Giáo án Lớp 3 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I. Mục đích yêu cầu:

 A. Tập đọc :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng : liều mạng, lăn quay, quẳng rìu, leo tót, cựa quậy, bã trầu, Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của truyện .

 Hiểu nghĩa từ : tiều phu, khoảng giập bã trầu, rịt. Hiểu nội dung câu chuyện.

- Đọc giọng kể, nhấn giọng các từ gợi tả hành động, trạng thái.

- Giáo dục HS sống tình nghĩa, thuỷ chung và nhân hậu.

 B.Kể chuyện :

 -Dựa vào gợi ý trong SGK, HS kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.

 -Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 II. Chuẩn bị :

 - GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 Bảng viết phần hướng dẫn đọc .

 - HS : Sách giáo khoa .

III. Hoạt động dạy học:

 1.Bài cũ : Gọi 2 HS đọc thuộc bài Mặt trời xanh của tôi, trả lời:

 H. Vì sao tác giả gọi lá cọ là mặt trời xanh?

 H. Nêu nội dung bài.

 

doc 28 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 34 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 34
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy : Thứ hai 
Tiết 104+105 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. Mục đích yêu cầu:
 A. Tập đọc :
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng : liều mạng, lăn quay, quẳng rìu, leo tót, cựa quậy, bã trầu,  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của truyện .
 Hiểu nghĩa từ : tiều phu, khoảng giập bã trầu, rịt. Hiểu nội dung câu chuyện.
- Đọc giọng kể, nhấn giọng các từ gợi tả hành động, trạng thái.
- Giáo dục HS sống tình nghĩa, thuỷ chung và nhân hậu.
 B.Kể chuyện :
 -Dựa vào gợi ý trong SGK, HS kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
 -Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 II. Chuẩn bị :
 	 - GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng viết phần hướng dẫn đọc .
 	 - HS : Sách giáo khoa .
III. Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ : Gọi 2 HS đọc thuộc bài Mặt trời xanh của tôi, trả lời:
 H. Vì sao tác giả gọi lá cọ là mặt trời xanh? 
 H. Nêu nội dung bài.
 2. Bài mới : Giới thiệu bài (dùng tranh ) – Ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
-GV nêu cách đọc, đọc mẫu.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài và chú giải.
- Đọc câu. Kết hợp phát âm từ khó.
- Đọc đoạn trước lớp: HD cách ngắt nghỉ hơi câu văn dài khó đọc.
- Đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc giao lưu giữa các nhóm.
-1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
-Yêu cầu đọc đoạn 1.
H. Nhờ đâu Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
H. Cuội dùng cây thuốc quý vào những việc gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
H.Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên?
*Giảng từ: + Rịt : đắp (thuốc) vào chỗ đau.
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
H. Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
H.Em tưởng tượng chú Cuội sống trên mặt trăng
 như thế nào? Chọn một ý theo em là đúng.
*GV: Con người sống HP sống trong cộng đồng, trong mối quan hệ giữa người và người.
-Y/c HS suy nghĩ tìm nội dung.
 Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
-GV mời 3 HS thi đọc 3 đoạn văn.
Hoạt động 4 : Kể chuyện.
-Gọi HS đọc y/c+ gợi ý.
-Mời 1 HS kể mẫu 1 đoạn.
-Yêu cầu HS tập kể theo nhóm .
- Thi kể chuyện.
-GV nhận xét – tuyên dương.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc. Cả lớp theo dõi SGK.
-HS đọc nối tiếp câu, phát âm từ khó.
- HS đọc mẫu câu văn. 3HS đọc 3 đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
-HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
- Đại diện nhóm thi đọc (NX, bình chọn)ai2
-Lớp theo dõi, trả lời câu hỏi.
-Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống con bằng lá thuốc nên anh  đem về nhà trồng .
- cứu sống nhiều người, trong đó có con gái phú ông, được phú ông gả con cho.
-Vì vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt không tỉnh lại, anh nặn bộ óc bằng đấttừ đó mắc chứng hay quên.
- Vợ Cuội quên lời chồng dặn, cây bay lên trời. Cuội túm rễ.
-rất buồn vì nhớ nhà. Trong tranhchú ngồi bó gối, vẻ mặt rầu rĩ.
* Tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.
-HS thi đọc, lớp NX, bình chọn.
-Dựa vào gợi ý, kể lại từng đoạn của truyện.
-HS kể, lớp NX, bổ sung.
-HS tập kể theo nhóm 3, mỗi HS kể 1 đoạn.
-HS thi kể( Nhận xét, bình chọn.)
 3. Củng cố – Dặn dò : 
-GV nêu : Câu chuyện là cách giải thích của cha ông ta về các hiện tượng thiên nhiên, đồng thời thể hiện ước mơ bay lên mặt trăng của loài người. 
-GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
***********************
 ĐẠO ĐỨC
 PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
I/Mục tiêu: -HS biết kể 1 số tệ nạn xã hội ở địa phương. Sự nguy hiểm của tệ nạn đó. Cách phòng chống các tệ nạn XH.
-Thực hành được 1 số việc ngăn chặn các tệ nạn XH.
-GD HS tuyên truyền mọi người cùng phòng chống các tệ nạn XH.
II/ Chuẩn bị: -GV: Tranh, ảnh, băng rôn, khẩu hiệu.
 -HS: Liên hệ thực tế.
III/ Hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: 2 HS lên trả lời:
 H: Em có nhận xét gì về môi trường ở địa phương?
 H: Em và mọi người cần làm gì để giữ gìn môi trường trong sạch?
2/ Bài mới: GV giới thiệu, ghi bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC.
Hoạt động 1: Tác hại của các tệ nạn XH.
-Y/c HS thảo luận nhóm đôi: “Tìm, kể tên các tệ nạn XH”
+ Ở địa phương em các tệ nạn XH nào đã xâm nhập?
+ Nêu tác hại của các tệ nạn trên.
*Kết luận:
Hoạt động 2: Phòng chống các tệ nạn XH.
-GV chia thành nhóm 5, phát giấy A 3 cho từng nhóm thảo luận, ghi các việc phòng chống các tệ nạn XH. Sau đó dán lên bảng.( Nhóm khác NX, bổ sung.)
* Hoạt động chung:
H: Nêu các quảng cáo, khẩu hiệu phòng chống các tệ nạn XH.
-GV tuyên dương HS có khẩu hiệu hay.
-HS thảo luận, kể: VD “Buôn lậu, nghiện ma tuý, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, mại dâm,
-suy đồi đạo đức, a/h đến sự phát triển của đất nước, SK người dân, lan tràn dịch bệnh,(VD: sinh ra trộm cắp, đánh- giết người, truyền bệnh,)
-VD: Phát hiện, báo cho chính quyền khi thấy có các biểu hiện về tệ nạn XH trên. Không để bị lôi kéo, rủ rê tham gia vào các tệ nạn đó. Sống lành mạnh theo pháp luật,
-VD: Nói không với ma tuý. Thà mất bạn còn hơn mất mạng. Sống thuỷ chung một vợ, một chồng để phòng chống HIV/ AISD. An toàn là bạn, tai nạn là thù,
3/ Củng cố, dặn dò: -GV dặn HS tuyên truyền mọi người cùng thực hiện các khẩu hiệu trên.
-GV nhận xét tiết học. Dặn ghi nho81 bài; chuẩn bị tốt cho việc ôn tập.học kì II.
************************
Tiết 166. TOÁN
 ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 ( TT)
I.Mục tiêu: -Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( tính nhẩm, tính viết) các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số. Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
 -Vận dụng phép cộng, trừ, nhân, chia để làm tính và giải toán có lời văn về dạng toán rút về đ.vị 
 -Học sinh làm bài cẩn thận, trình bày khoa học.
II.Chuẩn bị : GV :Bảng chép bài 1,4.
 HS : Vở, SGK, bảng .
III. Hoạt động dạy học:1. Bài cũ : Gọi 2 HS làm bài. 
 Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện: 
 14 000 + 27000 + 6000 + 13000 14500 + 53 600 + 5500 + 16400
 2.Bài mới : Giới thiệu bài – ghi bảng. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC.
Hoạt động 1: Ôn tính nhẩm, viết.
Bài 1: Gọi HS nêu y/c.
-Y/c HS tính nhẩm, ghi kết quả ra sách, 4 HS lên bảng.
-GV và HS NX, so sánh kết quả từng cặp biểu thức.
+ số, dấu giống nhau, thực hiện khác nhau.
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu.
-Y/c HS làm vào vở, 4 HS nối tiếp nhau lên bảng làm.
-Gọi HS nêu kết quả và cách tính.
Hoạt động 2: Ôn viết số, giải toán.
Bài 3: Gọi HS đọc, phân tích đề.
-Y/c HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng làm.
-GV chấm một số bài, nhận xét , sửa bài.
Bài 4: Gọi HS nêu y/c.
-Y/c HS làm vào sách, 2 đội thi tiếp sức.(NX, bình chọn)
 Bài 1:Tính nhẩm.
3000 + 2000 x 2 = 7000
(3000 + 2000 ) x 2 =10000
14000 - 8000 : 2 =10000
(14000 - 8000 ) : 2 = 3000
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
 + 998 8000 3058 5749
 5002 25 6 4
 6000 7975 18348 22996
 5821 3524 10712 4
 + 2934 + 2191 27 2678
 125 4285 31
 8880 10000 32
 0
Bài 3: Tóm tắt
 6450 lít dầu
 Đã bán Còn lại ? lít dầu
Bài giải Số lít dầu đã bán :
 6450 : 3 = 2150 ( l)
 Số lít dầu còn lại:
 6450 -2150 = 4300 ( l)
 Đáp số : 4300 lít
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
326 211 689 427
 3 4 7 3
978 844 4823 1281
 3.Củng cố - Dặn dò:
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức vừa học. 
 -Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh học tốt.
Ngày soạn: 
 Ngày dạy: Thứ ba 
Tiết 34. TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA : A, M, N, V(KIỂU 2)
I. Mục đích yêu cầu :
 -Củng cố cách viết các chữ viết hoa: A, M, N, V (kiểu 2) thông qua bài tập ứng dụng:Viết tên riêng, câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ .
 -Viết đúng mẫu, đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. 
 -Học sinh có ý thức rèn chữ viết.
II. Chuẩn bị :
 GV: Mẫu chữ viết hoa A, M, N, V (kiểu 2) , tên riêng “An Dương Vương” và câu ứng dụng.
 HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III.Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ : Gọi2 HS lên bảng viết chữ “Y”và từ : “Phú Yên”
 2.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : HD tập viết trên bảng con.
 -Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài ?
-GV dán chữ mẫu lên bảng lớp.
-GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. Y/c HS viết bảng (NX, sửa cho HS).
* Từ ứng dụng (tên riêng).
*Giảng từ : là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây trên 2000 năm. Ông là người đã cho xây thành Cổ Loa.
H. Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào ?
H.Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? 
-Yêu cầu HS viết bảng từ An Dương Vương. 
-GV theo dõi, nhận xét, sửa sai.
* Luyện viết câu ứng dụng.
-GV giảng: Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất.
H. Trong câu ứng dụng, chữ nào được viết hoa?
H. Các chữ trong câu ứng dụng có chiều cao như thế nào?
-Y/c HS viết bảng từ Tháp Mười, Việt Nam.
-GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở.
-Nêu yêu cầu bài viết.
-Nhắc nhở cách viết, tư thế ngồi, cách trình bày bài.
-Yêu cầu HS viết bài vào vở.
-GV theo dõi, nhắc nhở thêm. 
-GV chấm 5-7 bài, nhận xét chung . Cho HS xem một số bài viết đẹp.
- Các chữ hoa: A, D,V, T, M, N.
 -HS quan sát.
 ...  1 ) = 16400 ( cây )
Đáp số : 16400 cây .
Bài 4: Điền Đ, S?
96 : 4 x 2 = 24 x 2 
Đ
 =48
b) 96 : 4 x 2 = 96 : 8 
S
 = 12
c ) 96 : ( 4 x 2 ) = 96 : 8
 = 12
Đ
 3.Củng cố - Dặn dò:
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức vừa học. 
 -Nhận xét tiết học.
*****************************
SINH HOẠT TUẦN 34
I.Mục tiêu:
 -Đánh giá các hoạt động trong tuần. Tổng kết HĐNG 2 chủ điểm “Giữ gìn nền văn hoá dân tộc; Kính yêu và biết ơn Bác Hồ”.
 -Đề ra phương hướng tuần tới.
 -Giáo dục học sinh có tinh thần kỉ luật cao trong giờ sinh hoạt.
II.Tiến hành sinh hoạt:
 1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
 *Đạo đức:
 -Học sinh ngoan, lễ phép vâng lời thầy cô và người lớn. Đoàn kết, thân ái với bạn bè. 
 -Giữ gìn thân thể sạch sẽ.
 *Học tập:
 -Học sinh đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, nghiêm túc.
 -Ý thức học tập khá tốt. Tham gia xây dựng bài sôi nổi, tích cực hưởng ứng phong trào hoa điểm 10, có cố gắng rèn chư,õ giữ vở. Tiêu biểu em: 
 -Kèm cặp bạn học tập có tiến bộ: em ..kèm em .
 Tuy nhiên trong lớp còn một số em tiếp thu bài chậm, chữ viết chưa đẹp hay quên sách, vở: em. 
 -Giáo viên thường xuyên kèm cặp, liên hệ với phụ huynh giúp đỡ tạo điều kiện để các em học tập tốt hơn.
 *Hoạt động ngoài giờ:
 -Học sinh tham gia các hoạt động tập thể đầy đủ, ôn luyện khá tốt.
 -Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 II. Phương hướng tuần tới: -Học văn hoá tuần 34, 35.
 -Học tập, lao động noi gương Bác Hồ.
 -Sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác. Bồi dưỡng HS thi vẽ tại phòng giáo dục.
 -Ôn tập theo đề cương ôn thi học kì II. Kiểm tra đọc thành tiếng.
 -HĐNG: Tổng kết năm học.
III. Tổng kết HĐNG chủ điểm tháng 3,4,5.
1.Ưu điểm: -HS tích cực tham gia các hạt động tập thể theo 2 chủ điểm.
 -Các em được hoạt động tìm hiểu – thực hành về bảo vệ môi trường. Biết giữ môi trường nước, không khí. Sinh hoạt chủ đề giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng. Thực hành thu dọn rác trong khuôn viên nhà trường, trong và ngoài lớp học. Sau mỗi buổi học có thói quen vệ sinh lớp học.
- Tìm hiểu về âm nhạc dân tộc, mĩ thuật dân gian. Biết kể tên 1 số nhạc cụ dân tộc, 1 số loại hình âm nhạc dân tộc. Biết thường thức mĩ thuật, biết yêu nét đẹp trong tranh.
- Sinh hoạt lớp, đăng kí các chỉ tiêu thi đua học tập tốt, ôn tập chuẩn bị tốt cho 2 kì thi định kì.
- Tìm hiểu cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ và thực hiện lời Bác Hồ dạy thiếu nhi.
-100% HS được học tập ATGT bài 5, 6 “Con đường an toàn tới trường; An toàn khi đi ô tô, xe buýt”
-Thực hành điều đã học khi tham gia giao thông, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
-Sinh hoạt Đội đúng định kì, tham gia tích cực hoạt động Đội. Kết nạp 100% HS ưu tú vào Đội.
2. Nhược diểm: 
- Một số em còn hạn chế trong việc sưu tầm tìm đọc tài liệu về 2 chủ điểm trên. 
-Thụ động trong các hoạt động vui chơi tập thể. 1 số em chưa hoà đồng cùng tập thể.
-Cá biệt có HS chưa chăm học, còn ham chơi, tinh thần thi đua kém dẫn đến còn bị điểm kém.( 
-Trong khi tham gia trò chơi thái độ còn thiếu nghiêm túc, đùa nghịch trong hàng ngũ. (..)
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG ( Tiết 3 )
I. MỤC TIÊU:
 -Học sinh biết cách đi bộ an toàn và lựa chọn con đường an toàn khi đi học .
 -Có kĩ năng đi bộ an toàn .
 -Học sinh có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông .
II. CHUẨN BỊ:
 GV: Một số tranh ảnh về an toàn giao thông . Phiếu bài tập .
 HS: Sưu tầm thêm một số tranh ảnh về ATGT.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Ổn định : Nề nếp.
 2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS.(Oanh, Tuấn)
H. Em đã làm gì để bảo vệ môi trường luôn trong sạch?
H. Ở nhà và ở trường em nên làm những việc gì để góp phần bảo vệ môi trường?
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Đi bộ an toàn trên đường .
Mục tiêu:
-Kiểm tra nhận thức của HS về cách đi bộ an toàn.
-HS biết xử lý tình huống khi gặp trở ngại trên đường.
Cách tiến hành:
-GV kiểm tra HS : Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường nào và đi như thế nào ?
-GV nêu tình huống : Nếu vỉa hè có nhiều vật vật cản hoặc không có vỉa hè, em sẽ đi như thế nào ?
Hoạt động 2 : Lựa chọn con đường an toàn khi đi học
Mục tiêu :
-HS tự đánh giá con đường hằng ngày em đi học có đặc điểm an toàn hay chưa an toàn ? Vì sao ?
Cách tiến hành.
-Yêu cầu 2 -3 HS giới thiệu con đường từ nhà em đến trường qua những đoạn đường nào an toàn và đoạn đường nào chưa an toàn. 
-GV phân tích ý đúng, chưa đúng của HS khi các em nêu tình huống cụ thể ( ở địa phương ).
Kết luận.
-GV nhắc lại : Con đường an toàn có những đặc điểm gì ? Từ nhà đến trường em cần chú ý những điểm gì ?
(Căn cứ đặc điểm thực tế ở địa phương).
Hoạt động 3 : Bài tập thực hành .
-Treo bảng phụ chép sẵn bài tập. Gọi HS đọc.
-Phát phiếu bài tập. Hướng dẫn HS làm bài tập vào phiếu.
+Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi qua đường(suy nghĩ - đi thẳng- lắng nghe- quan sát - dừng lại ).
-Gọi 2 – 3 em HS nêu kết quả bài tập của mình, cả lớp nhận xét, phần trả lời.
-HS trả lời :
+ Đi bộ trên vỉa hè.
+Đi với người lớn và nắm tay người lớn.
+Phải chú ý quan sát trên đường đi, không mải nhìn cửa hàng hoặc quang cảnh trên đường.
( Em phải đi sát lề đường ).
-HS thực hiện. Các bạn cùng đi ( gần nhà) có ý kiến bổ sung, nhận xét.
-HS giới thiệu trước lớp.
-HS theo dõi.
-Quan sát – 1 HS đọc.
-Làm vào phiếu, 1 HS làm bảng phụ.
-Thực hiện theo yêu cầu.
 4. Củng cố – Dặn dò :
 -GV nhận xét tuyên dương những em tích cực thực hiện , nhắc nhở những em thiếu tập trung trong giờ học.
 -Dặn HS thực hành tốt những điều đã học .
 Tập đọc
TRÊN CON TÀU VŨ TRỤ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Luyện đọc đúng các từ :chậm chạp, lập tức, kinh khủng, bỗng nhiên, nhẹ hẳn, rực rỡ,. Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc được trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn .
 -Rèn kĩ năng đọc - hiểu : Hiểu các từ ngữ : Ga – ga – rin, thiết bị. Học sinh hiểu được nội dung của bài : Bài văn cho ta thấy tình yêu trái đất, yêu cuộc sống tha thiết của nhà du hành vũ trụ Ga –ga -rin .
II. CHUẨN BỊ :
 GV : Tranh minh hoạ bài đọc .
 Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
 HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát.
 2. Bài cũ: Gọi 3 HS đọc bài: “ Mưa”. 
 H. Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài ?(Thanh)
 H. Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào ?(Thảo)
 H. Nêu nội dung chính? (Khương)
 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
-GV đọc mẫu lần 1.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài và chú giải .
-Yêu cầu đọc nối tiếp theo từng câu.
-GV theo dõi - Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn - GV hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi các câu dài, khó.
 Tôi nhìn thấy/ những dải mây nhẹ nhàng trôi trên trái đất thân yêu xa xôi, những ngọn núi,/ dòng sông, cánh rừng/ và bờ biển.
-Hướng dẫn đọc trong nhóm .
-Tổ chức cho các nhóm đọc giao lưu .
-GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
-Yêu cầu đọc đoạn 1, 2. 
H. Con tàu vũ trụ cất cánh bay vào thời điểm nào?
H. Lúc bắt đầu bay, Ga - ga - rin cảm thấy như thế nào ?
-Anh đã nghe thấy một tiếng nổ kinh khủng và cảm thấy con tàu bay lên một cách chậm chạp.
H. Trạng thái của người và vật trên con tàu có gì đặc biệt ?
-Ga - ga – rin không còn ngồi trên ghế được nữa mà bị treo lơ lửng giữa trần và sàn tàu. Cơ thể nhẹ bỗng, mọi đồ đạc cũng có thể bay
H. Anh Ga - ga – rin làm gì trong thời gian bay ?
-Suốt thời gian bay, anh Ga - ga – rin làm việc, theo dõi các thiết bị của con tàu, ghi chép mọi nhận xét vào sổ.. 
-Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
H. Nhìn từ con tàu, cảnh thiên nhiên đẹp như thế nào? 
-Những dải mây nhẹ nhàng trôi trên trái đất thân yêu, những ngọn núi, dòng sông, cánh rừng và bờ biển, những ngôi sao sáng rực, mặt trời cũng rực rỡ hơn .
H. Đoạn văn nói lên điều gì về tình cảm của Ga - ga – rin ?
-Yêu cầu HS suy nghĩ, nêu nội dung chính.
-GV chốt nội dung chính – ghi bảng.
Nội dung chính : Tình yêu trái đất, yêu cuộc sống tha thiết của nhà du hành vũ trụ Ga – ga – rin.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
-Hướng dẫn cách đọc bài.
-Giáo viên theo dõi - sửa sai .
-Yêu cầu luyện đọc bài .
-Gọi HS nhận xét.
-Nhận xét , tuyên dương.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi SGK. 
-HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy bàn.
-HS phát âm từ khó .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-HS đọc theo nhóm bàn.
-Đại diện các nhóm đọc - nhận xét.
-1 HS đọc - lớp đọc thầm theo.
( Vào lúc 9 giờ 7 phút)
-Ý kiến học sinh. 
-Học sinh phát biểu ý kiến.
-1 HS đọc – Cả lớp đọc thầm.
-Ý kiến - nhận xét – bổ sung.
 (Anh rất yêu thiên nhiên, yêu trái đất, luôn hướng về trái đất.)
-HS suy nghĩ, HS trả lời.
-3 HS nhắc lại.
-HS theo dõi. 2 HS đọc thể hiện.
-HS lắng nghe.
-HS luyện đọc cá nhân từng đoạn.
-HS nhận xét.
-Lớp theo dõi.
 4. Củng cố – Dặn dò : 
-2 HS lên bảng thi đọc diễn cảm cả bài - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
-GV kết hợp giáo dục học sinh.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 34.doc