Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Gv: Nông Thị Thùy

Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Gv: Nông Thị Thùy

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

BÁC SĨ Y – ÉC - XANH

I. Mục tiêu.

 A.Tập đọc.

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nd: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.

B. Kể chuỵên.

- Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.

II. Chuẩn bị.

- Tranh minh hoạ SGK.

- Bảng ghi các gợi ý để kể chuyện.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Gv: Nông Thị Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 02 tháng 04 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÁC SĨ Y – ÉC - XANH
I. Mục tiêu.
 A.Tập đọc.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nd: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
B. Kể chuỵên.
- Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.
II. Chuẩn bị.
Tranh minh hoạ SGK.
Bảng ghi các gợi ý để kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi 2 Hs đọc TL bài “ Một mái nhà chung”.
-? Ngôi nhà chung của muôn vật là gì ?
-? Bài thơ muốn nói điều gì ?
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài .
-? ảnh chụp ai ?
- GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
b. Luyện đọc:
*GV đọc mẫu cả bài: giọng đọc phù hợp với lời các nhân vật.
* Đọc từng đoạn:
- GV chia bài thành 4 đoạn.
- Lần 1: Ghi từ khó (Mục I).
- GV giải nghĩa từ, hướng dẫn cách đọc từng đoạn ( Mục I ).
- Hướng dẫn đọc các câu hỏi: lên cao giọng ở cuối câu.
* Đọc trong nhóm:
* Đọc đồng thanh:
- GV nhận xét tuyên dương.
c. Tìm hiểu bài.
-? Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-ec-xanh?
-? Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-ec-xanh là người như thế nào. Trong thực tế, vị bác sĩ có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ?
-? Vì sao bà khách nghĩ là Y-ec-xanh quên nước Pháp ?
-?Những câu nói nào nói lên lòng yêu nước của Y-ec-xanh?
-?Bác sĩ Y-ec-xanh là người yêu nước mà ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang . Vì sao?
-? Qua bài em thấy bác sĩ Y-ec-xanh là người như thế nào ?
d. Luyện đọc lại
-? Câu chuyện có những nhân vật ?
- Chia nhóm 3 HS.
- GV nhận xét, chấm điểm.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
+ Tranh 1: Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-ec-xanh.
+ Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ thật giản dị.
+ Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người.
+ Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ.
- GV lưu ý HS kể theo lời bà khách phải đổi các từ khách, bà khách, bà thành tôi.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
IV. Củng cố - dặn dò
-? Câu chuyện ca ngợi điều gì ?
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc học sinh về kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 HS đọc thuộc bài : Một mái nhà chung.
- Trả lời câu hỏi bài, HS khác nhận xét
- Học sinh quan sát ảnh SGK ( 106 ) 
- HS theo dõi.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- HS đọc từng đoạn.
* Nha Trang là thành phố ven biển thuộc tỉnh Khánh Hoà.
* Y-ec-xanh kính mến,/ ông quên nước Pháp rồi ?/ Ông định ở đây suốt đời sao?//.
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm bàn.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
-1 HS đọc cả bài.
- Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-ec-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
- Có lẽ bà khách tưởng tượng nhà bác học ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế , ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông ông như người khách đi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt của ông làm bà chú ý.
-Vì bà thấy Y- ec-xanh không có ý định trở về Pháp.
* Tôi là người Pháp. Mãi mãi là công dân Pháp. Người ta sống không thể nào mà không có Tổ Quốc.
- Vì ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại và ở Nha Trang mới có thực tế các bệnh nhiệt đới để ông nghiên cứu.
- Y-ec-xanh là ngời có lẽ sống cao đẹp, luôn gắn bó và yêu mến con người Việt Nam.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Người dẫn chuyện, bà khách, Y-ec-xanh.
- Các nhóm luyện đọc phân vai.
 - Một số nhóm thi đọc phân vai.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay, đúng giọng nhân vật.
Dựa vào 4 tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời bà khách. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh nêu vắn tắt nội dung từng đoạn câu chuyện.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- Từng cặp tập kể cho nhau nghe.
- Một số HS thi kể cả câu chuyện.
- Ca ngợi lẽ sống cao đẹp của bác sĩ Y-ec-xanh, tình thương bao la, hết lòng vì đồng loại của ông.
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.Mục tiêu. Giúp HS:
 - Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số( có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp).
II . Chuẩn bị.
 - Kẻ hình bài 2 như SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ. 
- GV kiểm tra bài làm ở nhà.
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài .
- GV nêu mục tiêu giờ học 
b. Hướng dẫn thực hiện phép nhân
 14273 X 3.
- GV viết phép nhân.
- HS đọc và nêu tên gọi thành phần của phép tính.
-? Em có nhận xét gì về hai thừa số?
- 1 HS nêu cách đặt tính.
-? Thực hiện tính từ đâu ?
- 1 HS nêu cách tính.
-? Phép tính trên có nhớ hay không nhớ ? Có nhớ mấy lần ?
-? Khi thực hiện phép nhân có nhớ hai lần không liên tiếp ta phải chú ý điều gì ?
3 Thực hành
*Bài 1: Tính.
- 1 HS thực hiện mẫu 1 phép tính. 
- Lớp làm bảng con, 3 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, HS nêu lại cách tính.
*Bài 2: Số.
- HS đọc yêu cầu.
-? Số cần điền ở đây là gì ?
- HS làm bảng nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- 
14273 x 3 = ?
- Là số có năm chữ số nhân với số có một chữ số.
- Tính từ phải sang trái.
 14273
 x 3
 42819
* 3 nhân 3 bằng 9, viết 9.
* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1nhớ 2.
* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
* 3 nhân 4bằng 12, viết 2 nhớ 1.
* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
14273 x 3 = 42819
- Phép tính trên có nhớ hai lần ở hàng chục và hàng nghìn.
- Cộng thêm phần nhớ vào kết quả của hàng kế tiếp.
- Một số HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu. 
 21526 40726 17092 15180
x	x x x 
 3 2 4 5
 64578 81458 68368 75900
- Hs đọc yêu cầu: Số?
- Số ở đây cần điền là Tích.
- Hs hoạt động nhóm 4.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
*Bài 3: 
- HS đọc bài toán.
-? Bài toán cho biết gì,hỏi gì ?
- 1 HS lên bảng ghi tóm tắt.
- 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét.
- HS nêu cách khác.
- Nhận xét, nêu câu lời giải khác.
IV. Củng cố- dặn dò.
- Gv nhận xét giờ học.
Tóm tắt
 27 150kg
Lần đầu :
Lần sau: 
Bài giải
Lần sau chuyển được số ki-lô-gam thóc là
27150 x 2 = 54300(kg)
Cả hai lần chuyển được số ki-lô-gam thóc là:
27150 + 54300 = 81450(kg)
Đáp số: 81450kg
Coi lần đầu chuyển là 1 phần thì cả hai lần là 3 phần.
Bài giải
Cả hai lần chuyển số thóc là:
27150 x 3 = 81450(kg)
Đáp số: 81450kg
Luyện đọc: MỘT MÁI NHÀ CHUNG
 BÁC SĨ Y – ÉC - XANH
I. Mục tiêu:
- Hs đọc lưu loát các đoạn văn đã cho. Chú ý cách ngắt nghỉ hơi hợp lý, tập nhấn giọng ở một số từ ngữ trong bài. Biies đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Ổn định:
Hd hs luyện đọc:
* Bài : Một mái nhà chung.
Y/c 1: Luyện đọc 3 khổ thơ:
Gv đọc mẫu
Tổ chức cho hs đọc theo cặp
Thi đọc trước lớp
Y/c 2: Khoanh tròn trước ý trả lời đúng
Cho hs trao đổi theo nhóm
Đại diện nhóm trả lời
Gv chốt ý đúng: B
* Bài : Bác sĩ Y-éc-xanh.
Y/c 1: Luyện đọc đoạn văn:
Gv đọc mẫu
Chú ý đọc giọng lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Tổ chức cho hs đọc theo cặp
Thi đọc trước lớp
Y/c 2: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Cho Hs tự làm bài.
Gv nhận xét chốt ý: B
Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
Hs đọc gợi ý trong sách.
Tìm giọng đọc
Hs luyện đọc theo nhóm đôi
Hs thi đọc trước lớp
Bình chọn nhóm đọc hay
Hs đọc đề bài trao đổi nhóm đôi
Một số hs trả lời
Hs viết câu trả lời 
Hs đọc gợi ý trong sách.
Tìm giọng đọc
Hs luyện đọc theo nhóm đôi
Hs thi đọc trước lớp
Bình chọn nhóm đọc hay
- Hs tự làm bài.
LUYỆN TOÁN
I. Mục tiêu: Giúp Hs:
- Củng cố phép nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Củng cố về giải toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Tính nhẩm số tròn nghìn nhân với số có một chữ số.
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức có đến hai dấu tính.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt đọng của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định:
2. Ôn luyện:
Bài 1:
- Gọi Hs đọc y/c bài.
- Hs tự làm bài.
- Gv chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi hs đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tính được số kg cà phê còn lại trong kho, chúng ta cần tìm gì?
- Y/c Hs tự làm bài.
- Gv thu vở chấm, nhận xét.
Bài 3:
- Goi Hs đọc y/c bài tập.
- Một biểu thúc có cả dấu nhân, chia ,trừ chúng ta sẽ thực hiện tính theo thứ tự naò?
- Cho hs tự làm bài.
- Gọi hs nhận xét.
Bài 4:
- Gọi hs nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu Hs lớp tự làm bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Hs: Đặt tính rồi tính.
- 3Hs lên bảng làm bài, Hs lớp tự làm bài vào VBT.
 12019 20918 10780
 X 3 x 4 x 5
 36273 83672 53900
- Hs đọc bài. 
+ Một kho chứa 70500 kg cà phê.Người ta đã lấy ra khỏi kho 4 lần, mỗi lần lấy là 10150 kg?
+ Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg cà phê?.
+ 2-3 em nêu.
- 1Hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
 Số kg cà phê đã lấy ra là:
 10150 x 4 = 40600 (kg)
 Số kg cà phê còn lại là:
 70500 – 40600 = 29900 (kg)
 Đáp số: 29900 kg.
- Hs: Tính gí trị của biểu thức.
- Hs : Chúng ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng trừ sau.
- 3 Hs lên bảng làm bài, Hs lớp làm vòa VBT.
a) 12324 x 3 + 28965 = 36972 + 28965
 = 65937
b) 10203 + 14051 x 6 = 10203 + 84306
 = 94509
c) 92036 – 10180 x 7 = 92036 – 71260
 = 20776
- Hs: Tính nhẩm.
- 1hs làm bài bảng, hs lớp làm VBT.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Thứ ba ngày 03 tháng 04 năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu..Giúp HS :
- Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
IỊ Chuẩn bị .
 - Hệ thống bài tập. 
 IIỊ Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ. 
GV kiểm tra bài tập về nhà.
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mớị 
ạ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
b. Thực hành.
*Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 -? Bài có mấy yêu cầu, là những yêu cầu nào ?
- Lớp làm bảng con, 4 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, HS nêu lại cách tính.
*Bài 2:
? Bài toán cho biết gì, hỏi gì ?
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét, nêu câu lời giải khác.
*Bài 3:Tính giá trị của biểu thức.
- Lớp làm vở, lần lượt 4 HS lên bảng tính và nêu cách tính.
- Nhận xét, chấm điểm.
*Bài 4: Tính  ... .- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Bảng con, SGK, bảng nhóm.
III.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng sửa BT1 tiết trước
- Nhận xét
B.Dạy bài mới:34’
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia 28921 : 4
Bài tập 1: làm mẫu
- GV viết lên bảng phép tính 28921 : 4 = ? lên bảng rồi yêu cầu HS đặt tính và thực hiện.
- HS nêu cách thực hiện như SGK
- Gọi vài HS nêu lại cách thực hiện.
- Làm những phép tính còn lại của bài 1 vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
Bài 2:
- HS đặt tính rồi tính.
- Gv tổ chức cho hs hoạt động và làm bài theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS giải theo các bước.
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 1 HS làm miệng
- HS tự làm các bài còn lại
C- Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm. 
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng thực hiện 
28921 4 
 09 7230
 12
 01
 1
12760 2 18752 3 
 07 6380 07 6250
 16 15
 00 02
25704 5
 07 5140
 20
 04
2) Đặt tính rồi tính:
a)15273 : 3 b) 18842 : 4
 15273 3 18842 4
 027 5091 28 4710
 03 04
 0 02
c) 36083 : 4
36083 4
 008 9020
 03
3) Giải bài toán:
+ Tìm số thóc nếp
27280 : 4 = 6820 (kg)
+ Tìm số thóc tẻ
27280 – 6820 = 20460 (kg)
Bài giải
Số kg thóc nếp là:
27280 : 4 = 6820 (kg)
Số kg thóc tẻ là:
27280 - 6820 = 20460(kg)
 Đáp số: 20460 kg
4)- Tính nhẩm
- 1 HS đọc bài mẫu (SGK)
TẬP LÀM VĂN
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.- MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Viết được đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên. Tranh, ảnh về môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại. (nếu có)
- Bảng lớp ghi 2 câu hỏi gợi ý để HS trao đổi trong cuộc họp: Môi trường sống quanh các em có gì cần quan tâm? Phải làm những việc thiết thực, cụ thể như thế nào để bảo vệ môi trường?
- Bảng nhóm viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp: Mục đích cuộc họp, Tình hình, Nguyên nhân dẫn đến tình hình đó, cách giải quyết – giao việc cho mọi người.
KNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận.
Đảm nhận trách nhiệm.
Tư duy sáng tạo.
III.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài :
2- Hướng dẫn HS làm bài:
a) Bài tập 1:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV: Bài tập yêu cầu các em tổ chức họp theo nhóm để trao đổi về câu hỏi sau: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”
- Muốn thảo luận có kết quả tốt, các em cần nhớ 5 bước tổ chức cuộc họp ( GV mở bảng phụ đã viết sẵn trình tự 5 bước)
- Để trả lời được câu hỏi “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” các nhóm phải nêu được những địa điểm nào đã sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo ( trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi, ) Sau đó, nêu những việc làm thiết thực, cụ thể cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.
- Cho HS thảo luận:
GV chia lớp thành 4 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký. Yêu cầu các nhóm thảo luận.
GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Mời 3 nhóm lên thi tổ chức cuộc họp.
GV nhận xét, tuyên dương.
b) Bài tập 2: 
- Gv Gọi Hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu Hs tự làm bài. Nhắc Hs ghi ý kiến của các bạn một cách ngắn gọn, đầy đủ.
- GV nhận xét, cho điểm
C- Củng cố, dặn dò: 
-Về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- Chuẩn bị tiết sau: 
- Nhận xét tiết học..
-HS thực hiện đọc
Thảo luận về bảo vệ môi trường
- 1 HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp trên bảng nhóm.
Những việc làm thiết thực như : 
Không vức rác bừa bãi/ Không xả nước bẩn xuống ao, hồ/ Chăm quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp/Không bẻ cây, ngắt cây ở nơi công cộng, không bắn chim/ Tuyên truyền và bảo vệ môi trường cho người xung quanh/ 
- Các nhóm thảo luận theo sự điều khiển của nhóm trưởng, thư ký ghi nhanh ý kiến của các bạn.
- 3 nhóm thi
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức tốt nhất.
- 2Hs đọc trước lớp.
- Hs làm bài, sau đó một số Hs đọc bài viết trước lớp, cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
ĐẠO ĐỨC
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (Tiết 2)
I./ MỤC TIÊU :
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với đời sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gja đình, nhà trường.
- Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- HS có ý thức tự biết chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà hằng ngày.
*KNS:- Kỹ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
Kỹ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng vật nuôi ở nhà và ở trường.
II./ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Vở bài tập Đạo đức 3, bài hát, bài thơ, truyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi (nếu có) 
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS nêu lại ND bài trước
-Nhận xét
B. Bài mới: 
- GV giới thiệu bài
Hoạt động 1:HS làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 1 nhiệm vụ chọn 1 con vật hoặc cây trồng mình yêu thích
- Ví dụ: 
+ Tên cây trồng mà em biết ?
+ Trồng để làm gì ?
+ Em có tham gia vào các hoạt động như : chăm sóc cây không ?
- Khen ngợi những HS đã biết quan tâm chăm sóc đến cây trồng vật nuôi.
Hoạt động 2: Hãy vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
- Gọi một số HS hát, đọc thơ, kể chuyện  về việc chăm sóc vật nuôi, cây trồng 
Hoạt động 3: Trò chơi ai nhanh, ai đúng. 
-GV chia hs thành nhóm và phổ biến luật chơi : Trong 1 khoảng thời gian qui địng các nhóm liệt kê các việc cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào giấy. Nhóm nào ghi được nhiều đúng thì thắng.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện chơi.
- Nhận xét, khen các nhóm thắng cuộc.
Kết luận: 
Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Nhận xét tiết học.
Củng cố - dặn dò : 
- Các em cần nên bảo vệ cây trồng vật nuôi và chuẩn bị tiết sau
- HS nêu nội dung.
- HS lần lượt TLC
Chăm sóc cây trồng vật nuôi
-HS làm việc theo nhóm
-Nhóm1: chọn nuôi gà vịt
-Nhóm 2: nuôi ao cá
-Nhóm3: trồng cây cảnh
Các nhóm theo dõi nhận xét
-HS thực hiện theo yêu cầu vẽ tranh hoặc hát
Việc làm cần thiết để chăm sóc bảo vệ cây trồng và vật nuôi
Việc không nên làm đối với cây trồng và vật nuôi
-Tưới nước, nhổ cỏ, bón phân, vung gốc,
-Cho ăn, tắm rửa, quét dọn chuồng trại
-Bẻ cành nhánh, leo trèo, chặt phá
.
-Thả rông ,để nhịn đói,
THỦ CÔNG
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách làm quạt giấy tròn.
 - Làm được quạt giấy tròn . Các nếp gấp có thể cách nhau hơn 1 ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.
Tranh quy trình gấp quạt giấy tròn. (nếu có)
Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt, chỉ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
+ Giáo viên giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn, sau đó đặt câu hỏi để rút ra nhận xét.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Bước 1. Cắt giấy
+ Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
+ Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật cùng màu chiều dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt.( Có thể dùng bìa cứng để làm cán quạt.)
- Bước 2. Gấp, dán quạt.
+ Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa. (h.2)
+ Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống tờ giấy thư nhất.
+ Để mặt màu của 2 tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng 1 phía, bôi hồ và dán mép 2 tờ giấy đã gấp vào với nhau (h.3). Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt (h.4).
- Bước 3. Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
+ Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô (h.5a) cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt (h.5b).
+ Bôi hồ lên 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép 2 cán quạt vào 2 mép ngoài cùng của quạt (h. 6).
+ Giáo viên nhắc nhở lại các bước
4. Củng cố & dặn dò:
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò học sinh về nhà tập gấp quạt giấy tròn.
+ Chuẩn bị thủ công (bìa màu), chỉ buộc, cán quạt tiết sau thực hành “Làm quạt giấy tròn”.
+ Học sinh quan sát và nhận xét.
+ Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp 1.
+ Điểm khác là quạt giấy hình tròn có cán để cầm (h.1).
+ Để gấp được quạt giấy hình tròn cần dán nối 3 tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
+ Học sinh nhắc lại qui trình gấp quạt giấy tròn.
 SINH HOẠT LỚP 
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 31:
* Chuyên cần :
 - 100%hs đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ.
 * Học tập : 
	 - Đa số HS chăm chỉ học bài, làm bài, hăng hái phát biểu. 
 - Vẫn còn hs lười học bài. 
 *LĐ, VS:
 - Nề nếp vệ sinh trường lớp tốt, các tổ tự giác lao động vệ sinh .
«Tồn tại: Chữ viết con xấu chưa có ý thức giữ vở, cần rèn viết nhiều hơn.
 Một số em ngồi học thiếu nghiêm túc 
2. KẾ HOẠCH TUẦN 32:
 - Thực hiện chương trình tuần 32.
- Rèn ý thức học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; tập trung chú ý nghe giảng. 
- Tích cực bồi dưỡng HS giỏi, kèm cặp HS yếu.
- Nhắc nhở HS ý thức rèn chữ giữ vở.
 - GVCN chú ý GD đạo đức và kĩ năng sống cho HS
 - Duy trì tốt sĩ số và nền nếp ra vào lớp
 - Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi đến lớp. 
 -Vệ sinh thân thể trước khi đến trường
 - Luyện đọc nhiều lần bài Tập đọc . Viết chính tả ở nhà nhiều hơn

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 31cktkns sang chieu.doc