Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

A. Tập đọc

 1.Đọc thành tiếng.

 - Đọc đúng: Lúc-Xăm-Bua, Mô-Ni-Ca, Giét-Ca, in-tơ- nét, lần lượt, tơ- rưng

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung.

 2. Đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ: Lúc-Xăm-Bua, lớp 6, sưu tầm, Đàn Tơ Rưng, in-tơ-nét

 - Hiểu nội dung: Cuộc gặp gỡ cho thấy tinh thần thân ái, hữu nghị giữa Việt Nam và Lúc-Xăm-Bua.

 B. Kể chuyện:

 - Dựa vào gợi ý kể lại toàn bộ câu chuyện

 - Nghe và nhận xét được lời kể của các bạn.

II. Đồ dùng dạy - học bài mới:

 - Tranh minh hoạ.

 - Bảng phụ cần hướng dẫn luyện đọc

 

doc 20 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - kể chuyện
Gặp gỡ ở lúc - xăm - Bua
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
	1.Đọc thành tiếng.
	- Đọc đúng: Lúc-Xăm-Bua, Mô-Ni-Ca, Giét-Ca, in-tơ- nét, lần lượt, tơ- rưng
	- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
	- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung.
	2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ: Lúc-Xăm-Bua, lớp 6, sưu tầm, Đàn Tơ Rưng, in-tơ-nét
	- Hiểu nội dung: Cuộc gặp gỡ cho thấy tinh thần thân ái, hữu nghị giữa Việt Nam và Lúc-Xăm-Bua.
	B. Kể chuyện:
	- Dựa vào gợi ý kể lại toàn bộ câu chuyện
	- Nghe và nhận xét được lời kể của các bạn.
II. Đồ dùng dạy - học bài mới:
	- Tranh minh hoạ.
	- Bảng phụ cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bầi “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”
- 3 học sinh thực hành yêu cầu
C. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài:
- Nghe giới thiệu
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh theo dõi và đọc thầm
b. Đọc từng câu
- Trong bài có những từ nào khó đọc?
- Học sinh nêu và đọc nt câu
c. Đọc từng đoạn:
- 3 học sinh đọc, lớp đọc bài SGK
- GV hd ngắt giọng 1 số câu khó.
- Học sinh luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải
- 1 học sinh đọc
- 3 học sinh khác tiếp nối đọc lần 2
- 3 học sinh đọc, lớp theo dõi nhận xét
d. Luyện đọc theo nhóm
- Mỗi nhóm 3 học sinh luyện đọc
e. Đọc trước lớp
- Gọi 3HS bất kỳ y/cầu nt nhau đọc bài
- 3 học sinh đọc, lớp theo dõi.
g. Đọc đồng thanh
- Lớp đọc đồng thanh
3. Tìm hiểu bài
- Giáo viên và 1 học sinh đọc lại cả bài
- Học sinh theo dõi trong sách giáo khoa.
- Đến thăm trường tiểu học ở Lúc-Xăm -Bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ những điều gì thú vị?
- Các bạn học sinh lớp 6a tự giới thiệu bằng tiếng Việt; hát tặng đoàn bằng bài hát tiếng Việt;.....
- Vì sao các bạn lớp 6a nói được tiếng Việt và có những đồ vật của Việt Nam?
- HS trả lời.
- Các bạn học sinh Lúc-Xăm-Bua đã thể hiện sự quan tâm như thế nào đối với thiếu nhi Việt Nam?
- Các bạn hỏi đoàn cán bộ rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam như: Học sinh Việt Nam học....
- Khi chia tay đoàn cán bộ Việt Nam các bạn HS Lúc-Xăm- Bua đã thể hiện tình cảm như thế nào?
- Mặc dù ngoài trời tuyết bay mù mịt nhưng các bạn học sinh học sinh Lúc – Xăm – Bua vẫn...
- Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong chuyện này?
- Cảm ơn các bận đã yêu quí Việt Nam.......
- Câu chuyện thể hiện điều gì?
- Thể hiện tình thân ái, hữu nghị giữa Việt Nam và Lúc-Xăm-Bua
4.Luyện đọc lại bài.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 3
- Học sinh theo dõi bài đọc mẫu
- Chia lớp thành các nhóm 3 học sinh
- Học sinh luyện đọc
- Tổ chức 3-5 nhóm đọc đoạn 3
- Lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Nhận xét cho điểm
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu.
- Y/cầu HS đọc y/cầu phần kể chuyện
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Câu chuyện kể bằng lời của ai?
- Kể bằng lời của 1 người trong đoàn cán bộ Việt Nam đến Lúc – Xăm – Bua;
- Chúng ta phải kể câu chuyện bằng lời của ai?
- Kể bằng lời của chính mình.
- Học sinh kể mẫu 
3. Kể theo nhóm
- 3 học sinh 1 nhóm luyện kể
4. Kể chuyện
- Học sinh kể trước lớp
D. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học
Toán
tiết 146 : Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng có đến 5 chữ số
- Củng cố giải toán có lời văn bằng 2 phép tính, tính chu vi vầ diện tích của hình chữ nhật.
II. Chuẩn bị:
	- Hệ thống bài tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A Kiểm tra bài cũ.
- 3 học sinh thực hiện bài tiết trước.
- 3 học sinh làm bài
- Nhận xét - cho điểm
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu
- Nghe giới thiệu.
Ghi bảng
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Yêu cầu hs tự làm rồi chữa
- Học sinh làm bài
Bài 2: 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật.
- Rộng: 3 cm; chiều dài gấp đôi chiều rộng.
- Hs yêu cầu tính chu vi và diện tích.
- Học sinh tính
- Nhận xét cho điểm
Bài 3: Giáo viên vẽ sơ đồ
- Học sinh quan sát
- Con nặng bao nhiêu kg?
- 17 kg
- Cân nặng của mẹ như thế nào đối với con?
- cân nặng của mẹ gấp 3 lần cân nặng con
- Bài toán hỏi gì?
- Tổng cân nặng của 2 mẹ con.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Học sinh làm
Cân nặng của mẹ là:
 17 x 3 = 51 (kg)
Cân nặng của cả 2 mẹ con là:
 17 + 51 = 68 (kg)
 Đáp số: 68 kg
- Nhận xét cho điểm
D. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm bài tập.
Đạo đức:
Chăm sóc cây trồng vật nuôi
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu tác dụng và vì sao phải chăm sóc cây trồng.
- Đồng tình ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi; phê bình, không tán thành với những hành động không chăm sóc cây trồng vật nuôi
- Tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi.
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh, ảnh về hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Em đã làm gì để thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
- 2-3 HS trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu
2. Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng
- Các nhóm lần lượt trình bầy
- GV chia HS theo số chẵn, số lẻ
- HS chẵn nêu tên và một vài đặc điểm về con vật nuôi mà mình thích. Nêu tác dụng của con vật đó.
- HS lẻ nêu ... cây trồng.
- Gọi vài nhóm trình bày
- HS trình bày
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Quan sát tranh, ảnh
- Cho HS quan sát và hỏi:
- HS quan sát
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ HS trả lời.
+ Theo con việc làm của các bạn đó sẽ đem lại lợi ích gì?
+ Các nhóm khác nghe, trao đồi, bổ sung.
- Gv nhận xét, kết luận: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui ... 
Hoạt động 3: Đóng vai 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ
- Các nhóm lần lượt đòng vai là chủ trại gà, vườn hoa, vườn cây, ao cá. Nêu cách chăm sóc
- Từng nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi.
- GV nhận xét, kết luận.
3.Hướng dẫn thực hành: Tìm hiểu các hđ chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương.
C. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học
Toán 
tiết 147 Phép trừ các số trong phạm vi 100.000
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100.000
- áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị:
	Hệ thống bài luyện tập
III. Các hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài của tiết trước
- 3 học sinh làm bài.
- Nhận xét - cho điểm
B.Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu.
2. Hướng dẫn hs cách thực hiện phép trừ
a. Giới thiệu phép trừ 85.674 - 58.329
b. Đặt tính rồi tính.
- Học sinh làm bài
- Nêu cách làm.
- Chúng ta bắt đầu thực hiện phép tính từ đâu?
- Hãy nêu từng bước tính. 
- Từ hàng đơn vị (từ phải sang trái)
- Học sinh nêu cách tính
c. Nêu quy tắc tính
- Thực hiện tính từ trái sang phải.
3. Luyện tập thực hành
Bài 1: Bài 1 yêu cầu chúng ta gì?
- HS trả lời.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 4 học sinh làm bảng, lớp làm vở
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét - cho điểm
Bài 2: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu đặt tính và tính
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép trừ có đến 5 chữ số.
- Học sinh nêu.
- 1 học sinh làm bài lớp nhận xét.
- 2 học sinh khác làm tiếp, lớp làm vở
- Nhận xét - cho điểm.
Bài 3:
Gọi 1 học sinh đọc đề.
- Bài toán cho biết gì?
- Có 25850m đường đã trải nhựa 9850m
- Bài toán yêu cầu gì?
- Số km chưa trải nhựa
Số mét đường chưa trải nhựa là:
 25850 – 9850 = 16.000 (m)
 Đổi: 16.000m = 16km
 Đáp số: 16km
- Nhận xét - cho điểm
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Tự nhiên và xã hội
Trái đất - quả địa cầu
I. Mục tiêu:
- Nhận biết hình dạng của trái đất trong không gian: rất lớn và có hình cầu
- Biết được quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất và cấu tạo của quả địa cầu.
- Thực hành chỉ trên quả địa cầu cực Nam, cực Bắc, xích đạo, 2 bán cầu và trục quả địa cầu.
II. Chuẩn bị: 
- Quả địa cầu (cỡ to),tranh vẽ quả địa cầu 
- Hình minh hoạ số 1(trang 112)
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng của trái đất và quả địa cầu.
- Theo em trái đất có hình gì?
- Học sinh phát biểu
GV: Trái đất có hình dạng cầu và hơi dẹt ở 2 đầu. Trái đất nằm lơ lửng trong vũ trụ.
+ Trục của quả địa cầu nghiêng hay thẳng đứng so với mặt bàn?
- Nghiêng
+ Em có nhận xét gì về mầu sắc trên quả địa cầu?
- Màu khác nhau: Xanh nước biển, màu vàng, xanh lá cây, da cam....
+ Từ những quan sát được trên mặt quả cầu, em hiểu thêm gì về bề mặt trái đất? 
- Trái đất có trục nghiêng, bề mặt trái đất không như nhau ở các vị trí.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Tìm hiểu với quả địa cầu
Vòng 1: Tiếp sức
- Học sinh xếp thành 2 đội
- Giáo viên phát cho mỗi đội 1 tranh vẽ quả địa cầu và các thẻ chữ
- Học sinh dán các thẻ chữ vào phần phù hợp: Trục, giá đỡ, cực bắc, cực nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Giáo viên nhận xét cho điểm
Vòng 2: Thi hùng biện
- Các đội cử đại diện nói những hiểu biết của mình về quả địa cầu kết hợp chỉ trên mô hình quả địa cầu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh hùng biện xuất sắc
Vòng 3: Vẽ quả địa cầu.
- Trong 3 phút các đội phải nhớ và vẽ lại được hình dạng quả địa cầu, chỉ định các vị trí trục, đường xích đạo, hai cực của quả địa cầu.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học
Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2009
Tập viết
Ôn chữ hoa U
I. Mục tiêu:
	- Viết đẹp các chữ cái viết hoa U, B, D
	- Viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Uông Bí và câu ứng dụng	
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ cái viết hoa U
	- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
III.. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- 1 học sinh đọc: Trường Sơn.
“Trẻ em ...... là ngoan”
- Gọi 2 học sinh viết: Trường Sơn
- 2 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con
- Nhận xét chỉnh sửa lỗi cho hs
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Có các chữ U, B, D.
- Giáo viên nhận xét. ... g sgk
- yêu cầu học sinh tự làm bài
- 2 HS lên bảng, lớp làm bút chì vào sgk
- Nhận xét. Chốt lời giải đúng
- Học sinh làm vở 
Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Mỗi học sinh đặt 2 câu
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh đọc
C. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét bài
Tự nhiên - xã hội
Sự chuyển động của trái đất
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
	- Nhận biết được hướng chuyển động của Trái Đất quay quanh mình nó và quanh mặt trời trong không gian.
	- Thực hành quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất
II. Chuẩn bị:
	- Quả địa cầu.
	- Bảng viết câu hỏi thảo luận
	- Thẻ chữ: mặt trời, trái đất.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Khởi động.
* Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh lên chỉ quả địa cầu nêu cấu tạo của quả địa cầu, hai cực, đường xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu
- Học sinh nêu
Nhận xét - đánh giá.
B. Dạy học bài mới
1 Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu - ghi bảng
- Nghe
2 Hoạt động 1: Trái đất tự quay quanh trục của nó
- Vẽ 1 hình tròn giống hình 1
- Nhận xét gì về đường trục
- Học sinh vẽ
- Trục nghiêng
- Nhìn từ trục Bắc xuống, Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
- Ngược chiều
- Hướng của nó đi từ phương nào sang phương nào?
- Từ Tây sang Đông.
-Yêu cầu học sinh
- Vẽ trên bảng chiều quay của trái đất
- Nhận xét bổ sung
Kết luận: Trục đường quay theo chiều......
Hoạt động 2: Trái đất chuyển động quanh mặt trời
- Đưa ra hệ thống câu hỏi
- 1 học sinh đọc 3 câu hỏi
1. Mô tả những gì em quan sát hình 3....
- Mô tả những gì em quan sát hình 3?
- Trái đất tự quay quanh mình nó theo hướng từ Tây sang Đông, đồng thời quay quanh mặt trời. 
- Trái đất tham gia mấy chuyển động, là những chuyển động nào?
2 chuyển động: Tự chuyển động quanh nó, chuyển quanh mặt trời
- Hướng của các chuyển động đi từ phương nào sang phương nào?
- Đều theo hướng từ Tây sang Đông.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cho học sinh xem mô hình về chuyển động của trái đất.
- 1 học sinh thuyết minh mô hình
Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận
- Trái đất đồng thời tham gia 2 chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó, c/động quay quanh mặt trời
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố “Trái đất quay”
- G/ viên nêu cách chơi, luật chơi
- Học sinh quan sát.
- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ trò chơi trang 115.
- 2 học sinh chơi thử: 1 bạn gắn thẻ chữ “ Mặt trời” 1 bạn gắn thẻ chữ “Trái đất”.
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét bổ xung
- Các nhóm chơi
- Các nhóm lần lượt cử đại diện chơi
Mỗi nhóm vừa biểu diễn vừa thuyết minh
D. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Về tìm hiểu thêm qua đài, báo, ti vi.......
Toán
Tiết 149: luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
	- Củng cố kỹ năng thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100.000.
	- Củng cố về các ngày trong các tháng 
II. Chuẩn bị:
	- Hệ thống bài luyện tập 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức: 
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ: 
- GV K/tra bài về nhà của tiết trước.
- 2HS làm bảng, mỗi HS làm 1 bài
- Nhận xét cho điểm 
C. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài 
- Nghe giới thiệu.
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: - GV hướng dẫn HS trừ nhẩm
- HS nhẩm và báo cáo kết quả.
Bài 2: – Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc 
- Gọi HS làm bài và nêu cách thực hiện
-1 HS lên bảng đặt và thực hiện 4 phép tính.
Bài 3: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở
- Nhận xét cho điểm 
Bài 4a. Giáo viên viết phép trừ như bài tập lên bảng
- Học sinh đọc 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Điền số thích hợp vào ô trống trong phép tính 
- Học sinh làm bài báo cáo kết quả , nêu cách làm
Bài 4.b Yêu cầu đọc đề bài
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi 
- Trong năm có những tháng nào có 30 ngày?
- Tháng 2, 4, 6, 9, 11.
- Vậy ta chọn ý nào?
- ý D
Hướng dẫn thêm: 2 tháng liền nhau không bao giờ có 30 ngày 
- Vậy ‏‎ý a sai . Tương tự suy luận ý B, C do đó ta chọn ‏‎ D là đúng 
- Trong các ‏‎ A, B, C. ‏‎ nào nêu lên 3 tháng có 31 ngày
- Đó là ‏‎ B, nêu được các tháng 7,8,10 là những tháng có 31 ngày
D. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2009
Luyện từ và câu
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi bằng gì?
Dấu hai chấm
I. Mục tiêu:
	- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì?
	- Bước đầu học cách sử dụng dấu hai chấm
II. Đồ dùng - dạy học:
	- Viết sẵn các câu văn trong bài tập 1,4
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Kể 5 môn thể thao, đặt câu với 2 trong 5 từ vừa nêu.
- 1 học sinh thực hiện
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy - học bài mới:
1. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi 1 h/sinh đọc yêu cầu của bài
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Voi uống nước bằng gì?
- Voi uống nước bằng vòi
- Vậy ta gạch chân dưới bộ phận nào?
- Gạch chân: Bằng vòi
- Yêu cầu học sinh làm tiếp
- Học sinh làm bài
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét - cho điểm
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- 1 học sinh đọc lớp theo dõi
- Học sinh thảo luận nhóm, trả lời
- Nhận xét
- Nhận xét - bổ sung
Bài 3:
- Hướng dẫn trò chơi trong sách giáo khoa.
- Tiến hành hỏi và trả lời câu hỏi có cụm từ “Bằng gì”
Ví dụ: Vải được làm bằng gì?
Vải được làm bằng bông, lông động vật.
Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Chọn dấu câu điền vào chỗ chấm
- Các con đã biết các dấu câu nào?
- Học sinh làm bài
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét bài
- Theo dõi, chấm bài
C. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009
Tập làm văn
Viết thư
I. Mục tiêu:
	- Dựa vào gợi ‏‎ của sách giáo khoa viết 1 bức thư ngắn cho 1 bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
II. Chuẩn bị:
- Viết sẵn các câu hỏi gợi ‏‎ trên bảng lớp.
	- Bảng phụ viết sẵn tình tự 1 bức thư.
	- Mỗi học sinh chuẩn bị 1 phong bì, 1 tem thư, 1 giấy viết thư.
III. Các hoạt động dạy - chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức.
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS đọc lại bài viết kể lại 1 trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.
- 3 học sinh thực hiện
- Nhận xét - cho điểm
C. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài
- Nghe giới thiệu
- Ghi bảng
2. Hướng dẫn làm bài
- Yêu cầu mở sách giáo khoa trang 105 đọc yêu cầu.
1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Yêu cầu hs đọc lại phần gợi‏‎ ý
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ chọn bạn để viết.
- Học sinh nêu tên bạn đã biết qua đài, báo, ti vi.
- Em viết thư cho ai? bạn đó tên là gì? bạn sống ở nước nào?
- HS trả lời.
- Lí do em viết thư cho bạn là gì?
- Làm quen với bạn
- Thích cảnh ở nước bạn, muốn viết thư làm quen.
- Học về các bạn qua bài tập đọc thấy các bạn nhỏ đáng yêu, dễ mến nên viết thư cho bạn.
- Vì trung Quốc là nước láng giềng của Việt nam viết làm quen
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bức thư.
- Học sinh dựa vào gợi ‏‎ý nêu nội dung cần viết qua từng bức thư
- Học sinh làm bài
- 1 vài học sinh đọc
- Cho thư vào phong bì, dán kín
D. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét - dặn dò.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố về cộng, trừ nhẩm, các số tròn nghìn.
- Củng cố về phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 100.000
- Giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính
II. Chuẩn bị:
	Hệ thống bài luyện tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- 2 học sinh lên bảng làm bài tiết trước.
- 2 học sinh thực hiện
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tính nhẩm
- Khi biểu thức chỉ có các dấu cộng, trừ, chúng ta thực hiện như thế nào?
- Thực hiện lần lượt từ trái sang phải
- Khi biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện như thế nào?
- Nêu cách thực hiện
- Đổi chéo vở để kiểm tra
- Nhận xét - chốt ‏‎ ý đúng
Bài 2:
- Bài yêu cầu gì?
- Đặt và thực hiện các phép tính
- 4 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
- Nêu lại cách đặt tính và t/hiện phép tính.
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì
- Học sinh nêu
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính số cây ăn quả của xã Xuân Mai.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán
- 1 học sinh đọc đề
- Bài toán thuộc loại toán nào đã học?
- Thuộc dạng liên quan đến rút về đơn vị.
- GV gọi HS lên bảng làm
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở
- Nhận xét - cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Bài tập về nhà ở VBT.
Chính tả
Một mái nhà chung
I. Mục tiêu:
	- Nhớ - viết lại chính xác, đẹp đoạn “Từ mái nhà của Chim.....lợp hồng” trong bài một mái nhà chung.
	- Làm đúng bài tập, chính tả phân biệt tr/ ch hoặc êt/ êch.
II. Chuẩn bị:
	- Viết sẵn bài 2a lên bảng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- GV đọc
- Học sinh viết: Chông chênh, trắng trẻo, chênh chếch, tròn trịa
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- Yêu cầu hs đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
- 2 học sinh lần lượt đọc.
- Đoạn thơ nói lên những mái nhà riêng của ai? nó có gì đặc biệt?
- Nhà của chim, cá, dím, ốc, của em và của bạn. Mỗi nhà có 1 đặc trưng
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Nêu từ khó viết: Sóng xanh, rập rình, lợp.
- Luyện viết
- Giáo viên chỉnh, sửa lỗi cho học sinh.
c. Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ, trình bày thế nào cho đẹp?
- Có 3 khổ thơ, giữa mỗi khổ thơ cách 1 dòng.
- Các dòng thơ cần trình bày như thế nào?
- Chữ đầu dòng viết hoa viết lùi vào 3 ô.
d. Viết chính tả.
- Giáo viên yêu cầu.
- Học sinh viết bài.
e. Soát lỗi.
g. Chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
a. Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu trong sgk
- 1 Học sinh làm bài trên bảng lớp học sinh dưới lớp làm bằng bút chì vào sách.
- Gọi học sinh chữa bài.
- Chốt lời giải đúng
- 1 học sinh chữa
- Học sinh làm vở
D. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan30.DCS.doc