Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2008-2009 (2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2008-2009 (2 cột)

I- Mục tiêu.

 - Đánh giá kiến thức, kx năng: đọc viết số có 5 chứ số, cộng trừ nhân chia số có 5 chữ số .

- Biết giải toán đến 2 phép tính.

- Biết xem đồng hồ nêu kết quả bằng 2 cách khác nhau,

II- Các hoạt động dạy và học.

1- Ổn định tổ chức.

2- Kiểm tra.

 Bài 1: Viết một số chẵn lớn nhất có 5 chữ số khác nhau? Đọc số đó.

 Bài 2: Đặt tính rồi tính.

 21628 x 3 13789 : 8 78063 - 29893 35497 : 48998

 Bài 3: Số liền sau của số 78999 là.

 A. 78998 B. 78900 C. 7900 D. 79001

 Bài 4: Điền vào chỗ chấm.

 a. 12500, 12600, 12700, ., ., .

 b. 37897, 37898, 37899,.,.,.

 c. 12000, 13000, ., ., .

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2008-2009 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009
Chào cờ
,
toán
Kiểm tra
I- Mục tiêu.
	- Đánh giá kiến thức, kx năng: đọc viết số có 5 chứ số, cộng trừ nhân chia số có 5 chữ số . 
- Biết giải toán đến 2 phép tính.
- Biết xem đồng hồ nêu kết quả bằng 2 cách khác nhau,
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra.
	Bài 1: Viết một số chẵn lớn nhất có 5 chữ số khác nhau? Đọc số đó.
	Bài 2: Đặt tính rồi tính.
 21628 x 3 13789 : 8 78063 - 29893 35497 : 48998
 Bài 3: Số liền sau của số 78999 là.
 A. 78998 B. 78900 C. 7900 D. 79001
 Bài 4: Điền vào chỗ chấm.
	a. 12500, 12600, 12700, ...., ...., ......
	b. 37897, 37898, 37899,.....,.......,.....
	c. 12000, 13000, ...., ....., ......
 Bài 5: ( Dành cho HS khá giỏi) Mẹ có 100.000 đồng. Mẹ mua thịt bò mất 1/4 số tiền đó. Số tiền còn lại mẹ mua 10 kg gạo tám thơm. Tính giá tiền 1 kg gạo tám thơm.
* Biểu điểm:
	C1: 2 điểm.
	C2: 2 điểm.
	C3: 1 điểm.
	C4: 2 điểm.
	C5: 3 điểm.
Tập đọc - kể chuyện
Cóc kiện trời
I - Mục tiêu.
1 - Tập đọc:
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời người dẫn chuyện. 
	- Và hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau trận đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời làm mưa cho hạ giới.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
	- Đọc lưu loát toàn bài. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn.( Dành cho HS khá giỏi)
	- Có ý thức đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
2. Kể chuyện:
	- Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện , dựa theo tranh minh hoạ ..
	-	- Giáo dục ý thức đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
II- Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1- Kiểm tra bài cũ(5'): 
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Cuốn sổ tay"
2- Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a- Giới thiệu bài(1'):
b- Luyện đọc(18'):
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 * Nêu giọng đọc đúng của từng đoạn.
 * Hướng dẫn cách đọc câu dài.
 * Giải nghĩa 1 số từ mới: thiên đình, náo động,...
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
c- Tìm hiểu bài.
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?
 + Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?
 + Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
 + Sau cuộc chiến, thái độ của trời thay đổi như thế nào?
+ Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen?
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc câu văn dài.
- Đặt câu với từ: thiên đình, náo động.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-...vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.
-...Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được tác dụng của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước, Ong đợi sau cách cửa, Cáo, Gấu, Cọp nấp hai bên cửa.
-...Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi.
- Trời mời Cóc vào thương 
lượng, nói rất dịu dàng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
Học sinh thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi => trả lời.
- Cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời.
B- Tập đọc - kể chuyện
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại đoạn 2.
Khi đọc cần nhấn giọng những từ ngữ thể hiện nội dung chính của đoạn 2.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn 2.
- Thi đọc hay theo nhóm.
- Tổ chức đọc phân vai.
e- Kể chuyện.
 + Nêu yêu cầu của bài?
 + Câu truyện có những nhân vật nào? Em thích nhân vật nào nhất?
- Yêu cầu học sinh chọn nhân vật mình yêu thích nhất để kể theo lời nhân vật đó.
Giáo viên lưu ý học sinh: Không thể kể theo các vai đã chết trong cuộc chiến như Gà, Chó, Thần Sét.
 + Khi kể theo lời của nhân vật của mình chọn thì khi nói đến nhân vật đó cần xưng hô như thế nào?
 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và kể nội dung tương ứng với mỗi tranh.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, kể nối tiếp đoạn câu truyện theo lời một nhân vật trong truyện.
- Yêu cầu 1 vài học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Tổ chức thi kể lại câu chuyện .( Dành cho HS khá giỏi)
- Học sinh luyện đọc đoạn 2.
- Các nhóm thi đọc hay đoạn 2.
- Học sinh đọc theo vai câu chuyện.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-.......
- Học sinh nêu nhân vật mình chọn.
-...tôi.
- Học sinh qua sát => kể nội dung tương ứng với mỗi tranh.
- Học sinh kể theo nhóm => Đại diện nhóm lên kể trước lớp.
- Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 nhóm thi kể lại truyện theo vai.
3- Củng cố - Dặn dò. 
	- Nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Gv chuyên soạn giảng
.
Thứ ba ngày 28 tháng 4 năm 2009
Buổi sáng
toán
Ôn tập các số đến 100000
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về đọc, viết, các số trong phạm vi 100.000.
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm , chục , đơn vị và ngược lại 
- Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
	- Rèn kỹ năng đọc viết, phân tích các số trong phạm vi 100.000, tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trớc.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng:
- SGk, bảng con.
III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: 
+ Nêu yêu cầu của bài?
 + Hình vẽ cho biết gì?
 + Có nhận xét gì về các số trên tia số thứ nhất?
- Yêu cầu học sinh điền số tương ứng với mỗi vạch ở phần a.
+ Có nhận xét gì về đặc điểm của dãy số trên tia số.
- Tơng tự yêu cầu học sinh làm phần b.
+ Nêu đặc điểm của dãy số trên tia số ở phần b.
 Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc lần lượt các số.
+ Nêu giá trị của 2 chữ số 6 trong số 8066.
 Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc câu mẫu.
+ Bài toán yêu cầu gì?
 + Tại sao lại phân tích được 
 9725 = 9000 + 7000 + 20 + 5
- Yêu cầu học sinh làm các số còn lại vào vở.
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ phần b.
Đây là bài toán ngợc của phần a, từ tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị viết thành số, hàng nào khi phân tích thành tổng không có thì khi viết số chữ số ở hàng đó là chữ số 0.
- Yêu cầu học sinh làm phần b.
 Bài 4:
-
 Yêu cầu học sinh quan sát dãy số phần a.
+ Có nhận xét gì về đặc điểm dãy số này.
 + Vậy số liền sau số 2015 là số nào?
- Yêu cầu học sinh làm tương tự phần b, c.
+ Nêu đặc điểm của từng dãy số?
-...cho biết tia số, dưới tia số có ghi các số tương ứng với mỗi vạch.
-...các số được viết theo thứ tự từ 0, 10.000, 20.000 cho đến 100.000.
- Học sinh điền.
-...là dãy số tròn nghìn bắt đầu từ 0 đến 100000.
-...số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 5000.
- Học sinh đọc miệng từng số.
-.......
- Đọc bài 3.
-...phân tích các số thành tổng các nghìn, các trăm, chục, đơn vị.
- Vì 9725 gồm 9 nghìn, 7 trăm, 2 chục, 5 đơn vị.
- Học sinh làm phần a.
- Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo.
- Xác định yêu cầu của bài.
-...số liền trước kém số liền sau 5 đơn vị.
-...2016, 2017.
-.........
3- Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét chung tiết học 
..
chính tả
Nghe- viết: Cóc kiện trời
I- Mục tiêu.
	- Nghe viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng hìn thức bài văn xuôi 
	-Đọc và viết đúng tên 5 nước giềng ở Đông Nam á
	- Làm đúng BT3 a,b
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Học sinh viết: lâu năm, nứt nẻ, nấp, náo động.
2- Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?
 + Kết quả cuộc chiến giữa hai bên như thế nào?
 + Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao
- Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
- Yêu cầu học sinh mở vở chính tả.
* Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2 và bài 3a.
3- Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh đọc bài.
-...vì Trời lâu ngày không mưa, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần chết mòn vì khát.
-...các con vật đã thắng đội quân nhà Trời, buộc Trời phải cho mưa xuống trần gian.
-... tên riêng, đầu câu, đầu đoạn.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- 1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ.
.
 Luyện tập Tiếng việt *
Thực hành Tập đọc - kể chuyện: Cóc kiện trời
I- Mục tiêu.
	- Luyện đọc và kể lại câu chuyện " Cóc kiện trời"
	- Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, đúng nội dung câu chuyện.
	- Có ý thức đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
II- Đồ dùng dạy học:
- SGK.
III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu.	
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a- Luyện đọc.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 + Nêu cách đọc đúng từng đoạn.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc từng đoạn.
 + Đọc nối tiếp đoạn.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo vai.
b- Kể chuyện.
+ Nêu lại yêu cầu của bài?
 + Kể bằng lời của một nhân vật trong truyện cần xưng hô như thế nào?
 + Em thích kể theo vai nào?
 + Nêu nội dung vắn tắt từng tranh?
- Yêu cầu học sinh kể lần lượt từng đoạn theo tranh.
- Yêu cầu một số học sinh nhập vai một nhân vật trong truyện để kể lại toàn bộ câu chuyện.
 + Nội dung chính của câu truyện là gì?
- Học sinh luyện đọc từng đoạn.
* Đoạn I: Giọng kể khoan thai.
* Đoạn II: Giọng hồi hộp, càng về sau càng khẩn trương, sôi động.
* Đoạn III: Giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng.
- Học sinh chia nhóm, đọc phân vai.
- Các nhóm thi đọc truyện theo vai.
-...tôi, chúng tôi.
-...học sinh cho ý kiến.
- VD: Tranh 1: Cóc rủ bạn đi kiện Trời.
- Học sinh kể nối tiếp từng đoạn.
- Học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
-...........
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
..
Luyện tập toán *
Thực hành: Giải toán có ... củng cố dạng toán gì?
Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
* Số tiền mua thịt bò?
* Số tiền còn lại?
* 1 kg gạo có giá tiền?
- Học sinh trình bày miệng bài làm.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Trình bày bài vào vở
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Nêu cách tìm số liền trước và liền sau của 1 số.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Nêu miệng các số tìm được.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
-...Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Nêu hướng làm.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
..
Buổi chiều.chiềuurrrrrHS giỏi )biết đọc với giong biểu cảm.h ảnh mặt trời xanh và ngúng dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ ( trả lời
 Luyện tập toán *
Thực hành các số đến 100.000. Giải toán.
I- Mục tiêu.	
	- Củng cố về cách đọc, viết, cấu tạo các số đến 100.000.
	- Rèn kĩ năng đọc, viết, phân tích cấu tạo của các số đến 100.000.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Đồ dùng dạy học;
Một số bài tập, bảng con.
III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
 Bài 1: Đọc các số sau.
 80609 56115 53008 99000
 Bài 2: Viết các số.
a) Năm mươi tám nghìn chín trăm.
b) Tám mươi nghìn ba trăm linh chín.
c) Bảy mươi nghìn.
d) Năm mươi lăm nghìn hai trăm.
 Bài 3: Điền số vào ô trống.
Số liền trớc
Số ở giữa
73999
99998
99999
68299
70609
Số liền sau
 Bài 4: Viết số gồm có.
a) 6 chục nghìn, 3 trăm.
b) 29 nghìn, 6 chục, 1 đơn vị.
c) 436 trăm, 52 đơn vị.
d) 1787 chục.
e) 7 chục nghìn, 6 nghìn.
 Bài 5: ( Dành cho HS khá giỏi ) Mẹ có 100000 đồng. Mẹ mua thịt bò mất 1/4 số tiền đó số tiền còn lại mẹ mua 10 kg gạo tám thơm. Tính giá tiền 1 kg gạo tám thơm.
+ Bài toán củng cố dạng toán gì?
Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
* Số tiền mua thịt bò?
* Số tiền còn lại?
* 1 kg gạo có giá tiền?
- Học sinh trình bày miệng bài làm.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Trình bày bài vào vở
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Nêu cách tìm số liền trước và liền sau của 1 số.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Nêu miệng các số tìm được.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
-...Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Nêu hướng làm.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
.
luyện tập tiếng việt
Quà của đồng nội
I. Mục tiêu
- Đọc đúng: đồng nội, lướt qua, lúa non, nội cỏ.
- Hiểu từ: nhuần thấm, thanh mã, tinh khiết, lòng vòng, thanh khiết
- Học sinh hiểu: Bài cho thấy vẻ đẹp và giá trị của cốm, một thức quà quà đồng nội và tình cảm yêu mến, lòng trân trọng của tác giả đối với sự cần cù, khéo léo của người nông dân để làm ra thứ quà này.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ sách giáo khoa.
III. hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ.	
- Đọc bài: Mặt trời xanh của tôi.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.	
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng 
*Hướng dẫn luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
- Cho học sinh đọc nối tiếp câu.
- Giáo viên sửa phát âm cho học sinh.
- Đọc theo nhóm.
- Luyện đọc đồng thanh.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài
- 1 em đọc toàn bài.
(?) Những dấu hiệu nào cho biết sắp đến mùa cốm?
(?) Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
(?) Vì sao tác giả coi cốm là thức quà riêng biệt của đồng nội?
*Luyện đọc lại bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Hướng dẫn đọc nâng cao.
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh nghe, đọc nhẩm theo.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh thực hiện.
- Mùi thơm của lá sen thoảng trong gió gợi đến mùi cốm.
- Hạt lúa mang trong mìh giọt sữa thơm ...
- ... mang trong mình tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng nội.
- Đọc lại bài (3 - 5 em).
- Luyện đọc nâng cao.
.
 Luyện tập Tiếng Việt*
LTVC: Ôn nhân hoá
I. Mục tiêu
- Củng cố về cách nhân hoá qua làm bài tập trong vở bài tập. Cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá.
- Viết được 1 đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ viết sẵn bài tập.
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài tập tiết trước.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở bài tập TV.
Bài 1: Cho học sinh đọc đề.
- Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh hoàn thiện bảng sau:
- 2 em lên bảng. Lớp nhận xét.
- Ghi vở.
- 1 em đọc.
- Học sinh thực hiện.
Sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
Bằng từ chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặc điểm của người
...
...
...
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của đề.
- Trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc lại.
- 1 em đọc.
- Học sinh thực hiện.
- 3-5 em trình bày.Lớp nhận xét.
- 1 em đọc.
.
Thứ sáu ngày 1 tháng 5 năm 2009
toán
Ôn tập bốn phép tính đến 100.000 
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100.000. Củng cố về tìm số hạng chưa biết, thừa số chưa biết trong phép tính và giải toán có lời văn.
	- Rèn luyện kỹ năng cộng, trư, nhân, chia, tìm số hạng và thừa số chưa biết; giải bài toán liên quan rút về đơn vị.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng: Bộ đồ dùng học toán lớp 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hớng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự nhẩm các kết quả phép tính trong hai phút => nêu miệng kết quả từng phép tính. 
+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc đơn em thực hiện như thế nào?
 Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào bảng con lần lượt từng phép tính.
 4083+3269; 8763-2469; 3608 x 4; 40068 :7
- Yêu cầu học sinh làm bốn phép tính còn lại vào vở.
 Bài 3: 
+ Nêu tên từng thành phần của mỗi phép tính.
 + Nêu tên thành phần chưa biết trong mỗi phép tính.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Muốn tìm số hạng chưa biết, thừa số chưa biết làm như thế nào?
 Bài 4:
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh trình bày bài làm vào vở.
 Bài 5: Dành cho HS khá giỏi 
+ Hình vẽ giống hình gì?
- Để xếp được hình con cá này chỉ được sử dụng mấy hình tam giác.
- Yêu cầu học sinh sử dụng bộ đồ dùng toán lớp 3 để xếp hình.
Giáo viên nhận xét chung cách xếp hình của học sinh.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh nhẩm => nêu miệng kết quả và cách tính nhẩm từng phép tính.
* Kỹ năng tính nhẩm.
* Cách tính giá trị biểu thức.
-......
- Nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hiện trên bảng con các phép tính trên.
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện từng phép tính.
- Học sinh đặt tính và tính vào vở => đổi vở kiểm tra chéo.
- Nêu yêu cầu của bài.
* Số hạng chưa biết.
* Thừa số chưa biết.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
-...tìm số hạng chưa biết và thừa số chưa biết.
-.......
- Đọc bài toán.
- 2 học sinh phân tích đề toán.
-...bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Hình con cá.
-...8 hình.
- Học sinh thực hành.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
........................................................................................
tập làm văn
Ghi chép sổ tay
I - Mục tiêu.
	- Đọc và hiểu nội dung bài báo Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây! Nắm được các ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon (về sách đỏ, các loại động, thực vật có nguy cơ tiệt chủng.
	- Rèn kĩ năng đọc - hiểu bài báo Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây! Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
	- Giáo dục ý thức tìm hiểu về thế giới tự nhiên.
II- Đồ dùng: Cuốn truyện Đô-rê-mon.
	- Tranh, ảnh một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài.
III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn làm bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc phân vai.
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về các loài động vật, thực vật quí hiếm được nêu tên trong bài.
 Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh trao đôi theo cặp yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh viết bài làm vào sổ tay (hoặc vở bài tập Tiếng Việt).
- Giáo viên kiểm tra, chấm một số bài viết của học sinh. 
Yêu cầu học sinh nhận xét về các mặt trong bài viết của bạn: về nội dung, về hình thức.
- Một học sinh đọc cả bài Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây!
- 2 học sinh đọc phân vai: hỏi - đáp.
- Đọc yêu cầu của bài Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày ý chính trong lời của Đô-rê-mon ở từng phần.
- Học sinh ghi ý chính trong lời của Đô-rê-mon vào vở (hoặc sổ tay)
- Một số học sinh đọc kết quả ghi chép trước lớp.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Ngoại ngữ
GV chuyên soạn giảng
.
Hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp
I- Kiểm điểm công tác tuần 33.
	a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.
	b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:
	- Duy trì tốt nề nếp truy bài đầu giờ.
	- Tham gia đầy đủ các buổi múa hát, sinh hoạt tập thể do trường tổ chức.
	- Tích cực rèn chữ và có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
 - Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập kiến thức cũ để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì II.
 - ý thức của một số học sinh trong giờ truy bài còn kém: 
	- Tuyên dương học sinh: 
 	* II- Phương hướng phấn đấu.
 - Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập để chuẩn bị thi cuối kì II.
 - Tích cực học tập dành nhiều điểm cao để chào mừng 2 ngày lễ lớn: 19- 5.
 	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
	- Thực hiện tốt chăm sóc cây xanh trước cửa lớp.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.
Hết tuần 33

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 33.doc