Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Môn: ĐẠO ĐỨC

Tiết:30 Bài:CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (Tiết:1)

I. Mục tiêu:

- HS hiểu: Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện.

- HS biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường

- HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình.

II.Hoạt động học

 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

1. Khởi động:

- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.

- GV giới thiệu bài học mới.

- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở.

- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Hình thành kiến thức:

* HĐ1 : Trò chơi: Ai đoán đúng.

+ Mục tiêu: HS hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.

Chia HS làm 2 kiểu: chẵn và lẻ và giao nhiệm vụ:

- Chẵn nói tên một số đặc điểm em thích của 1 loài vật và giải thích.

- Lẻ nói tên một số đặc điểm của cây trồng mà em thích và nêu lí do.

 Nhận xét, kết luận.

* HĐ2: Quan sát tranh ảnh.

+ Mục tiêu: HS biết cách làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

- GV cho HS xem tranh, ảnh.

 Kết luận:

 

doc 17 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐĂKGLONG
TRƯỜNG TH QUẢNG SƠN
LỊCH BÁO GIẢNG - TUẦN 30
Thứ/ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
8/4/2019
59
Tập đọc
Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua .
30
Kể chuyện
Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua .
146
Toán
Luyện tập.
30
Chào cờ
Tuần 30
Thứ ba
9/4/2019
147
Toán
Phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
59
Chính tả 
Liên hợp quốc.
30
LT & Câu
Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì. Dấu hai chấm.
59
TNXH
Trái Đất. Qủa địa cầu.
Thứ tư
10/4/2019
148
Toán 
Tiền Việt Nam.
60
Tập đọc
Một mái nhà chung.
30
Tập viết
Ôn chữ hoa U.
30
Đạo đức
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi .
Thứ năm 
11/4/2019
149
Toán 
Luyện tập.
60
Chính tả
Một mái nhà chung.
60
TNXH
Sự chuyển động của Trái Đất.
Thứ sáu 
12/4/2019
30
Thủ công
Làm đồng hồ để bàn(tt)
30
TLV
Viết thư.
150
Toán 
Luyện tập chung.
30
SHL
HĐNGLL
Tuần 30
Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2019
Môn : TẬP ĐỌC
Tiết 59 Bài: GẶP GỠ Ở LÚC – XĂM – BUA 
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng: Lúc- xăm- bua; Mô- ni- ca; Giết- xi- can; In- tơ- nét.
- Biết đọc phân biết lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị , thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua.
II. Hoạt động học:
1. Khởi động
- BVN cho lớp khởi động
2. Khám phá bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh, giới thiệu bài
- BHT: Các bạn quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- GV giới thiệu bài
Hoạt động 2: Đọc mục tiêu.
- BHT: Mời bạn ... đọc mục tiêu
Hoạt động 3: Luyện đọc
 * Các em mở SGK trang 98,99 nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc.
* Luyện đọc, giải nghĩa từ
Việc 1: GV hướng dẫn đọc từ, câu khó
Việc 2: Đọc câu, đoạn, bài trong nhóm
- NT yêu cầu các bạn đọc nối tiếp câu, theo dõi và sửa lỗi cho bạn.
- NT yêu cầu các bạn đọc nối tiếp đoạn, theo dõi và giúp bạn ngắt/ nghỉ câu.
- NT: Mời bạn  đọc cả bài, các bạn khác theo dõi, nhận xét.
- BHT: Mời bạn ... đọc nối tiếp đoạn
- BHT: Mời bạn ... đọc cả bài
- BHT: Mời bạn ... đọc từ chú giải
Hoạt động 4: Tìm hiểu bài
Việc 1: NT: Các bạn đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. 
Việc 2: NT: Mời bạn  trả lời câu hỏi (hỏi hết các câu hỏi) trong nhóm
Việc 3: - BHT: Mời bạn  TLCH. Mời bạn.nhận xét. (hỏi hết các câu hỏi)
 - BHT: + Nội dung của bài nói lên điều gì?
 + Mời bạn trả lời. Nhận xét.
Hoạt động 5: Luyện đọc
Việc 1: NT: Yêu cầu các bạn đọc đoạn trong nhóm.
Việc 2: BHT: Yêu cầu các bạn đọc đoạn trước lớp. 
 BHT: Mời bạn  đọc cả bài 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy đọc lại bài tập đọc này cho người thân nghe.
-----------------------------------------------------------
 Môn :KỂ CHUYỆN
Tiết 30 Bài: GẶP GỠ Ở LÚC – XĂM – BUA 
I. Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
II. Hoạt động học:
1. Khởi động
- BVN cho lớp khởi động.
2. Khám phá bài mới
- BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi kết hợp kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 
* HĐ1: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của em.
Việc 1: Các em đọc yêu cầu trong SGK trang 99. 
Việc 2: NT cho các bạn kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của em.
Việc 3: NT cho các bạn kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của em.. 
Việc 4: BHT cho các bạn chia sẻ câu chuyện trước lớp.Nhận xét. 
Việc 5: Nghe GV chia sẻ.
* Hoạt động kết thúc tiết học:
- BHT tổ chức cho cả lớp chia sẻ ý kiến: Em rút ra bài học gì sau khi học xong tiết kể chuyện này?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em về nhà hãy kể lại câu chuyện này cho người thân nghe.
----------------------------------------------------------
Môn: TOÁN
Tiết:146 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Biết cộng các số có đến 5 chữ số (có nhớ).
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập 1: 
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT1 trong SGK trang 156. 
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn suy nghĩ làm bài.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Bài tập 2:
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT2 trong SGK trang 156. 
- Suy nghĩ tự làm bài.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
* Bài tập 3: 
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT3 trong SGK trang 156. 
Việc 2: HS suy nghĩ làm bài vào bảng nhóm.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương .
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà xem lại bài và xem trước bài của tiết sau
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2019
 Môn: TOÁN
Tiết:147 Bài: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. Mục tiêu :
 - Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng).
 - Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ km và m.
 - Giáo dục HS lòng ham mê môn học
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi kết hợp KTBC.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe .
- Nghe GV hướng dẫn trên bảng.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập 1:
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT1 trong SGK trang 157. 
- Suy nghĩ tự làm bài.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
* Bài tập 2: 
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT2 trong SGK trang 157. 
Việc 2: HS suy nghĩ làm bài vào bảng con.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương .
* Bài tập 3: 
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT3 trong SGK trang 157. 
Việc 2: HS suy nghĩ làm bài vào bảng nhóm.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương .
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà xem lại bài và xem trước bài của tiết sau.
------------------------------------------------
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe viết )
Tiết:59 Bài: LIÊN HỢP QUỐC
I. Mục tiêu :
- Nghe- viết đúng bài chính tả; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập điền tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ch. 
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở.
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe .
2. Hình thành kiến thức:
2.1 Nghe - viết:
Việc 1: Các em mở SGK trang 100, lắng nghe GV giới thiệu và đọc đoạn chính tả.
- BHT tổ chức cho một vài bạn đọc lại đoạn văn trước lớp, các bạn khác đọc thầm lại đoạn văn.
Việc 2: GV nêu câu hỏi cho các thành viên nghe và suy nghĩ trả lời:
+ Bài chính tả có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Nhận xét, bổ sung các câu trả lời đó.
Việc 3: GV tổ chức cho cả lớp viết một số từ khó vào bảng con: Liên hợp quốc,thế giới,tăng cường,lãnh thổ,...
- Nhận xét chữ viết.
2.2 HS viết bài và nhận xét:
Việc 1: Các em lấy đồ dùng và chuẩn bị viết bài.
Việc 2: Lắng nghe GV đọc bài trong SGK và viết vào vở, chú ý lỗi chính tả.
Việc 3: Trao đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm chia sẻ, nhận xét bài viết của bạn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập2: 
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT 2 trong SGK trang 100.
- Suy nghĩ và tự làm theo nhóm lớn.
Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm, ghi vào bảng phụ.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm có nhiều kết quả đúng và nhanh nhất.
* Bài tập 3: 
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT 3 trong SGK trang 100.
- Suy nghĩ và tự làm .
Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm, ghi vào bảng phụ.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
-----------------------------------------
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 30 : Bài: ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: BẰNG GÌ? 
DẤU HAI CHẤM.
I. Mục tiêu: 
- Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì? TL đúng các câu hỏi bằng gì?
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.
 A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Hình thành kiến thức:
* Bài 1:
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và nội dung BT1 trong SGK trang 102. Lắng nghe GV hướng dẫn cách làm.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trình bày, thống nhất kết quả.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
* Bài 2:
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và nội dung BT2 trong SGK trang 102. Lắng nghe GV hướng dẫn cách làm. Suy nghĩ tự làm bài vào phiếu bài tập.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trao đổi ý kiến, thống nhất kết quả.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
* Bài 3:BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi theo yêu cầu BT 3.
Bài 4:
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và nội dung BT4 trong SGK trang 102. Lắng nghe Suy nghĩ tự làm bài.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trao đổi ý kiến, thống nhất kết quả.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Dặn HS về nhà đọc lại bài 
- Nhận xét giờ học.
-------------------------------------------
Môn: TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
Tiết: 59 Bài: TRÁI ĐẤT – QUẢ ĐỊA CẦU
I. Mục tiêu : 
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Cấu tạo của quả địa cầu gồm : Quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. 
 * Quan sát và chỉ được trên Quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS  ... lại đúng 3 khổ thơ đầu của bài Một mái nhà chung.
- Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống tiếng có âm dễ lẫn: tr/ ch.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BHT tổ chức trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe.
2. Hình thành kiến thức:
2.1 Nghe - viết:
Việc 1: Mở SGK trang 100,101, lắng nghe GV giới thiệu và đọc đoạn chính tả.
- BHT tổ chức cho các bạn đọc 1 vài lần. Cả lớp đọc thầm trong SGK.
Việc 2: GV đọc câu hỏi cho các thành viên trả lời và nhận xét, bổ sung.
+ Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa?
+ Vì sao phải viết hoa?
+ Nhắc lại cách trình bày bài thơ lục bát?
Việc 3:GV đọc cho HS viết một số từ khó: Lợp,rập rình,nghiêng,giàn,
 - Nhận xét bài viết của các bạn.
2.2 HS viết bài và nhận xét:
Việc 1: Các em lấy đồ dùng và chuẩn bị viết bài.
Việc 2: GV đọc HS viết vào vở, chú ý lỗi chính tả.
Việc 3: Trao đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm chia sẻ, nhận xét bài viết của bạn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập 2: 
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và nội dung BT2 trang SGK trang 104,105.
- Suy nghĩ và tự làm bài theo nhóm.
Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm. 
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ.
- GV nhận xét,tuyên dương.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà làm vào vở BT.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
----------------------------------------------------
Môn: TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
Tiết: 60 Bài: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu : 
- Biết Trái Đất tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt trời.
- Biết sử dụng mũi tên để mô tả sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
 * Biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
II. Hoạt động học : 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT mời 2 bạn đọc mục tiêu trước lớp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* HĐ1: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu làm việc theo từng nhóm.
- Giao việc đến từng nhóm. 
- Hướng dẫn quan sát hình 1 SGK .
+ Trái đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều so với chiều kim đồng hồ ? 
- Yêu cầu các nhóm quay quả địa cầu ? 
+ Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao?
+ Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ?
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên thực hành quay quả địa cầu theo đúng chiều quay Trái Đất quanh mình nó.
- Quan sát, nhận xét, đánh giá sự làm việc của HS.
 Rút kết luận : như SGK .
*HĐ2: Quan sát tranh theo cặp :
- Yêu cầu quan sát hình 3 SGK rồi thảo luận theo gợi ý :
Hãy chỉ hướng quay của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời ?
- Yêu cầu lần lượt từng cặp lên thực hành quay và báo cáo trước lớp.
*HĐ3: Chơi trò chơi Trái Đất quay.
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm.
- Mời một số em ra sân chơi thử.
- Yêu cầu HS đóng vai 
- Nhận xét bổ sung 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2019
Môn: THỦ CÔNG
Tiết:30 Bài: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 3)
I. Mục tiêu : 
- HS biết cách làm đồng hồ để bàn.
 - Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
 * Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Trang trí đẹp.
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*HĐ1: HS thực hành 
- Yêu cầu HS nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét
- Làm xong các em trang trí và trình bày trên bảng theo nhóm
- Yêu cầu HS lấy đồng hồ đang làm giở ra làm tiếp 
- GV giúp đỡ HS còn làm cho xong
*HĐ2: Nhận xét và đánh giá sản phẩm 
- GV yêu cầu HS nhận xét sản phẩm của HS
- GV nhận xét sản phẩm của HS
- Tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
----------------------------------------------
Môn: TOÁN 
Tiết:150 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về giải bài toán bằng 2 phép tính và bài toán rút về đơn vị.
- HS có ý thức luyện tập.
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1 . Khởi động:
 - BVN cho cả lớp khởi động hát .
2.Kiểm tra bài cũ:
 - BHT mời 2 bạn lên kiểm tra bài cũ.
 - BHT mời các bạn nhận xét.
 - GV nhận xét ,tuyên dương.
3. Khám phá bài mới
 - GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng,cho HS đọc và ghi tên bài vào vở. 
- CTHĐTQ mời 2 bạn đọc mục tiêu trước lớp
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
Việc 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập 1/trang 160 SGK.
Việc 2: Cho HS làm bài vào phiếu BT.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ.
- GV nhận xét
Bài tập 2:
Việc 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập 2/trang 160 SGK.
Việc 2: Cho HS làm bài vở. Trao đổi theo cặp.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ.
- GV nhận xét.
Bài tập 3:
Việc 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập 3/trang 160 SGK.
Việc 2: Cho HS làm bài vở.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ.
- GV nhận xét.
Bài tập 4:
Việc 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập 4/trang 160 SGK.
Việc 2: Cho HS làm bài vào bảng nhóm.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ.
- GV nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Nhắc lại nội dung bài học.
 - Về nhà làm vào vở BT
-------------------------------------------------
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết:30 Bài: VIẾT THƯ
I. Mục tiêu:
- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Lá thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, dúng từ đặt câu đúng, thể hiện tình cảm với người nhận thư.
- HS có ý thức tích cực học tập.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Hình thành kiến thức:
* Bài tập 1: 
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý ở BT1 trong SGK trang 105.
Việc 2: Viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và tỏ tình thân ái.
Việc 3: BHT tổ chức cho các thành viên trình bày bài nói trước lớp.
Việc 4: Cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Các bạn khác lắng nghe, nhận xét .
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau
------------------------------------------------------------
	SINH HOẠT CUỐI TUẦN 30
I. MỤC TIÊU:
- Ổn định các mặt hoạt động của lớp trong tuần 30, đề ra một số biện pháp cho tuần 31.
- Củng cố việc thực hiện nề nếp, nội quy nhà trường nhất là việc đồng phục áo quần giày dép.
- Tập trung vào học chương trình học kỳ II
- Giáo dục KNS: giao tiếp, nhận thức, ...
II. NỘI DUNG:
- Ban văn nghệ cho lớp hát 1 bài tập thể.
* GV hướng dẫn hội đồng lớp điều hành sinh hoạt:
- Các ban báo cáo tình hình của ban trong tuần 30.
- Hai phó chủ tịch báo cáo tình hình của lớp trong tuần 30.
- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến.
- Chủ tịch hội đồng tổng hợp đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần.
- GV tổng hợp nhắc nhở chung tình hình lớp trong tuần 30.
=> Giáo viên tổng kết lại:
III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 31:
- Hội đồng lớp nêu ra phương hướng hoạt động trong tuần 31.
+ Tiếp tục duy trì và phát huy những mặt mạnh, đồng thời khắc phục sửa chữa những tồn tại.
+ Đi học đều và đầy đủ. 
+ Đồng phục sạch đẹp.
+ Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định.
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, chú ý về an toàn giao thông.
+ Chuẩn bị đồ dùng, sách vở học tập đầy đủ.
- GV bổ sung và chốt lại biện pháp và phương hướng cho tuần 31.
- Sinh hoạt văn nghệ: Ban văn nghệ tập 1 số bài hát mới cho lớp.
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM: Hòa bình và hữu nghị
Hoạt động 2: NHỮNG CÁNH CHIM HÒA BÌNH HỮU NGHỊ 
I. Mục tiêu 
HS biết yêu hòa bình và biết thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc qua các thông điệp cụ thể.
II. Quy mô hoạt động
Có thể thực hiện theo qui mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện
- Một số quả bóng bay các màu.
- Giấy màu, kéo, hồ dán, chỉ/ dây để làm diều.
- Giấy, bút dạ để viết các thông điệp hòa bình, hữu nghị.
- Bài hát “Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “Trái đất màu xanh”.
IV. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS những công việc cần chuẩn bị.
- Mỗi HS/ nhóm HS chuẩn bị:
+ 1 quả bóng bay hoặc 1 chiếc diều (mua hoặc tự làm).
Lưu ý: Bóng bay và diều phải đủ lớn để có thể mang được các băng giấy có ghi các thông điệp hòa bình hữu nghị.
+ Viết thông điệp về hòa bình, hữu nghị lên một băng giấy dài và đính vào bóng bay hoặc chiếc diều của mình.
Lưu ý: GV cần gợi ý, hướng dẫn HS viết các thông điệp hòa bình, hữu nghị sao cho ngắn gọn, thể hiện được tình cảm và mong muốn của các em đối với hòa bình, hữu nghị.
Bước 2: Gửi thông điệp hòa bình qua bóng bay hoặc diều
Có thể tổ chức thả bóng bay hoặc thả diều mà HS đã chuẩn bị ở sân trường hoặc ở một nơi có không gian rộng như: quảng trường, sân nhà văn hóa, vườn hoa, công viên, Cần tránh tổ chức ở những nơi có nhiều cây to hoặc dây điện vì bóng và diều có thể bị mắc lại.
- Mở đầu, GV hoặc một đại diện HS sẽ nói ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa của hoạt động là muốn gửi các thông điệp hòa bình, hữu nghị tới tất cả mọi người.
- Tiếp theo, mỗi HS, nhóm HS sẽ đọc to nội dung thông điệp hòa bình, hữu nghị của mình và phát biểu ngắn gọn về mong ước của các em.
- Sau đó tất cả lớp sẽ cùng hô to 1, 2, 3 và đồng loạt thả bóng/ diều. Trong khi các thông điệp hòa bình của HS đang từ từ được những quả bóng và những cánh diều đưa lên không trung, các em sẽ vừa đứng vỗ tay, vừa cùng nhau hát vang bài hát “Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “Trái đất màu xanh”.
- Hoạt động sẽ kết thúc khi những thông điệp hòa bình, hữu nghị của HS đã được đưa lên rất cao. Trước khi kết thúc, GV sẽ cảm ơn HS và nói rằng việc làm của các em ngày hôm nay sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ hòa bình trên Trái Đất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu_hoc_quan.doc