Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn luyện cách viết các chữ viết hoa cỡ nhỏ và chữ viết thường cỡ nhỏ thông

qua BT ứng dụng: Chép lại bài thơ có một số chữ viết hoa đã học (đầu dòng thơ, tên riêng) – Bài thơ Sao Hôm, Sao Mai (Phạm Đình Ân).

- Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ viết hoa và viết thường; trình bày bài chép

rõ ràng, sạch sẽ, đúng thể loại thơ 4 chữ.

- Phát triển năng lực văn học: Cảm nhận được những vẻ đẹp gần gũi, thân thương của thiên nhiên đất nước qua bầu trời sao trong đêm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: đọc và viết chữ hoa, bài ứng dụng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các chữ hoa.

3. Phẩm chất.

- Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, óc thẩm mĩ khi viết chữ; bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước.

- Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

doc 45 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 24 tháng 4 năm 2023
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH
Sinh hoạt dưới cờ
PHONG TRÀO LÀM NHIỀU VIỆC TỐT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Kể được việc làm tốt với những người xung quanh.
- Ghi nhớ những câu chuyện về việc làm tốt mà mình ấn tượng nhất để học hỏi và chia sẻ với mọi người xung quanh
- Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn
2.Năng lực đặc chung: 
- Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. 
- Trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện với những người xung quanh khi tìm hiểu về nghề nghiệp của họ.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập..
- Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
- Thể hiện được thái độ yêu thương, thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu.
- Gv yêu cầu lớp trưởng điều hành lớp xếp hàng.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn Giáo dục Thể chất hoặc Âm nhạc tổ chức cho HS tập dợt các hoạt động rèn luyện thân thể: biểu diễn văn nghệ, võ thuật, để trình diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- Tổng phụ trách Đội giới thiệu các tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường.
- Tổng phụ trách Đội giới thiệu chủ đề sinh hoạt 
“Phong trào làm nhiều việc tốt”.
- GV chuẩn bị tâm thế cho HS, nhắc các em tập trung chú ý khi nghe kể chuyện về tấm gương người tốt, việc tốt”. 
Câu hỏi giao lưu HS:
1. Em cần làm gì để trở thành tấm gương người tốt, việc tốt?
2. Em có thích trở thành tấm gương người tốt, việc tốt không? Vì sao?
3. Em thấy việc giúp đỡ mọi người xung quanh mang lại lợi ích gì cho bản thân?
4. Kể về một số việc làm tốt em đã làm? (giúp đỡ ba, mẹ, bạn bè,)
5. Em hãy nêu tên một câu chuyện nói về gương người tốt, việc tốt?
- Tổng phụ trách nhận xét, khen thưởng câu trả lời đúng.
- GV nhắc nhở HS ghi nhớ những điều cần học hỏi ở tấm gương người tốt, việc tốt mà mình tâm đắc nhất.
-GV gợi ý cho các em suy nghĩ về những việc mình có thể làm để hưởng ứng “Phong trào làm nhiều việc tốt”.
3. Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhắc học sinh về nhà ghi nhớ các nội dung buổi chào cờ.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp thực hiện.
- HS tham gia sinh hoạt dưới cờ nghe nói chuyện về an toàn giao thông 
- HS chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
 - HS tham gia tập dợt.
- HS chào cờ.
 - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
 - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- HS nghe kể chuyện “Gương người tốt, việc tốt”. 
- HS theo dõi và giao lưu câu hỏi và cùng chia sẻ
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS ghi nhớ những điều cần học hỏi ở tấm gương người tốt, việc tốt.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Tiết 3,4: Tiếng Việt
CHỦ ĐIỂM: BẠN BÈ BỐN PHƯƠNG 
Bài đọc 1: CU – BA TƯƠI ĐẸP (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (rẽ, sáng, lụa, ngọt lịm, nông trại,...)
- Ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đúng nhịp thơ 7 tiếng (4 – 3, 2 – 2 – 3). Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút. 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (Cu-ba, mai mốt, e,...)
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi thiên nhiên Cu-ba tươi đẹp và bày tỏ tình cảm với đất nước Cu-ba.
- Phát triển năng lực văn học: 
+ Yêu thích những hình ảnh đẹp, những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong đoạn thơ.
+ Cảm nhận được những hình ảnh đẹp về đất nước Cu-ba và tình cảm yêu quý, gắn bó của nhà thơ với đất nước Cu-ba anh em.
2. Năng lực chung.
+ NL giao tiếp và hợp tác (biết cùng các bạn thảo luận nhóm); 
+ NL tự chủ và tự học: trả lời đúng các CH đọc hiểu; tìm đúng các dấu hiệu của khổ thơ. Biết yêu thích những vẻ đẹp của đất nước anh em, quý trọng tình cảm của bạn bè trên thế giới.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Biết yêu thích những vẻ đẹp của đất nước anh em qua bài thơ.
- Biết quý trọng tình cảm của bạn bè trên thế giới.
 qua bài thơ.
- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu.
- GV giới thiệu chủ điểm và cùng chia sẻ với HS 
về mối quan hệ tốt đẹp của nước ta với bạn bè trên thế giới.
Bài 1: Theo em, mỗi hình ảnh dưới đây gắn với đất nước nào? (Làm việc cá nhân)
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
+ Theo em, mỗi hình ảnh trong sách gắn với đất nước nào?
- GV HD HS quan sát kĩ từng tranh và lời giới thiệu dưới tranh để nhận biết về đất nước đó.
- Gọi HS trả lời miệng. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu thêm về đất nước Nhật Bản, Cu – Ba, Nga, Ô – xtrây- li – a, ...
Bài 2: Kể thêm tên 1 số nước mà em biết? (Làm việc cá nhân)
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời miệng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Giới thiệu qua về đất nước và con người Cu – ba
2. Hình thành kiến thức mới 
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia khổ: (3 khổ)
+ Khổ 1: Từ đầu đến đào bay.
+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến bốn phương.
+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến Cu - ba.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: rẽ, sáng, lụa, ngọt lịm, nông trại,...)
- Luyện đọc câu: 
 Em ạ, /Cu–ba / ngọt lịm đường /
 Mía xanh đồng bãi / biếc đồi nương/
 Cam ngon,/ xoài ngọt / vàng nông trại/
 Ong lạc đường hoa / rộn bốn phương//
- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên vẻ đẹp của đất nước Cu-ba. 
+ Câu 2: Kể tên những sản vật nổi tiếng của Cu-ba.
- GV nhấn mạnh: Cu-ba cũng ở vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta, nên cũng có những sản vật nổi tiếng như nước ta.
+ Tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để gợi tả sự hấp dẫn của các sản vật đó? 
(HSMĐ 3, 4)
+ Câu 3: Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của tác giả với nước bạn và với Tổ quốc Việt
Nam?
- Ở khổ thơ cuối, nhà thơ muốn nói đến tình cảm nhớ thương sâu nặng với đất nước Cu-ba, giống như tình yêu đối với đất nước mình (ở Cu-ba thì nhớ vô cùng đất nước Việt Nam, về Việt Nam lại thấy nhớ đất nước Cu-ba tươi đẹp). Điều đó cho thấy sự gắn bó, tình cảm đẹp đẽ của nhà thơ với đất nước Cu-ba thân thiết.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài thơ ca ngợi thiên nhiên Cu-ba tươi đẹp và bày tỏ tình cảm với đất nước Cu-ba
3. Luyện tập, thực hành.
1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương.
2. Sử dụng một từ ngữ ở bài tập trên, đặt câu nói về tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp
- GV mời HS trình bày.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, gợi ý một số câu:
+ Nước Việt Nam nhận được nhiều sự giúp đỡ của nước Nhật Bản.
+ Lào, Cam – pu – chia là hai nước láng giềng của Việt Nam.
4. Vận dụng, trải nghiệm.
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh một số hình ảnh về các nước: Nhật Bản, Cu – ba, Nga, Pháp, ... 
+ Em thích nhất hình ảnh của nước nào?
- Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,...
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà
- HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm BẠN BÈ BỐN PHƯƠNG
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu đề bài.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình. (VD: Tranh 1 gắn với đất nước Nhật Bản, ...)
- HS lắng nghe.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình. (Trung Quốc, Hàn Quốc,
Mỹ, ... )
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Nắng rực trời tơ, biển ngọc, đảo giống như một dải lụa đào bay.
+ Đường – mía ngọt lịm, cam ngon, xoài ngọt.
- HS lắng nghe.
+ Đường ngọt lịm, mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương; cam ngon, xoài ngọt, vàng nông trại, khiến đàn ong “lạc đường hoa”, bay rộn rã khắp nơi...
+ Thể hiện tình yêu đối với hai đất nước Việt Nam và Cu-ba 
- HS lắng nghe.
- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Từ ngữ chỉ sự vật: bạn bè, anh em, láng giềng 
+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: thân thiết, hữu nghị, thân thiện.
+ Từ ngữ chỉ hoạt động: hợp tác, giúp đỡ, viện trợ.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc chung cả lớp: suy nghĩ đặt câu về tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.
- Một số HS trình bày theo kết quả của mình
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
+ T ... 
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu.
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. 
- HS tham gia chơi bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Câu 1: Kể tên các vật liệu, dụng cụ cần thiết để làm xe đồ chơi?
+ Câu 2: Tấm pho-mếch hình vuông dùng làm bộ phận nào của xe và cần số lượng bao nhiêu?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1. Thực hành làm xe đồ chơi. (làm việc nhóm 2)
- GV lần lượt chia sẻ các Hình 5, 6, 7 và 8. Đồng thời ở mỗi hình nêu các thao tác làm và làm mẫu cho HS quan sát.
- GV đặt các câu hỏi gợi mở, hướng dẫn HS quan sát nắm được các bước làm.
* Bước 1: Làm bánh xe và trục bánh xe:
+ Từ bốn tấm pho-mếch hình vuông có cạnh dài 4cm làm ra bốn bánh xe hình tròn theo mô tả trong hình 5
+ Trang trí bánh xe bằng cahs tô màu theo mẫu.
- GV hỏi: Em có ý tưởng nào khác để trang trí bánh xe?
- GV tiếp tục hướng dẫn:
+ Dùng compa tạo lỗ ở giữa bánh xe.
+ Luồn que tre vào ống hút giấy để tạo thành trục bánh xe.
+ Lắp trục bánh xe theo mô tả trong hình 6.
- GV lưu ý HS: Đảm bảo an toàn khi lắp bánh xe vào trục.
* Bước 2: Làm thân xe
+ Dùng tấm pho-mếch hình chữ nhật có chiều dài 15cm và chiều rộng 10cm để làm thân xe như Hình 7.
+ Trang trí thân xe theo mẫu.
* Bước 3: Hoàn thiện:
+ Dùng băng dính gắn trục bánh xe vào thân xe như Hình 8.
+ Kiểm tra và điều chỉnh lại sản phẩm (nếu cần).
- GV yêu cầu các nhóm đôi thực hành làm.
- GV quan sát, hỗ trợ và đánh giá quá trình thực hành.
- Sau khi HS hoàn thiện xong sản phẩm, GV hướng dẫn HS sử dụng phiếu đánh giá sản phẩm.
- GV yêu cầu HS cùng nhận xét và chia sẻ cách cải tiến sản phẩm với bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
Hoạt động 2. Giới thiệu sản phẩm. (Làm việc nhóm đôi)
- GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị sẵn các nội dung thuyết trình để giới thiệu chi tiết về sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm đi tham quan sản phẩm của nhau.
- Mời đại diện một số nhóm nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.
- GV lưu ý các nhóm đánh giá theo đúng yêu cầu của phiếu đánh giá sản phẩm, những ưu điểm, kinh nghiệm có thể học hỏi từ nhóm bạn.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm.
4. Vận dụng, trải nghiệm.
- GV hướng dẫn HS về nhà suy nghĩ lắp thêm bộ phận giúp xe đồ chơi tự chuyển động được.
- GV chiếu Hình 10 để HS tham khảo.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà..
- HS tham gia chơi khởi động
+ Trả lời: Tấm pho-mếch hình chữ nhật và hình vuông; que tre; ống hút bằng giấy; giấy màu; bút chì, thước kẻ, compa, màu vẽ, băng dính.
+ Trả lời: Cần dùng 4 tấm pho-mếch hình vuông để làm bánh xe.
- HS lắng nghe 
- HS quan sát GV làm mẫu, ghi nhớ các bước, thao tác làm.
- HS lắng nghe, trả lời. 
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Cả lớp lắng nghe, chú ý quan sát để ghi nhớ.
- Các nhóm thực hành làm sản phẩm.
- HS lắng nghe, hoàn thiện phiếu đánh giá.
- HS chia sẻ.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm của nhóm mình theo yêu cầu.
-Các nhóm lần lượt đi tham quan sản phẩm của nhau.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện.
- Cả lớp quan sát, học hỏi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 	Giáo dục thể chất
CHỦ ĐỀ 4: THỂ THAO TỰ CHỌN (BÓNG ĐÁ)
BÀI 3: LÀM QUEN PHỐI HỢP ĐỠ BÓNG VÀ ĐÁ BÓNG 
 (tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù :
- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết điều chỉnh trang phục để thoải mái và tự tin khi vận động, biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể..
- Thông qua việc học tập tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức và tập luyện.
- Tích cực, tự giác, trung thực và chăm chỉ trong tập luyện.
2. Năng lực chung:
- Biết phân công, hợp tác với các bạn trong lớp.
- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện
3. Phẩm chất: 
- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1.Giáo viên : chuẩn bị còi, sân chơi sạch sẽ.
2. Học sinh : Giày
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hình thức tổ chức
1. Mở đầu.
- GV nhận lớp (tiếp tục giúp đỡ cán sự tập hợp, báo cáo) phổ biến nôị dung, yêu cầu giờ học.
- GV cho HS khởi động và chơi trò chơi - Trò chơi “Qua đường hầm”.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: nêu Y/C tiết học
cho Hs.
Hình thành kiến thức mới.
* Phối hợp đỡ bóng bằng bằng bàn chân và đá bóng.
- Cho HS quan sát tranh
- GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.
- Hô nhịp và thực hiện động tác mẫu, hướng dẫn Hs thực hiện đt.
- Gv quan sát, uốn nắm và sửa sai cho Hs.
3. Luyện tập, thực hành.
* Phối hợp đỡ bóng bằng bàn chân và đá bóng .
- Gv hô nhịp 1 lần và giao cán sự lớp hô.
- Hs tập theo Gv.
- Gv quan sát, sửa sai cho Hs.
- Yêu cầu Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
* Trò chơi “Đỡ và đá bóng qua đích”. 
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi.
 - Cùng hs nhắc lại luật chơi và cách chơi.
- Cho Hs chơi thử.
- Tổ chức cho Hs chơi
3. Vận dụng, trải nghiệm.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
- Về nhà ôn động tác đi đều.
* Ban học tập điều hành:
- Điểm số,báo cáo
- Động tác khởi động: xoay các khớp. Trò chơi: “Qua đường hầm”...
- Nhận xét, báo cáo với GV
- Lắng nghe – nhắc lại tên bài.
- Hs lắng nghe, tiếp thu và ghi nhớ.
- Tập luyện theo sự hướng dẫn của Gv.
 GV
 * * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
 * * * * * * *
- Hs lắng nghe, tiếp thu và ghi nhớ.
- Tập luyện theo sự hướng dẫn của Gv.
- Thực hiện : Cả lớp.
* Lớp trưởng điều khiển thực hiện
- Cả lớp thực hiện
- Các tổ thực hiện.
- Các tổ biễu diễn
- Hs nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Hs tiến hành chơi trò chơi dưới sự chỉ huy của Gv.
- Chơi trò đúng luật, nhiệt tình, sôi nổi và an toàn.
- HS đi chậm thành vòng tròn và hát
- Lắng nghe, ghi nhớ
 x x x x x 
 x x
 x x
 x x
 x x 
 X
 r
 X X X X X X 
 X X X X X X 
 r
GV
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
Tiết 3
Sinh hoạt tập thể 
Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH
SƯU TẦM TRANH, ẢNH VỀ NGHỀ EM THÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nắm ưu khuyết điểm tuần 32, phương hướng tuần 33. 
- Tham gia các hoạt động chung của lớp.
- Tìm hiểu về nghề nghiệp mà mình yêu thích.
- Thể hiện được sự trân trọng đối với nghề nghiệp mà mình thích.
- Kể được việc làm tốt với những người xung quanh.
2.Năng lực đặc chung: 
- Trao đổi, chia sẻ để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 
3. Phẩm chất:
- Thể hiện được thái độ yêu thương, thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3
- Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu.
- Gv cho HS cả lớp hát, vỗ tay “ Lớp chúng mình đoàn kết”.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.
2. Hình thành kiến thức mới.
* Báo cáo sơ kết công tác tuần 30. 
- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+Đi học chuyên cần
+ Tác phong , đồng phục
+ Chuẩn bị bài,đồ dùng học tập
+ Vệ sinh. 
 + GV nhận xét qua 1 tuần học
* Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: 
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
* Thảo luận kế hoạch tuần 33 tiếp theo.
- Thực hiện chương trình tuần 33, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, giáo dục quyền trẻ em ...
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
* Sinh hoạt theo chủ đề: 
-GV hướng dẫn cho HS cách sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích theo các bước:
+ Nhớ lại sơ đồ tư duy mà đã làm ở tiết trước.
+Bổ sung thêm các nội dung như: trang phục mặc khi làm việc, nơi làm việc, sản phẩm của nghề, người nổi tiếng trong nghề. 
Ví dụ: Nghề công nhân xây dựng - trang phục là bộ đồ bảo hộ lao động, mũ bảo hiểm, nơi làm việc là các công trường đang xây dựng; sản phẩm của nghề là những ngôi nhà, trường học, cơ quan, công trình..
- GV giới thiệu cho HS một số địa chỉ có thể dễ dàng tìm được hình ảnh về nghề nghiệp mình yêu thích như: các trang báo, tạp chí, các trang mạng trên Internet
- GV có thể dán hặc chiếu cho HS xem một số hình ảnh về nghề để HS hình dung ra cách sưu tầm tranh, ảnh về nghề mình yêu thích.
- GV yêu cầu mỗi HS tìm được ít nhất 3 bức tranh, ảnh về nghề mình yêu thích theo các gợi ý như trên để tiết hoạt động sau mang đến cho lớp làm an- bum về nghề em yêu thích.
- GV dặn dò HS về thời hạn thực hiện nhiệm vụ tối đa là 1 tuần.
3. Vận dụng, trải nghiệm.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- GV nhận xét tiết học.
- GV nhắc nhở HS hoàn thành nhiệm vụ và tiết hoạt động tuần sau nhớ mang theo tranh, ảnh sưu tầm để chia sẻ với các bạn.
- TBVN: cất cho lớp hát một bài.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp và các mặt như sau: chuyên cần, học tập, tác phong đạo đức, thể dục, vệ sinh, truy bài, các việc khác..
- HS trong lớp bổ sung để thống nhất các ý kiến chung.
- HS đề xuất ý kiến hoặc nêu nguyện vọng chính đáng.
Cả lớp lắng nghe
Lắng nghe giáo viên nhận xét chung. Góp ý và biểu dương HS khá tốt thực hiện nội quy 
- HS chú ý nghe cô nói, bổ sung hoặc đề xuất ý kiến, nêu thắc mắc nếu có
- Các tổ thực hiện theo kế hoạch GVCN Lớp đề ra.
- HS nhớ lại sơ đồ tư duy
- HS chú ý
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS lắng nghe để hoàn thành việc sưu tầm.
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2022_2023.doc