Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 33. Bài: ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC

- TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT

I – MỤC TIÊU

Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.

Biết tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt trên khuông nhạc.

Học sinh yêu thích âm nhạc.

II – GCHUẨN BỊ

Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.

Bài hát cho học sinh nghe.

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 3 / 5 / 2010
 Ngày dạy: Thứ tư : 5 / 5 / 2010
TUẦN 33
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Ôn tập các nốt nhạc - Tập biểu diễn
 bài hát.
2
Thủ công
Làm quạt giấy tròn ( Tiết 3).
( Cô Thủy dạy)
3
Luyện từ và câu
Nhân hoá.
4
Toán
 Ôn tập các số đến 100 000 ( Tiếp theo).
5
Tập viết 
Ôn chữ hoa Y.
Môn: Âm nhạc
Tiết 33. Bài: ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC
- TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT
TUẦN 33
I – MỤC TIÊU
Tập biểu diễn một vài bài hát đã học. 
Biết tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt trên khuông nhạc.
Học sinh yêu thích âm nhạc.
II – GV CHUẨN BỊ
Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.
Bài hát cho học sinh nghe.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: Hát + Điểm danh
 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên hát bài Bảo Lộc quê hương.
 Giáo viên nhận xét – đánh giá.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc
Nêu tên các nốt nhạc đã học
Nêu tên các hình nốt nhạc
Nhìn khuông nhạc, gọi tên các nốt kết hợp với hình nốt nhạc 
Hoạt động 2: Tập biểu diễn 2, 3 bài hát đã học tạo thành một “liên khúc”.
 GV yêu cầu 3 nhóm, mỗi nhóm 6 em hội ý để chuẩn bị biểu diễn 3 
bài hát đã học trong năm.
 Đô, rê, mi, pha, son, la, si.
 Nốt trắng, đen, móc đơn, móc kép.
Đọc là : Son trắng, La móc đơn, Son 
Móc đơn, Mi đen, Pha đen, Son đen, 
La trắng.
Học sinh hội ý theo nhóm và thống nhất các động tác phụ hoạ.
Từng nhóm lên biểu diễn.
 3. Củng cố : Học sinh đọc lại tên nốt nhạc đã học. Nêu tên các hình nốt
 4. Dặn dò : Về ôn lại các bài hát đã học + gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu, múa vận động 
phụ hoạ.
	Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------------0-----------------------------------------
Môn : Luyện từ và câu
Tiết 33. Bài : NHÂN HOÁ
TUẦN 33
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Ôn luyện về nhân hoá.
Nhận biết hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng.trong đoạn thơ,
 đoạn văn. (BT1).
Viết được 1 đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá. (BT2).
Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn bảng tổng hợp kết quả BT1.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 học sinh lên làm bài tập : 
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì ?”
 Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.
 Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
 2. Bài mới : Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn HS làm BT
Bài tập 1
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong đoạn thơ ở BT1 ( đoạn a)
GV nhận xét, chốt lại cách giải thích đúng.
GV treo bảng phụ tổng hợp kết quả.
Cho học sinh làm việc độc
lập để tìm các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong 
đoạn thơ ở BT1 ( đoạn b)
GV nhận xét, chốt lại cách giải thích đúng.
Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu
 cầu của BT
GV nhắc HS chú ý :
 Sử dụng phép nhân hoá khi viết đoạn văn tả bầu trời
 buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
Nếu chọn đề tả một vườn cây, các em có thể tả một vườn cây trong công viên, ở làng quê , vườn cây nhỏ trên sân thượng nhà mình hoặc nhà hàng xóm. GV mời 1 vài học sinh nhắc lại tên những bài thơ có có những câu thơ tả vườn cây , xem đó 
như gợi ý cho các em làm bài 
( VD : Quạt cho bà ngủ, 
Ngày hội rừng xanh, Bài hát trồng cây, Mặt trời xanh của tôi,).
 GV chọn đọc một số bài cho cả lớp nghe và nhận xét
Bài tập 1 :
2 HS đọc yêu cầu của BT.
HS trao đổi theo nhóm.
Các nhóm cử người trình bày.
Cả lớp nhận xét.
Sự vật được nhân hoá
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ người,
 bộ phận 
của người
Nhân hoá bằng các
 từ ngữ chỉ hoạt động, 
đặc điểm của người
Mầm cây
tỉnh giấc
Hạt mưa
mải miết, trốn tìm
Cây đào
mắt
lim dim, cười
Sự vật được
 nhân hoá
Nhân hoá bằng cáctừ ngữ chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người
Cơn dông
kéo đến
Lá ( cây ) gạo
anh em
múa, reo, chào
Cây gạo
thảo, hiền, đứng 
hát
Bài tập 2:
1HS đọc yêu cầu BT
HS viết bài 
(VD: Trên sân thượng nhà em có một vườn cây nhỏ trồng mấy cây hoa phong lan, hoa giấy, trạng nguyên. Ông em chăm chút cho vườn cây này lắm . Mấy cây hoa hiểu lòng ông nên chúng rất tươi tốt. Mỗi sáng, ông lên sân thượng, chúng vẫy những chiếc lá, những cánh hoa chào đón ông. Chúng khoe với ông những cánh hoa trắng muốt, những 
cánh hoa hồng nhạt hoặc những chiếc lá đỏ rực.)
3. Củng cố: HS đọc lại BT
4. Dặn dò: Yêu cầu những HS chưa làm xong BT 2 thì về hoàn chỉnh bài viết.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------0--------------------------------
Môn: Toán
Tiết 163 Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo)
TUẦN 33
I – MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định .
Rèn cho học sinh kỹ năng so sánh các số.
Học sinh cẩn thận khi làm toán.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 2, 3; bảng nhóm ghi nội dung bài 5. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi học sinh lên làm các bài tập sau :
Đọc các số sau: 42036; 20051; 74585; 60020; 930001 
Viết các số sau : Hai mươi tám nghìn bốn trăm linh năm; tám mươi nghìn hai trăm sáu mươi bảy 
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài. 
Bài 1:
Cho học sinh tự làm bài vào bảng con, 2 học sinh làm trên bảng lớp.
Giáo viên nhận xét . Cho học sinh nhắc lại cách so sánh các số trong phạm vi 100 000. 
Nêu cách so sánh 2 số 
Bài 2:
Gv cho HS tự làm bài và chữa bài.
Cho học sinh làm miệng.
Nhận xét – chữa bài.
 Bài 3:
GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.
Cho học sinh làm bài vào vở.
 Nhận xét – chữa bài.
Bài 5:
Cho HS nêu nhiệm vụ làm bài. Rồi HS tự làm bài và chữa bài
Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu. 
Học sinh tự làm bài vào bảng con.
2 học sinh làm trên bảng lớp.
> 27 469 99 000
 85 099 80 000 +10 000 < 99 000
= 30 000 = 29 000 +1 000 90 000 + 9000 =99000
Học sinh nhắc lại cách so sánh các số trong 
phạm vi 100 000. 
Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số sau:
Học sinh làm miệng.
a) 41590; 41800; 42360; 41785
b) 27898; 27989; 27899; 27998
Bài 3: Viết các số: 69725; 70100; 59825; 67925 theo thứ tự từ bé đến lớn.
Học sinh làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm.
Nhận xét – chữa bài.
 + Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: 59825; 67925; 69725; 70100
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng
Các nhóm học sinh thi làm bài vào bảng nhóm .
Lớp nhận xét.
+ Ba số ở dòng nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn?
A. 2935; 3914; 2945; C. 8763; 8843; 8853
B. 6840; 8640; 4860; D. 3689; 3699; 3690
 + Ta khoanh vào chữ C 
 3. Củng cố: Chấm bài -Nhận xét
 Bài 4:Dành cho học sinh khá giỏi
GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
1 học sinh lên bảng làm.
Lớp nhận xét.
 Bài 4: Viết các số: 64900; 46900; 96400; 94600 theo thứ tự từ lớn đến bé.
 + Các số theo thứ tự từ lớn đến bé là: 96400; 94600; 64900; 46900
4. Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Làm bài trong vở BT.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
-----------------------------------0-------------------------------
Môn: Tập viết
Tiết 33 Bài: ÔN CHỮ HOA Y
TUẦN 33
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Củng cố cách viết chữ viết hoa Y thông qua BT ứng dụng.
 Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y ( 1 dòng) P,K ( 1 dòng) viết đúng tên riêng Phú Yên ( 1 dòng) và câu ứng dụng Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà/ Kính già, già để tuổi cho ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp ) trong trang vở tập viết 3.
Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ viết hoa Y
	 Tên riêng Phú Yên và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li ( cỡ nhỏ)
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết bài, lớp viết bảng con: Đồng Xuân, Tốt, Xấu.
- Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn HS viết bảng con
Luyện viết chữ viết hoa
 Tìm các chữ viết hoa có trong BT ứng dụng
Con chữ hoa Y, P, K gồm mấy nét ? Là những nét nào ? Cao mấy dòng li?
Giáo viên viết mẫu chữ và kết hợp nhắc lại cách viết:
Con chữ hoa Y gồm 3 nét:
Nét 1 : Viết như nét 1 của chữ V.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, , rẽ bút lên đường kẻ 3, 4 đổi chiều bút , viết nét khuyết ngược kéo dài xuống đưòng kẻ 3, 4 dưới đường kẻ 1 dừng bút ở đường kẻ 2 phía trên.
Luyện viết tên riêng 
Em biết Phú Yên ở đâu ?
Luyện viết câu ứng dụng
GV giải thích : Câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng
 người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì ... o luận (cặp bàn).
Nhiệm vụ của các nhóm là quan sát các bức ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh .
GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh.
GV theo dõi uốn nắn những nhóm thảo luận yếu
* Thảo luận lớp:
 - Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ?
 - Quê Bác ở đâu?
 - Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
 - Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta?
*GV kết luận:
-Bác Hồ tên hồi nhỏ là Nguyễn Sinh Cung . Bác sinh ngày 19.5.1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta,là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc.Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta, người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoàø tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2.9.1945. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã mang nhiều tên gọi như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh,
- Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu.
 Hoạt động 2: Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác .
* Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
GV kể chuyện.
.Thảo luận 
Qua câu chuyện ,em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
Giáo viên kết luận:
Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
Để tỏ lòng kính yêâu Bác Hồ , thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
*Mục tiêu:
Giúp HS hiểu và ghi nhớ nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên,nhi đồng.
GV yêu cầu mỗi HS đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.Gv ghi nhanh lên bảng .
 Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm 1 số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
GV củng cố lại nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
B- SƠ KẾT LỚP TUẦN 33.
Từng tổ nhận xét về tổ mình .
Lớp trưởng nhận xét chung 
 + Các bạn đi học đầy đủ, đúng giờ . Làm bài, học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến.
Tồn tại : Còn một số bạn nói chuyện làm việc riêng 
GV nhận xét chốt lại. 
Nêu phương hướng tuần 34 : 
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp ra vào lớp, nề nếp học tập. Đi học chuyên cần, đúng giờ. Củng cố mọi nề nếp thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người HS .
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tham gia tốt các hoạt động của Đội.
- Học kiến thức mới kết hợp ôn kiến thức cũ chuẩn bị thi học kỳ II.
- HS lắng nghe –thảo luận theo cặp.
- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh.
Cả lớp trao đổi.
- ngày 19.5.1890.
- .làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Aùí Quốc, Hồ Chí Minh.
 -Bác Hồ luôn quan tâm,yêu quý các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi ai cũng kính yêu Bác Hồ.
-Bác là vị Chủ tịch 
đầu tiên của nước Việt Nam , người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà tại quảng trường Ba Đình Hà Nội . 
-Học sinh lắng nghe.
- HS lắng nghe.
 - Các nhóm thảo luận .
- Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
- Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. 
Các nhóm khác trao đổi ý kiến và bổ sung.
HS lắng nghe
- Từng em lần lượt đọc.
 - Các nhóm thảo luận ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy .
 - Đại diện các nhóm trình bày.
HS cả lớp trao đổi, bổ sung. 
- HS lắng nghe
Ý kiến cá nhân.
Tuyên dương : Nhi, Oanh, Kiên , Thanh Điệp, Vũ, 
Phê bình: Thuận, Hiệu.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
3.Củng cố: Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ thiếu nhi cần phải làm gì?
 - 1HS đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy.
 - HS nhắc lại phương hướng.
4.Dặn dò: Ghi nhớ và thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. 
Sưu tầm các bài thơ, bài hát , tranh ảnh ,truyện về Bác Hồ và về BácHồ với thiếu nhi .
Sưu tầm các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ chuẩn bị học tiết 2.
Tuần sau thực hiện tốt theo phương hướng 
Nhận xét tiết học. : Tuyên dương- Nhắc nhở.
 --------------------------0------------------------------ 
Thi đua ôn tập học tốt lập nhiều thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30 - 4 .
TUẦN 33
TUẦN 33
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 33
Môn : Thủ công 
 Tiết 33 Bài : LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (TIẾT 3) 
I - MỤC TIÊU 
- Học sinh biết vận dụng kỹ năng gấp, cắt, dán để làm hoàn chỉnh chiếc quạt giấy tròn đúng quy trình kỹ thuật.
- Rèn cho học sinh kỹ năng gấp, cắt, dán giấy.
- Học sinh hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II - CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên : Mẫu quạt giấy tròn, tranh quy trình.
	- Học sinh : Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(5 phút).
 	- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Củng cố lại cách làm quạt giấy tròn 
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu quạt giấy tròn.
 Hãy nêu lại các bước làm quạt giấy tròn. 
- Giáo viên nhận xét. 
- Cho học sinh nhắc lại cách làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
 * Hoạt động 2 : Thực hành làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
 - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm . 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
- Học sinh quan sát.
- Bước 1 : Cắt giấy.
- Bước 2 : Gấp, dán quạt.
- Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Lấy tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt. 
- Bôi hồ vào hai mép ngoài của quạt và nửa cán quạt . Sau đó lần lượt dán 
- Học sinh thực hành làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
 - Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm.
3.Củng cố : - Cho học sinh nhắc lại quy trình làm thành hoàn chỉnh. 
4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị giấy thủ công , sợi chỉ, kéo, hồ dán để tiết sau kiểm tra cuối năm.
 Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
------------------------------------0---------------------------------
TUẦN 33
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 33
Môn: Thể dục
Tiết 66 Bài: TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 2 – 3 NGƯỜI 
I - MỤC TIÊU :
- Ôn động tác tung bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2 - 3 người. Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”.
- Học sinh thực hiện động tác tương đối đúng. Nắm vững cách chơi trò chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc. 
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : 
- Sân trường, bóng, còi, dây nhảy, kẻ sân cho trò chơi.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : 
 Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2 - 3 người, học trò chơi “ Chuyển đồ vật”. 
 - Cho học sinh khởi động các khớp.
- Cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung.
 - Cho học sinh chơi trò chơi ưa thích.
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh lên tập tung và bắt bóng cá nhân.
 - Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2 - 3 người.
- Cho học sinh thực hiện động tác tung, bắt bóng cá nhân tại chỗ.
 - Cho học sinh thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau trong nhóm 2 – 3 người.
* Cho học sinh tập di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm 2 người.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. 
* Cho học sinh nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Cho học sinh tự ôn tại các khu vực đã quy định.
* Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”. 
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. 
- Giáo viên chia lớp thành hai đội để các em thi với nhau. Giáo viên tăng thêm số lượng bóng và mẩu gỗ để mỗi lần thực hiện, các em phải chuyển cùng một lúc nhiều đồ vật.
- Giáo viên nhận xét trò chơi , tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố: - Cho học sinh đứng thành vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
5. Dặn dò : - Về nhà ôn lại động tác tung , bắt bóng cá nhân.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1
1 lần 2 x 8 nhịp
1 - 2’
4 - 5 phút
1 lần 
5 – 7 phút
4 – 5 phút
6 – 8 phút
1 - 2’
 1’
1’
1’
* LT
**************
*LT
- Học sinh nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
Học sinh chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật” 
*
*
+
+
XP x x 
CB x x
 x x 
 *
 * *
 * * *
 * *
 * * 
 *

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33 Thu 4,5,6.doc