Giáo án Thứ 2 Tuần 19 Lớp 3

Giáo án Thứ 2 Tuần 19 Lớp 3

Tập đọc - Kể chuyện Hai Bà Trưng

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

· Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : thuở xưa, thẳng tay, xuống biển, ngút trời, võ nghệ,

· Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.

2. Đọc hiểu

· Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kỳ I.

· Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.

· Hiểu nội dung của truyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 2 Tuần 19 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19	Thứ Hai, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tiết : 	 Lớp 3
Chào cờ
Tuần : 19	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc - Kể chuyện
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : thuở xưa, thẳng tay, xuống biển, ngút trời, võ nghệ,
Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
2. Đọc hiểu
Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kỳ I.
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
Hiểu nội dung của truyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. 
B - Kể chuyện
Rèn kỹ năng nói : 
- Dựa vàotrí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
Rèn kỹ năng nghe :
- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời bạn. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4’)
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Đường vào bản.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
 Trong HKI, các em đã được học 8 chủ điểm. Trong HKII, các em sẽ được học thêm 7 chủ điểm nữa. Tuần đầu tiên của HKII này các emhọc về chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc
 Hai Bà Trưng là bài học đầu tiên về chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm như thế nào ? Kết quả cuộc khởi nghĩa như ra sao ? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài văn. 
 Hoat động 1: HD luyện đọc và tìm hiểu bài (38’)
Mục tiêu : 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. 
- HS hiểu nội dung của bài.
 Cách tiến hành : 
a) GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng đọc, to, rõ, mạnh mẽ ; nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của giặc ; tả chí khí của Hai Bà Trưng ; tả khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa.
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1ø
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta ?
- Một vài HS thi đọc đoạn văn.
c) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2ø
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trả lời câu hỏi : Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn ntn? 
- Một vài HS thi đọc đoạn văn. GV nêu câu hỏi, hướng dẫn các em biết đọc đoạn văn với giọng kể thong thả, đầy cảm phục ; nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài trí của hai chị em :
 Bâý giờ,/ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.// Cha mất sớm, /nhờ mẹ dạy dỗ/ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông.//
 d) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3ø
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trả lời câu hỏi :
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
+ Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?
- Một vài HS thi đọc đoạn văn.
e) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4ø
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn .
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trả lời các câu hỏi :
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào ?
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
- Một vài HS thi đọc đoạn văn.
Kết luận: Bài văn ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
Hoạt động 2 : Luyện đọc lại bài (5’)
Mục tiêu : Đọc trôi chảy toàn bài. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
 Cách tiến hành : 
- GV chọn đọc mẫu đoạn 1 trong bài, sau đó hướng dẫn HS luyện đọc : đọc với giọng chậm rãi, căm hờn ; nhấn giọng những từ ngữ nói lên tội ác của giặc, sự căm hờn của nhân dân :
 Chúng thẳng tay chém giết dân lành,/ cướp hêt ruộng nương màu mỡ.// Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, /xuống biển mò ngọc trai,/ khiến bao nguời thiệt mạngvì hổ báo,/ cá sấu,/ thuồng luồng,//Lòng dân ngút trời,/ chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.//
- HS thi đọc bài trước lớp.
- Một HS đọc cả bài.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn 1. Đọc 2 vòng.
- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới..
- Mỗi nhóm 2 HS, lần lượt từng HS đọc đoạn 1 trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 1.
- Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương ; bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạngLòng dân oán hận ngút trời.
- 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn 2. Đọc 2 vòng.
- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới..
- Mỗi nhóm 2 HS, lần lượt từng HS đọc đoạn 2 trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 2. 
- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ nuôi chí giành lại non sông.
- 4 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn 3.
- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới..
- Từng cặp HS luyện đọc theo nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 3.
+ Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
+ Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mọc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà Trưng, tiếng trống đồng dội lên.
- 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn .
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi nhóm 2 HS, lần lượt từng HS đọc đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 4.
+ Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
+ Vì Hai Bà Trưng là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đâù tiên trong lịch sử nước nhà.
- 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nghe GV hướng dẫn đọc.
- 4 nhóm thi đọc lại đoạn văn
Kể chuyện
Hoạt động 3 : GV nêu nhiệm vụ (1’)
 Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ quan sát 4 tranh minh hoạ và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện. Chúng ta sẽ xem bạn nào nhớ câu chuyện, kể câu chuyện hấp dẫn nhất. 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (17’)
Mục tiêu : 
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời bạn
Cách tiến hành :
- HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS chú ý : Để kể được những ý chính của mỗi đoạn, các em phải quan sát tranh kết hợp với những cốt truyện vì tranh vẽ nhiều khi không thể hiện hết nội dung của đoạn, chỉ là gợi ý để kể.
- HS quan sát lần lượt từng tranh.
- Gọi HS kể mẫu 
- Yêu cầu HS kể theo cặp
- Một vài HS thi kể chuyện trước lớp.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nghe GV nêu nhiệm vụ.
- 1 HS đọc yêu cầu .
- HS quan sát lần lượt từng tranh.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét 
- Kể chuyện theo cặp.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn do ø(3 ‘)
- GV:Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì ?
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Dân tộc Viêït Nam ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay.
Tuần : 19	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I. Mục tiêu 
 Giúp hs :
- Nhận biết được các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0) 
- Nắm được cấu tạo thập phân của các số có bốn chữ số là gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị. 
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số.
- Bước đầu nhận ra thứ tự các số  ... ễn 1 chục đồng thời cũng gắn 2 hình như thế lên bảng và hỏi : Có mấy chục ?
- Gv ghi số 20 vào dưới hình biểu diễn chục, đồng thời gắn 2 thẻ số, mỗi thẻ ghi 10 vào cột Chục ở Bảng 1 
- Gv yêu cầu HS lấy tiếp 3 hình chữ nhật, mỗi hình biểu diễn 1 đơn vị đồng thời cũng gắn 3 hình như thế lên bảng và hỏi : Có mấy đơn vị ?
 - Gv ghi số 3 vào dưới 3 hình biểu diễn đơn vị, đồng thời gắn 3 thẻ số, mỗi thẻ ghi 1 vào cột Đơn vị ở Bảng 1 
- Gv hỏi : Bạn nào có thể viết số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị ?
- Gv theo dõi, nhận xét cách viết đúng , sai, sau đó giới thiệu cách viết của số này như sau :
+ Hàng đơn vị có 3 đơn vị nên ta viết chữ số 3 ở hàng đơn vị ; Hàng chục có 2 chục nên ta viết chữ số 2 ở hàng chục; Hàng trăm có 4 trăm nên ta viết chữ số 4 ở hàng trăm ; Hàng nghìn có 1 nghìn nên ta viết chữ số 3 ở hàng nghìn. (GV vừa nêu vừa viết số vào cột tương ứng trong Bảng 1) 
 + Vậy số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị viết là 1423.
- Gv hỏi : Bạn nào có thể đọc được số này ?
- Gv hỏi : Số một nghìn bốn trăm hai mươi ba gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Gv làm tương tự với số 4231.
b) Tìm hình biểu diễn cho số
- Gv đọc các số 1523 và 2561 cho Hs lấy hình biểu diễn tương ứng với mỗi số
Kết luận : Khi đọc số có bốn chữ số chúng ta đọc từ hàng nghìn đến hàng trăm đến hàng chục, cuối cùng đọc hàng đơn vị.
Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành (12’)
Mục tiêu :
 - Nhận biết được các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0) 
- Nắm được cấu tạo thập phân của các số có bốn chữ số là gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị. 
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số.
- Bước đầu nhận ra thứ tự các số có bốn chữ số. 
Cách tiến hành :
* Bài 1
 - Gv gắn vào bảng 1 các thẻ ghi số để biểu diễn số 3442 như phần b) bài tập 1 và yêu cầu Hs đọc, viết số này.
- Gv hỏi : Số ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai gồm 
mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
Lưu ý : Gv có thể gắn thêm vài ssố khác , yêu cầu Hs viết, đọc số này.
* Bài 2
- Gv treo bảng phụ đã kể sẵn noọi dung bài tập 2 và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Gv yêu cầu Hs quan sát số mẫu và hỏi : Số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? 
- Em hãy đọc và viết số này.
- Yêu cầu Hs tự làm tiếp bài.
- Gv chữa bài và cho điểm Hs.
- Gv lưu ý Hs cách đọc các số có hàng chục là 1, hàng đơn vị là 4, 5. Ví dụ : đọc số 4174 là chín nghìn một trăm bảy mươi tư (không đọc là bảy mươi bốn) ; đọc số 2414 đọc là hai nghìn bốn trăm mười bốn ; đọc số 2145 là hai nghìn một trăm mười lăm
* Bài 3
- Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm điền số còn thiếu vào a, b, c của bài.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đổi vở để kiểm tra bài nhau (nhóm b kiểm tra nhóm a, nhóm c kiểm tra nhóm b, nhóm a kiểm tra nhóm c)
- Gv cho Hs đọc các dãy số của bài.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Gv : Qua bài học bạn nào cho biết khi đọc số có bốn chữ số chúng ta đọc từ đâu đến đâu ?
- Nhận xét tiết học
- Theo dõi GV giới thiệu
- Hs thực hện thao tác theo yêu cầu.
- Có 10 trăm.
- 10 trăm còn gọi là 1 nghìn.
- Hs đọc : 1 nghìn.
- Hs thực hện thao tác theo yêu cầu.
- Có 4 trăm.
- Hs đọc : 4 trăm.
- Có 2 chục. 
- Hs đọc : 2 chục. 
- Có 3 đơn vị.
- Hs đọc : 3 
- 2 HS viết trên bảng lớp, HS cả lớp viết vào bảng con.
- HS nghe GV giảng và theo dõi thao tác của GV.
- HS viết lại số 1423.
- Một số HS đọc trước lớp, sau đó HS cả lớp đọc : Một nghìn bốn trăm hai mươi ba. 
- Gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị 
- HS rút ra cách đọc, viết số có 4 nghìn, 2 trăm, 3 chục, 1 đơn vị là : Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt, 4231
- 2 HS lên bảng đọc và viết số : ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai, 3442.
- Gồm 3 nghìn, 4 trăm, 4 chục, 2 đơn vị.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc ấ«ù và viết sốù theo yêu cầu.
- Số này gồm 8 nghìn, 5 trăm, 6 chục, 3 đơn vị.
- HS đọc và viết số : Tám nghìn năm trăm sáu mươi ba, 8563.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm 3 ý, HS lớp làm bài vào vở. 
- Kiểm tra bài bạn, sau đó tổng kết mỗi nhóm có bao nhiêu bạn làm đúng, bao nhiêu bạn làm sai.
- Một số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp cùng đồng thanh đọc.
- Đọc từ hàng nghìn đến hàng trăm đến hàng chục, cuối cùng đọc hàng đơn vị.
Tuần : 19	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Đạo đức
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu:
Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc màu da , . Chúng ta phải biết đoàn kết, quan tâm giúp đỡ bạn bè quốc tế.
Trẻ em có quyền tự do kết bạn và thu nhận những nét văn hoá tốt đẹp của các dân tộc khác.
2. Thái độ
HS quí mến , tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau.
3. Hành vi
 Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới.
Giúp đỡ các bạn thiếu nhi nước ngoài.
GDBVMT : Giáo dục HS có thái độ tích cực, đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị
Bộ tranh ảnh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới (cho các nhóm và một bộ trên bảng lớp)
Đạo cụ để sắm vai (Hoạt động 3 – Tiết )
Phiếu bài tập (cho HS và 2 phiếu phóng to)
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ.
Kể những việc đã làm để tỏ lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ.
Hoạt động 1
 THẢO LUẬN NHÓM VỀ CÁC TRANH ẢNH
- Phát cho mỗi nhóm tranh ảnh về cuộc giao lưu của trẻ em Việt Nam với trẻ em thế giới (trang 30 – Vở bài tập đạo đức 3- NXB Giáo Dục).
- Yêu cầu các nhóm xem tranh và thảo luận trả lời câu hỏi :
Tronng tranh /ảnh, các nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai?
Em thấy không khí buổi giao lưu như thế nào ?
Trẻ em Việt Nam và trẻ em ở các nước trên thế giới có được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ nhau hay không ?
- GV lắng nghe, nhận xét và tổng kết các ý kiến : 
Trong tranh /ảnh, các nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài. Không khí buổi giao lưu rất k\hữu nghị, đoàn kết. Trẻ em trên toàn thế giới có quyền được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ nhau không kể màu da , dân tộc.
 Hoạt động 2
KỂ TÊN NHỮNG HOẠT ĐỘNG , VIỆC LÀM THỂ HIỆN TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA THIẾU NHI THẾ GIỚI.
- Yêu cầu 2 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi :
“ Hãy kể tên những hoạt động , phong trào của thiếu nhi Việt Nam (mà em đã từng tham gia hoặc được biết ) để ủng ho các bạn thiếu nhi thế giới.
- Nghe HS báo cáo ghi lại kết quả trên bảng.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
Kết luận : 
Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở các nước khác, những nước còn nghèo, có chiến tranh  Các em có thể viết thư , kết bạn hoặc vẽ tranh gửi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Những việc làm đó thể hiện sự đoàn kết của các em với thiếu nhi quốc tế.
- Chia thành các nhóm, nhận tranh ảnh, quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi 
- Chẳng hạn:
Các nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài.
Không khí buổi giao lưu rất vui vẻ, đoàn kết. Ai cũng tươi cười.
Trẻ em Việt Nam có thể kết bạn , giao lưu,với trẻ em ở các nước trên thế giới .
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổá sung nhận xét.
- 1 vài HS nhắc lại
- 2 HS bàn bạc với nhau cùng trả lời câu hỏi :
Ví dụ: 
- Đóng tiền ủng hộ bạn nhỏ Cu Ba, các bạn ở nước bị thiên tai, chiếùn tranh.
- Tham gia cuộc thi vẽ tranh, viết thư, sáng tác truyện  cùng các bạn thiếu nhi quốc tế 
- Đại diện các nhóm trình bày
- 1 vài HS nhắc lại
Hoạt động 3
TRÒ CHƠI SẮM VAI
- GV mời 5 HS chơi trò chơi sắm vai: đóng vai 5 HS đến từ 5 đất nước khác nhau tham gia liên hoan thiếu nhi thế giới.
1 HS – thiếu nhi Việt Nam.
1 HS – thiếu nhi Nhật.
1 HS – thiếu nhi Nam Phi.
1 HS – thiếu nhi Cu Ba.
1 HS – thiếu nhi Pháp.
- Nội dung: Các bạn nhỏ Việt Nam là nước tổ chức liên hoan sẽ giới thiệu trước, sau đó lần lượt các bạn khác giới thiệu về đất nước của mình.
Việt Nam: Chào các bạn, rất vui được đón các bạn đến thăm đất nước chúng tôi.
Nhật Bản : Chào các bạn, tôi đến từ Nhật Bản. Ở nước tôi, trẻ em rất thiùch chơi thả diều cá chép và giao lưu với các bạn bè gần xa.
Cu Ba : Chào các bạn, tôi đến từ Cu Ba . Đất nước tôi có rất nhiều mía đường và mến khách. Tuy còn nhiều khó khăn những thiếu nhi chúng tôi rất ham học hỏi và giao lưu với các bạn.
Nam Phi: Chào các bạn, tôi đến từ một đất nước Châu Phi . Mặc dù thời tiết bao giờ cũng nóng nhưng chúng tôi rất thích chơi đá bóng ngoài trời và giao lưu với các bạn nước ngoài.
Pháp: Còn tôi đến từ đất nước có tháp Epphen, đất nước du lịch. Chúng tôi rất vui được đón các bạn khi có cơ hội đến thăm đất nước chúng tôi.
Việt Nam: Hôm nay, chúng ta đến đây để giao lưu học hỏi lẫn nhau. Tất cả cùng hát bài “Thiếu nhi thế giới liêm hoan”(cả lớp cùng hát)
 HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
GV yêu cầu HS sưu tầm các bài hát bài thơ thể hiện tình đoàn kết của thiếu nhi Việt Nam và thế giới
Yêu cầu HS viết một bức thư ngắn giới thiệu về mình để kết bạn với bạn nước ngoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 2 tuan 19.doc