Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường Tiểu học 2 TT Năm Căn

Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường Tiểu học 2 TT Năm Căn

TẬP ĐỌC

Bài: Chiếc áo len

 (2 tiết)

I - MỤC TIÊU:

 1. Tập đọc:

 - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩu và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

 - Hiểu nội dung bài: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu nhau. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

 2. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện dựa theo các gợi ý.

- HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.

-Rèn kĩ năng: tự nhận thức.

II . CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong Tiếng Việt 3, tập một ( TV3/ 1).

- Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường Tiểu học 2 TT Năm Căn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai, ngày 03 tháng 9năm 2013
TẬP ĐỌC
Bài: Chiếc áo len
 (2 tiết)
I - MỤC TIÊU:
	1. Tập đọc:
	- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩu và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
	- Hiểu nội dung bài: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu nhau. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
	2. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện dựa theo các gợi ý.
- HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.
-Rèn kĩ năng: tự nhận thức.
II . CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong Tiếng Việt 3, tập một ( TV3/ 1).
- Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. TẬP ĐỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra.
- HS đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài : Chiếc áo len.
 b. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Chú ý:
 + Giọng mẹ: bối rối khi nói với Lan, cảm động khi nói với Tuấn.
 + Giọng Lan: phụng phịu làm nũng.
 + Giọng Tuấn: nhỏ nhẹ, thì thào nhưng dứt khoát, mạnh mẽ thuyết phục.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
 + Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
 + Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
 + Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: thổi, lất phất, mặc thử, bối rối, xin lỗi, xấu hổ,...
 + Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài.
 + Theo dõi HS đọc và hướng dẫn HS ngắt giọng câu khó đọc.
áo có dây kéo ở giữa/ lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất phất.//
 + Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại tương tự như đọc đoạn 1.
 + Khi 1 HS đọc xong đoạn 2, 3 GV cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu từ bối rối, thì thào . Có thể yêu cầu HS đặt câu với các từ này.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
 + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
 + Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu các HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
 + Mùa đông năm nay như thế nào? (Mùa đông năm nay đến sớm và buốt lạnh.)
 + Vì mùa đông đến sớm và lạnh buốt nên những chiếc áo len là vật rất cần và được mọi người chú ý. 
 + Hãy tìm những hình ảnh trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và tiện lợi? (Chiếc áo có màu vàng rất đẹp, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội khi có gió lạnh hay trời mưa và rất ấm.)
- Yêu cầu HS đọc thầm tiếp đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Vì sao Lan dỗi mẹ? (Vì em muốn mua một chiếc áo như của Hoà nhưng mẹ bảo không thể mua được chiếc áo đắt tiền như vậy)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: 
 + Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ điều gì? (Tuấn nói với mẹ hãy dành tiền mua áo cho em Lan. Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu lạnh, Tuấn sẽ mặc nhiều áo ở bên trong)
 + Tuấn là người như thế nào? (Tuấn là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em)
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 4 và hỏi: Vì sao Lan ân hận? (Lan ân hận vì đã làm cho mẹ phải buồn/ Lan ân hận vì thấy mình quá ích kỷ không nghĩ tới anh trai/ Lan ân hận vì thấy anh trai yêu thương và nhường nhịn cho mình)
 + Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong câu chuyện này? (GV giúp HS phát hiện thấy Lan là cô bé ngây thơ (thấy bạn có áo đẹp, em cũng muốn có và đòi mẹ phải mua cho mình chiếc áo như thế) nhưng em cũng rất ngoan khi mình rất ích kỷ, làm mẹ buồn, em nhận ra lỗi và sửa lỗi ngay.)
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để tìm tên khác cho câu chuyện. (Ba mẹ con vì đó là các nhân vật trong truyện; người anh tốt bụng vì câu chuyện ca ngợi sự thương yêu, nhường nhịn của người anh dành cho em gái; Chuyện của Lan vì câu chuyện kể về bạn Lan...)
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai trong nhóm của mình.
- Tổ chức cho 3 đến 4 nhóm thi đọc trước lớp.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho điểm
- HS đọc bài trả lời câu hỏi.
- HS nhắc lại.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS tiếp nối đọc bài. Mỗi HS đọc 1 câu.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. Các từ dễ phát âm sai.
- Nối tiếp nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc 1 câu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Tập ngắt giọng đúng.
- Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3, 4. Chú ý các lời thoại của nhân vật.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ bối rối, thì thào.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Đọc bài theo nhóm. HS cùng nhóm theo dõi để nhận xét và chỉnh sửa cách đọc cho nhau.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Đọc thầm.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Trả lời.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời.
- HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.
- HS xung phong phát biểu ý kiến.
- HS tự do phát biểu ý kiến, khi phát biểu cần giải thích rõ vì sao em lại đặt tên đó cho câu chuyện.
- Mỗi HS trong nhóm nhận một trong các vai: người dẫn chuyện, Lan, mẹ Lan, Tuấn, sau đó luyện đọc bài theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc hay nhất.
 2. KỂ CHUYỆN
* Hoạt động 4: Xác định yêu cầu 
- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Kể theo lời của Lan là kể như thế nào? (Là kể bằng cách nhập vai vào Lan, kể bằng lời của Lan nên khi kể cần xưng hô là tôi, mình hoặc em.)
* Hoạt động 5: Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Kể mẫu đoạn 1:
 + Treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý và yêu cầu HS đọc gợi ý của đoạn 1.
 + Nội dung của đoạn 1 là gì, nội dung cần thể hiện qua mấy ý, nêu cụ thể nội dung của từng ý? (Đoạn 1 nói về Chiếc áo đẹp, cần kể rõ 3 ý: Mùa đông năm nay rất lạnh, chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và rất ấm; Lan đòi mẹ mua cho mình chiếc áo giống như chiếc áo của bạn Hoà)
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể lại đoạn 1 của câu chuyện.
- Kể theo nhóm: 
 + Chia HS thành các nhóm nhỏ, mối nhóm có 4 HS và yêu cầu các nhóm HS tiếp nối nhau kể truyện trong nhóm, mỗi HS kể một đoạn. 
 + Nhận xét.
- Kể toàn bộ câu chuyện:
 + Yêu cầu 1 đến 2 nhóm kể chuyện trước lớp.
 + Nhận xét phần trình bày của từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò
-Theo con câu chuyện Chiếc áo len muốn khuyên chúng ta điều gì?(trình bày ý kiến cá nhân)
- Em thích nhất đoạn nào trong truyện? Vì sao?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài.
- HS đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- HS trả lời.
-1 HS khá kể trước lớp.
- Từng HS kể trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và giúp đỡ nhau trong quá trình bạn kể.
- 1 đến 2 nhóm thực hành kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét như hướng dẫn như tiết kể chuyện tuần 1.
-Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu nhau.
- HS tự do phát biểu ý kiến.
Thứ ba, ngày 04 tháng 9 năm 2013
CHÍNH TẢ (Nghe – viết )
Bài: Chiếc áo len
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học HS biết:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng BT2a/ b
	- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng ghi sẵn chữ cái không ghi nội dung để KT, BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Gọi 3 HS lên bảng, nghe GV đọc HS viết: gắn bó , nặng nhọc ,khăn tay, khăng khít.
- GV chữa bài và cho điểm HS
2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài: Nghe viết: Chiếc áo len.
 b. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả
- GV đọc mẫu đoạn văn 
- Y/C 1 HS đọc lại.
- HD HS tìm hiểu ND đoạn viết .
 + Vì sao Lan ân hận? 
 + Lan mong trời mau sáng để làm gì?( Để nói với mẹ rằng hãy mua áo cho cả cả hai anh em)
- HD HS trình bày 
 + Đoạn văn có mấy câu? (Đoạn văn có 5 câu)
 + Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? (Chữ Lan vì đó là tên riêng,chữ Nằm ,Em ,Ấp, Con ,Mẹ vì đó là từ đầu câu)
 + Lời Lan muốn nói với mẹ được viết như thế nào ? (Viết sau dấu hai chấm )
- HD HS viết từ khó 
 + GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con: ấm áp , xin lỗi, xấu hổ,vờ nghủ
 + GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS
- HS viết chính tả .
 + GV đọc cho HS viết theo đúng Y/C 
 + GV đọc HS Soát lỗi
- GV thu 7, 10 bài chấm và nhận xét.
* Hoạt động 3: HD HS làm bài tập chính tả 
Bài 2b.
- Gọi 1 HS đọc Y/C của bài.
- Y/C HS tự làm bài.
- Y/C HS nhận xét bài trên bảng.
- GV kết luận và cho điểm HS: 
Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp nhau kẻ chỉ, vạch đường thẳng băng
(Là cái thước kẻ)
Tên nghe nặng trịch
Lòng dạ thẳng băng
Vành tai thợ mộc nắm ngang
Anh đi học vẽ, sẵn sáng đi theo
(Là cái bút chì)
Bài 2a: Khuyến khích HS.
Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc Y/C của bài .
- Y/C HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài sau đó HS làm.
- Yêu cầu HS đọc 9 chữ và tên chữ.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Viết lại chữ sai: Chuẩn bị tiết sau viết bài: Chị em.
- 3HS lên bảng viết. Lớp viết bảng con.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe 
- 1HS đọc lại cả lớp theo dõi 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 3 HS lên bảng viết. Lớp viết bảng con.
- HS nghe đọc viết đoạn văn
- HS đổi vở và dùng viết chì để soát lỗi cho nhau.
- 1HS đọc.
- HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
- 1HS đọc.
- 1HS làm mẫu. 
- HS làm vào vở.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- HS đọc bài.
Thứ tư, ngày 5 tháng 9 năm 2013
TẬP ĐỌC
Bài: Quạt cho bà ngủ.
I - MỤC TIÊU
	- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 
	- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc cả bài thơ)
II – CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách TV3/1.
- Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . Kiểm tra.
- HS lên bảng đọc bài “Chiếc áo len” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: Quạt cho bà ngủ.
 b. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài ... nhận xét – sửa sai.
- Lớp nhận xét.
Bài 2: Bình to chứa 635 lít nước, bình nhỏ chứa được ít hơn bình to 128 lít. Hỏi bình nhỏ chứa được bao nhiêu lít nước? 
- HS nêu yêu cầu BT – phân tích bài toán
- HS nêu cách làm – giải vào vở
- 1 HS lên bảng làm.
Tóm tắt
Giải
Bình to : 635 lít
Bình nhỏ chứa được số lít nước là:
Bình nhỏ ít hơn: 128 lít
635 – 128 = 507 (lít)
Bình nhỏ : .lít nước?
Đáp số: 507 lít nước
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
Bài tập 3: Lan lên 8 tuổi , mẹ nhiều hơn Lan 23 tuổi. Hỏi mẹ năm nay bao nhiêu tuổi?
- Tiến hành như bài 2
- Chấm bài, nhận xét
Bài tập 4: Lớp 3A có 34 học sinh, lớp 3B có ít hơn 6 học sinh. Hỏi lớp 3B có bao nhiêu học sinh?
- Tiến hành như bài 3
Bài giải
Năm nay mẹ có số tuổi là:
8 + 23 = 31 (tuổi)
Đáp số: 31 tuổi.
Bài giải
Lớp 3B có số học sinh là:
34 – 6 = 28 (học sinh)
Đáp số: 28 học sinh
4. Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau
Thứ ba , ngày30 tháng 0 8 năm 2011
ĐẠO ĐỨC
Bài: Giữ lời hứa.
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. 
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
 ( Nêu được thế nào là biết giữ lời hứa; Hiểu được tác dụng của việc giữ lời hứa)
II. CHUẨN BỊ:
 	- Tranh SGK.
	- Sách, vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra.
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 (VBT) 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài : Giữ lời hứa (Tiết 1).
 b. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Thảo luận truyện”Chiếc vòng bạc”
- HS lên làm BT.
- HS nhắc lại.
- Giới thiệu truyện “Bài trước cô và các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác đối với thiếu nhi và sự kính yêu của thiếu nhi đối với Bác”.
- GV kể chuyện”Chiếc vòng bạc”.
-Yêu cầu 1 hoặc 2 HS kể hoặc đọc lại truyện.
- Chia lớp làm 6 nhóm để thảo luận các câu hỏi SGV.
- Đại diện mỗi nhóm phát biểu ý kiến.
- Hỏi cả lớp:
 + Thế nào là giữ lời hứa? (Giữ lời hứa là thực hiện những gì mình đã nói với người khác)
 + Người biết giữ lời hứa được đánh giá như thế nào? (Mọi người tôn trọng, yêu quý, tin cậy)
- Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
=> GV kết luận:
- Tuy rất bận và qua thời gian dài nhưng vẫn không quên lời hứa với em bé.
- Câu chuyện cho thấy: cần phải giữ đúng lời hứa của mình mới được mọi người quý trọng, tin cậy, yêu mến.
* Hoạt động 2: Nhận xét tình huống
- Chia lớp làm 4 nhóm. Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm và thảo luận theo nội dung của phiếu trong SGV.
- Nhận xét, kết luận về câu trả lời của các nhóm.
- Hỏi cả lớp:
 + Giữ lời hứa thể hiện điều gì? (Giữ lời hứa là thực hiện những gì mình đã nói với người khác)
 + Không thực hiện được lời hứa cần làm gì? (Mọi người tôn trọng, yêu quý, tin cậy)
=> Kết luận: Cần giữ lời hứa vì nó thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. Khi không giữ được lời hứa cần nói rõ lý do và xin lỗi. 
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc HS: xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
-HS chú ý lắng nghe.
-1 hoặc 2 HS đọc(kể) lại truyện.
- Chia lớp làm 6 nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký để thảo luận.
- Đại diện các nhóm trả lời
- 2 đến 3 HS trả lời.
- HS lắng nghe .
- Lớp chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và tiến hành thảo luận tình huống theo phiếu được giao.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- 4 đến 5 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Thứ tư , ngày 31 tháng 8 năm 2011
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 5: Bệnh lao phổi.
I. MỤC TIÊU:
	- Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi.
	- Khuyến khích: Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
 -Rèn kĩ năng làm chủ bản thân:đảm nhận trách nhiệm thực hiện hành vi
 của bản thân trong việc phòng lây nhiễm bệnh lao từ người bệnh sang người không
 . bệnh 
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh trong SGK. 
- Sách TN&XH, Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
- Để phòng bệnh đường hô hấp ta nên làm như thế nào?
- Nhận xét.
2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Bệnh lao phổi.
 b. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình trang 12 SGK.
- Các nhóm lần lược trả lời câu hỏi:
 + Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi?
 + Bệnh lao phổi có những biểu hiện như thế nào?
 + Bệnh lao phổi lấy từ người này sang người khác bằng con đường nào?
 + Tác hại của bệnh lao phổi? 
- Gv nhận xét.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung.
- Gv chốt lại: 
 + Bệnh lao phổi là bệnh do vi khuẩn gây ra. Những người ăn uống thiếu chất, làm việc quá sức dễ bị nhiễm vi khuẩn lao tấn công và gây bệnh.
 + Người bệnh cảm thấy ăn không ngon, người gầy hay sốt nhẹ vào buồi chiều.
 + Bệnh này có thể lây từ người này sang người khác bằng đường hô hấp.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm SGK.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 13, kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.
 + Kể ra các việc làm và hoàn cảnh khiến người ta đễ mắc bệnh lao phổi ?
 + Những biện pháp phòng chống bệnh lao phổi?(giải quyết vấn đề)
 + Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi?
- Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- Gv giảng những trường hợp dễ bệnh lao phổi.
 + Người hút thuốc lá, lao động nặng nhọc, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.
 + Người sống trong nhà chật, ẩm thấp, không ánh sáng.
 + Biện pháp phòng chống: tiêm phòng, làm việc nghỉ ngơi vừa sức, nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng. 
 + Không nên khạc nhổ bừa bãi.
3. Củng cố, dặn dò:
-Em nên khuyên người nhà và mọi người xung quanh ntn để phòng tránh bệnh lao ?(rèn kĩ năng giải quyết vấn đề .)
- Nhắc HS giữ vệ sinh và phòng bệnh lao phổi.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- Hs quan sát hình trong SGK
- Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện từng nhóm lên trả lời.
- Hs nhận xét.
- Đại diện các nhóm lên trả lời.
- Nhóm khác bổ sung.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát hình trong SGK.
- Hs trao đổi với nhau.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày.
- Hs lắng nghe.
-Khuyên người thân và mọi người nên tiêm phòng, làm việc nghỉ ngơi vừa sức, nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng. 
 hút 
Thứ năm , ngày 01 tháng 09 năm 2011
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài7: Máu và cơ quan tuần hoàn.
I. MỤC TIÊU:
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ.
	- Khuyến khích: Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: Vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh trong SGK. 
- Sách TN&XH, Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
- Để phòng bệnh lao phổi ta nên làm như thế nào?
- Nhận xét.
2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Máu và cơ quan tuần hoàn.
 b. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Giáo viên nêu:
 + Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm có 2 phần: huyết tương và huyết cầu.
 + Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ, hình dạng như cái đĩa lõn hai mặt. Chức năng mang khí ôxi đi nuôi cơ thể.
 + Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 4 SGK trang 14, lần lượt một bạn hỏi, một bạn trả lời.
 + Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu ?
 + Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
 + Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
- Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- Gv chốt lại: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và mạch máu.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi tiếp sức.
- Gv chia Hs thành 2 đội có số người bằng nhau
- Hai đội thi viết tên 1 bộ phận của cơ thể có mạch máu đi tới. Đội nào viết nhiều hơn thì thắng cuộc. 
- Gv nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dăn HS xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát hình trong SGK, trao đổi với nhau.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày.
- Hs lên tham gia trò chơi.
Thứ sáu , ngày 2 tháng 0 9 năm 2011
THỦ CÔNG
Bài: Gấp con ếch.
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- HS khéo tay: Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. Con ếch can đối. Làm cho con ếch nhảy được.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu có kích thước đủ lớn.
- HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt đđộng dạy
Hoạt đđộng học
 1. Kiểm tra: 
- Chuẩn bị của HS
- Nhận xét.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Gấp con ếch.
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. 
- Giáo viên giới thiệu mẫu con ếch gấp bằng giấy và nêu câu hỏi định hướng.
 + Con ếch được chia thành mấy phần? (gồm 3 phần: phần đầu. Phần thân và phần chân.)
- Giáo viên vừa nói vừa chỉ vào mẫu:
 + Phần đầu có hai mắt, nhọn dần về phía trước.
 + Phần thân phình dần rộng về phía sau.
 + Hai chân trước và hai chân sau ở phía dước thân.
 + Con ếch có thể nhảy được khi ta dùng ngón trỏ miết nhẹ vào phần cuối của thân ếch.
- Giáo viên liên hệ thực tế về hình dạng và nêu lợi ích của con ếch.
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu. 
- Bước 1.
 + Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
 + Lấy tờ giấy hình chữ nhật và thực hiện các công việc gấp, cắt giống như đã thực hiện ở bài trước.
- Bước 2.
 + Gấp tạo hai chân trước con ếch.
 + Thực hiện thao tác.
 + Gấp hai nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu gấp sao cho đỉnh B và đỉnh C trùng với đỉnh A.
- Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
 + Miết nhẹ theo nếp gấp để lấy nếp gấp. Mở hai đường gấp ra.
- Cách làm cho con ếch nhảy:
 + Kéo hai chân trước con ếch dựng lên để đầu của ếch hướng lên cao.
 + Mỗi lần miết như vậy, ếch sẽ nhảy lên một bước 
- Giáo viên hướng dẫn vừa thực hiện nhanh các thao tác gấp con ếch một lần nữa để học sinh hiểu được cách gấp.
- Giáo viên chú ý quan sát, sửa sai và hướng dẫn lại.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh mang theo dụng cụ“ Gấp con ếch”
- Hoïc sinh quan saùt con eách maãu.
 - HS traû lôøi.
- Hoïc sinh laéng nghe.
- Hoïc sinh quan saùt.
- Hoïc sinh taäp laøm nhaùp con eách theo caùc böôùc ñaõ höôùng daãn.
Khoái tröôûng
BGH duyeät
Hình thöùc: 
 - Noäi dung : 
Hình thöùc: 
 - Noäi dung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 3 L3.doc