Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. Mục tiêu:

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).

- Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút.

- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

-Hiểu nội dung : ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.(trả lời được các CH trong SGK)

Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý .

II. Chuẩn bị:

- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn H luyện đọc.

 - Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý phần kể chuyện.

 

doc 37 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://2010
Ngày dạy:/./2010
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Ở LẠI CHIẾN KHU
TIẾT: 20
I. Mục tiêu:
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
- Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút.
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
-Hiểu nội dung : ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.(trả lời được các CH trong SGK)
Kể chuyện :
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý .
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn H luyện đọc.
	- Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý phần kể chuyện.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 ph
1 .Ổn định: 
Hát
Cả lớp hát
4 ph
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs đọc lại bài báo cáo kết quả thi đua.. và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét.
- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi
30ph
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Tranh gợi cho em biết điều gì?
- Hs quan sát
- Đó là một trại đơn sơ nhà tranh, vách nứa ở chiến khu chống Pháp. Một chú bộ đội ngồi bên các chiến sĩ nhỏ tuổi: trong câu chuyện người chiến khu bị giặc bao vây, đường tiếp tế lương thực, đạn dược bị cắt đứt. Vì vậy cuộc sống ở chiến khu vô cùng gian khổ.
Các chiến sĩ nhỏ tuổi và chỉ huy của các em nói chuyện gì? Các em hãy đọc bài này để tìm hiểu.
2. Luyện đọc:
- Đọc diễn cảm toàn bài
- Đọc giọng nhẹ nhàng, xúc động nhấn giọng các từ ngữ thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng
b. Hướng dẫn hs đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Hs đọc từng câu
 + Hs nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn
Theo dõi hs đọc. Hướng dẫn hs đọc đúng các từ mà hs đã phát âm sai
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
 + Hs nối nhau đọc 4 đoạn trong bài
 + Hs tìm hiểu nghĩa các từ mới trong đoạn
 + Hs đặt câu với từng thương thiết, báo tồn
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
3. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
- Hướng dẫn hs đọc từng đoạn 
- Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
- Hs trả lời
- Gọi hs đọc đoạn 2 trả lời.
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”
-Hs khá ,giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài 
- Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời
- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
- Hs trả lời
- Gọi 1 hs đọc đoạn 4 và trả lời 
- Tìm hiểu hình ảnh so sánh ở cuối bài
- Qua câu chuyện này em hiểu gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi về quốc dân?
4. Luyện đọc lại:
- Đọc lại đoạn 2 và hướng dẫn hs đọc đúng đoạn văn: giọng xúc động kiên quyết.
- Vài hs thi đọc đoạn văn
KỂ CHUYỆN
1. T nêu nhiệm vụ: dựa theo gợi ý, hs tập kể lại câu chuyện ở lại chiến khu
2. Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện theo gợi ý
- Gọi 1 hs đọc lại các câu hỏi gợi ý
1 HS đọc các câu hỏi gợi ý
- Các câu hỏi gợi ý là điểm tựa để nhớ lại nội dung câu chuyện. Các em cần nhớ các chi tiết của truyện để kể.
- Gọi 1 hs kể mẫu đoạn 2.
- 1 hs kể 
- Các em nên bắt đầu đoạn 2 bằng lời nói nối tiếp của trung đoàn trưởng
- Nghe trung đội trưởng nói vậy
 Hs đại diện 4 nhóm kể lại
Học sinh khá ,giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện 
4 ph
4. Củng cố:
Qua bài này giúp các em hiểu được điều gì?
Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò: 
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài:Chú ở bên Bác Hồ
Học sinh trình bày.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
TOÁN
ĐIỂM Ở GIỮA 
 TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
TIẾT: 96
I. Mục tiêu:
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: vở, bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 ph
1 .Ổn định: 
Hát
Cả lớp hát
4 ph
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết số liền trước và liền sau của số 9999
- Viết số và đọc
- Viết các số tròn nghìn từ 500 -> 10.000
- Nhận xét
30 ph
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
Học sinh lắng nghe
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu điểm ở giữa:
Học sinh lắng nghe
Vẽ hình như SGK và nói:
Trên đường thẳng ta lấy 3 điểm A,O,B thẳng hàng 
- Gọi H nhận xét
 A O B
- Trong đoạn AB: A ở bên trái điểm O, B là điểm bên phải điểm O. O là điểm giữa hai điểm A và B
- Vậy thế nào là điểm ở giữa
- Trên một đường thẳng có 3 điểm cho trước. Điểm ở giữa nằm giữa 2 điểm và thẳng hàng với nhau.
2. Giới thiệu về trung điểm của đoạn thẳng:
- Vẽ hình như SGK
M
 A 3cm 3cm B 
- Cô có đoạn thẳng AB cô lấy một điểm M, hãy đo xem AM và MB thế nào?
- Vậy M là điểm ở giữa chia đoạn thẳng AB làm 2 đoạn thẳng AM và Mb bằng nhau. Ta nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Vậy thế nào là trung điểm?
- Hs trả lời
3. Thực hành:
* Bài 1: T gọi hs nêu yêu cầu 
- Nêu câu hỏi
- Kết luận
* Bài 2: Gọi 1 hs đọc yêu cầu 
- Câu nào đúng, câu nào sai các em ghi S vào đầu câu
- Cả lớp ghi vào SGK
- Nhận xét bài
* Bài 3: 
- Yêu cầu hs nêu yêu cầu của đề bài
- HS nêu yêu cầu cả lớp ghi vào SGK bài làm
- Gọi hs trả lời và giải thích
- Nhận xét chung
4 ph
4. Củng cố:
Thi giaiû toán 
 Học sinh thực hiện
1 ph
5 Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: Luyện tập. 
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 2: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ 
TIẾT: 20
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau, không phân biệt màu da, ngôn ngữ
Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
Biết trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế, các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế, một số trang phục của các dân tộc 
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
- Tạo cơ hội cho hs thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
	- HS biết thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 ph
1 .Ổn định: 
Hát
Cả lớp hát
4 ph
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao thiếu nhi quốc tế cần phải đoàn kết với nhau?
- Hs trả lời
- Nêu những biểu hiện thể hiện tinh đoàn kết của thiếu nhi quốc tế
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu giờ học
2. Bài mới:
* Hoạt động 1:
Giới thiệu hình ảnh sưu tầm
- Hs trưng bày tranh ảnh sưu tầm được
- Cả lớp xem tranh
-Đại diện nhóm giới thiệu
- Các nhóm khác nhận xét hỏi chất vấn
- Nhận xét
Khơi gợi các nhóm Hóa đơn đã sưu tầm nhiều hình ảnh và có giải bày tốt.
* Hoạt động 2:
Viế thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước
- Thảo luận
- Lựa chọn nên viết thư gửi cho các bạn nước nào?
- Gợi ý các em viết thư cho các bạn đang bị sóng thần
- Nội dung thư sẽ viết những gì?
- Cả nhóm tiến hành viết thư (theo nhóm)
- Thông qua nội dung thư và ký tên tập thể
- Gửi người đi giử thư
* Hoạt động 3:
Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế
- Hát – múa bài thiếu nhi thế giới liên hoan
KL: Thiếu nhi Việt Nam và thiết nhi thế giới tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, song đều là anh em, bạn bè, chủ nhân tươnglai của đất nước.
5 ph
3. Củng cố, dặn dò:
- Về xem lại bài và tìm các bài thơ, hình ảnh về đề tài trên.
- Nhận xét tiết học
TOÁN
LUYỆN TẬP
Tiết: 97
I. Mục tiêu:
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: vở, bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 ph
1 .Ổn định: 
Hát
Cả lớp hát
4 ph
2. Kiểm tra bài cũ:
A. Kiểm tra:
- Tìm 1 hs lên tìm điểm giữa của đoạn thẳng
Học sinh trình bày.
A B
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Bài mới:
* Bài 1: Nêu yêu cầu 
- Đo độ dài của đoạn thẳng.
- Chia đoạn thẳng AB ra làm hai phần bằng nhau
- Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB
Làm tương tự với bài b
- Gọi 1 hs lên bảng làm
* Bài 2: Yêu cầu hs thực hành
- Yêu cầu hs thực hành
- Gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB.
- Đánh dấu đặt tên điểm để được trung điểm của đoạn thẳng DC và AB
- Nhận xét
- Trình bày sản phẩm
4 ph
4. Củng cố :
 Qua bài này giúp các em hiểu được điều gì?
Nhận xét.
Học sinh trình bày.
1 ph 
5 Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: So sánh các số trong phạm vi 10 000.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHÍNH TẢ
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
TIẾ ... õ làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em 
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? 
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu ?
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 40: Thực vật.
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh lắng nghe
Cả lớp tham gia vừa hát vừa chuyền hộp. 
Học sinh trình bày. 
Các bạn khác nghe và bổ sung.
Bài 40
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
THỰC VẬT
I/ MỤC TIÊU :
Biết được cây đều có rễ, thâ, lá, hoa quả.
Nhận ra sự đa dạng và phong phú của sự vật.
Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ đuợc thân r6ẽ, lá hoa, quả của một số cây.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trang 76, 77 trong SGK, các cây có ở sân trường, vườn trường.
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thực vật ( 1’ )
Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh
Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình trang 76, 77 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Hãy giới thiệu tên của một số cây trong hình. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát cây cối ở khu vực do Giáo viên phân công
Giáo viên giao nhiệm vụ và gọi một vài học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh trường
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự:
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên giới thiệu tên một số cây trong SGK trang 76, 77
+ Hình 1: cây khế
+ Hình 2: cây vạn tuế ( trồng trong chậu đặt trên bờ tường ), cây trắc bách diệp ( cây cao nhất ở giữa hình )
+ Hình 3: cây kơ-nia ( cây có thân to nhất ), cây cau ( cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ-nia )
+ Hình 4: cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre,
+ Hình 5: cây hoa hồng
+ Hình 6: cây súng
Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
Hoạt động 2 : Làm việc Cá nhân ( 7’ ) 
Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một số cây 
Phương pháp : thực hành 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì màu vẽ một vài cây mà các em quan sát được. Các em có thể vẽ phác ở ngoài sân rồi vào lớp hoàn thiện bài vẽ của mình hay các em vẽ theo trí nhớ của mình về một số cây đã quan sát được 
Giáo viên lưu ý học sinh tô màu. Ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ
Giáo viên cho từng Cá nhân trình bày bài vẽ của mình
Cho học sinh tự giới thiệu về bức tranh của mình
Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 41 : Thân cây. 
Hát
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Học sinh quan sát
Học sinh nhắc lại
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh thực hành vẽ theo yêu cầu của Giáo viên
Học sinh trình bày. 
Học sinh giới thiệu
THỦ CÔNG
TIẾT 20
ĐAN NONG MỐT 
I/ MỤC TIÊU : 
Biết cách đan nong mốt.
Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau
Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm nan
II/ CHUẨN BỊ :
	GV : mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa ) cókích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. 
Tranh quy trình đan nong mốt
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
II/ CHUẨN BỊ :
	GV : mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa ) cókích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. 
Tranh quy trình đan nong mốt
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: Đan nong mốt ( tiết 1 ) ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán các bài đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài : Đan nong mốt ( tiết 2 ) ( 1’ )
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình 
Mục tiêu : giúp học sinh giúp học sinh ôn lại cách đan nong mốt
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên treo tranh quy trình đan nong mốt lên bảng. 
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt :
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan .
Giáo viên hướng dẫn : đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô.
Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc.
Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy bìa.
Giáo viên gắn sơ đồ đan nong mốt và nói: đây là sơ đồ hướng dẫn các đan các nan
Đan nong mốt bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. 
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 lên và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: giống như đan nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ tư: giống như đan nan ngang thứ hai.
Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ bảy.
Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
Hoạt động 2: học sinh thực hành cắt, dán chữ (14’)
Mục tiêu : giúp học sinh thực hành đan nong mốt đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp : Trực quan, quan sát, thực hành 
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Nhận xét, dặn dò: 
Chuẩn bị : Đan nong đôi 
Nhận xét tiết học
Hát
9 ô
1 ô
Nan ngang
9 ô
1 ô
Nan dán nẹp xung quanh
Nan 
dọc
Nan ngang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
6
5
4
3
2
1
Học sinh nhắc lại 
Học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt theo nhóm
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TIẾT 20.
I Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần 20
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
- Rèn luyện cho học sinh có thói quen tự tin và mạnh dạn phát biểu trước tập thể lớp.
- Rèn luyện thói quen báo cáo đúng sự thật.
II. Những thực hiện tuần qua:
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ.
 Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 
 - Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Thực hiện tốt An toàn giao thông, khi tham ATGT phải đội mũ bảo hiểm.
 * Thực hiện diệt muỗi vằn để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
 * Ăn chín uống chín phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp.
 * Phòng tránhb tai nạn thương tích và té nước và H1N1 và ATGT
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Văn nghệ, trò chơi:
Văn nghệ: Ôn lại các bài hát chủ đề tháng. 
Khối trưởng duyệt
Phó hiệu trưởng chuyên môn duyệt 
An Thạnh, ngày.........tháng..... năm 2010
Tổ trưởng
 An Thạnh ngày.....tháng.... năm 2010
 Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 20 CKT 3 cot.doc