Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Thủ công

Tiết 30: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 3)

I. Mục tiêu :

- HS biết cách làm đồng hồ để bàn.

- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.

* Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Trang trí đẹp.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV : Tranh qui trình làm đồng hồ để bàn.

- HS: Giấy thủ công, kéo, keo, chì.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3C: 2.4.2013
3D: 3.4.2013
TUẦN 30
Thứ ba, ngày 2 tháng 4 năm 2013 
Thủ công
Tiết 30: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 3)
I. Mục tiêu : 
- HS biết cách làm đồng hồ để bàn.
- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
* Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Trang trí đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Tranh qui trình làm đồng hồ để bàn.
- HS: Giấy thủ công, kéo, keo, chì.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra : 
- Kiểm tra sự Chuẩn bị của HS
- GV nhận xét
2. Bài mới : LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 3)
Tiết này các em sẽ hoàn thành và trưng bày sản phẩm
HĐ1: HS thực hành 
- Yêu cầu HS nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét
- Làm xong các em trang trí và trình bày trên bảng theo nhóm
- Yêu cầu HS lấy đồng hồ đang làm giở ra làm tiếp 
- GV giúp đỡ HS còn làm cho xong
HĐ2: Nhận xét và đánh giá sản phẩm 
- GV yêu cầu HS nhận xét sản phẩm của HS
- GV nhận xét sản phẩm của HS
- Tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp
3. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Làm quạt giấy tròn: Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo.
3C: 3.4.2013
3D: 2.4.2013
TUẦN 30
Thứ ba, ngày 2 tháng 4 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 59 : TRÁI ĐẤT. QUẢ ĐỊA CẦU
I. Mục tiêu : 
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Cấu tạo của quả địa cầu gồm : Quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. 
 * Quan sát và chỉ được trên Quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.
- Ý thức tốt việc học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh trong sách trang 112, 113. 
- Quả địa cầu. Hai bộ bìa mỗi bộ 5 tấm ghi : Cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu và Nam bán cầu, xích đạo. 
- Giấy A4, bút màu lông + giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy- học :	 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm một vài động vật và thực vật mà em đã từng quan sát
- Gọi 2 HS trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: Trái Đất. Quả địa cầu
Hoạt động 1 : Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian
Yêu cầu làm việc cả lớp.
- Yêu cầu các cá nhân quan sát hình 1 SGK:
+ Trái đất có dạng hình gì ?
- Yêu cầu quan sát quả địa cầu trao đổi để nêu ra các bộ phận của quả địa cầu ?
- Yêu cầu HS chỉ và nêu các bộ phận đó.
- Chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam trên quả địa cầu.
- Kết luận: Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu 
Hoạt động 2 : Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu trên quả địa cầu; Biết tác dụng của quả địa cầu
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 trong SGK thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :
+ Hãy chỉ trên hình cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu ?
+ Quan sát quả địa cầu đặt trên mặt bàn em có nhận xét gì trục của nó so với mặt bàn?
- Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận.
*Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.
Hoạt động 3: HS nắm chắc vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu
Trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm.
- Treo hai hình phóng to hình 2 SGK lên bảng 
- Chia lóp thành nhiều nhóm.
- Gọi hai nhóm lên xếp thành hai hàng dọc. 
- Phát mỗi nhóm 5 tấm bìa.
- Phổ biến luật chơi và yêu cầu hai nhóm thực hiện trò chơi.
- Quan sát nhận xét đánh giá kết quả các nhóm.
3 .Củng cố- dặn dò:
- Cho HS nhắc lại bài học.
- Xem trước bài mới: Sự chuyển động của Trái Đất – Tìm hiểu nội dung sgk
TUẦN 30
Thứ tư, ngày 3 tháng 4 năm 2013 
Âm nhạc
TIẾT 30: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CHÀNG OOC-PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA
- NGHE NHẠC
I.Mục tiêu:
- Biết nội dung câu chuyện.
- Nghe một ca khúc thiếu nhi.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên : Máy nghe nhạc.
 2. Học sinh: SGK, vở. 
 III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS hát bài “ Tiếng hát bạn bè mình”. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động1 Kể chuyện âm nhạc Chàng Óoc phê và cây đàn Lia.
	- Viết tên các nhân vật trong câu chuyện lên bảng. Giới thiệu và kể cho HS nghe câu chuyện Chàng Oóc phê và cây đàn Lia.
	- Treo tranh giới thiệu cây đàn Lia. Đặt câu hỏi: 
	+ Chàng Oóc phê chơi giỏi nhạc cụ nào?
	+ Hãy miêu tả tiếng đàn của chàng Oóc phê
	+ Vì sao chàng Oóc phê đã cảm hoá được lão lái đò và Diêm Vương.
	- Kể lại cho HS nghe câu chuyện lần 2.
	- Cho HS kể tóm tắt lại câu chuyện
- Kết luận: Âm nhạc có nhiều tác dụng trong cuộc sống con người, chính vì vậy chúng ta không thể sống bình thường nếu như thiếu âm nhạc. Âm nhạc diễn tả được mọi tình cảm của con người. Tuổi thơ là thời gian rất đẹp các em hãy học nhạc để hiểu và yêu thích loại nghệ thuật này.
	Hoạt động 2: Nghe nhạc
	GV điều khiển cho HS nghe bài hát “ Đi học” của nhạc sĩ Bùi Đình thảo.
HS nghe và cảm nhận.
- Cho HS nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát, miêu tả lại một nét nhạc trong bài, kể tên một số bài hát về Tây Nguyên.
	4. Củng cố dặn dò : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- CB: Tiết 31: Ôn tập 2 bài hát: Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình.- Ôn tập các nốt nhạc.
3C: 4.4.2013
3D: 5.4.2013
TUẦN 29
Thứ năm, ngày 4 tháng 4 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 60: CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I/ Mục tiêu : 
- Biết Trái Đất tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt trời.
- Biết sử dụng mữi tên để mô tả sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
* Biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- Ý thức tốt việc học THXH
II. Đồ dùng dạy học:
- tranh ảnh trong sách trang 114, 115.
III/Các hoạt động dạy và học:	
1. Kiểm tra bài cũ: Trái Đất. Quả địa cầu
- Kiểm tra các kiến thức bài : “ Mặt trời “
 - Gọi 2 HS trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của HS 
2.Bài mới Sự chuyển động của Trái Đất
- Hđ1 : Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó; Biết quay quả địa cầu theo đúng chiếu quay của Trái Đất quanh mình nó.
- Yêu cầu làm việc theo từng nhóm.
- Giao việc đến từng nhóm. 
- Hướng dẫn quan sát hình 1 SGK .
- Trái đất quay quanh trục sủa nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều so với chiều kim đồng hồ ? 
- Yêu cầu các nhóm quay quả địa cầu ? 
- Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao?
- Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ?
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên thực hành quay quả địa cầu theo đúng chiều quay Trái Đất quanh mình nó.
- Quan sát nhận xét đánh giá sự làm việc của HS.
 Rút kết luận : Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.
HĐ2: Biết Trái Đất đồng thời tự quay mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời;
Quan sát tranh theo cặp :
- Yêu cầu quan sát hình 3 SGK rồi thảo luận theo gợi ý :
- Hãy chỉ hướng quay của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời ?
- Yêu cầu lần lượt từng cặp lên thực hành quay và báo cáo trước lớp.
* Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
HĐ3: Chơi trò chơi Trái Đất quay.
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm.
- Mời một số em ra sân chơi thử.
- Yêu cầu HS đóng vai 
- Nhận xét bổ sung 
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Trái Đất thực hiện mấy chuyển động? 
- Nhận xét giờ học, dặn h/s ôn bài chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị: Trái đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời: Học sinh về nh tự tìm hiểu qua cc phương tiện truyền thông ( đài, báo, tivi, sách truyện ) những kiến thức về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.. 
3C: 5.4.2013
3D: 4.4.2013
TUẦN 30
Thứ năm, ngày 4 tháng 4 năm 2013 
Đạo đức
Tiết 30: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
HS hiểu:
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở ga đình, nhà trường.
HS biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi ở nhà, ở trường.
* HS khá giỏi: Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập đạo đức. Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi( Sưu tầm)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
- Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống và vật nuôi ?
- Nhận xét
 B. BÀI MỚI: Chăm sóc cây trồng vật nuôi (tiết 1)
Hoạt động 1: HS hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong đời sống con người. 
Trò chơi ai đoán đúng .
- GV chia HS theo số chẵn và số lẻ.
 - HS số chẵn có nhiệm vụ nêu 1 vài đặc điểm về 1 con vật nuôi mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích con vật đó.
- HS số lẻ có nhiệm vụ nêu đặc điểm của 1 cây trồng mà em thích và nói rõ vì sao em thích, tác dụng của cây đó. 
- HS làm việc cá nhân.
- 1 số HS lên trình bày
 * Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích 1 cây trồng hoặc vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho mọi người. 
Hoạt động 2: HS nhận biết được các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
* Quan sát tranh ảnh. 
- GV gọi 1 vài HS đặt câu hỏi và yêu cầu các HS khác trả lời về nội dung từng bức tranh.
- Trong tranh các bạn đang làm gì ? 
- HS quan sát tranh đặt câu hỏi và trả lời.
Tranh 1: Bạn đang cho gà ăn 
Tranh 2: Bạn đang tắm cho lợn 
Tranh 3: Bạn đang tưới rau 
Tranh 4: Các bạn đang cùng ông trồng cây 
- Chăm sóc cây trồng vật nuôi đem lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những việc có ích và phù hợp với khả năng.
- Theo em việc làm của các bạn đó đem lại lợi ích gì ?
 * GV liên hệ chăm sóc cây trồng vật nuôi nhà trường, gia đình. 
Hoạt động 3: HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi. 
* Đóng vai.
- GV tổ chức cho h/s kể lại mkột số việc đã làm hoặc biết về việc chăm sóc cây tròng vật nuôi.
- GV tới các nhóm gợi ý.
- Yêu cầu trình bày trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét kết luận.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
HD HS thực hành. 
- Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường và ở nơi em sống.
- Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Tham gia hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình, nhà trường và địa phương..
- Chuẩn bị: Chăm sóc cây trồng vật nuôi (t ... ợp, nhắc nhớ nội quy tiết kiểm tra.
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động.
- Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát 
2/Phần cơ bản :
* Kiểm tra bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu lớp chia ra thành các tổ để GV kiểm tra bài thể dục phát triển chung ( 8 động tác )
- Lớp tập theo hàng ngang.
- Mỗi đợt kiểm tra từ 5 đến 7 HS lên thực hiện các động tác của bài thể dục với cờ 
- Đánh giá hai mức hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Hoàn thành :- Thuộc từ 5 động tác trở lên thực hiện các động tác tương đối đúng thuộc từ 7 – 8 động tác với chất lượng thực hiện các động tác tốt có ý thức tốt sẽ được đánh giá hoàn thành tốt.
- Chưa hoàn thành : - HS chỉ thuộc được 4 động tác và thực hiện được các động tác khác của bài thể dục nhưng còn sai sót thiếu cố gắng trong luyện tập thì được đánh giá là :chưa hoàn thành 
* Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay
- GV cho từng hàng ngang lần lượt lên tung và bắt bóng (tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay)
* Chơi trò chơi “ Ai kéo khỏe”
- Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để HS nắm.
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau 
- HS lần lượt từng cặp ra thực hiện chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức với 3 lần kéo em nào được hai lần là thắng.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu HS làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát 
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà thực hiện lại các động tác bài thể dục phát triển chung
TUẦN 30 (BUỔI CHIỀU)
3C: 5.4.2013
3D: 8.4.2013
Thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 30: ÔN TẬP
Kể chuyện âm nhạc: CHÀNG OOC-PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA.
NGHE NHẠC
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Ôn tập câu chuyện: Chàng Ooc-phê và cây đàn Lia
	Ø Nghe một ca khúc thiếu nhi qua băng/ đĩa hoặc GV hát.
	Ø HS khá, giỏi: Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø tranh vẽ cây đàn Lia 
III/ LÊN LỚP :
1. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại một trong các bài hát đã học. 
2. Bài mới: Ôn tập Kể chuyện âm nhạc: chàng ooc-phê và cây đàn lia. Nghe nhạc
ó Hoạt động 1: Ôn tập Kể chuyện âm nhạc Chàng Óoc phê và cây đàn Lia.
- GV kể cho HS nghe câu chuyện Chàng Oóc phê và cây đàn Lia.
- Treo tranh giới thiệu cây đàn Lia. Đặt câu hỏi: 
	+ Chàng Oóc phê chơi giỏi nhạc cụ nào?
	+ Hãy miêu tả tiếng đàn của chàng Oóc phê
	+ Vì sao chàng Oóc phê đã cảm hoá được lão lái đò và Diêm Vương.
- Kể lại cho HS nghe câu chuyện lần 2.
- Cho HS kể tóm tắt lại câu chuyện
- Kết luận: Âm nhạc có nhiều tác dụng trong cuộc sống con người, chính vì vậy chúng ta không thể sống bình thường nếu như thiếu âm nhạc. Âm nhạc diễn tả được mọi tình cảm của con người. Tuổi thơ là thời gian rất đẹp các em hãy học nhạc để hiểu và yêu thích loại nghệ thuật này.
ó Hoạt động 2: Nghe nhạc
- Giới thiệu, đệm đàn trình bày bài hát Dàn đồng ca mùa hạ Nhạc: Lê Minh Châu, lời: Nguyễn Minh Nguyên.
- Cho HS nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát, miêu tả lại một nét nhạc trong bài, kể tên một số bài hát về mùa hè.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập 2 bài hát: Chị Ong nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình. Ôn tập các nốt nhạc.
3C: 5.4.2013
3D: 8.4.2013
TUẦN 30
Thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2013 
Tự học
Tiết 30: ÔN TẬP
I MỤC TIÊU
- Ôn tập kiến thức toán đã học. 
- Làm được các phép tính trong dạng toán đã học
II CHUẨN BỊ
- Nội dung các bài toán
III HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. KTBC
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
- Giáo viên ghi lần lượt các bài toán trên bảng
- HS làm vào tập
Phần I : Trắc nghiệm
 Em hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây:
1- Bảy mươi sáu nghìn không trăm năm mươi mốt viết là:
 A. 76 510 B. 76 501 C. 76 051
2- Diện tích của miếng bìa hình vuông có cạnh 9 cm là:
 A. 81 cm2 B. 18 cm2 C . 36 cm2
3- 7 m 3 cm = ?
 A. 73 cm
 B. 703 cm
 C. 730 cm
 D. 7003 cm
 Phần II- Tự luận
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
54287 + 23508
78962 - 24335;
4308 x 2;
31625 : 5;
Bài 2: Tính giá trị biểu thức
 96 : (4 x 2) = ..................... 21406 x 2 + 35736 = .....................
Bài 3: Bài toán
 Có 10 học sinh thì phân đều vào 5 bàn học. Hỏi có 36 học sinh cũng phân như thế thì cần bao nhiêu bàn học?
- HS lên bảng sửa sai
- Nhận xét – chấm điểm bài làm của học sinh
4. Củng cố
Xem lại các kiến thức đã học
Nhận xét tiết học
TUẦN 30 (BUỔI CHIỀU)
Thứ ba, ngày 2 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 88: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về cộng các số trong phạm vi 100 000. (đặt tính và tính đúng)
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Củng cố về tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 67
Bài 1: Tính:
95648
4352
+
47066
19888
+
36159
38741
+
54672
28298
+
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 	
95648
4352
100000
+
47066
19888
66954
+
36159
38741
74900
+
54672
28298
82970
+
60500
8197
22023
+
33527
4130
25269
+
80909
9090
10001
+
16528
20132
32416
+
Bài 2: Tính:
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 	60500
8197
22023
90720
+
33527
4130
25269
62926
+
80909
9090
10001
100000
+
16528
20132
32416
69076
+
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:	
200l
? l
Sáng bán : 
Chiều bán:
Bài giải
Số lít xăng buổi chiều bán được là:
200 x 4 = 800 (l)
Số lít xăng cả hai buổi bán được là:
200 + 800 = 1000 (l)
Đáp số: 1000 lít xăng
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng bằng 13 chiều dài. Tính:
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật là:
(12 + 4) x 2 = 32 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 (cm2)
Đáp số: 48 (cm2)
a/ Chu vi của hình chữ nhật.
b/ Diện tích của hình chữ nhật.
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại cách cộng hai số trong phạm vi 100000.
- Nhận xét tiết học	 - Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ năm, ngày 4 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 89: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về cách sử sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
- Áp dụng giải được bài toán liên quan đến tiền tệ.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- Bảng phụ, VBT toán 3 tập 2
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Cho Hs nêu các loại tiền tệ đã học.
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 70,71.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu
- Tự cộng số tiền trong ví và làm vào vở
- HS nêu mệnh giá số tiền trog từng ví: 
Các mệnh giá lần lượt là:	 	80 000 đồng	90 000 đồng
	90 000 đồng	20 800 đồng
Bài 2: Bác Toàn mua 2 vé xem xiếc, mỗi vé giá 20 000 đồng. Sau s9ó bác mua xăng xe máy hết 16 000 đồng.
a/ Hỏi bác Toàn đã tiêu hết tất cả bao nhiêu tiền?
b/ Bác Toàn có 100 000 đồng. Hỏi bác có đủ tiền để mua vé xem xiếc và mua xăng không?
- HS đọc yêu cầu
- HS phân tích đề và tự làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai:
Bài giải
Số tiền bác Toàn mua 2 vé xem xiếc là:
20000 x 2 = 40000 (đồng)
Số tiền bác toàn tiêu hết là:
40000 + 16000 = 56000 (đồng)
Bác Toàn có 100000 đồng. Vậy bác Toàn đủ tiền mua vé xem xiếc và mua xăng.
Bài 3: Mỗi quyển vở giá 1500 đồng. Viết số tiền thích hợp vào ô trống trong bảng
Số quyển vở
1 quyển
2 quyển
3 quyển
4 quyển
Số tiền
1500
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm vào vở
- HS sửa bài, nhận xét sửa sai
*Kết quả: 	3000 đồng; 	4500 đồng; 	6000 đồng
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):
Tổng số tiền
Số các tờ giấy bạc
10 000 đồng
20 000 đồng
50 000 đồng
80 000 đồng
1
1
1
30 000 đồng
60 000 đồng
90 000 đồng
100 000 đồng
- Gv cho Hs làm vào vở .
- Gọi vài HS lên thực hành bằng cách sử dụng tiền giấy thật
- Sau đó HS nêu các loại tờ giấy bạc mà đã chọn
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại các dạng toán đã học
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ hai, ngày 8 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 90: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về cộng các số trong phạm vi 100 000. (đặt tính và tính đúng)
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Củng cố về tiền Việt Nam
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 73
Bài 1: Tính nhẩm:
a/	50000 + 20000 + 10000 =  	b/ 80000 – 30000 – 20000 = 
50000 + (20000 + 10000) =  	 80000 – (30000 + 20000) = 
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 	
a/	50000 + 20000 + 10000 = 80000 	b/ 80000 – 30000 – 20000 = 30000
50000 + (20000 + 10000) = 80000 	 80000 – (30000 + 20000) = 30000
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
49635 + 31287	84752 – 56282	60800 – 21578 
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
49635
31287
80922
+
60800
21578
39222
_
84752
56282
28470
_
* Kết quả: 	
Bài 3: Đội Một thu được 45 600kg tôm. Đội Hai thu được nhiều hơn đội Một 5300kg tôm. Đội Ba thu được ít hơn đội Hai 4600kg tôm. Hỏi đội Ba thu được bao nhiêu kí-lô-gam tôm?
Bài giải
Số kg tôm đội Hai thu được là:
45600 + 5300 = 50900 (kg)
Số kg tôm đội Ba thu được là:
50900 – 4600 = 46300 (kg)
Đáp số: 46300 kg tôm
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Mua 2 quyển sổ phải trả 10 000 đồng. Hỏi mua 3 quyển sổ như thế phải trả bao nhiêu tiền?
Bài giải
Số tiền mua 1 quyển sổ là:
10000 : 2 = 5000 (đồng)
Số tiền mua 3 quyển sổ là:
5000 x 3 = 15000 (đồng)
Đáp số: 15000 đồng
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại cách cộng hai số trong phạm vi 100000.
- Nhận xét tiết học	 - Chuẩn bị: ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 30 mot cot.doc