Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

MÔN: TẬP ĐỌC + KỂ CHUYỆN ( TIẾT 88+89)

BÀI: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA

I Yêu cầu cần đạt:

-Biết đọc phân biệt với lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ND:Cuộc gặp gỡ thú vị đầy bất ngờ , thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ .Việt Nam với HS một trường TH ở Lúc - xăm - bua

*HS dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn câu chuyên .

-HS khá, giỏi: biết kể toàn bộ câu chuyện.

 - KNS: Giao tiếp, Tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị :

 - Tranh minh họa truyện trong SGK.

 - Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý để HS kể.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 43 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
MÔN: TẬP ĐỌC + KỂ CHUYỆN ( TIẾT 88+89)
BÀI: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA
I Yêu cầu cần đạt:
-Biết đọc phân biệt với lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND:Cuộc gặp gỡ thú vị đầy bất ngờ , thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ .Việt Nam với HS một trường TH ở Lúc - xăm - bua
*HS dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn câu chuyên .
-HS khá, giỏi: biết kể toàn bộ câu chuyện.
 - KNS: Giao tiếp, Tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị : 
 - Tranh minh họa truyện trong SGK.
 - Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý để HS kể.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục “ 
- Nhận xét ghi điểm. 
3..Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
c) Tìm hiểu nội dung 
- Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi :
d) Luyện đọc lại : 
- Mời một số em thi đọc đoạn 3. 
- Mời một em đọc cả bài. 
- GV và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Mời một hoặc hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố:
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
5. Dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới.
Ba em lên bảng đọc bài.
- Nêu nội dung bài đọc.
- Cả lớp theo, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong câu chuyện.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ HS phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.
Bạn khác nhận xét, bổ sung.
- Ba em thi đọc lại đoạn cuối bài văn.
- Hai em thi đọc diễn cảm đoạn cuối.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học.
- Hai em nhìn bảng đọc lại các câu hỏi gợi ý.
- Một em dựa vào câu hỏi gợi ý kể mẫu đoạn 1.
- Lần lượt hai em lên kể đoạn 1 và đoạn 2.
- Hai em thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.( -HS khá, giỏi)
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
---------------0@0---------------
MÔN: TOÁN ( TIẾT 146)
BÀI: LUYỆN TẬP
I Yêu cầu cần đạt:
 -Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ)
 -Giải bài tóan bằng hai phép tính về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
 -HS khá, giỏi làm BT 1 (cột 1, 4)
II / Chuẩn bị : 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 em lên bảng làm lại bài tập 4. 
- Chấm vở tổ 2.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
- Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. 
-HS khá, giỏi làm BT 1 (cột 1, 4)
- Kẻ lên bảng như SGK.
- Yêu cầu lớp tự làm bài. 
- Mời một em lên thực hiện trên bảng.
- Cho HS nêu cách tính.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi HS yêu cầu nêu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời một HS lên bảng giải bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi HS yêu cầu nêu bài tập. 
- Vẽ sơ đồ tóm tắt như trong SGK lên bảng.
- Mời hai em nhìn vào tóm tắt để nêu miệng bài toán.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố 
-Cho HS nêu lại qui tắc tính chu vi và diện tích HCN
5. Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Một em lên bảng chữa bài tập số 4.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi GV giới thiệu. 
- Một em nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con 
-HS khá, giỏi làm BT 1 (cột 1, 4)
- Một em lên thực hiện làm bài trên bảng. Cả lớp theo dõi chữa bài.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Một em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Một HS đọc yêu cầu nêu bài tập.
- Hai em đứng tại chỗ nêu miệng đề bài toán.
- Lớp thực hiện vào vở. 
- Một em lên bảng làm bài
.
* Bài toán : Con cân nặng 17 kg. Mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu kg ?
Giải:
Mẹ cân nặng là
x 3 = 51 (kg)
Cả hai mẹ con cân nặng là
17 + 51 = 68 (kg)
Đáp số 68 kg
---------------0@0---------------
Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012
MÔN: TOÁN ( TIẾT 147)
BÀI: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000.
I Yêu cầu cần đạt:
 -Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 ( đặt tính và tính đúng).
 -Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ km và m.
II/ Chuẩn bị : - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm BT 4 tiết trước - Lớp làm vào nháp.
 - Nhận xét đánh giá 
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
1/ Hướng dẫn thực hiện phép trừ :
- GV ghi bảng 85674 - 58329
* Gợi ý tính tương tự như đối với phép trừ hai số trong phạm vi 10 000
- GV ghi bảng.
- GV ghi bảng quy tắc mời 3 - 4 nhắc lại.
 b) Luyện tập:
- Bài 1: - Gọi HS nêu bài tập 1.
- Yêu cầu nêu lại các cách trừ hai số có 5 chữ số.
- Yêu cầu thực hiện vào vở 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
Bài 2 - Gọi HS nêu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập 
- Mời một em lên bảng giải bài 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3 - Gọi HS đọc bài 3.
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Mời một HS lên bảng giải.
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
4. Củng cố :
- Mời hai em nêu lại cách trừ các số trong phạm vi 100 000 
5. Dặn dò:
–Dặn HS về nhà học và làm bài tập. 
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- Hai em lên bảng làm BT- Lớp làm vào nháp.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp quan sát lên bảng theo dõi GV hướng dẫn để nắm về cách trừ hai số trong phạm vi 
100 000.
- Trao đổi và dựa vào cách thực hiện phép trừ hai số trong phạm vi 10 000 đã học để đặt tính và tính ra kết quả : 
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Vài em nêu lại cách thực hiện phép trừ.
- Một em nêu bài tập 1.
- Nêu cách lại cách trừ số có 5 chữ số.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một HS lên tính kết quả.
- HS khác nhận xét bài bạn
- Đổi chéo vở chấm bài kết hợp tự sửa bài.
- Hai em lên bảng đặt tính và tính.
 - Hai em khác nhận xét bài bạn
- HS đọc yêu cầu của bài 3
- HS lên bảng làm bài.
Giải
Số mét đường chưa được trải nhựa là
25850 – 9850 = 16000 (m)
Đáp số 16000m
---------------0@0---------------
MÔN: CHÍNH TẢ( NGHE - VIẾT)(TIẾT 59)
BÀI: LIÊN HỢP QUỐC
I Yêu cầu cần đạt:
-Nghe viết đúng bài chính tả, viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT2a, BT 3
II/ Chuẩn bị - Bảng lớp viết ( 3 lần ) các từ ngữ trong bài tập 2.Bút dạ + 2 tờ giấy A4.
III/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
KT 2 HS viết bảng lớp – Cả lớp viết bảng con: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã, điền kinh, tin tức
- Nhận xét đánh giá chung về phần kiểm tra. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn nghe viết :
1/ Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đoạn văn trên có mấy câu ?
- Liên Hợp Quốc thành lập nhằm mục đích gì 
- Có bao nhiêu thành viên tham gia liên hợp quốc ?
- Việt Nam trở thành thành viên liên hợp quốc vào lúc nào ?
- Yêu cầu lấy bảng con và viết các tiếng khó .
- Thu bài HS chấm điểm và nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2a : - Nêu yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi 3 em đại diện lên bảng thi viết đúng các tiếng có âm hoặc vần dễ sai.
- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn.
- Nhận xét bài làm HS và chốt lại lời giải đúng.
*Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi 3 em đại diện lên bảng thi làm bài nhanh.
- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn.
4. Củng cố: YC HS viết lại những từ sai phổ biến trong bài.
5. Dặn dò: 
- Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới
 - GV nhận xét đánh giá tiết học
- 2 HS viết bảng lớp - Cả lớp viết vào bảng con
- Ba HS đọc lại bài 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Nhằm bảo vệ hòa bình tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước.
- Gồm có 191 nước và vùng lãnh thổ.
- Vào ngày 20 – 7 – 1977.
- Ba em lên viết các ngày : 24 – 10 – 1945, tháng 10 năm 2002, 191, 20 – 9 – 1977.
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con.
- Lớp nghe và viết bài vào vở 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để GV chấm điểm.
- HS làm vào vở 
- Ba em lên bảng thi đua viết nhanh viết đúng 
- Buổi chiều, thủy triều, triều đình, chiều chuộng, ngược chiều, chiều cao 
- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét bình chọn người thắng cuộc.
- Một em nêu bài tập 3 SGK.
- HS làm vào vở 
- Ba em lên bảng thi đua làm bài.
3/ Buổi chiều hôm nay bố em ở nhà. Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên của biển. Cả triều đình được một phen cười vỡ bụng. Em bé được cả nhà chiều chuộng...
- Em khác nhận xét bài làm của bạn.
- HS thực hiện
---------------0@0---------------
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 59)
BÀI: TRÁI ĐẤT- QUẢ ĐỊA CẦU
I Yêu cầu cần đạt:
-Biết được Trái đất rất lớn và có hình cầu.
-Biết cấu tạo của quả địa cầu.
-Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo. 
 II/ Chuẩn bị: 
 - Tranh ảnh trong sách trang 112, 113. 
 - Quả địa cầu. Hai bộ bìa mỗi bộ 5 tấm ghi : Cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu và Nam bán cầu, xích đạo. 
 - Giấy A4, bút màu lông + giấy khổ to.
 III/ Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các kiến thức qua bài: “Mặt trời “
- Gọi 2 HS trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1 : Yêu cầu làm việc cả lớp.
- Yêu cầu các cá nhân quan sát hình 1 SGK:
+ Trái đất có dạng hình gì ?
- Yêu cầu quan sát quả địa cầu trao đổi để nêu ra các bộ phận của quả địa cầu ?
- Yêu cầu HS chỉ và nêu các bộ phận đó.
- Chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam trên quả địa cầu.
- Kết luận: sách giáo viên 
* Hoạt động 2 : 
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 trong SGK thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :
+ Hãy chỉ trên hình cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu  ... âu ứng dụng ( 2 em )
- HS viết bảng lớp, bảng con
-Viết theo qui định
- HS viết bài ở nhà
---------------------------------------------------------------
Tập làm văn:
Thảo luận về bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nói: HS biết phối hợp với nhau để tổ chức cuộc họp nhóm trao đổi về chủ đề em cần làm gì để bảo vệ môi trường: Bày tỏ được ý kiến riêng của mình về những việc cần làm và những việc không nên làm.
- Rèn kỹ năng viết: Viết được một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
*Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. Các KNS cơ bản được GD
- Tự nhận thức
- Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận
- Đảm nhận trách nhiệm
- Tư duy sáng tạo
III. Các PP/ kĩ thuật dạy học tích cực
- Trình bày ý kiến cá nhân - Trải nghiệm - Đóng vai
IV. Đồ dùng dạy - học.
- Bảng phụ ghi sẵn trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp đã học ở học kỳ I, Tiếng Việt 3.
- HS sưu tầm các tranh ảnh đẹp về cảnh quan thiên nhiên môi trường và tranh ảnh phản ánh sự ô nhiễm, hủy hoại môi trường.
V. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 hs lên bảng, yêu cầu đọc bài viết thư cho bạn nước ngoài để làm quen và tỏ lòng thân ái.
- Nhận xét và cho điểm hs.
2. Dạy - học bài mới
a. Giới thiệu bài.
- GV: Trong giờ học tập làm văn này, các em sẽ cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp nhóm bàn bạc về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
b. Hướng dẫn làm bài.
*Bài 1
- GV gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- GV chia hs thành các nhóm nhỏ ( khoảng 6 hs tạo thành 1 nhóm ); yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng. Tất cả các thành viên trong nhóm đều chuẩn bị giấy bút để ghi chép.
- GV hỏi: Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì?
- GV: Bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn, cần có sự tham gia của toàn nhân loại. Tuy nhiên, trong phạm vi tiết học này, các em có thể dựa vào các câu hỏi dưới đây để bàn bạc về vấn đề này.
+ Môi trường xung quanh các em như trường học, lớp, phố xá, làng xóm, ao hồ,có gì tốt, có gì chưa tốt?
+ Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm?
+ Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường là gì?
( GV viết các câu hỏi gợi ý này lên bảng ).
- GV: Hãy nêu trình tự tiến hành của một cuộc họp nhóm, họp tổ.
- GV mở bảng phụ có ghi sẵn trình tự cuộc họp, sau đó yêu cầu hs đọc.
- Gv yêu cầu các nhóm tiến hành họp, sau đó cho 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm tổ chức cuộc họp tốt.
*Bài 2.
- GV gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu hs tự làm bài, nhắc hs ghi ý kiến các bạn một cách ngắn gọn, đầy đủ, cần lược bỏ những ý rườm rà, trùng lặp.
- GV nhận xét và cho điểm hs.
IV. Củng cố, dặn dò
- Nhắc những hs chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những hs chưa chú ý học bài.
- Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu của gv.
- Nghe gv giới thiệu bài.
- 1 hs đọc trước lớp.
- Tiến hành chia nhóm và chuẩn bị cho cuộc họp.
- Nội dung cuộc họp là bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường.
- Hs cả lớp nghe GV định hướng nội dung cuộc họp và ghi lại những câu hỏi này.
Khi bàn bạc hs có thể trả lời các câu hỏi định hướng như sau:
+ Nêu các địa điểm có môi trường sạch đẹp, các địa điểm có môi trường chưa sạch đẹp. Có thể giới thiệu với các bạn trong nhóm về các tranh ảnh sưu tầm được.
+ Do rác thải bị vứt bừa bãi; do có quá nhiều xe, bụi; do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ao hồ;
+ Không vứt rác bừa bãi; không đổ nước thải ra đường, ao hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp; không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng.
- Một số hs nêu trước lớp.
- Trình tự cuộc họp: nêu mục đích cuộc họp - thảo luận tình hình - nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó - nêu cách giải quyết - giao việc cho mọi người.
- 2 hs lần lượt đọc trước lớp.
- hs làm bài, sau đó một số hs đọc bài viết trước lớp, cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
HS học bài ở nhà
Ví dụ
Bài 1: nội dung họp nhóm 3, chủ toạ bạn Nguyễn Đăng Vinh.
Bạn Vinh nêu mục đích cuộc họp: hôm nay chúng ta họp nhóm để bàn về vấn đề Mỗi chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
Các bạn trong nhóm phát biểu ý kiến:
a. Tình hình môi trường xung quanh chúng ta:
- Đường làng và trước cổng trường có nhiều rác thải, phân súc vật gây mù hôi thối, khó chịu, làm cảnh quan môi trường bẩn, xấu.
- Ao làng, ven sông có nhiều rác thải, nước đóng váng.
- Bể nước trong trường có rất nhiều váng bẩn, rêu xanh, nước có mùi khó chịu.
- Các gốc cây trong trường và trên sân trường có nhiều rác, cỏ mọc um tùm.
- Một số ngăn bàn trong lớp học còn có rác, vỏ quà bánh, giấy vụn.
b. Nguyên nhân:
- Do mọi người vứt rác, đổ nước thải bừa bãi.
- Để cho súc vật phóng uế bừa bãi.
- Vườn cây, bể nước đã lâu không được dọn vệ sinh.
c. Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo làm cho môi trường trong lành:
----------------------------------------------------------------
Thủ công
Làm quạt giấy tròn (Tiết 1)
 I. Mục tiêu.
 - HS biết cách làm quạt giấy tròn.
 - Làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kỹ thuật.
 - HS thích làm được đồ chơi.
II. Chuẩn bị.
 - Mẫu quạt giấy tròn làm bằng giấy thủ công.
 - Tranh quy trình làm quạt giấy tròn .
 - Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước kẻ, hồ dán .
III. Các hoạt động dạy và học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu giờ học 
2. Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu quạt giấy tròn.
-? Quạt giấy tròn có mấy bộ phận, là những bộ phận nào ?
-? Quạt giấy tròn có gì khác quạt giấy đã gấp ở lớp 1 ?
3. Hướng dẫn mẫu.
- GV vừa làm vừa nêu các bước thực hiện.
* Bước 1:Cắt giấy.
- Cắt hai tờ giấy có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
- Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu chiều dài 16 ô, chiều rộng 12 ô để làm cán quạt.
* Bước 2: Gấp, dán quạt.
- Đặt tờ giấy dài 24 ô, rộng 16 ô gấp cách đều 1ô theo chiều rộng cho đến hết.
- Tờ thứ hai giống tờ thứ nhất.
- Để mặt màu của hai tờ giấy vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buộc chặt.
* Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt cuộn tròn 1ô theo cạnh 16 ô cho đến hết.
- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt.
- Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy hình tròn.
4. Thực hành.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp.
IV. Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS làm tốt.
- Nhắc HS giờ sau thực hành làm quạt giấy tròn.
- HS quan sát.
- Có 2 bộ phận: thân quạt và cán quạt.
+ Giống: Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ.
+ Khác: Có cán, dán nối tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
- HS quan sát.
- 3 HS nhắc lại cách gấp quạt giấy tròn.
- Từng HS tự làm hoàn thành quạt giấy tròn.
- Trưng bày sản phẩm.
 	-------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt :
Nhận xét chung tuần 31
I. Yêu cầu:
- HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua, từ đó các em có hướng khắc phục và sửa chữa
- GDHS có hướng tiến bộ
- Các em thêm yêu trường, lớp và thầy cô giáo
II. Chuẩn bị .
 - Sổ theo dõi của lớp .
III. Nhận xét chung:
1. Tổ trưởng nhận xét đánh giá: Tổ 1, Tổ 2
2. Lớp trưởng nhận xét trong tuần xem các tổ nào còn mắc ưu khuyết điểm gì cùng rút kinh nghiệm 
3. GV nhận xét chung:
a. Nề nếp:
 ...................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................,.........
b. Học tập:..
- Một số em còn nói chuyện riêng trong lớp : .............................................................................
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như:............................................................................
- Lười học và làm bài ở nhà:........................................................................................................
c. Vệ sinh:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
IV. Phương hướng tuần sau:
.......................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(46).doc