Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường TH Lộc Hòa

Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường TH Lộc Hòa

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:

BÁC SĨ Y-ÉC-XANH

I/. Mục tiêu

Ø Đọc đúng,rành mạch,biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 Hiểu nội dung:Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh( sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại),nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và việt Nam nói chung.

 Trả lời được các câu hỏi ở SGK

 GDHS yêu thích nhân vật Y-éc-xanh.

Kể chuyện:bước đầu biết kể từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách,dựa theo tranh minh hoạ.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường TH Lộc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng4 năm 2011
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: 
BÁC SĨ Y-ÉC-XANH 
I/. Mục tiêu
Đọc đúng,rành mạch,biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung:Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh( sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại),nĩi lên sự gắn bĩ của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nĩi riêng và việt Nam nĩi chung.
Trả lời được các câu hỏi ở SGK
GDHS yêu thích nhân vật Y-éc-xanh.
Kể chuyện:bước đầu biết kể từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách,dựa theo tranh minh hoạ. 
 -HSKG biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.
II/Chuẩn bị :Tranh minh họa bài tập đọc. 
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Một mái nhà chung
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc nhẹ nhàng..
*GV HD đọc kết hợp giải nghĩa từ:
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
 Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-YC HS đọc đoạn 1.
-Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?
-YC HS đọc đoạn 2.
-Bác sĩ Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà?
-Theo em trong trí tưởng tượng của bà khách, bác sĩ Y-éc-xanh là người như thế nào? 
-YC HS đọc đoạn 3.
-Vì sao bà khách nghĩ Y-éc-xanh quên nước Pháp?
-Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh?
-Vì sao Y-éc-xanh vẫn ở lại Nha Trang?
* Luyện đọc lại:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc .
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
Kể chuyện:
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
-GV kể câu chuyện theo lời của bà khách.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. -Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
-Hỏi: Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà kể cho gia đình nghe.
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: 
-Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc nối tiếp.
-1 HS đọc đoạn 1.
-Vì bà ngưỡng mộ và tò mò. Bà muốn biết vì sao Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi gốc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Ông rất giản dị, mặc quần áo ka-ki sờn cũ không là ủi, .
-Là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quí phái.
-1 HS đọc đoạn 3.
-Vì bà thấy bác sĩ Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.
-Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.
-Vì theo ông, sống là để yêu thương và giúp đỡ đồng loại
-HS theo dõi GV đọc.
-2 HS đọc.
-HS xung phong thi đọc.
-3 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
-1 HS đọc YC SGK: 
-HS quan sát tranh.
-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-3 HS thi kể trước lớp.
HSKG: biết kể lại câu chuyện theo lời bà khách.
-Cả lớp nhận xét, 
-Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh. Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
TOÁN :
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I/ Mục tiêu: 
-Biết cách nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá 2 lần và nhớ không liên tiếp)
-Áp dụng phép nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
-GD tính chính xác khoa học
II/ Chuẩn bị:
Bảng nhóm
III/ Các hoạt động dạy hocï: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước.
3. Bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép nhận số có năm chữ số với số có một chữ số:
-Viết phép nhân lên bảng: 14273 x 3.
-Khi thực thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
-Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên bảng. 
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1: Tính
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2: Số?
-GV gọi HS đọc đề toán.
-GV yêu cầu HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:Bài toán
-HS nêu yêu cầu bài toán
 Tóm tắt: 27 150kg
 Lần đầu: ?kg
 Lần sau:
 ?kg
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
-YC HS về nhà làm lại bài tập 1 vào vở.
-3 HS lên bảng làm bài: Tính có đặt tính theo bài GV ra.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc: 14273 x 3
-2 HS lên bảng đặt tính. Lớp làm vào bảng con. 
 14273
 x 3
 42819
 -3 nhân 3 bằng 9, viết 9
 -3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2.
 -3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
 -3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 
 -3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. 
-3 HS lên bảng - HS cả lớp làm bài vào bảng -HS cả lớp theo , nhận xét.
 21526
 x 2
 43052
-HS tự nêu:
-1 HS nêu yêu cầu bài toán.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng nhóm.
Thừa số 
19 091
13 070
10 709
Thừa số
5
6
7
Tích
95 455
78 420 
74 963
-1 HS lên bảng - Lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Số kilôgam thóc lần sau chuyển:
27 150 x 2 =54 300(kg)
Số kilôgam cả 2 lần chuyển:
27 150 + 54 300 = 81 450(kg)
 Đáp số: 81 450kg
-Lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC
Bài 14: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (tiết 2)
I.Mục tiêu
Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với đời sống con người.
Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
KNS:KN lắng nghe,KN ra quyết định, KN đảm nhiệm trách nhiệm.
 GDBVMT: Tham gia bảo vệ,chăm sóc cây trồng,vật nuôi là góp phần phát triển,giữ gìn và bảo vệ môi trường.
_HSKG: Biết vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi.
II Chuẩn bị: Vở BT ĐĐ 3.thẻ xanh đỏ
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: -Tại sao ta phải bảo vệ cây trồng và vật nuôi?
-Nhận xét chung.
3.Bài mới:
+ Em đã chăm sóc cây trồng,vật nuôi nhà em NTN?
GV chốt ý GTB
Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra
MT:HS nêu những con vật ,cây trồng nhà mình có
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+Nhà em nuôi con vật, trồng cây đó nhằm mục đích gì?
+Em chăm sóc cây trồng, vật nuôi đó sẽ có tác dụng gì?
+Ngược lại, nếu không chăm sóc, cây trồng vật nuôi sẽ thế nào?
.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và trả lời bằng cách đưa thẻ
MT: Biết hành vi đúng-sai
-Câu hỏi 1: Đưa thẻ đỏ trước ý kiến tán thành ,thẻ xanh trước ý kiến k tán thành. a.o Cần chăm sóc và bảo vệ các con vật ở gia đình mình.
b.o Chỉ cần chăm sóc những loại cây do con người trồng.
c.o Cần bảo vệ tất cả các loài vật, cây trồng.
d.o Thỉnh thoảng tưới nước cho cây cũng được.
e.o Cần chăm só cây trồng, vật nuôi thường xuyên, liên tục.
-Câu hỏi 2: Nhà bạn Dũng nuôi được mấy chú gà trống choai. Chúng rất hay vào vườn kiếm ăn và mổ vào mấy luống cải. Nếu em là bạn Dũng em sẽ làm gì? Vì sao?
*Nhận xét và kết luận:
Cần phải chăm sóc tất cả các con vật là vật nuôi, những cây trồng có lợi. Chăm sóc cây trồng phải thường xuyên mới có hiệu quả.
.Hoạt động 3: Vẽ tranh thể hiện việc chăm sóc cây trồng vật nuôi.
MT: Biết vẽ tranh theo chủ đề
HS vẽ tranh theo ý thích.
YC trình bày bức tranh mình thể hiện.
Kết luận chung và kết hợp GDMT và
 GDBVMT: Tham gia bảo vệ,chăm sóc cây trồng,vật nuôi là góp phần phát triển,giữ gìn và bảo vệ môi trường.
4. Củng cố – dặn dò:
+ Giờ ra chơi em thấy một số bạn đang trèo cây ,bẻ nhánh .Em sẽ làm gì, vì sao?
GV chốt ý GDHS
-Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết sau.
-2 HS nêu, lớp lắng nghe và nhận xét.
-Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vây cần được chăm sóc, bảo vệ.
KT : Trình bày
-Nộp phiếu điều tra cho GV.
-Một số HS trình bày lại kết quả điều tra.
-Hs trả lời theo hiểu biết
KT : Thảo luận nhóm
-Chia nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi 1, 2.
-1 HS đọc yêu cầu SGK.
HS thảo luận trả lời
-Đại diện các nhóm trả lời.
-Các nhóm khác bổ sung nhận xét.
-Lắng nghe.
Các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống và phân vai thể hiện
_HSKG: Biết vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi.
HS thực hành vẽ tranh và trình bày sản phẩm .
*THSDNL&HQ:
Chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi làgóp phần giữ gìn ,BVMT,bảo vệ thiên nhiên ,góp phần làm trong sạch MT ,giảm độ ô nhiễm MT giảm hiểu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra ,tiết kiệm năng lượng
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011.
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
BÁC SĨ Y-ÉC-XANH 
I/ Mục tiêu:
Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuơi.
Làm đúng BT2 a. 
Trình bày bài sạch đẹp.
II/ Đồ dùng:
Bảng viết sẵn các BT chính tả.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2 ... h
-Viết phép chia lên bảng 28 921 : 4 =? và yêu cầu HS đặt tính.
-Như vậy:
28921 : 4 = 7230(dư 1)
Cho HS làm bảng con các bài còn lại.
Bài 2:Đặt tính rồi tính
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Nhận xét bài làm HS và cho điểm.
Bài 3:Bài toán
-Yêu cầu HS đọc đề bài:
-Hướng dẫn tóm tắt: 
 27 280 kg
 ?kg thóc nếp ?kg thóc tẻ 
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:Tính nhẩm
4 Củng cố – Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. Dặn dò HS về nhà làm bài tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
-2 HS lên bảng làm BT.
28921 4
 09 7230
 12
 01
 1
-1 HS lên bảng đặt tính, lớp làm vào bảng con
 -28 chia 4 được 7, viết 7. 7 nhân 4 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0.
 -Hạ 9; 9 chia 4 được 2, viết 2. 2 nhân 4 bằng 8; 9 trừ 8 bằng 1.
-Hạ 2; 12 chia 4 được 3, viết 3. 3 nhân 4 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.
- Hạ 1 ; 1 chia 4 được 0, viết 0. 0 nhân 4 bằng 0; 1 trừ 0 bằng 1.
-Đây là phép chia có dư, vì số dư cuối cùng là 1.
HS làm vở đổi chéo kt kết quả.
a/15273:3 b/18752:4 c/36083:4
1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Bài giải:
Số kilôgam thóc nếp có là:
27 280 : 4 = 6820 (kg)
 Số kilôgam thóc tẻ có là:
27 280 – 6820 = 20 460 (kg)
 Đáp số: 20 460 kg
HS làm miệng
15000:3
24000:3
56000:7
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT 
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt trăng quanh Trái Đất. -Có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng – vệ tinh của Trái Đất.
HSKG: Biết so sánh độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng,Mặt Trời.
GDHS yêu thích vệ tinh của Trái Đất.
II. Chuẩn bị: 
Phiếu thảo luận nhóm. 
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
3.Bài mới:
.Hoạt động 1: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
MT: Biết mặt trăng là vệ tinh của TĐ
-Yêu cầu HS quan sát hình 1/ 118, SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
1. Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
2. Hãy so sánh kích thước giữa Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng?
-Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
+Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
-Hỏi: Em biết gì về Mặt Trăng?
+Kết luận: Mặt Trăng có dạng hình cầu. Trên Mặt Trăng không có sự sống.
-HS báo cáo trước lớp.
-2 HS thực hiện, lớp nhận xét bổ sung.
-Tiến hành thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày.
Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là giống như hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
-Mặt Trời có kích thước lớn nhất, sau đó là Trái Đất và cuối cúng là Mặt Trăng.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
 Bề mặt Mặt Trăng lồi lõm. Trên Mặt Trăng không có sự sống.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
MT: biết sự chuyển động của MT quanh TĐ
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi vẽ sơ đồ Mặt Trăng và Trái Đất như hình 2/119,SGK.
+Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông.
-Yêu cầu HS đọc mục bóng đèn toả sáng.
4/ Củng cố – dặn dò: 
-YC HS đọc thuộc mục bạn cần biết.
-Giáo dục tư tưởng cho hs
-Tiến hành thảo luận, đại diện 2 cặp nhanh nhất lên vẽ trên bảng, lớp theo dõi , bổi sung.
HSKG: Biết so sánh độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng,Mặt Trời.
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011.
TẬP LÀM VĂN
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I . Mục tiêu:
Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? 
 Viết được một đoạn văn ngắn(khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
KNS: KN tự nhận thức, KN đảm nhiệm trách nhiệm.
GDBVMT: GD ý thức bảo vệ MT thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng lớp viết các gợi ý (SGK)
Bảng phụ ghi 5 bước của cuộc họp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC: Cho HS đọc thư của mình viết gửi bạn nước ngoài -Nhận xét.
3.Bài mới:
+ Em đã tham gia giữ VS trường lớp chưa? Em thấy thế nào khi làm việc ấy?
GV chốt ý GTB
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
-Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý.
Yêu cầu HS nêu 5 bước tổ chức cuộc họp..
-Tổ chức cho HS thảo luận.
-Theo dõi HS thảo luận.
-Tổ chức thi, chọn 4 nhóm.
-Nhận xét, chốt nhóm tổ chức hay nhất. (Chú ý: Cách điều khiển của nhóm trưởng về sự thảo luận).
HĐ2: Báo cáo kết quả cuộc hợp
YC các nhóm lên báo cáo kết quả cuộc hợp
GV cùng HS nhận xét-bổ sung
GV chốt ý kết hợp GDHS
 GDBVMT :GD ý thức BVMT xung quanh.
4.Củng cố, dặn dò: 
+ Nhìn thấy một số bạn đang vứt rác bừa bãi ra sân trường .Em sẽ làm gì ,Vì sao?
GV chốt ý GDHS.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
-Chuẩn bị tiết sau.
-2 HS đọc lại, lớp lắng nghe và nhận xét.
KT: Trình bày ý kiến cá nhân
-Lắng nghe.
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
-1 HS nêu: Mục đích cuộc họp – Tình hình – Nguyên nhân – Cách giải quyết – Giao việc cho mọi người.-Lắng nghe.
-HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm có 6 em.
KT: Trình bày 1 phút
-4 nhóm lên thi trình bày kết quả thảo luận.. các nhóm khác nghe và nhận xét.
-Lắng nghe và ghi nhận.
SINH HOẠT LỚP
 I/ Mục tiêu:
 HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình.
 Giáo dục HS ý thức học tập tốt
 Nhắc nhở HS thực hiện theo kế hoạch đề ra.
 II/ Nội dung
 Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1; Tổ 2
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp: Một số em chưa có ý thức học tập còn làm việc riêng trong giờ học: Duy , H Công , Nhi
Về học tập: Một số em về nhà chưa học bài khi đến lớp như: Duyên
Hay quên sách vở , đồ dùng học tập: Tốt
Về vệ sinh: Tổ trực nhật tốt 
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể.
Các tổ trưởng truy bài đầu giờ các bạn trong tổ. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh học chưa tốt hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
 Tổ trưởng tổ trực nhật có nhiệm vụ phân công và nhắc nhở các bạn trong tổ mình thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
 III/. Kế hoạch tuần tới
 - Duy trì nề nếp tác phong
 - Duy trì việc đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Đoàn kết giúp nhau trong học tập.
 - Làm tốt khâu vệ sinh trường,lớp.
 - Đi học đem theo nước uống 
 - Duy trì việc chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp học
 - Thường xuyên rèn chữ viết 
 - Giữ vệ sinh chung
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TRỒNG CÂY TRANG TRÍ GÓC HỌC TẬP
I/ Mục têu:
 - Biết cách trồng và chăm sóc cây trong đắt màu ,trang trí góc học tập.
 - Rèn luyện kỹ năng khéo léo cho HS.
 - Góp phần hình thành thói quen trồng cây ,chăm sóc cây ,yêu thiên nhiên cho HS.
 *Thời gian : 40 phút 
* Địa điểm : sân trường
II/ chuẩn bị:
Vật liệu: đât sinh học 
Bình trồng cây : cốc1 thủy tinh, lọ hoa thủy tinh hoặc các vỏ chai nước bằng nhựa trong cắt thành bình nhỏ để trồng cây ..
Cây con :xương rồng,thủy tiên,phát tài,lục bình hoặc các loại cây trồng trong nhà.
Bình tưới cây.
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Hệ thống việc làm;
 a/ Việc 1: Gv giới thiệu chung về hoạt động trồng cây trang trí góc học tập 
 b/ Việc 2: gv hướng dẫn ,HS quan sát và nhắc lại quy trìn
Thao tác 1:Làm sạch rễ cây .Đối với những cây trồng cả cây cần phải loại bỏ đất cũ bám trên rễ cây,cắt bớt các rễ dài,sau đó lau khô.Đối với loại cây trồng bằng cành thì cắt cành nhỏ vừa để trồng vào bình.
Thao tác 2:cho đất màu vào bình( khoảng 1/3 chiều cao của bình)
Thao tác 3: trồng cây.Trồng cây vào giữa và lấp đầy đất.Loại đất này có thể nuôi cây trong vòng 6 tháng,kể cả khi không còn màu.
Thao tác 4:Tưới nước cho cây.Không đổ nước trực tiếp mà phải phun nươc bằng bình tưới cây,giữ cho vừa ẩm.Tránh để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào đất màu.Cần giữ cây ở chỗ thoáng mát.không để ở nơi quá nóng hoặc nhiệt độ cao.Khoảng 1 tuần,phun thêm nước 1 lầnđể hạt đất ngấm nước và giữ được màu.
Thao tác 5: Nhắc lại quy trình trồng cây.
Gv gọi 3 HS nhắc lại quy trình trồng cây.
Lưu ý:cần chọn nhưng cây phù hợp với vùng miền ,thời tiết ,cây ít gai ,ít nhựa, những cây độc hại.
 c/ việc 3: hs trồng cây ,GV quan sát hướng dẫn,làm mẫu khi cần.
thao tác 1:làm sạch rễ cây 
thao tác 2: cho đất màu vào bình 
thao tác 3:trồng cây
thao tác 4: tưới nước cho cây
thao tác 5: nhắc lại quy trình 
 d/ việc 4: trao đổi, nhận xét ,đánh giá
- GV nhận xét 
 Liên hệ thực tế :các em cần chăm sóc cây thường xuyên giúp cho cây được tươi tốt,giúp cho môi trường xanh - sạch –đẹp.
 2/ Củng cố ,dặn dò
 Về nhà cần phải thực hiện tốt những điều đã học.
Hs lắng nghe
Hs theo dõi
 Hs nhắc lại quy trình và nhận xét bổ sung
HS thực hành và nhắc lại quy trình
Hs trưng bày sản phẩm
Cả lớp nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc