Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I. Mục đích yêu cầu : A .Tập đọc:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài, các từ khó:nắng hạn , ruộng đồng , nổi giận , nhảy xổ tới , nghiến răng Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu từ ngữ: thiên đình , náo động , lưỡi tầm sét , địch thủ , túng thế , trần gian. Hiểu nội dung bài.

-Biết đọc giọng phù hợp với nội dung mỗi đoạn, phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.

- Học sinh biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tạo thành sức mạnh.

 B.Kể chuyện :

-Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được 1 đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật . Kể tự nhiên đúng với nội dung truyện ; biết phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt khi kể .

-Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .

II. Chuẩn bị : GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng viết sẵn đoạn 2.

 HS : Sách giáo khoa .vở .

III. Hoạt động dạy học:1.Bài cũ : Cuốn sổ tay .

H. Bạn Thanh dùng số tay để làm gì ?

H. Vì sao Luân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ?

H. Nêu nội dung bài.

 

doc 26 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 Thứ hai 26/4/2010
Tiết 101+102. TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
CÓC KIỆN TRỜI
I. Mục đích yêu cầu : A .Tập đọc: 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài, các từ khó:nắng hạn , ruộng đồng , nổi giận , nhảy xổ tới , nghiến răng  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu từ ngữ: thiên đình , náo động , lưỡi tầm sét , địch thủ , túng thế , trần gian. Hiểu nội dung bài.
-Biết đọc giọng phù hợp với nội dung mỗi đoạn, phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
- Học sinh biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tạo thành sức mạnh.
 B.Kể chuyện :
-Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được 1 đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật . Kể tự nhiên đúng với nội dung truyện ; biết phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt khi kể . 
-Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .
II. Chuẩn bị : GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng viết sẵn đoạn 2.
 	 HS : Sách giáo khoa .vở .
III. Hoạt động dạy học:1.Bài cũ : Cuốn sổ tay .
H. Bạn Thanh dùng số tay để làm gì ? 
H. Vì sao Luân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ? 
H. Nêu nội dung bài.
2. Bài mới : Giới thiệu tên chủ điểm - Giới thiệu bài –Ghi đề.
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu. Gọi 1 HS đọc .
- Đọc từng câu. Kết hợp sửa phát âm. 
- Đọc đoạn trước lớp. GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
- Đọc đoạn trong nhóm .
- Các nhóm đọc giao lưu .
-1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 .
H. Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ? 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 .
H. Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ? 
H.Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
H. Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi như thế nào ? 
H. Theo em , Cóc có điểm gì đáng khen ?
-Yêu cầu HS suy nghĩ tìm ND.
TIẾT 2
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. 
-Y/c HS chia thành nhóm, phân 3 vai.
- Thi đọc theo vai. 
Hoạt động 4 : Kể chuyện.
- Gọi HS nêu y/c.
 H. Chúng ta phải kể câu chuyện bằng lời của ai?
- Y/c HS chọn một nhân vật và kể theo lời của nhân vật đó .
-GV y/c HS QS nêu nội dung các bức tranh .
- Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
-Yêu cầu HS tập kể theo nhóm .
- Gọi đại diện các nhóm lên thi kể chuyện 
- GV nhận xét – tuyên dương .
-HS lắng nghe. HS đọc toàn bài và chú giải .
-HS đọc nối tiếp từng câu. HS phát âm từ khó .
-HS đọc nối tiếp theo đoạn. Kết hợp giải nghĩa từ.
-HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
-Đại diện nhóm thi đọc (HS nhận xét, bình chọn)
-1HS đọc – lớp đọc thầm .
- Vì đã lâu ngày Trời không mưa, hạ giới bị hạn hán , muôn loài đều khổ sở .
-Trước khi đánh trống Cóc bảo Cua bò vào chum nước , Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên . 
- Cóc lấy dùi đánh ba hồi trống . Thấy chú Cóc bé tí tẹo dám làm náo động cả thiên đình thì tức quá liền sai Gà ra trị tội .
- Trời mời Cóc vào thương lượng, hẹn Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
-có gan lớn dám kiện Trời, mưu trí khi CĐ chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời.
Nhờ quyết tâm đấu tranh nên Cóc và các bạn đã thắng, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới 
-HS lập nhóm, phân vai, tập đọc theo vai.
-2 nhóm thi đọc( Lớp NX, bình chọn)
-Dựa vào tranh+ trí nhớ kể 1 đoạn theo lời 1 nhân vật.
-HS chọn nhân vật.
1, Cóc rủ các bạn đi kiện Trời .
2, Cóc đánh trống kiện Trời .
3,Trời thua phải thương lượng với Cóc .
4, Trời làm mưa .
-HS kể theo nhóm đôi.
-HS thi kể( Lớp NX, bình chọn)
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1HS đọc bài , nêu nội dung chính 
- Nhận xét tiết học .
- Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
*************************
Tiết 161. TOÁN
KIỂM TRA 
I.Mục tiêu: 
- Học sinh nắm vững kiến thức để làm tốt một số dạng bài tập đã học .
- Rèn cho HS cách trình bày bài . 
 - Học sinh có tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài.
II.Chuẩn bị : 
 GV : Đề kiểm tra .
 HS : Giấy kiểm tra .
III. Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới : GV đọc đề – ghi bảng .
- HS theo dõi – đọc đề – làm bài .
PHẦN 1 : Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D . 
 Hãy ghi lại chữ đặt trước câu trả lời đúng .(4,5đ)
Bài 1 : Số liền sau của số 68457 là :
A. 68467	B. 68447	C.68456	D.68458
Bài 2 : Các số : 48 617 ; 47 861 ; 48 716 ; 47 816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :
A. 48 617 ; 48 716 ;47 861;47 816. B. 48 716; 48 617 ; 47 861;47 816
C. 47 816; 47 861; 48 617; 48 716 D. 48 617; 48 716; 47 816; 47 861
Bài 3 : Kết quả của phép cộng 36 528 + 49 347 là :
A. 75 865 	B. 85 865 	C. 75 875 	D. 85 875 
Bài 4 : Kết quả của phép trừ 85 731 – 9046 là :
A. 76 325 	B. 86 335	C.76 335	D. 86 325
Bài 5 : Hình sau minh họa cho phép tính nào?
A.110 x5	B.110 :5	C.110 +5	 D.110 -5
PHẦN 2 : Làm các bài tập sau :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
 21 628 x 3 ; 15 250 : 5 	
Bài 2: Viết số thích hợp theo mẫu: 
4 giờ ( 16 giờ) giờphút(giờphút) giờphút( 18 giờphút)	
Bài 3 : Ngày đầu cửa hàng bán được 230 m vải . Ngày thứ hai bán được 340 m vải . Ngày thứ ba bán được bằng 1/3 số mét vải bán được trong hai ngày đầu . Hỏi ngày thứ 3 cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ?.
* Cách chấm: Phần I (4,5 điểm) B1( 0,5đ); mỗi bài sau 1 đ.
Phần II (5,5 đ) B1( 2 đ); B2 ( 1đ); B3 ( 2,5 đ)
3.Củng cố- dặn dò:
 - GV thu bài chấm – sửa bài .
- Nhận xét tiết kiểm tra .
**********************
Tiết 33. ĐẠO ĐỨC
TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG- CÁCH BẢO VỆ
I . Mục tiêu : Giúp HS:
 - Tìm hiểu môi trường ở địa phương, tình trạng ô nhiễm, cách bảo vệ môi trường.
 -HS có kĩ năng thực hành các công việc bảo vệ môi trường.
 - GD ý thức tuyên truyền để mọi người cùng bảo vệ môi trường.
 II. Chuẩn bị: 
 - GV :Tranh ảnh về môi trường ở địa phương. 
 - HS :Liên hệ thực tế.
III.Hoạt động dạy học.
 1.Bài cũ :Gọi 2 HS lên bảng trả lời .
 H.Nêu 1 vài đặc điểm về tình hình ATGT ở địa phương? 
 H.Em đã thực hành luật ATGT như thế nào? 
 H:Nếu có người vi phạm ATGT em sẽ làm gì? 
2. Bài mới : Giới thiệu bài: Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu môi trường ở địa phương.
-GV y/c HS thảo luận theo nhóm bàn về:
+ Nhận biết của em về MT ở địa phương.
+Em thấy nơi nào ở địa phương em bị ô nhiễm nhất?
+Nêu những tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra.
Kết luận: 
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách bảo vệ môi trường. 
-GV chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận theo câu hỏi sau:
1, Địa phương em đã có những biện pháp nào bảo vệ môi trường?
2, Em và gia đình đã làm những việc gì để bảo vệ môi trường?
3,Bản thân em và các bạn đã có những việc làm nào giữ môi trường nơi em học sạch- đẹp?
Kết luận :
HS trao đổi, cử đại diện nêu ý kiến.
-ngày càng bị ô nhiễm( Phân, nước thải, rác gây ra. Nước SH thiếu và bị phèn)
-nơi đông dân cư, chợ ngã ba, bãi rác, gầm cầu
-gây các dịch bệnh cho người, cây cối, động vật.
- HS thảo luận. Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
VD: Tuyên truyền bằng đài phát thanh xã, dán băng rôn- khẩu hiệu về bảo vệ MT. Phối hợp đoàn TN đi gom, xử lí rác.
-vệ sinh nhà ở, thôn xóm sạch sẽ, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
-không xả rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh
 3. Củng cố - Dặn dò:
 -GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
 -Nhận xét tiết học . 
 *********************************************************************************
Thứ ba 27/4/2010
Tiết 162. TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Đọc viết các số trong phạm vi 100 000 . Viết số thành tổng các nghìn , trăm ,chục , đơn vị và ngược lại . Thứ tự các số trong phạm vi 100 000 . Tìm số còn thiếu trong dãy số cho trước .
-Học sinh thực hiện nhanh , thành thạo , chính xác các bài tập thực hành .
- HS có tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
 -GV : Bảng phụ ghi bài tập 3,4.Phiếu bài tập .
 -HS : Vở.SGK .
III. Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ : GV trả bài kiểm tra( nhận xét).
2.Bài mới : Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC.
Họat động 1: Ôn tập đọc , viết số trong phạm vi 100 000 .
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào SGK. 1 số HS lên bảng. 
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng kết quả.(NX 2 dãy số)
Bài 2 : - Gọi HS nêu y/c.
-Yêu cầu HS lần lượt đọc từng số .
- GV nhận xét, sửa sai. 
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở. 1 số em lên bảng.
-GV thu một số vở chấm nhận xét , sửa bài.
Bài 4: Gọi HS nêu y/c.
-Y/c HS làm vào sách. Hai đội lean thi tiếp sức(NX, bình chọn).
-GV nhận xét ,sửa bài.
Bài 1: Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch.
a) 10 000 , 20 000 , 30 000 , 40 000 , 50 000 , 60 000 , 
70 000 , 80 000 , 90 000, 100 000 .
b) 75 000 , 80 000 , 85 000 , 90 000 , 95 000 , 100 000 .
Bài 2: Đọc các số sau theo mẫu.
-HS lần lượt đọc số .
- HS nhận xét bạn đọc.
Bài 3: Viết tổng (theo mẫu.)
a) 9725= 9000 + 700 + 20 +5 2096 = 2000 + 90 + 6
 6819 = 6000 + 800 + 10 +9 1005 = 1000 + 5
 5204 =5000+200+4
b) 4000 + 600 +30+1= 4631 9000+900+90+9 = 9999
 9000+9= 9009 7000+500+90+4=7594
 9000+90= 9090
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ t ... 
2. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng trả lời .
 H. Ở gia đình em đã đảm bảo vệ sinh chưa ? ( Nhân )
H. Ở khu em ở , tình hình vệ sinh môi trường như thế nào ? ( Mạnh )
3. Bài mới : Giới thiệu bài . Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Đi bộ an toàn trên đường
a. Mục tiêu:
- Kiểm tra nhận thức của HS về cách đi bộ an toàn.
- HS biết xử lý tình huống khi gặp trở ngại trên đường.
b. Cách tiến hành :
- GV kiểm tra HS : Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường nào và đi như thế nào ?
- GV nêu tình huống : nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè, em sẽ đi như thế nào ?
Hoạt động 2 : Lựa chọn con đường an toàn khi đi học .
a. Mục tiêu : HS : tự đánh giá con đường hằng ngày em đi học có đặc điểm an toàn hay chưa an toàn ? Vì sao ?
b. Cách tiến hành.
- Yêu cầu 2-3 HS giới thiệu con đường từ nhà em đến trường qua những đoạn đường nào an toàn và đoạn đường nào chưa an toàn. 
- GV phân tích ý đúng, chưa đúng của HS khi các em nêu tình huống cụ thể ( ở đại phương ).
c. Kết luận.
- GV nhắc lại : con đường an toàn có những đặc điểm gì ? Từ nhà đến trường em cần chú ý những điểm gì ?
( căn cứ đặc điểm ở địa phương ).
Hoạt động 3 : Bài tập thực hành .
- HD làm bài tập.
-Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi qua đường( suy nghĩ –- đi thẳng -– lắng nghe -– quan sát -– dừng lại ).
-Yêu cầu HS làm phiếu bài tập vào mẫu .
-Yêu cầu HS đọc .
* HS trả lời :
- Đi bộ trên vỉa hè.
- Đi với người lớn và nắm tay người lớn.
- Phải chú ý quan sát trên đường đi, không mải nhìn cừa hàng hoặc quang cảnh trên đường.
( Em phải đi sát lề đường ).
- HS thực hiện . Các bạn cùng đi ( gần nhà ) có ý kiến bổ sung, nhận xét.
- Làm phiếu bài tập ( theo mẫu ).
- Gọi 2 – 3 em HS nêu kết quả bài tập của mình, cả lớp nhận xét, phần trả lời.
4. Củng cố – Dặn dò :
- GV nhận xét tuyên dương những em tích cực thực hiện , nhắc nhở những bạn còn chưa tập trung khi thực hiện .
- Thực hành tốt những điều đã học .
TẬP ĐỌC
 QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI 
I. MỤC TIÊU :
 - Luyện đọc đúng các từ :đồng nội, lướt qua, nhuần thấm, phảng phất, giọt sữa, thanh khiết,. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Đọc trôi chảy toàn bài với giọng vui tươi, thích thú, ngạc nhiên.
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
 + Hiểu các từ ngữ :cốm , tinh khiết, khe khắt,đồng quê cỏ nội, thanh khiết.
 + Học sinh hiểu được nội dung của bài: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp và giá trị của cốm một thứ quà đồng nội và tình cảm yêu mến, lòng trân trọng của tác giả đối với sự cần cù, khéo léo của người nông dân để làm ra thứ quà này.
 - HS yêu và gắn bó với quê hương .
II. CHUẨN BỊ :
 GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
 Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
 HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát.
 2. Bài cuÕ : Gọi 3 HS đọc bài: “Mặt trời xanh của tôi” 
 H:Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào?( Thu Tâm)
 H: Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị? ( Thành ) 
 H: Nêu nội dung chính? (Thùy Trang )
 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- GV đọc mẫu lần 1.
- Gọi 1 HS đọc.
- Yêu cầu lớp đọc thầm và tìm hiểu. 
H: Bài văn có mấy đoạn? 
- Yêu cầu HS đọc theo từng câu.
- GV theo dõi - Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn - GV hướng dẫn cách ngắt giọng.
- Hướng dẫn HS đọc trong nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu .
- GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 . 
H: Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến? 
H: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
*Giảng từ:+ Cốm:thóc nếp non được rang chín, giã giẹp mỏng và sạch vỏ.
+ tinh khiết: rất sạch không lẫn một hóa chất nào . 
 Ýù1: Những dấu hiệu báo trước mùa cốm sắp đến. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
H: Tìm những từ nói lên những nét đặc sắc của công việc làm cốm?
 * Giảng từ:+ khe khắt : quá nghiêm khắt, quá chặt chẽ. 
Ý2: Nét đặc sắc của công việc làm cốm.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 .
H: Vì sao tác giả coi cốm là thức quà riêng biệt của đồng nội?
* Giảng từ : +Thanh khiết : Trong sạch 
 + Đồng quê cỏ nội: đồng ruộng, làng quê nói chung.
Ý3:Cốm là món quà riêng biệt của đồng nội.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm nội dung chính của bài và trình bày.
- GV chốt – ghi bảng :
Nội dung chính : Vẻ đẹp và giá trị của cốm, một thứ quà của đồng nội và tình cảm yêu mến lòng trân trọng của tác giả đối với dự cần cù, khéo léo của người nông dân .
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại .
-GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung hướng dẫn đọc.
- Hướng dẫn cách đọc bài.
- Giáo viên theo dõi - sửa sai .
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
- Yêu cầu luyện đọc từngđoạn , cả bài .
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn văn mà em thích 
- Nhận xét, ghi điểm cho từng em.
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc toàn bài và chú giải.
- Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu.
- Bài văn cóù 4 đoạn.
- HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy.
- Phát âm từ khó.
-Đọc từng đoạn nối tiếp.
- HS đọc theo nhóm ba .
- Đại diện các nhóm đọc - nhận xét .
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm theo.
-Mùi thơm của lá sen thoảng trong gió , vì lá sen dùng để gói cốm, gợi nhớ đến cốm .
- Hạt lúa non mang trong mình hạt lúa thơm, phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.
- HS nhắc lại ý 1
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm theo.
- Cốm được làm ra bằng cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật và khe khắt giữ gìn .
- HS nhắc lại ý 2.
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm theo.
-Cốm được coi là thức quà riêng biệt của đồng nội vì nó mang trong mình tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội.
- HS nhắc lại ý 3.
- HS thảo luận nhóm 3 tìm nội dung chính. Đại diện nhóm trình bày.
-3 HS nhắc lại.
- HS theo dõi .
- Đọc theo hướng dẫn .
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc cá nhân theo từng đoạn, cả bài.
 - Một số HS đọc từng đoạn, cả bài trước lớp 
- HS xung phong thi đọc bài.
- Lớp theo dõi – nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
4. Củng cố – Dặn dò :
-Gọi 1 HS đọc và nêu nội dung chính. GV kết hợp nêu câu hỏi củng cố.
 H: Bài văn nói lên tình cảm của tác giả với cốm và người nông dân như thế nào? (Tác giả quý mến, trân trọng cốm, thức quà riêng biệt của đồng quê và trân trọng những người nông dân đã chăm chút từng hạt lúa non và làm ra cốm một cách công phu, đặc sắc)
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập.
__________________________________
Ý 1 :Những âm thanh trong rừng cọ .
Ý 2 : Lá cọ giống như mặt trời .
Ý1: Cóc cùng các bạn lên kiện Trời .
Ý 2 :Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời .
Ý 3 : Trời đã đồng ý với Cóc làm mưa xuống hạ giới .
Bài thơ tả vẻ đẹp của rừng cọ và tình yêu của tác giả với rừng cọ quê hương 
Tiết: 33 MĨ THUẬT
 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT :XEM TRANH THIẾU NHI THẾ GIỚI
I- Mục tiêu: - HS tìm hiểu nội dung của bức tranh.
- Nhận biết được vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc.
- Quí trọng tình cảm mẹ con và bạn bè.
II- Chuẩn bị: -Giáo viên: Tranh vẽ ở vở tập vẽ.
 Một vài bức tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới có cùng đề tài.
- Học sinh: Vở tập vẽ, sưu tầm tranh thiếu nhi.
III- Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: GV giới thiệu tranh “ Mẹ tôi của Xvet – ta Ba - la - nô- va, 8 tuổi(Ca- dắc-xtan)
Tranh Cùng giã gạo của Xa-rau-giu Thê Pxông Krao, 9 tuổi ( Thái Lan)
-Giới thiệu bài.
 * Hoạt động 1: Xem tranh.
a) Tranh Mẹ tôi của Xvet-ta Ba-la-nô-va.
- Cho HS xem tranh và nêu câu hỏi
H: Trong tranh có những hình ảnh gì?
H: Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất ?
H: Tình cảm của mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào?
H: Tranh vẽ diễn ra ở đâu?
- Nêu gợi ý để HS tả lại màu sắc ở tranh.
H: Tranh được vẽ như thế nào?
b)Tranh Cùng giã gạo của bạn Xa-rao-giu Thê Pxông Krao.
- Giới thiệu tranh hướng dẫn HS quan sát
H: Tranh vẽ cảnh gì?
H: Hình ảnh nào là chính trong tranh?
H: Trong tranh còn có những cảnh nào khác?
H: Tranh có những màu nào?
- Gọi 1 vài em nêu cảm nghĩ của mình về bức tranh.
* Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
-Gọi 1 số HS đứng lean nêu cảm nghĩ của mình về 2 bức tranh.
3/Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học.
 Tuyên dương những em tích cực phát triển
-Sưu tầm tranh ảnh thiếu nhi
 Quan sát trời, mây, cây ...về mùa hè
- HS xem tranh và trả lời câu hỏi
- Mẹ, em bé, bàn, bình hoa,
- Mẹ, em bé.
- Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng thể hiện sự chăm sóc, yêu thương trìu mến.
- Ở trong phòng mẹ ngồi trên chiếu ghế sa lông, đằng sau là tấm rèm, phía trước là chiếc bàn
- Xvet-taBa-la-nô-va đã vẽ mẹ đang ngồi trên chiếc ghế đỏ. Nét mặt vui tươi, môi đỏ, mái tóc chải gọn gàng
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Cảnh giã gạo.
- Những người giã gạo.
- Phong cảnh bên sông, với những ngôi nhà hàng cây
- Màu xanh khác nhau của dòng sông, túm lá, thân cỏ, màu vàng, nâu của ngôi nhà
-HS nêu cảm nghĩ.
**************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 33(8).doc