Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông-người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học (trả lời được các CH trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng viết đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc. Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ:
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện “ Người mẹ” ( Hs yếu có thể đọc bài)
- Nhận xét đánh giá ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ
TUẦN 4 Thứ ngày Môn Tiết Tên bài dạy Ba 11/09 Tập đọc 12 Ông ngoại TN & XH 7 Hoạt động tuần hoàn Toán 17 Kiểm tra Tập viết 4 Ôn chữ hoa: C Tư 12/09 Sáng Toán 18 Bảng nhân 6 Đạo đức 4 Giữ lời hứa( tiết 2) Chiều TN & XH 8 Vệ sinh cơ quan tuần hoàn Ôn Toán 4 Ôn TV 4 Năm 13/09 Chính tả 7 ( N – V ) Người mẹ Toán 19 Luyện tập LT & C 4 TN về GĐ: Ôn câu kiểu Ai là gì? Thủ công 4 Gấp con ếch(tiết 2) Sáu 14/09 Toán 20 Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số Tập làm văn 4 N – K: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy in sẵn Chính tả 8 ( N – V) Ông ngoại Mĩ thuật 4 VT: Đề tài trường của em Sinh hoạt lớp 4 Tuần 4 Thứ ba, ngày 11 tháng 09 năm 2012 Tập đọc Tiết 12: ÔNG NGOẠI Sgk/ 34-35; Tgdk/ 40 phút I/Mục đích, yêu cầu: - Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông-người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học (trả lời được các CH trong SGK). II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Bảng viết đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc. Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: - Gọi học sinh kể lại câu chuyện “ Người mẹ” ( Hs yếu có thể đọc bài) - Nhận xét đánh giá ghi điểm. - Nhận xét bài cũ B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Luyện đọc câu: + Học sinh đọc nối tiếp từng câu ( 2 – 3 lần ). + Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ). + Cho học sinh đọc lại các từ khó đồng thanh. - Luyện đọc đoạn: Bài này chia bài làm 2 đoạn * Đoạn 1: Từ đầu ... xem trường thế nào. * Đoạn 2: Còn lại + Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.( 1 – 2 lượt ) + Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng - Giải nghĩa từ mới: loang lỗ - Đọc từng đoạn trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp. Giáo viên theo dõi. - Học sinh đọc đồng thanh đoạn 1, 2 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: - Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi sgk Câu hỏi 1, 2, 3, 4. sách giáo khoa trang 35 Câu 1/ Không khí mát diệu, mỗi sáng trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa ngọn cây, hè phố. Câu 2/ Ông dẫn bạn đi mua vở, hướng dẫn cách bọc vở dán nhãn, pha mực, dạy những chữ cái dầu tiên. Câu 3/ Học sinh tìm. Câu 4/ Vì ông dạy bạn nhỏ những chữ đầu tiên. - Học sinh trả lời, nhận xét sửa sai. - Cho học sinh nhắc lại câu trả lời Hoạt động 4: Luyện đọc lại: - Giáo viên đọc mẫu lại bài lần 2 hướng dẫn cách đọc - Cho học sinh đọc lại bài + Hai học sinh khá, giỏi đọc tiếp nối toàn bài. + Thi đọc GV hướng dẫn các em đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng. C/ Củng cố, dặn dò: - Em thấy tình cảm của ông - cháu trong bài văn như thế nào? - Nhận xét tiết học. Tự nhiên & xã hội Tiết 7: HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN Sgk/16; Tgdk/ 35 phút I/Mục tiêu:Sau bài học học sinh biết : Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong ácc mạch máu, cơ thể sẽ chết. II/ Đồ dùng dạy học: các hình trong sách giáo khoa. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: - Giáo viên gọi 3 học sinh trả lời câu hỏi sgk - Nhận xét đánh giá. - Nhận xét bài cũ. B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Thực hành * Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp của mạch. Bước 1: Làm việc theo cặp - Áp tai vào ngực bạn nghe nhịp đập của tim. - Đặt tay phải lên cổ tay trái xem nhịp ở mạch. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung, góp ý. * Kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi nuôi cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được, cơ thể sẽ chết. Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa. * Mục tiêu: Nêu được động mạch, tĩnh mạch trên sơ đồ. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Chỉ động mạch, tĩnh mạch trên sơ đồ, chức năng của máu. Các nhóm quan sát hình trong sách giáo khoa và TLCH Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện một số nhóm lên trình bày - Cả lớp bổ sung. * Giáo viên kết luận: Tim luôn luôn co bóp để đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn. Hoạt động 4: Trò chơi Ghép chữ. * Mục tiêu : Củng cố kiến thức đã học. * Các nhóm thi ghép chữ vào hình như sách giáo khoa. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Hệ thống lại bài - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 17: TỰ KIỂM TRA Tgdk/ 40 phút I/ Mục tiêu:Kiểm tra: Tập trung vào đánh giá: - Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần). - Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/2; 1/3; 1/4; 1/5). - Giải được bài toán có một phép tính. - Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học). Đề kiểm tra: 1/ Đặt tính rồi tính: 416+ 208 692 - 235 271+ 444 627 – 363 2/ Khoanh vào số hình tròn : a/ o o o o b/ o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o 3/ Có 45 người xếp thành các hàng đều nhau. Mỗi hàng có 5 người . Hỏi có bao nhiêu hàng ? 4/ Tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG 20 cm B C E 20 cm 20 cm 20 cm 20 cm A D G Đánh giá, cho điểm: Bài 1: 4 điểm. Mỗi phép tính đúng được 1 điểm. Bài 2: 2 điểm. Khoanh vào đúng mỗi câu được 1 điểm. Bài 3: 2,5 điểm. Viết câu lời giải đúng được 1 điểm. Viết phép tính đúng được 1 điểm. Viết đáp số đúng được 0,5 điểm. Bài 4: 1.5 điểm Câu lời giải đúng được 0,5 điểm. Viết phép tính đúng được 1 điểm. Tập viết Tiết 4: ÔN CHỮ HOA: C Sgk/ 34; Vtv/ 9; Tgdk/ 35 phút I/Mục đích, yêu cầu:Củng cố cách viết chữ hoa C thông qua các bài tập ứng dụng. - Viết tên riêng ( Cửu Long ) bằng cỡ chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng ( Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ) bằng cỡ chữ nhỏ. II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Mẫu chữ viết hoa C. Các chữ Cửu Long và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/Kiểm tra bài cũ - Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà. - Một học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước. - Viết bảng con: Bố Hạ, Bầu. B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Dạy bài mới. a. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. - Luyện viết chữ hoa. - Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài: C, L, T, S, N. - Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ. - Học sinh tập viết từng chữ ( C, S, N ) trên bảng con. b. Học sinh viết từ ứng dụng - Học sinh đọc từ ứng dụng: Cửu Long. - Giáo viên giới thiệu: Cửu Long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ. - Học sinh tập viết trên bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng. - Học sinh đọc câu ứng dụng: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. - Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ: công ơn của cha mẹ rất lớn. Học sinh tập viết trên bảng con các chữ: Công, Thái Sơn, Nghĩa. Hoạt động 3: Luyện viết vào vở tập viết. - Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. - Giáo viên quan sát giúp đỡ Hoạt động 4: Chấm, chữa bài: - Chấm từ 5 – 7 bài. - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Nhắc nhở hs luyện viết thêm ở nhà. Khuyến khích học sinh học thuộc câu ứng dụng. - Nhận xét tiết học. Thứ tư, ngày 12 tháng 09 năm 2012 Toán Tiết 18: BẢNG NHÂN 6 Sgk/19; Vbt/ 24; TGdk/ 40 phút I/ Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng nhân 6. - Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân. II/ Đồ dùng dạy học: Gv và học sinh: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: - Nhận xét bài kiểm tra tiết trước. - Sửa các bài học sinh làm sai. B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Lập bảng nhân 6 - Hướng dẫn học sinh tự lập bảng nhân 6: - Hướng dẫn học sinh lập các công thức 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 12; 6 x 3 = 18. - Giáo viên cho học sinh quan sát một tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi học sinh: 6 chấm tròn được lấy 1 lần, vậy ta được mấy chấm tròn? ( 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 6 chấm tròn ), Giáo viên nêu: “ 6 được lấy 1 lần, ta viết: 6 x 1 = 6. Cho học sinh nêu lại: 6 nhân 1 bằng 6. - Lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Giáo viên nêu: 6 được lấy 2 lần, viết thành phép nhân như thế nào? Học sinh viết 6 x 2; Yêu cầu học sinh viết thành phép cộng: 6 x 2 = 6 + 6 và nêu kết quả phép cộng 6 + 6. Hỏi học sinh: Vậy 6 nhân 2 bằng bao nhiêu? ( 6 nhân 2 bằng 12 ). Học sinh nêu lại: 6 nhân 1 bằng 6; 6 nhân 2 bằng 2. - Tương tự với 6 x 3. - Hướng dẫn học sinh lập các công thức còn lại của bảng nhân 6. - Phân lớp thành 3 nhóm: nhóm 1 lập các công thức: 6 x 4; 6 x 5;6 x 6; nhóm 2 lập các công thức: 6 x 7; 6 x 8; nhóm 3 lập các công thức: 6 x 9; 6 x 10. - Các nhóm cử đại diện lên bảng báo cáo để hoàn chỉnh bảng nhân 6. - Học thuộc bảng nhân 6. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Tính nhẩm - Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Học sinh đọc phép tính. - Nhận xét bài bạn. Bài 2: Bài toán - Học sinh đọc bài toán, giáo viên hướng dẫn cách giải - Mỗi túi có bao nhiêu kg? - Có tất cả mấy túi? - Học sinh làm bài tập vào vở, 1 học sinh làm bảng phụ. - Nhận xét đánh giá. Giải: Số ki-lô-gam của 3 túi là: 6 x 3 = 18 ( kg ) Đáp số: 18 kg Bài 3: Đếm và viết thêm 6 - Học sinh tự nêu yêu cầu của bài tập. - Số đứng trứơc kém số liền sau nó bao nhiêu đơn vị? ( 6 đơn vị) - Muốn điền số tiếp theo ta làm như thế nào? (Thêm 6 đơn vị vào số trước nó) - Học sinh làm bài tập. 1 học sinh làm bảng phụ.\ - Nhận xét đánh giá. 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 Bài 4: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Tự làm vào vở bài tập. - Giáo viên quan sát chầm điểm nhận xét C/ Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc lại bảng nhân 6. Thi đọc thuộc bảng nhân 6. - Về nhà làm bài tập sgk - Nhận xét tiết học. Đạo đức Tiết 4: GIỮ LỜI HỨA ( Tiết 2 ). Vbt/ 7,8; Tgdk/ 35 phút I/ Mục tiêu:HS hiểu: - Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. - Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người - Quí trọng những người biết giữ lời hứa. II/ Đồ dùng dạy học: GV:Phiếu học tập. HS: III/Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Nhận xét đánh giá B/ Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi. Mục tiêu: Học sinh biết đồng tình với những hành vi thể ... yêu cầu bài tập. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập + Em hiểu thế nào là từ gộp chỉ ông bà? ( là từ chỉ ông và bà) + Em hiểu thế nào là từ gộp chỉ chú cháu? ( là từ chỉ chú và cháu) + Từ chỉ gộp là từ chỉ mấy người? ( hai người) - Học sinh làm bài tập vào vở bài tập - Gọi học sinh trình bày giáo viên ghi bảng, nhận xét sửa sai. - Giáo viên chốt: Bà cháu, ông cháu, cô dượng, anh em, chị em, cô cháu, cha mẹ - Chấm, nhận xét, sửa chữa bài. Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. giáo viên hướng dẫn cách làm + Em hiểu câu “ con cháu khôn ngoan vẻ vang cha mẹ”( con cái ngoan ngoãn thì ông bà cha mẹ vui lòng) + Vậy đây là câu tục ngữ ai đối với ai? ( con cháu đối với ông bà cha mẹ) - Giáo viên chốt ý: Để làm được bài tập cần hiểu các câu thành ngữ tục ngữ nói gì? - Học sinh làm theo nhóm. Giáo viên treo đáp án các nhóm trao đổi bài chấm. - Giáo viên nhận xét tuyên dương. Bài 3: Đặt câu theo kiểu câu Ai là gì? - Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm vào vở bài tập. 3 học sinh thi làm trên bài trên bảng lớp. GV: chấm, sửa bài. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt. - Về nhà xem lại các bài tập đã làm ở lớp. Thủ công Tiết 4: GẤP CON ẾCH ( Tiết 2) Tgdk/ 35 phút I/Mục tiêu: - Biết cách gấp con ếch. - Gấp được con ếch bằng gấiy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. II/ Đồ dùng dạy học: GV: + Mẫu con ếch được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát. + Tranh quy trình gấp con ếch. HS: + Giấy nháp, giấy thủ công + Bút màu, kéo thủ công. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ bài cũ : - Gọi 1 HS lên trình bày lại quy trình gấp con ếch - Nhận xét sửa sai - Nhận xét đánh giá, nhận xét bài cũ B/ Bài mới: Hoạt động 1: Học sinh thực hành gấp con ếch. - Gv gọi hs nhắc lại và thực hiện thao tác gấp con ếch theo các bước đã hướng dẫn. - Giáo viên cho học sinh quan sát và nhắc lại quy trình gấp con ếch theo các bước: + Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. + Bước 2: Gấp tạo hai chân trước con ếch. + Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi xem ếch của ai nhảy xa hơn, nhanh hơn - Tổ chức trưng bày sản phẩm. - Giáo viên và học sinh nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. - Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm: - Giáo viên cho học sinh nhận xét sản phẩm của các bạn trong nhóm.\ - Giáo viên nhận xét sản phẩm của học sinh. C/ Nhận xét, củng cố, dặn dò : - Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: giấy, kéo, bút màu để học bài “ Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh ”. - Nhận xét tiết học. Thứ sáu, ngày 24 tháng 08 năm 2012 Toán Tiết 20: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( không nhớ ) Sgk/21; Vbt/ 26; Tgdk/ 35 phút I/ Mục tiêu: - Hs biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ ). - Củng cố ý nghĩa của phép nhân. II/ Đồ dùng dạy học: Gv: bảng phụ Hs: Vbt III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: - Gọi 3 học sinh lên làm bài tập, kiểm tra vở trắng của học sinh. Bài 2: Tính 6 x 9 + 6 = 54 + 6 ; 6 x 5 + 29 = 30 + 29 ; 6 x 6 + 6 = 36 +6 = 60 ; = 59 ; = 42 Bài 3: Số vở bốn học sinh mua là: 6 x 4 = 24 ( quyển) ĐS: 24 quyển Bài 4: a) 12 ; 18 ; 24 ; 30 ; 36 ; 42 ; 48. b) 18 ; 21 ; 24 ; 27 ; 30 ; 33 ; 36. - Nhận xét đánh giá ghi điểm. Nhận xét bài cũ. B/ Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân - Giáo viên nêu phép tính: 12 x 3 = ?, Yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép tính. - Học sinh nêu cách tìm tích: 12 + 12 + 12 = 26 Vậy : 12 x 3 = 36 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính như sau: * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. x 3 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3. 36 - 3 Học sinh nêu lại cách nhân - Giáo viên cho học sinh làm bảng con: 24 x 2 ; 12 x 3 Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Tính - Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. - Học sinh đọc phép tính. Bài 2: Đặt tính rồi tính - Giáo viên cho học sinh làm và chữa 1 phép nhân, sau đó học sinh tự làm rồi sửa bài. - Học sinh làm vở, cho các bạn khác làm bảng con. - Nhận xét sửa sai. Bài 3: Bài toán - Học sinh đọc đề toán, nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán Tóm tắt: 1 tá: 12 cái khăn 4 tá: ? Cái khăn? - Học sinh làm bài vào vở, một học sinh làm bảng phụ. - Nhận xét đánh giá. Giải: Cả 4 tá khăn có số khăn mặt là: 12 x 4 = 48 ( chiếc ) Đáp số: 48 chiếc C/ Củng cố, dặn dò - Học sinh nêu lại cách đặt tính, cách tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ ). - Nhận xét tiết học. Tập làm văn Tiết 4: NGHE - KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. ĐIỀN VÀO GIẤY IN SẴN Sgk/36; Vbt/18,19; Tgdk/ 40 phút I/Mục đích, yêu cầu: - Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện : Dại gì mà đổi Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại một cách hồn nhiên. - Rèn kĩ năng viết: Điền vào mẫu đơn Điện báo II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ câu chuyện - Viết 3 câu hỏi trong chuyện - Mẫu điện báo. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Kiểm tra bài cũ - Giáo viên kiểm tra 2 học sinh, cho đọc lại Đơn xin nghỉ học. - Nhận xét đánh giá. B/ Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Kể chuyện: Bài 1: - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh . - Giáo viên kể lần 1(giọng vui, chậm rải) - Đặt câu hỏi gợi ý: + Vì sao bà mẹ doạ đổi cậu bé (Vì cậu bé nghịch). + Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? (Mẹ chẳng đổi được đâu ). +Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? ( Cậu bé cho rằng : không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa nghịch ngợm). - Giáo viên kể lần 2 - cho học sinh nhìn các gợi ý. - Gọi học sinh kể lại chuyện – ( học sinh khá giỏi ) - Cho học sinh thi kể lại chuyện lớp nhận xét - chọn bạn kể hay. Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài. - Một học sinh đọc mẫu đơn. Học sinh nắm tình huống mẫu điện báo. - TH: Em đi chơi xa, sợ bố mẹ,ông bà lo lắng, em cần điện về để họ yên tâm. - Yêu cầu của bài là gì ? ( Đưa vào mẫu điện báo, em viết tên người gửi, người nhận).giáo viên hướng dẫn học sinh điền. *Chú ý :+ Tên người gửi, người nhận phải ghi đầy đủ, chính xác nếu không thì bưu điện không biết gửi cho ai. - Nội dung ghi vắn tắt nhưng đầy đủ ( Vì bưu điện đếm chữ tính tiền). - Gọi vài em làm miệng - Cả lớp làm VBT. - Chấm chữa bài. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Dặn dò: Tập kể lại chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học. Chính tả ( N – V) Tiết 8: ÔNG NGOẠI Sgk / 35: Vbt/ 17,18; TGdk/ 40 phút I/Mục đích, yêu cầu:Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe - viết chính xác đoạn đoạn văn bài Ông ngoại - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó trong bài chính tả. - Làm các bài tập chính tả phân biệt các âm vần r/d/gi hay ân/âng II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 - HS : Bảng con , VBT III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Kiểm tra bài cũ - Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng đọc từng tiếng cho 3 em viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ ngữ: Thần Chết,Thần Đêm Tối. - Nhận xét ghi điểm. B/ Dạy bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết. - Giáo viên đọc một lần đoạn văn. Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung đoạn văn: + Đoạn văn có mấy câu ( 3 câu ) + Những chữ nào trong bài đượcviết hoa ( chữ đầu câu, đầu đoạn ) - Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai: vắng lặng, lang thang, loang lỗ, trong trẻo. - Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh... + Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì. + Giáo viên chấm 5 – 7 bài, nhận xét bài viết. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả Bài 1: viết 3 tiếng có vần oay : M : xoay, ngoáy , xoáy, hí hoáy Bài tập 2: Tìm và viết vào chỗ trống các từ: a/ giúp, dữ, ra. b/ sân, nang, cẩn thận - Cho học sinh thi đua giữa các tổ C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò - Cho học sinh đọc lại BT2 - Về nhà viết lại các từ viết sai. Xem bài sau. - Nhận xét tiết học. Mĩ thuật Tiết 4: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TRƯỞNG EM Tgdk/ 35 phút I/Mục tiêu: - Hiểu nội dung đề tài Trường em. - Biết cách vẽ tranh về đề tài Trường em. - Vẽ được tranh đề tài Trường em. II/ Đồ dùng dạy học: - Gv : Tranh của HS về đề tài trường em Bài vẽ của học sinh ở lớp trước. Hình gợi ý cách vẽ III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Nhận xét đánh giá. B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giáo viên dùng các loại quả để giới thiệu bài. Hoạt động 2 : Tìm , chọn nội dung đề tài. - Giáo viên giới thiệu vài loại quả đã chuẩn bị ở mục II để gợi ý - Đề tài về trường có thể vẽ những gì?( các bạ đang học hoặc vui choi.. - Các hình ảnh nào thể hiện đúng nôi dung chính trong bài? ( nhà, cây, người,.. Hoạt động 3: Cách vẽ tranh - Giáo viên gợi ý để HS chọn nôi dung phù hợp - Chọn hình ảnh chinh, phụ để làm rõ nôi dung tranh. - Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Thực hành - Gv quan sát HS để HD các em vẽ - Giáo viên theo dõi giúp đỡ. C/ Nhận xét, đánh giá, dặn dò - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ. - Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. - Chuẩn bị bài sau: quan sát hình dáng, màu sắc một số loại quả. - Nhận xét tiết học. Sinh hoạt lớp Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua. Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua 1/ Hạnh kiểm - Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè: - Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng tóc cắt ngắn.. - Tuy nhiên vẫn còn mộ số em cònnói chuyện trong giờ học 2/ Học lực: - Các em có ý thức trong học tập - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài: Hòa, Thảo, Đức, Phước, Ý. - Đi học đầy đủ, đúng giờ.. - Một số em biết giúp bạn trong học tập - Một số em học còn yếu: Lê 3/ Phương hướng : - Thực hiện tốt các nội quy củ trường lớp: Đi học đúng giờ, học bài và làm bài tập đầy đử trước khi đến lớp. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm - Tham gia tốt các hoạt động của nhà trường - Tiếp tục thu các khoản tiền.
Tài liệu đính kèm: