi vài học sinh nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc ?
Bài 2: -Giáo viên lại tiếp tục hướng dẫn cho các nhớ lại cách tính chu vi hình tam giác ?
-Giáo viên gọi 2 em lên bảng giải toán .
-GV nhận xét chung .
Bài 2 : 
Học sinh ôn lại cách đo độ dài đoạn thẳng .
Bài 3 : Giáo viên treo bảng từ, có kẻ sẳn hình .
Giáo viên cho HS làm vào vở bài tập bài 4 
4/ Củng cố : 
- Giáo viên gọi vài học sinh nêu lại cách tính độ dài của đường gấp khúc, tính chu vi hình tamgiác, hình tứ giác .
5/ Nhận xét dặn dò :
- Giáo viên nhận xét chung tiết học, tuyên dương một số em học tốt qua tiết toán .
- HS nhắc lại tựa bài (2 em)
- 2 x 4 = 8; 8 : 2 = 4
3 học sinh lắng nghe 
1 học sinh đọc yêu cầu bài toán . Lớp quan sát hình (SGK) 
* Học sinh nêu :AB= 34cm; BC = 12cm; 
CD = 40 cm 
Học sinh nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc .
Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình tam giác 
* 2 học sinh lên bảng giải toán, lớp làm vào VBT .
Giải :
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD la:ø
 34 + 12 + 40 =(86 cm )
Đáp số : 86 cm
Giải
b) Chu vi hình tam giác MNP là :
 34 + 12 + 40 = 86 cm)
 Đáp số :86cm 
-Lớp nhận xét .
-1 Học sinh đọc yêu cầu .
-Học sinh tự dùng thước có vạch cm đo và nêu (2em ) 
AB = 3cm; BC = 2 cm, DC = 3cm; AD =2c, từ đó tính chu vi hình chữ nhật .
- 1 HS lên bảng giải .Lớp làm vào VBT. 
Chu vi hình chữ nhật ABCD là;
 3 + 2+ 3+ 2 = 10 (cm )
 Đáp số : 10 cm 
- Học sinh nhận xét cách thực hiện của bạn 
-Học sinh quan sát và nêu câu hỏi của bài .
-Học sinh nêu :
-Có 5 hình vuông ( 4 hình vuông nhỏ +1hình vuông to )
-Có 6 hình tam giác ( 4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to ) .HS thực hiện giải toán . 
-Học sinh nêu lại cách tính .
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau; ôn tập về giải toán .
Tiết 5: Môn: ĐẠO ĐỨC (3) Bài 2: GIỮ LỜI HỨA (tiết 1)
I/ Yêu cầu:
-Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
+Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
-Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người .
+Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
-Học sinh có thái độ quí trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa .
II/ Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ truyện chiếc vòng bạc .
-VBT đạo đức .
III/ Lên lớp :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/Oån định :
2/ KTBC :
? Hỏi tựa bài ?
? Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ?
? Em hãy đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy ?
GV nhận xét ghi điểm .GV nhận xét chung .
3/ Bài mới :
a.Gtb: Giáo viên gt trực tiếp vào bài –ghi tựa 
A/ Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc” .
- Mục tiêu : Học sinh biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa .
Giáo viên kể chuyện ( Vừa kể vừa minh hoa bằng tranh, nếu có ) 
? Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa?
? Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của bác ?
? Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
? Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ?
? Thế nào là giữ lời hứa ?
? Người giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
Giáo viên tóm lại bài :
-Tuy bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài .Vịêc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục .
GDTT: Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa .Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác.Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo .
Hoạt động 2: Xử lí tình huống .
*Mục tiêu :Học sinh biết được vì sao cần phải giữ lời hứa vá cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác .
-Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm xử lí một trong hai tình huống sau đây .
Tình huống 1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn để bạn khỏi phải chờ
Tình huống 2: Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
GV kết luận : Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác .
 Hoạt động 3: Tự liên hệ .
* Mục tiêu :Học sinh biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân .
GV nêu yêu cầu liên hệ :
? Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không ?
? Em có thực hiện được điều đã hứa không ? Vì sao ?
? Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được (hay không thực hiện được ) điều đã hứa .
4/ Củng cố :
? Hỏi lại tựa bài ?
? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
5/Nhận xét – dặn dò :
GV nhận xét chung tiết học .
- Học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh nêu .
- 2 em đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy .
- 3 học sinh nêu lại tựa bài 
- 2 Học sinh kể lại truyện .
- Thảo luận cả lớp và trả lời câu hỏi . 
-Tự giải quyết các thắc mắc của nhau.
-Lắng nghe GV nói.
-Học sinh hoạt động theo nhóm .
-Học sinh dựa vào yêu cầu của bài tập 2 ở (VBT) 
-Thảo luận và trình bày(có thể bằng lời hoặc đóng vai).
H ... C :
-Giáo viên kiểm tra lại học sinh đọc lại đơn xin vào đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh .
-Giáo viên nhận xét chung 
3/ Bài mới :
a. Gtb: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tựa “ Viết đơn”
*Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập theo SGK và VBT :
-Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập .
Bài 1: làm miệng .
-Giáo viên yêu cầu học sinh biết kể về gia đình mình cho một người bạn mới (mới đến lớp, mới quen ) Yêu cầu học sinh chỉ cần nêu 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em : 
Ví dụ : Gia đình em có những ai, làm công việc gì, tính tình thế nào ?
-Giáo viên nhận xét bình chọn những em kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật .
Bài 2:
-Giáo viên nêu yêu cầu bài .( học sinh phải nêu được các yêu cầu theo gợi ý của giáo viên )
-Giáo viên phát mẫu đơn cho từng học sinh điền nội dung .Nếu không có mẫu đơn ( có VBT ), các em dựa vào yêu của VBT, Quốc hiệu và tên của lá đơn không cần viết chữ in .
-Giáo viên kiểm tra, chấm chữa bài của một vài em, nêu nhận xét các bài làm của học sinh .
4/ Củng cố :
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học .
-Yêu cầu học sinh đọc lại bài làm của mình .
5/ Nhận xét –dặn dò :
-GV nhận xét và tuyên dương một số HS làm bài tốt .
 4 Học sinh đứng tại chổ đọc lại đơn xin vào đội 
Học sinh nhắc lại tựa bài .( 2-3 em ) .
Một Học sinh đọc lại yêu cầu bài .
Học sinh kể về gia đình theo bàn, nhóm nhỏ ( cặp đôi ) 
Đại diện mỗi nhóm lên báo cáo trước lớp .
+ Ví dụ : Nhà tớ chỉ có bốn người . bố mẹ tớ, tớ và cu Thắng 5 tuổi . Bố mẹ tớ hiền lắm, bố tớ làm ruộng, bố chẳng lúc nào ngơi tay .Mẹ tớ cũng làm ruộng .Những lúc nhàn rỗi, mẹ khâu vá áo quần .Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ.
-Nột Học sinh đọc mẫu đơn .Sau đó nói về trình tự của lá đơn 
+Quốc hiệu và tiêu ngữ 
+ Địa điểm và ngày, tháng năm viết đơn .
+ Tên của đơn .
+ Tên của người nhận đơn .
+ Họ, tên người viết đơn :người viết là học sinh lớp nào .
+ Lí do viết đơn .
+ Lí do nghỉ học .
+ Lời hứa của người viết đơn .
+ Ý kiến và chữ ký của gia đình người viết đơn .
+ Chữ ký của học sinh .
Lớp làm vào VBT .4 học sinh nêu miệng bài tập .Nhận xét, bổ sung.
Học sinh nêu lại nội dung bài học .
3 học sinh 
Về nhà làm lại bài vào giấy nháp và chuẩn bị bài sau .
 Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tiết 2: Môn: TOÁN(15)
Bài: LUYỆN TẬP
I/ Yêu cầu :
-Củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút ).
-Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị (qua hình ảnh cụ thể ).
-Ôn tập củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn .
 -Làm BT 1,2,3.
II/ Chuẩn bị :
Giáo án, sổ điểm, một số mô hình đồng hồ bằng bìa .
III/ Lên lớp :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/Oån định :
2/ KTBC :
-Giáo viên gọi vài học sinh lên bảng chỉ trên mặt đồng hồ bằng bài mấy giờ theo hai cách .
Giáo viên nhận xét –ghi điểm .Nhận xét chung .
3/ Bài mới :
a. Gtb: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tựa “ Luyện tập”
b.Hướng dẫn học sinh luyện tập :
Bài 1: Học sinh nêu giờ theo đồng hồ ở SGK .
Bài 2: Học sinh chủ yếu dựa vào tóm tắt bài toán để tìm cách giải 
-Giáo viên nhận xét chung cách trình bày bài lời giải đúng .
Bài 3: Yêu cầu học sinh chỉ ra được hình 1 đã khoanh vào số quả cam (có 3 hàng bằng nhau, đã khoanh vào một hàng ).
-Tương tự như trên .
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, sửa sai .
4/ Củng cố :
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài .
 4 x 8 + 20 5 x 6 – 14 
-Giáo viên nhận xét – ghi điểm 
5/ Dặn dò –Nhận xét :
Giáo viên nhận xét chung tiết học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau .
3 Học sinh nêu ( Lớp nhận xét ).
- Học sinh nhắc tựa
+ 4 Học sinh nêu : 6 giờ 15 phút; 2 giờ rưỡi; 9 giờ kém 5 phút; 8 giờ.
+ Một em lên bảng giải (lớp làm vào bảng con, không cần viết lời giải .Kết hợp cùng giáo viên nhận xét bài làm của bạn ).
 Giải
 Số người có ở trong 4 thuyền là:
 5 x 4 = 20 (người)
 Đáp số :20 người .
 Học sinh nêu yêu cầu bài .
Học sinh thực hiện làm vào VBT.
Học sinh lên bảng thực hiện, lớp làm vào giấy nháp.
2 học sinh lên bảng thi đua 
Lớp nhận xét, tuyên dương.
Tiết 3: LUYỆN TỪ VA ØCÂU (3)
Bài: SO SÁNH . DẤU CHẤM
I/Yêu cầu :
-Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (BT1).
-Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó (BT2).
-Ôn luyện về dấu chấm :điền đúng dấu chấm vào chổ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm BT3). 
II/ Chuẩn bị :
-Bốn băng giấy, mỗi băng ghi một ý của BT1.
-Bảng phụ viết nội dung đoạn văn của BT3.
III/ Lên lớp :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/Oån định :
2/KTBC :
? Hỏi lại tựa bài và nội dung bài học tiết trước .
Giáo viên kiễm tra bài 1.2
Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau ?
Chúng em là măng non của đất nước .
Chích bông là bạn của trẻ em .
Giáo viên nhận xét, ghi điểm .Nhận xét chung.
3/ Bài mới :
a. Gtb: Giáo viên giới thiệu bài như ở mục yêu cầu- ghi tựa .
b/ Hướng dẫn làm bài tập .
*Bài 1:
Giáo viên dán 4 băng giấy lên bảng, mời 4 học sinh lên bảng thi làm bài đúng nhanh .Mỗi em cầm bút gạch dưới những hình ảnh so sánh trong từng câu thơ, câu văn .
-GV cùng HS nhận xèt, và chốt lại bài có lời giải đúng .
Bài 2:
-Giáo viên mời 4 bạn lên bảng, gạch bằng bút màu dưới nhũng từ chỉ so sánh trong các câu thơ, câu văn đã viết trên băng giấy .
-Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải chúng .
Bài 3: 
-Giáo viên nhắc cả lớp đọc kĩ lại đoạn văn để chấm câu cho đúng (mỡi câu phải nói trọn ý ). Nhớ viết hoa lại những chữ đứng đầu câu.
Cả lớp cùng giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
Oâng tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi . Có lần, chính mắt ch ính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng .Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mắt tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng.Oâng là niềm tự hào của gia đình tôi .
4/ Củng cố :
-Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại nội dung bài vừa học .
Tìm những hình ảnh so sánh và từ chỉ sự so sánh; ôn luyện về dấu câu .
5/Nhận xét – dặn dò :
 Giáo viên nhận xét tiết học .
Học sinh nhắc lại tựa bài .
 2 Học sinh lên bảng làm bài tập, một em làm một bài .
-Ai là măng non của đất nước ?
-Chích bông là gì ?
-Học sinh nhắc lại .
Học sinh đọc yêu cầu bài (2em) lớp theo dõi ở SGK.
 Học sinh đọc lần lược từng câu thơ, học sinh có thể trao đổi theo từng cặp đôi .
4 học sinh lên bảng thực hiện làm thi đua nhau .
*Lớp làm VBT
a/ Mắt hiền sáng tựa vì sao .
b/ Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm .
c/ Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung .
d/ Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng .
1 Học sinh đọc yêu cầu bài, lớp đọc thầm lại các câu thơ, câu văn ở bài 1, viết ra giấy nháp những từ chỉ so sánh .
 Lớp làm vào VBT : tựa, như, là, là là.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài
Học sinh làm bài theo cá nhân, sau đó trao đổi theo cặp .
1 học sinh lên bảng chữa bài .
 Học sinh chữa bài vào vở bài tập 
-Học sinh nhắc lại .
-Học sinh nêu .
Về nhà xem lại bài những bài tập trên lớp đã làm .Chuẩn bị bài sau 
Tiết 4: Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI (6)
Bài: MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I/ Yêu cầu :
 -Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II/ Chuẩn bị :
-Các hình trong SGK ( Phóng to ) .
-Tiết lợn đã chống đông, để lắng trong ống thuỷ tinh .
III/ Lên lớp :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/Ổn định :
2/ KTBC :
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được nội dung bài học tiết trước .
-Nhận xét và tuyên dương .
-Giáo viên nhận xét chung .
3/ Bài mới :
a. Gtb: Giáo viên, giới thiệu, ghi tựa “ Máu và cơ quan tuần hoàn” .
b.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài .
*Hoạt động 1:
Yêu cầu học sinh trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ.
? Bạn đã bị đứt tay hay bị trầy da bao giờ chưa?. Khi bị đứt tay hoặc bị trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
? Theo bạn, khi máu mới chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay đặc ?
? Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm, bạn thấy máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào ?
?HS quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ?
? Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ?
 GV kết luận :Máu là chất lỏng màu đỏ, gồm hai phần là huyết tương (phần nước màu vàng ở trên ) và huyết cầu, còn gọi là các tế bào máu (phần màu đỏ lắng xuống dưới ).
-Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ .Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt .Nó có chức năng mang ô- xi đi nuôi cơ thể .
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn .
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
-Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn .
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được :
- Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu .
- Dựa vào hình vẽ, em hãy mô tả vị trí của tim trong lòng ngực .
- Chỉ vị trí của tim trênlòng ngực của mình .
- Giáo viên yêu cầu đại diện từng cặp nêu .
? Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn?
-Kết luận :Cơ quan tuần hoàn gồm có : Tim và các mạch máu .
 Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức .
-Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi .
-Giáo viên nhận xét kết luận : Nhờ các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô-xi để hoạt động .Đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chở khí các –bô-níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài ..
4/ Củng cố :
-Giáo viên hỏi lại yêu cầu nội dung bài vừa mới học .
5/Nhậnxét- dặn dò :
-Giáo viên nhận xét chung tiết học .
+ Học sinh nêu lại nội dung bài học .
- Học sinh nhắc lại tựa bài 
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận .
- Học sinh trả lời tự do
 Học sinh làm việc theo nhóm .
-Các nhóm quan sát tranh SGK hình 1, 2 và kết hợp quan sát ống máu lợn để trả kời những câu hỏi .
- Đại diện từng nhóm báo cáo nội dung của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc theo cặp đôi .Quan sát hình 4 trang 15 SGK, lần lượt một em hỏi, một em trả lời 
-Từng cặp nêu .
+ Lớp chia thành 2 đội, thi viết lại tên các bộ phận của cơ thể và các mạch máu đi tới trên hình vẽ .
Học sinh nêu lại 
-Về nhà chuẩn bị bài tiết sau và học bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 3.doc