Giáo án Lớp 3 Tuần 32 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 3 Tuần 32 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

TIẾT 1+ 2: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

A. Mục đích yêu cầu .

 * Tập đọc

1. Đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ và tiếng khó dễlẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: xách nỏ, loang, nắm bùi nhùi, lá to, hét lên, nước mắt, lẳng lủng .

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của chuyện

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 668Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 32 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
TIẾT 1+ 2: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
A. Mục đích yêu cầu .
 * Tập đọc
1. Đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ và tiếng khó dễlẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: xách nỏ, loang, nắm bùi nhùi, lá to, hét lên, nước mắt, lẳng lủng.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của chuyện
2. Đọc hiểu : Hiểu nghĩa của từngữ trong bài: tận số, bùi nhùi
- Hiểu được nội dung: Từ câu chuyện của người đi săn và con vượn, tác giả muốn khuyên con người không nên giết hại thú rừng mà hãy bảo vệ chúng.
* kể chuyện 
- Dựa vào nội dung truyện và tranh minh họa kể lại câu chuyện bằng lời của bác thợ săn. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
- Biết nghe và nhân xét lời kểcủa bạn.
II - Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh họa bài tâp đọc .
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III- Các họat động dạy học chủ yếu 
Tập đọc
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A) Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi về bài con cò.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài mới
2. HD HS luyện đọc
a) GV đọc mẫu
- GV đọc toàn bài, thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn:
+ Đoạn1: đọc với giọng chậm,khoanthai.
+ Đoạn 2: giọng hồi hộp , nhấn giọng các từ giật mình, căm giận, không rời
+ Đoạn 3: giọng cảm đông , xót xa.
+ Đoạn 4: giọng buồn rầu, ân hận
b) Luyện đọc – giải nghĩa từ 
+ Đọc từng câu.
- GV Y/C HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh .
+ Đọc từng đoạn
- HS đọc bài tiếp nối theo đoạn.
- GV HD HS ngắt giọng các câu khó.
 Nếu con thu rừng nào không may gặp bác ta / thì hôm ấy coi như ngày tận số.//Bác nhẹ nhàng rút mũi tên / bắn trúng vượn mẹ.//
Máu ở vết thương rỉ ra / loang khắp vùng ngực.//
- Đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. Cho HS quan sát tranh vẽ cái nỏ và nắm bùi nhùi .
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Lớp đọc đồng thanh bài 
3. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
+ Chi tiết nào nói về tài săn bắn của bác thợ săn ?
+ Khi bị trúng tên của người thợ săn, vượn mẹ nhìn bác ta với ánh mắt như thế nào ?
+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn me rất thương tâm ?
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bácthợ săn đã làm gì ?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
+ GV chốt : Câu chuyện muốn khuyên con người phải biết yêu thương và bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ môi trường.
3. Luyện đọc bài
- GV đọc mẫu đoạn 2, 3
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS luyện đọc 
- Tổ chức 5 HS thi đọc theo đoạn 2, 3.
- Nhận xét cho điển cho học sinh .
- 3 học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi .
- Theo dõi GV đọc bài mẫu và nhẩm đọc theo.
- Đọc bài tiếp nối tiếp Mỗi học sinh đọc một câu. (2 lần).
- 4 HS rtiếp nối theo đoạn đọc. Cả lớp theo dõi bài ( 2 lần ).
- HS đọc chú giải trong bài 
- Nhóm 4 đọc bài 
- 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm - - Nếu con thú rừng nào không may gặp bác thì hôm ấy coi như tận số 
- Vượn mẹ nhìn về phía ngưới thợ săn bằng đôi mắt căm giận.
- HS thảo luận trả lời :
Vượn mẹ căm ghét người thợ săn. /Vượn mẹ thấy người đi săn thật độc ác, đã giết hại
- Trước khi chết, vượn mẹ vẫn cố gắng chăm sóc con lần cuối. Nó nhẹ nhàng đặt con xuống , vơ vội 
+ Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về, từ đó bác không bao giờ đi săn nữa.
- 5 đến 6 học sinh phát biểu: không nên giết hại động vật./ Cần bảo vệ động vật hoang đã và môi trường./ 
- Nghe
- HS theo dõi 
- Mỗi HS đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm- Lớp nhận xét 
Kể chuyện
1- GV nêu nhiệm vụ :
- Y/C HS yêu cầu của phần Kể chuyện trang 114, SGK
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai ?
- Khi kể chuyện lại bằng lời của bác thợ săn chúng ta cần phải xưng hô như thế nào ?
- GV Y/C HS quan sát để nêu nội dung tranh các bức tranh
- GV gọi HS khá kể mẫu 
- Kể theo nhóm
 - GV gọi 4 HS kể tiếp nối câu chuyện trước lớp
- Gọi 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
 C ) Củng cố dặn dò 
- Nêu nội dung bài 
- Về đọc lại bài 
- Nhận xét tiết học .
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bằng lời của bác thợ săn.
-Xưng là “tôi”.
- 4 HS tiếp nốinhau nêu :
+ Tranh 1: Bác thợ săn tài giỏi vào rừng.
+ Tranh 2: Bác thợ săn thấy hai mẹ con nhà vượn ôm 
+ Tranh 3: Cái chết thảm thương của vượn mẹ.
+ Tranh 4: Nỗi ân hận của bác thợ săn.
- 1HS khá kể mẫu
- HS kể trong nhóm
- 4 HS tiếp nối kể 4 đoạn 
- 1 HS kể .Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
- 2 HS nêu .
- Lắng nghe 
Tiết 2 : Toán 
Luyện tập chung
A. MỤC TIÊU. Giúp học sinh:
Củng cố kỹ năng thực hiện tính nhân, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
Củng cố về kỹ năng giải toán có lời văn.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 155.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
+ Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện, và nêu cách thực hiện phép nhân và phép chia.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
Bài tập 2.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính số bạn được chia bánh ta làm như thế nào?
+ Có cách nào khác không?
+ Giải thích lại về 2 cách làm trên, sau đó gọi + 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm theo 1 cách.
 Tóm tắt
 Có : 105 hộp bánh.
 Một hộp có : 4 cái bánh.
 Một bạn được : 2 cái bánh.
 Số bạn có bánh : ... ? cái bánh.+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
+ Vậy để tính diện tích hình chữ nhật, ta phải đi tìm gì trước?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 Tóm tắt
 Chiều dài : 12 cm.
 Chiếu rộng : 1/3 chiều dài.
 Diện tích : ... ? cm2.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4.
+ Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày?
+ Vậy nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày mùng mấy?
+ Thế còn chủ nhật tuần trước là ngày nào?
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài, khi hướng dẫn giáo viên kết hợp vẽ sơ đồ thể hiện các ngày chủ nhật của tháng 3.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, sau đó nêu cách thực hiện của mình, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Có 105 hộp bánh, mỗi hộp có 4 cái bánh. .
+ Bài toán hỏi số bạn được chia bánh.
+ Ta phải lấy tổng số bánh chia cho số bánh mỗi bạn được nhận.
+ Có thể tính xem mỗi hộp chia được cho..
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải.
+ Cách 1. Tổng số chiếc bánh có là:
4 x 105 = 420 (chiếc)
Số bạn được nhận bánh là:
420 : 2 = 210 (bạn)
Đáp số : 210 bạn.
+ Tính diện tích của hình chữ nhật.
+ 1 Học sinh nêu trước lớo.
+ Tìm độ dài của hình chữ nhật.
+ 1học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 (cm2)
Đáp số : 48 cm2.
+ Mỗi tuần lễ có 7 ngày.
+ Nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngay 8 + 7 = 15.
+ Là ngày 8 – 7 = 1.
+ Học sinh làm bài trên vở nháp.
Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật
 1 8 15 22 29
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:.
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC 
 KHÔNG NÓI DỐI
I) Mục tiêu. 
- Giúp HS hiểu nói dối là mmột tính xấu , sẽ mất lòng tin và bị mọi người khinh ghét .
- Giáo dục cho HS tính thật thà đối với mọi người 
- Luyện tập thói quen thật thà , không nói dối .
II) Đồ dùng dạy học:
- Tư liệu ; Truyện kể : “ người làm chứng “ 
- Tranh minh họa truyện “ chú bé nói dối “ 
III ) Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
HĐ1 : Phân tích truyện “chú bé nói dối”
- GV kể chuyện , tranh minh họa 
- HS đàm thoại theo câu hỏi :
+ Chú bé chăn cừu đã chơi trò gì ? 
- Vì sao khi có chó sói thật , chú bé kêu cứu lại không có ai ra cứu nữa ? 
- Trò chơi nói dối của chú bé chăn cừu đã có hại như thế nào ? 
- Chú bé chăn cừu nói dối để chơi ác , còn trong cuộc sống hàng ngày em có thấy người nói dối vì lí do gì nữa ?
* GV Kết luận : Nói dối để chơi ác, để tránh bị chê trách , trừng phạt , để khoe khoang đều không tốt , nói dối sẽ gây nhiều tác hại , có khi tác hại rất lớn , vì vậy mọi người không nên nói dối , phải thật thà trong mọi việc .
HĐ2: Thảo luận nhóm 
- GV chia 4 nhóm treo bảng ghi sẵn , em có đồng ý với những việc làm của các bạn trong những tình huống dưới không ? vì sao ? 
- Y/C các nhóm thảo luận , nhận xét các việc làm sau :
a ) Bạn Phương được điểm 2 môn toán nhưng lại nói với mẹ là được điểm 8 .
b ) Bạn Toàn biết bạn Hà vẽ bậy lên lớp nhưng khi cô giáo hỏi lại nói là không biết .
c ) Hôm nay Dung quên làm bài tập . Đầu giờ học , em tìm cô giáo để xin lỗi 
d ) Hương ngại trời mưa rét không đi học . Hôm sau đến lớp lại nói với cô giáo là bị ốm .
- Gọi đại diện các nhóm trình bầy , nhận xét .
* Kết luận ; Các việc a , b , d , không tán thành . Vì các bạn đã nói dối .
- Các việc c là tán thành . Vì biết nhận lỗi và xin lỗi .
 * HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI .
- Thực hiện không nói dối , để mọi người tin ở lời nói của mình .
- Em hãy tự suy nghĩ xem mình hoặc bạn mình đã có lần nào nói dối cha mẹ , anh chị hoặc với thầy cô giáo chưa ? Em hãy viết lại sự việc ấy vào giấy , tiết sau nộp cho cô .
- HS lắng nghe .
- Chú chơi trò nói dối ( chú la lớn 
“ cứu tôi với” ! Sói , sói để đánh lừa dân làng 
- Mọi người tưởng thật chạy ra chú bé đã thành công .
- Mọi người tưởng chú bé nói dối nên không tin, nên không ai ra giúp / Mọi người không tin lời cậu nữa - Sói cắn hết cả đàn cừu .
- Nói dối để khỏi bị chê trách , trừng phạt 
- Nói dối đẻ đề cao mình 
VD ; Bị điểm xấu , nói dói là được điểm tốt , sáng dậy muộn lại khoe với bạn là mình dậy sớm .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bầy .
- Nhậ ... ụng.
* Đồng Xuân là tên một chợ có từ lâu đời ở Hà Nội . Đây là nơi buôn bán sầm uất nổi tiếng .
c) Luyện viết câu ứng dụng.
- Treo bảng câu ứng dụng.
+ Câu tục ngữ đề cao vẻ đẹp của tính nết con người so với vẻ đẹp hình thức .
- Cho HS viết bảng con: Tốt , Xấu .
3) HS viết vào vở tập viết.
- Theo dõi HS viết uốn nắn .
 4)Thu bài chấm điểm , nhận xét.
 C) Củng cố dặn dò
- Về luyện viết lại các chữ hoa cho đẹp. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng cả lớp viết vào bảng con .
- Đ, X, T
- HS viết bảng con , 1 HS lên bảng viết X .
- 2 HS đọc lại 
- Nghe .
- HS viết bảng con 
- 2 học sinh đọc.
- Nghe.
- HS lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con 
- Học sinh viết bài vào vở.
- HS thu vở chấm 
TIẾT 2: TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Luyện tập bài toán về lập bảng thống kê.
II. Các họat động dạy học 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
HĐ1: Tổ chứa HD HS làm bài tập 
Bài 1: Gọi HS đọc đề.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/C HS giải vàoVBT .
- GV nhận xét 
- Củng cố dạng toán có liên quan rút về đơn vị dạng nghịch .
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
- Gọi HS đọc đề.
Tóm tắt: 56kg đựng trong : 8hộp 35kg đựng trong:  hộp ?
-Y/C HS làm vào vở, 1 HS làm bảng 
- GV nhận xét bài làm của HS
- Củng cố giải toàn rút về đơn vị 
Bài 3: Điền dấu x, : ? 
Y/C HS suy nghĩ và làm bài vàoVBT, 2HS lên bảng làm 
GV mhận xét chốt KQ là:
a/ 48 : 6 : 2 = 4 b/ 27 : 9 x 3 = 9
 48 : 6 x 2 = 16 27 : 9 : 3 = 1
Bài 4: Cho biết :
Y/C HS thực hiện vào VBT, 1 HS làm bảng phụ.
Kết quả:
 Lớp
HS
3A
3B
3C
Tổng
Giỏi
 9
10
9
28
Khá
18
19
20
57
Tbình
 5
6
4
15
Tổng
32
25
33
100
- Số 121 chính là tổng số HS của cả 3 lớp Ba.
- Củng cố về bảng thống kê .
HĐ2: Chấm , chữa bài : 
- GV thu một số vở chấm nhận xét .
* HOÀN THIỆ BÀI HỌC 
+ Hôm nay em học toán bài gì?
+ Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị gồm mấy bước?
- Về nhà làm bài tập SGK 
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc đề toán 
- HS nêu 
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng, nhận xét.
Bài giải
Số phút đi 1 km là:
 14 : 7 = 2 (phút)
Số ki-lô-met đi trong 36 phút là: 36 : 2 = 18(km)
Đáp số: 18 km
- HS đọc đề toán 
- HS tự giải vào VBT , 1 HS chữa bài - Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc đề, lớp theo dõi .
- HS làm vở, 2 HS lên bảng.
- HS thực hiện VBT, 1 HS làm bảng phụ.
- Lớp nhận xét bài củabạn .
- HS nêu
TIẾT 1 : CHÍNH TẢ
Hạt mưa.
I) Mục đích yêu cầu . 
- Nghe – viết chính xác bài thơ Hạt mưa.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc v/d theo nghĩa cho trước 
II) Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ
III) Các họat động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ 
- Đọc cho HS viết : Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương .
- Nhận xét KTBC
B) Bài mới 
1) Giới thiệu bài : Hạt mưa – ghi bảng .
2) Hướng dẫn HS viết chính tả 
a) HD HS chuẩn bị .
+ Đọc mẫu đoạn văn 
- Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ?
- những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa ?
- Bài thơ có mấy khổ ? Cách trình bày như thế nào ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ? 
+ Cho học sinh viết bảng con 
+ Nhận xét 
b) GV đọc cho HS viết bài vào vở 
+ Đọc cho học sinh sóat lỗi 
c) Thu bài chấm điểm , nhận xét 
3) HD HS làm bài tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.
+ Treo bảng phụ 
- Hướng dẫn học sinh làm bài 2.
- Y/C HS làm bài vào vở 
 C) Củng cố dặn dò .
- Hôm nay các em viết chính tả bài gì ?
- Về nhà viết lại các lỗi sai .
- Chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học 
- 1 HS lên bảng viết , cả lớp viết vào giấy nháp .
- Nhắc lại 
- Nghe 
- 1 học sinh đọc lại 
- Hạt mưa ủ trong vườn ....
 Làm gương soi cho trăng
- Hạt mưa đến là nghịch
 Có hôm chẳng cần mây
- Có ba khổ thơ . Giữa hai khổ thơ ta cách một dòng .
- Học sinh nêu 
- 1 HS lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con :
trang, nghịch, gương, mỡ màu.
- Viết bài 
- Sóat lỗi 
- 7 học sinh nộp bài 
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm 
- Nghe
- 1 HS lên bảng , cả lớp làm bài vào vở 
 *Lời giải 
màu vàng, cây dừa, con voi .
- Lắng nghe.
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN 
NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/ Mục đích, yêu cầu
1.Rèn kĩ năng nói: Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
2.Rèn kĩ năng viết: Viết được một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy – học
-Một vài bức tranh hoặc ảnh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường.
-Bảng lớp viết các gợi ývề cách kể.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A/ kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc lại văn về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét.
B/ Bài mới
1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC 
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài tập 1
- GV ghi yêu cầu và các câu hỏi gợi ý của bài tập 1 lên bảng.
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường 
- GV cho HS nói đề tài của mình.
- GV nhắc HS bổ sung tên những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường 
- GV cho HS kể theo nhóm.
- GV cho HS thi kể.
- GV nhận xét.
+ Bài tập 2
- GV ghi bài tập 2 lên bảng.
- GV nhắc HS ghi lại lời kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu).
- GV cho HS viết bài.
- GV cho HS đọc bài.
- GV nhận xét.
C) Củng cố, dặn dò:
- GV dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập, các gợi ý a và b.
- HS lắng nghe 
- HS nói tên đề tài mình chọïn kể.
- HS từng nhóm kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
- Một số HS thi kể trước lớp => Cả lớp nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết bài.
- Một số HS đọc bài viết => Cả lớp nhận xét và bình chọn những bạn viết hay nhất.
TIẾT 3: TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức số.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
II. Các họat động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
HĐ1: Tổ chức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài chữa bài tập 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức .
- GV ghi lần lượt từng bài lên bảng,2 HS lên bảng làm, lớp làm VBT 
- Y/C HS nhắc lại quy tắc thực hiện các phép tính trong mỗi biểu thức.
Bài 2: Toán giải 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Y/C HS làm vào vở, 1 HS chữa bài .
- GV nhận xét .
- Củng cố phép chia có dư vận dụng giải toán về thời gian 
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Y/C HS làm vào vở.
- Củng cố bước giải toán liên quan đến rút về đơn vị dạng thuận .
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- GV lưu ý HS đổi về cùng đơn vị đo cm 
 + Tìm số đo 1 cạnh hình vuông 
 + tìm diện tích hình vuông .
- Củng cố tính diện tích hìnhvuông .
* HOÀN THIỆN BÀI HỌC .
- Hôm nay em học toán bài gì?
+ Trong một biểu thức có dấu ngoặc đơn em thực hiện như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Lớp làm bài vào VBT , 2 HS lên bảng
- HS nhắc lại cách tính giá trị của từng biểu thức 
1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- Làm bài vào vở,1 HS chữa bài 
 - Nhận xét, sửa bài.
Bài giải
1 tuần = 7 ngày 
Ta thực hiện phép chia 
365 : 7 = 52 ( dư1)
Vậy năm đó có 52tuần và1ngày
Đáp số : 52 tuần và 1 ngày 
1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- Lớp làm bài vào vở,1 HS chữa bài 
 - Lớp nhận xét, sửa bài
Bài giải
Mỗi xe chở số viên gạch là: 16560 : 8 = 2070(viên)
 3 xe chở số viên gạch là:
 2070 3 = 6210 (viên)
 Đáp số: 6210 viên 
1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài vào vở, lớp đổi vở kiểm tra 
 - Nhận xét, sửa bài.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
Tiết 4 ; Tự nhiên và xã hội 
Năm tháng và mùa
I. MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh biết thời gian để Trái đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt trời là 1 năm. Biết 1 năm có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
Biết 1 năm thường có 4 mùa.
Thực hành vẽ, chỉ và trình bày được sơ đồ thể hiện các mùa trong năm trên Trái đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mô hình quả địa cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Ngày và đêm trên Trái đất.
Khi nào trên Trái đất là ban ngày? Khi nào là ban đêm?
Tại sao ngày và đêm lại luân phiên kế tiếp nhau không ngừng? Trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó mất bao lâu?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Năm, tháng và mùa.
+ Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời 2 câu hỏi.
 Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? Mỗi tháng gồm bao nhiêu ngày?
- Trên Trái đất thường có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Diễn ra vào những tháng nào trong năm?
+ kết luận: Thời gian để Trái đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt trời gọi là 1 năm. Khi chuyển động trục Trái đất bao giờ cũng.
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Xuân, Hạ, Thu, đông”.
+ Giáo viên phát mỗi nhóm 5 thẻ “Xuân”, “Hạ”, “Thu”, “Đông”, “Mặt trời”.
+ Giáo viên phổ biến cách chơi. ( STK/128).
+ Kết luận: Để quay đủ 4 mùa, tức là 1 vòng quanh Mặt trời thì Trái đất ..
Nói thêm: Những ngày dài nhất của mùa hè có tên là Hạ chí, những ngày dài nhất mùa đông gọi là Đông chí.
+ Thảo luận. Đại diện phát biểu.
- 12 tháng ; 30;31 và 28(29) ngày/ tháng.
- Có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3; Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 6; Mùa thu từ tháng 7 đến tháng 9; Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12.
+ Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
+ Học sinh tham gia chơi trò chơi.
+ Cử đại diện thi đua.
+ Lớp quan sát.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Học sinh về nhà ghi nhớ “ Bóng đèn toả sáng”.
+ Tìm hiểu khí hậu đặc trưng của các nước “ Nga- Uc- Brazil- ViệtNam”.
Tiết 5: Hoạt động tập thể
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
Mục tiêu:
Đánh giá hoạt động tuần 32
Triển khai kế hoạch và hoạt động tuần 33 
II. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
Hoạt động 1: Đánh giá hoạt động tuần 32.( 15 pht)
- Gv theo dõi nhận xt chung những ưu khuyết điểm.
+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ tốt.
Hoạt động 2 : Triển khai hoạt động tuần 33: ( 15 pht)
- Đập heo đất đợt 2.
- Ổn định lớp, tiếp tục học tập tốt các môn học, trực nhật sạch sẽ
- Sinh /h văn nghệ tập thể- cá nhân.Lớp phó phụ trách văn thể điều khiển.
* Củng cố dặn dò (2’):
- Sinh hoạt văn nghệ tập thể, 
- Tổ trưởng , lớp trưởng lên tổng kết hoạt động tuần 32.
- Hs lắng nghe.
- Lớp phó văn thể điều khiển.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc