Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Toán

Luyện tập.

I- Mục tiêu:

- Nắm được cách cộng các số có đến 5 chữ số. Củng cố về cách tính chu vi diện tích của hình chữ nhật.

- Học sinh biết tính và vận dụng được cách cộng vào giải toán thành thạo.

- GD ý thức học môn toán.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Bảng con.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1055Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Sáng
Thứ hai ngày 10 tháng 4 năm 2006
Chào cờ
( GV Tổng phụ trách Đội )
___________________________________
Toán
Luyện tập.
I- Mục tiêu:
- Nắm được cách cộng các số có đến 5 chữ số. Củng cố về cách tính chu vi diện tích của hình chữ nhật.
- Học sinh biết tính và vận dụng được cách cộng vào giải toán thành thạo.
- GD ý thức học môn toán.	
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
(+) Bài 1: Gv ghi bài tập lên bảng ( Bỏ cột 3 của phần a,b ).
- Hướng dẫn cách tính tổng 3 số hạng của phần b:
 23154 + 31028 + 17209 = ?
- Yêu cầu hs làm bảng con từng phần còn lại.
- Gv nhận xét.
a) Hs vận dụng làm theo mẫu. Đs: 82.804; 91.800; 63.800; 100.000.
b) Hs theo dõi, tính. Đs:71.391; 69.647; 80.591; 26.484. 
(+) Bài 2: Gọi 1 hs đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật cần biết gì? Làm như thế nào?
+ Yêu cầu hs tự tóm tắt, làm vào vở, GV chấm, chữa bài.
- Hs đọc đề toán.
- Chiều rộng HCN là 3 cm, cd gấp đôi cr.
- Chu vi ? cm. Diện tích? cm2.
- cần biết chiều dài, chiều rộng
- Hs làm. Đs: 18 cm, 18 cm2.
(+) Bài 3: - Gv tóm tắt bài toán lên bảng.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu hs tự đặt đề toán, làm vào vở, GV chấm, chữa bài. 
- Hs theo dõi.
- Con 17 kg, mẹ gấp 3 lần con.
- Cả 2 mẹ con ? kg.
- Hs đặt đề toán. Đáp số: 68 kg.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
-Nêu cách cộng nhiều số?
-Nêu cách tính chu vi và Dt HCN?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào tính toán các bài tập tương tự.
___________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc: 1- Hs đọc trơn ,đọc diễn cảm toàn bài.
- Chú ý các từ ngữ: Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, Giét- xi- ca, tơ- rưng, xích lô, lưu luyến...
- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ được chú giải cuối bài: Lúc- xăm- bua, lớp 6, đàn tơ- rưng, tuyết, hoa lệ 
- Hiểu nội dung của truyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào gợi ý, hs biết nối tiếp nhau kể lại được câu chuyện bằng lời của mình.
- Kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp, lời kể tự nhiên.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét, đánh giá được bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
-Qua bài tập đọc em sẽ làm gì?
- GV nhận xét chung.
B - Bài mới: 1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn: Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, Giét- xi- ca, tơ- rưng, xích lô, lưu luyến...
 (+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: Lúc- xăm- bua, lớp 6, đàn tơ- rưng, tuyết, hoa lệ. 
 (+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Đến thăm 1 trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua, đoàn cán bộ VN gặp những điều gì bất ngờ, thú vị?
- Vì sao các bạn lớp 6A nói được Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
- Các bạn hs Lúc- xăm- bua muốn biết điều gì về thiếu nhi VN?
- Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này?
4) Luyện đọc lại:- GV đọc diễn cảm đoạn 2. - Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 2, tổ chức cho hs thi đọc.
- Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
- 2 học sinh lên bảng, lớp nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- Hs quan sát tranh.
- Hs đọc nối tiếp từng câu -> hết bài (2 lượt).
- 3 đoạn 
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài ( 2 lượt).
- Hs đọc theo nhóm 3. 3 nhóm thi đọc.
- Hs đọc thầm toàn câu chuyện.
- tất cả hs lớp 6A đều giới thiệu bằng Tiếng Việt.
- Vì cô giáo của các bạn đã từng ở VN
- muốn biết học sinh VN học những môn gì, thích những bài hát nào.
- Hs nêu: Cảm ơn các bạn hs Lúc- xăm- bua...
- 2, 3 hs thi đọc đoạn 2.
* Kể chuyện:
1- GV nêu nhiệm vụ: - Dựa vào các gợi ý và trí nhớ để kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của mình.
2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện: 
- Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai?
- Kể bằng lời của em là kể như thế nào?
+ Gọi 1 hs đọc gợi ý trong SGK.
- Gv yêu cầu hs tự ghi nhớ câu chuyện trong 2 phút.
- Yêu cầu hs luyện kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi, gọi 1 số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, cho điểm.
 - Tổ chức cho 5 hs thi kể câu chuyện, lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
5) Củng cố- Dặn dò: 
- Qua câu chuyện này, em thấy mình phải làm gì để tỏ tình đoàn kết với thiếu nhi thế giới?
- Dặn hs luyện đọc, kể chuyện.
____________________________________
đạo đức
Tiết : Chăm sóc cây trồng vật nuôi ( tiết 1)
I)Mục tiêu : - Hs hiểu sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Biết chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Có thái độ đồng tình ủng hộ những việc làm chăm sóc cây trồng vật nuôi phản đối những hành vi phá hại cây trồng vật nuôi.
-Hs biết bảo vệ ,chăm sóc cây trồng ,vật nuôi ở trường,nhà.
II) Đồ dùng dạy học : - Vở BT Đạo Đức .
 - Phiếu học tập, tranh ảnh.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1, Hoạt động 1 : Trò chơi :Ai đoán đúng? 
* Mục tiêu :Hs hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
* Cách tiến hành : 
1, Gv chia lớp thành số chẵn, số lẻ.
- Số chẵn:vẽ và nêu đặc điểm về con vật nuôi mà em thích? vì sao
- Số lẻ: vẽ và nêu đặc điểm về 1 cây trồng mà em thích? vì sao
- HS làm việc cá nhân .
- Gọi 1 số cá nhân lên trình bày.
- GV nhận xét và kết luận:mỗi con vật, cây trồng đều phục vụ cho cuộc sống
2, Hoạt động2 : Quan sát tranh ảnh . 
* Mục tiêu : Hs biết được việc cần làm để chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
* Cách tiến hành : - YC cả lớp quan sát tranh.
- GVcho lớp thảo luận theo cặp 1 em hỏi 1 em trả lời.
+Tranh 1 bạn đang làm gì? làm như vậy có lợi gì?
tương tự các tranh còn lại.
+ 1 số nhóm trình bày.
=> KL: Chăm sóc vật nuôi cây trồng mang lại niềm vui cho mọi người
3, Hoạt động 3 : Đóng vai 
* Mục tiêu : Hs biết các việc làm để chăm sóc vật nuôi cây trồng
* Cách tiến hành : - Chia hs thành các nhóm nhỏ.Mỗi nhóm có nvụ chọn 1 con vật hoặc 1 cây trồng để tìm cách chăm sóc bảo vệ
YC hs trao đổi với nhau theo nhóm:
- Đại diện nhóm lên trình bày
- lớp nx. 
4. Củng cố- dặn dò 
- Hs thực hiện tốt việc chăm sóc cây trồng vật nuôi ở trường và gia đình. 
-Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: sưu tầm bài hát, thơ về chăm sóc cây trồng, vật nuôi . 
__________________________________
Thủ công 
Làm đồng hồ để bàn ( T3 )
I- Mục tiêu:
- HS tiếp tục vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm đồng hồ để bàn.
- Hs làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật.
- Hs có ý thức học tập, yêu quý sản phẩm mình làm ra.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Mẫu đồng hồ để bàn.
- Qui trình làm đồng hồ để bàn.
- Giấy màu, giấy trắng, kéo, bút màu, hồ dán.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
*KTBC: Giờ trước em học bài gì?
-Nêu các bước làm đồng hồ để bàn?
-Lớp nhận xét.
*HĐ1: Học sinh thực hành: - Nêu cách làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét, nhắc lại qui trình làm đồng hồ để bàn: 
+) Bước 1: Cắt giấy.
+) Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.
+) Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- GV tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ để bàn theo nhóm 4.
- Gv theo dõi, hướng dẫn Hs còn lúng túng.
*HĐ2: Nhận xét, đánh giá: 
- Hs trưng bày sản phẩm.
- Gv tổ chức nhận xét, đánh giá.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò:Nêu các bước làm đồng hồ để bàn?
 - Nhận xét giờ học.
- Dặn dò Hs chuẩn bị cho giờ sau.
______________________________
Tiếng viêt (t)
Gặp gỡ ở Lúc -xăm -bua
I, Mục tiêu : 
+ H/s đọc + kể lu loát diễn cảm đoạn và cả bài “Gặp gỡ ở Lúc -xăm -bua”.
+ H/s có ý thức đọc kể thường xuyên .
+G/d h/s luôn yêu quý mọi người và giúp đỡ lẫn nhau .
II: Các hoạt động dạy học 
* Đối với H/s trung bình:
- Hớng dẫn H/s luyện đọc đoạn 
- G/v gọi 1số em đọc đoạn 
 - Hớng dẫn h/s đọc đúng các từ ; 
 Lúc -xăm -bua ,lần lượt ,tơ rưng
- G/v sửa sai cho H/s
* Giành cho H/s khá giỏi :
* Gọi 1 số H/s đọc trơn diễn cảm cả bài 
+ G/v +H/s theo dõi sửa cho H/s
+ Gọi H/s kể trứơc lớp
+ Gọi 1 số em thi kể trớc lớp + Lớp nhận xét bình chọn
+ Gọi 1 ->2 h/s kể cả câu chuyện
* Củng cố dặn dò:Nhận xét giờ học 
 +H/s đọc đoạn
-Hs đọc trơn cả bài
+H/s thi kể trớc lớp.
-Lớp nhận xét bình chọn.
________________________
Sáng
Thứ ba ngày 11 tháng 4 năm 2006
Toán
Phép trừ các số trong phạm vi 100.000.
I- Mục tiêu: 
- Làm quen với phép trừ các số trong phạm vi 100.000.
- Học sinh biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100.000 và vận dụng vào giải toán.
- Giáo dục hs tính cẩn thận khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs thực hiện phép trừ : 
- Gv nêu phép tính: 85.674 – 58.329 = ?
- Gv yêu cầu hs nêu cách tính, tính.
- GV nhận xét, hỏi: Muốn trừ các số trong phạm vi 100.000 ta làm như thế nào? 
 - 3 hs nêu, lớp nhận xét. 
- Đặt tính theo cột dọc
* Hoạt động 2: Thực hành: 
+) Bài 1: Gv ghi bảng các phép tính: 
 92.896 - 65.748 59.372 - 53.814
 73.581 - 36.029 32.484 - 9.177
- Em hãy nêu cách thực hiện các phép tính này.
+ Yêu cầu hs thực hiện tính các phép tính vào bảng con. Gv nhận xét.
+) Bài 2:- Gv yêu cầu hs đặt tính rồi tính vào vở, sau đó gv chấm và chữa bài, nêu nhận xét.
- Khi tính em cần chú ý gì?
+) Bài 3:- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu hs tự tóm tắt rồi giải bài toán.
- Gọi hs chữa bài. 
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hs theo dõi.
- Thực hiện trừ từ phải sang trái.
- Học sinh làm bảng con, chữa bài. Đs:27.148; 37.552; 5.558; 23.307.
- Hs thực hành tính, chữa bài. Kết quả: a- 45.234; b- 38.056; c- 43.518.
- Phải đặt tính và thực hiện tính theo đúng qui tắc.
- Hs đọc, lớp nhận xét.
- ...  Đồ dùng dạy- học : - Bảng phụ , bảng con.
 III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC :- GV gọi 2 HS viết bảng lớp .
- GV nhận xét, cho điểm 2 HS .
B - Bài mới :
1 - GTB: - GV nêu mục đích ,yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nhớ - viết: 
a) Chuẩn bị :- GV đọc mẫu bài ct.
-3 khổ thơ nói đến mái nhà riêng của ai?
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Cho HS tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv hướng dẫnviết.
b) Hướng dẫn HS viết bài:
- Đọc đồng thanh bài 1 lần
- YC hs tự nhớ và viết bài.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài :
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét chung .
3- Hướng dẫn làm bài tập :
+BT2a: - GV treo bảng phụ- gọi hs nêu 
- Điền vào chỗ trống tr hay ch
- YC hs ghi các từ cần điền ra nháp
- Gọi 1 em lên bảng điền.
4- Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét về chính tả. 
-Nhận xét giờ học.
- HS khác viết bảng con: buổi chiều, thuỷ triều, triều đình.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- của chim, cá, các bạn nhỏ...
- Những chữ đầu câu. 
- HS viết ra bảng con.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- HS theo dõi.
- HS nêu yc
- Làm ra nháp. 
Lời giải;trưa,trời ,che ,chịu
- Lớp nx, bổ sung.
- Hs theo dõi.
_____________________________
Luyện từ và câu
Đặt và trả lời câu hỏi : Bằng gì. Dấu hai chấm
I- Mục tiêu : - Biết đặt và trả lời câu hỏi: bằng gì?
- Nắm được cách dùng dấu 2 chấm.
- Rèn kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi: bằng gì.Bước đầu dùng đúng dấu câu.
 II- Đồ dùng dạy- học: 
Bảng phụ (BT2),Bảng lớp viết 3 câu văn bài 1
III- Hoạt động dạy- học: 
Kiểm tra bài cũ:Gọi hs chữa bài 1, 3 tuần 29
Hướng dẫn hs làm bài tập
a.Bài 1:- Treo bảng phụ
- Gọi 1 em nêu yc:Hãy gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Bằng gì? 
- Gọi 3 em làm3 phần.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:- treo bảng phụ: Trả lời các câu hỏi sau
a. Hằng ngày, em viết bài bằng gì?
b. Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì?
c. Cá thở bằng gì?
- GV nhận xét.
HS làm ra nháp
-Voi uống nước bằng vòi
- HS nêu yêu cầu, Hs nối tiếp nhau trả lời
- Hằng ngày, em viết bài bằng bút bi. (bút mực..)
- Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ.
- Cá thở bằng mang.
Bài 3:gọi hs nêu yc: Hỏi đáp với bạn bằng cách đặt và TL câu hỏi có cụm từ: bằng gì?
- YC hs thảo luận theo cặp 1 em hỏi 1 em TL
- HS thảo luận theo cặp.
- Gọi 1số cặp lên bảng thực hành hỏi đáp
- GV nhận xét
Bài 4: Điền dấu câu vào ô trống
- YC hs tự điền vào vở.
- Gọi 1 em lên điền.
-Một người kêu lên :Cá heo!
 GV cùng cả lớp nhận xét.
- HS tự làm vào vở.
Củng cố, dặn dò:- 
-Nhận xét giờ học.
____________________________________________
Chiều
 Tiếng việt T)
Hoàn thành bài ôn chữ hoa U
I- Mục tiêu: 
- HS hoàn thành nốt bài ôn chữ hoa U. ở VTV 
 - Rèn kỹ năng viết đúng chữ mẫu,đúng cỡ chữ
- GD học sinh ý thức thường xuyên rèn chỡ đẹp.
II- Đồ dùng dạy- học : VTV
 III-Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
- Hoàn thành bài tập viết ôn chữ hoa 
- GVyêu cầu hs mở vở tập viết, GVkiểm tra bài viết của học sinh
- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài viết, cách viết chữ hoa: U
- GVnhận xét.
-Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài viết chữ hoa : U (HS giỏi, khá viết chữ nghiêng ).
- GV theo dõi H/s TB, Y yếu hoàn thành bài viết.
-Gv nhắc nhở thêm hs viết
- Gv cấm 1 số bài -nhận xét giờ học.
________________________________________
Tự nhiên và xã hội (t)
Tìm hiểu về trái đất, quả địa cầu( tiếp)
I- Mục tiêu:
 - Gv giúp Hs tìm hiểu về trái đất và cấu tạo quả địa cầu.
- Rèn kỹ năng quan sát nhận xét.
- Giáo dục Hs ý thức luôn tìm tòi về thế giới tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy- học : 
* HĐ1 Thực hành chỉ trên quả địa cầu.
+) MT:Biết chỉ cực bắc, cực nam, xích đạo, bắc bán cầu và nam bán cầu . Biết tác dụng của quả địa cầu
+) Cách tiến hành :
+ Bước 1 :- GV chia nhóm.
- YC quan sát , chỉ cực bắc, cực nam, xích đạo, bắc bán cầu và nam bán cầu ..
 + Bước 2 :- HS trong các nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem
- Gọi đại diện 1 số nhóm lên chỉ . 
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, theo dõi.
* HĐ 2: Thảo luận
- Gv nêu yêu cầu thảo luận.
+ trái đất có hình gì?
+ Nêu cấu tạo quả địa cầu?
- Tổ chức cho hs thảo luận rồi ghi ra giấy khổ to.
- Gọi đại diện nên dán kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
 *Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
____________________________________
toán (T)
Tập nhận biết tiền Việt Nam. Giải toán có liên quan đến tiền Việt Nam.
I-Mục tiêu - Củng cố về : tiền Việt Nam và giải toán liên quan đến tiền VN.
ếnH làm thành thạo các bài toán có liên quan đến tiền. 
- GD ý thức thích học môn toán . 
II-Đồ dùng dạy- học :- VBTT, bảng con.
III-Các hoạt động dạy- học:
*HĐ1:KTBC : Gv đưa ra 1 số tờ tiền yc hs nêu giá trị của từng tờ.
- GV nhận xét .
* HĐ2: Thực hành luyện tập :
+ Yêu cầu HS TB –Y làm bài tập 1, 2(VBTT tập 2- T, 72 ).
+ Gọi HS chữa bài , GV nhận xét .
+YC hs làm bài 3cách 1 vbtt - 72
+ Yêu cầu HS khá ,giỏi làm 2 BT như HS trung bình ,yếu và làm thêm BT 3 bằng 2 cách (VBTT-72) 
 + Gọi HS giỏi nêu cách làm .
- GV nhận xét chốt kết quả đúng
Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
- HS nêu miệng.
-Hs làm VBT
- 1 em chữa bài.
Kq;30000 ;20000 ;40000 ;10000
10000;70000;
-Bài 2Hs làmVBT;Kq; 37128
48228;29106..
- HS chữa vào VBTT.
Đs;50kg
_______________________________
Sáng
Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2006
Thể dục 
Giáo viên chuyên
____________________________________
Ngoại ngữ
Giáo viên chuyên
___________________________________
Toán
 Luyện tập chung
I)Mục tiêu : - Củng cố về cộng , trừ nhẩm và viết các số trong phạm vi 100000.
 v-Củng cố về giải toán có lời văn bằng 2 phép tính .
- hs làm thành thạo các phép tính .
- Có ý thức tự giác học bài.
II) Đồ dùng dạy học : Bảng phụ vẽ bài 3, phấn màu. 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
 1.HĐ1;KTBC;
-Gọi 2 hs lên bảng làm -lớp làm bảng con.
78654-2786 ;35487+45896
-Lớp nhận xét.
2 HĐ 1:Thực hành
+ Bài 1: Tính nhẩm: GV ghi các phép tính lên bảng 
 YC hs nhẩm và nêu kết quả.
 Gọi 2 em lên điền kq.
 Nhắc lại cách cộng trừ nhẩm các số tròn nghìn.
+ Bài 2: Tính
YC hs làm vào vở
 Gọi 2 em chữa bài.
- Nhắc lại cách thực hiện phép cộng, trừ các số có 5 chữ số.
Bài 3:Treo bảng phụ- 1 em nêu yc:
- BT cho biết gì, hỏi gì?
- YC hs tính vào vở- 1 em chữa bài.
- GV nhận xét
+ Bài 4: Gọi hs đọc bài 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- GV vẽ hình tóm tắt lên bảng
-YC hs tự giải bài toán.
- Gọi 1 em lên giải.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
* Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
-nêu cách tính nhẩm trong phạm vi 100000.
-Nhận xét giờ học.
-hs lên bảng chữa-lớp làm bảng con
- hs nhẩm
- Cộng, trừ theo thứ tự từ phải sang trái
- HS nêu.
- Kết quả:60998, 50958
- HS làm vào nháp-gọi 1 số hsnêu kết quả
- Lớp đọc thầm -làm vở -1 hs chữa
- Đáp số: 69400 ( cây)
- HS đọc bài toán.
- HS tự làm vào vở.
 Đáp số :6000 đồng.
__________________________________
Tập làm văn 
Viết thư
 Mục tiêu HS biết viết 1 bức thư ngắn cho 1 bạn ở nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Rèn kỹ năng viết thư đúng thể thức, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng.
- Có ý thức tự viết một bức thư cho người thân...
II- Đồ dùng dạy- học: 
-bảng phụ viết câu gợi ý, phong bì , tem thư.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC : Gọi 2 hs đọc bài văn kể lại trận thi đấu thể thao em được xem hoặc được nghe. 
-Lớp nhận xét.
B) Bài mới : 1. Giới thiệu bài:nêu MĐYC
2. Hướng dẫn viết thư : treo bảng phụ
- gọi 1 em nêu yc: 
- gv cho hs đọc gợi ý trên bảng phụ
- Ndung thư thể hiện điều gì?
- Treo bảng phụ- hs đọc hình thức trình bày lá thư.
- GV hd học sinh viết : 
+ Dòng đầu thư ghi gì?
+Lời xưng hô với bạn ntn?
+ Nội dung thư cần viết gì?
+ Cuối thư viết gì?
- Dựa vào đó để viết thư cho bạn- Gv nhắc hs cách viết.
- Yc hs viết ra nháp ý chính rồi viết vào vở
- Gọi 1 số em đọc bài viết thư của mình.
- GV cùng cả lớp nx bài viết hay.
- hs viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì.
3) Củng cố- dặn dò : 
-Nêu cách trình bày một lá thư? 
-Nhận xét giờ học.
- Hs theo dõi .
- Lớp đọc thầm theo.
- Mong muốn làm quen và bày tỏ tình thân ái
- 1 hs đọc gợi ý.
- Ngày tháng, nơi viết
- Bạn thân mến.
- Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái, lời chúc, hứa hẹn.
- Lời chào, kí tên
- HS viết ra nháp.
- HS viết vào vở.
- hs thực hành
-Hs nêu.
___________________________________
________________________________
Chiều
Tiếng việt ( T )
Luyện đặt và trả lời câu hỏi : Bằng gì?. Hoàn thành bài viết thư
I-Mục tiêu: 
 - củng cố về đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì. Hoàn thành bài viết thư.
-Rèn kỹ năng đặt câu đúng.Trình bày bài viết thư có bố cục rõ ràng
- GD hs có ý thức trong giờ học.
II-Đồ dùng- dạy học: 
- Bảng phụ ghi sẵn BT
III-Các hoạt động dạy- học :
A.Ôn tập về dấu phẩy.
 Bài 1 : Tìm BP trả lời cho câu hỏi: Bằng gì
a.Mẹ đưa em đến trường bằng chiếc xe đạp.
b. Vỏ bút bi của Lan làm bằng nhựa.
c.Mai có chiếc cặp làm bằng da.
- YC hs tự làm vào vở.
- Gọi 1 em lên chữa bài.
GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2:Đặt 2 câu có bộ phận trả lời câu hỏi: Bằng gì?
- YC hs đặt và viết câu ra nháp.
- Gọi 2 em lên bảng viết câu của mình.
GV cùng hs nhận xét .
B- Hoàn thành bài viết thư.
YC hs hoàn thành bài làm lúc sáng viết thư cho bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Gọi hs lên đọc bài trước lớp. 
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn người có bài viết hay nhất.
C- Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu yêu cầu.
- HS chép câu vào vở và gạch dưới bộ phận TL câu hỏi: bằng gì.
a.Bằng chiếc xe đạp.
b. Bằng nhựa.
c. Bằng da.
- HS đặt câu ra nháp.
-Gọi 1 số em nêu miệng câu của mình
- HS tự hoàn thành bài viết của mình.
- Hs lên đọc bài của mình.
-Lớp nhận xét.
________________________________________
mỹ thuật
Giáo viên chuyên
_____________________________________
Sinh hoạt tập thể
Kiểm đểm tuần 30-phương hướng tuần 31
*1.Văn nghệ .	
*2,nhận xét tuần 30	 
 +Lớp trưởng nhận xét.	
-G/v nhận xét: Nhìn chung trongtuần qua các em có nhiều cố gắng	 
đi học đúng giờ ,học bài và làm bài đầy đủ ,đi học đúng giờ .
-xếp hàng ra vào lớp tương đối tốt ,đồng phục đầy đủ.	
-ôn tập tốt cuối kì 2
*3,Phương hướng tuần 31
+Duy trì tốt các nề nếp.
+Xếp hàng ra vào lớp tốt, đồng phục đầy đủ.	
+Thi đua học tốt chào mừng ngày 30/4.và 1/5
+Ôn tập để chuẩn bị thi cuối kì 2.	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.doc