Tiết 1: Toán
Tiết 20 : Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ )
A. Mục tiêu:
- HS biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(không nhớ)
- Củng cố về ý nghĩa của phép nhân
B- Đồ dùng dạy học :
GV : Bảng phụ - Phiếu HT
HS : SGK
C -Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tuần 5: Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013 Tiết 1: Toán Tiết 20 : Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ ) A. Mục tiêu: - HS biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(không nhớ) - Củng cố về ý nghĩa của phép nhân B- Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ - Phiếu HT HS : SGK C -Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Đọc bảng nhân 6? - Nhận xét, cho điểm 3. Bài mới: a) HĐ 1: HD HS Thực hiện phép nhân: - Ghi bảng: 12 x 3 = ? - Nêu cách tìm tích? - HD đặt tính và nhân theo cột dọc như SGK b) HĐ 2: Thực hành: Bài 1: Tính Bài 2: - Nêu cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính? - Chấm bài, chữa bài Bài 3: - Đọc đề? - BT cho biết gì? - BT yêu cầu gì? - Chấm bài, nhận xét. D- Các hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố: - Ôn các bảng nhân từ 2 đến 6 2. Dặn dò: - Ôn lại bài - Hát -3 HS đọc 12 + 12 + 12 = 36 12 12 x 3 = 36 3 36 - HS làm phiếu HT- 3 HS chữa bài - Làm phiếu HT - HS nêu và thực hiện 32 11 42 13 x x x x 3 6 2 3 96 66 84 39 - Làm vở - 1 HS chữa bài trên bảng - 1 hộp có 12 bút - 4 hộp có ? bút Bài giải Cả bốn hộp có số bút chì màu là: 12 x 4 = 48( bút chì) Đáp số: 48 bút chì màu. - HS thi đọc Tiết 2: Thể dục ( Giáo viên chuyên dạy) ******************************** Tiết 3: Tiếng Việt (TC ) Rèn đọc Người lính dũng cảm I. MỤCTIÊU A-TẬP ĐỌC: -Đọc đúng các từ: cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, hoảng sợ, buồn bã. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú lính nhỏ ,viên tướng ,thầy giáo ). -Hiểu các từ ngữ : quả quyết, nghiêm giọng ,thủ lĩnh. HS hiểu được khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sưả lỗi là người dũng cảm. -Giáo dục HS biết nhận lỗi và sửa lỗi. B-KỂ CHUYỆN: -Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. -HS theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét,đánh giá đúng lời kể của bạn. -Động viên nhắc nhở HS học tập người lính nhỏ trong câu chuyện. II. CHUẨN BỊ: -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK , bảng phụ . -HS:Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Ổn định: Nề nếp . 2. Bài cũ :Ông ngoại . H: Thành phố sắp vào thu có gì đẹp? H: Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên? H:Nêu nội dung chính ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Luyện đọc . -GV đọc mẫu lần 1. -Yêu cầu HS đọc bài. -Yêu cầu cả lớp đọc thầm. H:Trong bài có mấy nhân vật? Kể tên các nhân vật? -Cho HS đọc nối tiếp từng câu. -GV theo dõi hướng dẫn phát âm từ khó . -Yêu cầu HS đọc từng đoạn . -GV treo bảng phụ HD cách đọc đúng các câu mệnh lệnh ,câu hỏi... -GV nhận xét và nêu cách đọc đúng. +Lời viên tướng : Vượt rào, / bắt sống lấy nó !// -chỉ những thằng hèn mới chui .-Về thôi ! +Lời chú lính nhỏ :Chui vào à ?(rụt rè ,ngập ngừng )-Ra vườn đi !(khẽ rụt rè )-Nhưng như vậy là hèn .(quả quyết ) -Gọi HS đọc . -Yêu cầu HS đọc trong nhóm . -Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu. - GV nhận xét-Tuyên dướng . Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và 2. H: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì?Ở đâu? H: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? H: Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì? Giảng từ : Thủ lĩnh :người đứng đầu . -Yêu cầu HS rút ra ý 1. Y1: Hậu quả của trò chơi đánh trận giả. -Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại. H: Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp? H: Ai là “Người lính dũng cảm” trong truyện này? Vì sao? H: Em học được gì từ chú lính nhỏ trong bài? Giảng từ: Nghiêm giọng: nói bằng giọng nghiêm khắc. Quả quyết: dứt khoát không chút do dự. -Yêu cầu HS rút ý 2. Ý 2: Chú lính nhỏ biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm rút nội dung chính. -GV rút NDC ghi bảng . Nội dung chính: Chú lính nhỏ đã biết nhận lỗi và sửa lỗi. Hoạt động 3:Luyện đọc lại. - YC học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp -GV nhận xét và hướng dẫn cách đọc. -GV treo bảng phụ HD cách đọc đoạn văn -Về thôi ! // -Nhưng / như vậy là hèn . // Nói rồi ,chú lính qủa quyết bước về phía vườn trường . // Những người lính và viên tướng / sững lại / nhìn chú lính nhỏ .// Rồi, / cả đội bước nhanh theo chú, / như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm .// -Yêu cầu HS thi đọc đoạn văn . - GV đọc mẫu lần 2. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo đọan. GV nhận xét-tuyên dương . - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo các vai: người dẫn chuyện, chú lính, viên tướng, thầy giáo. -Nhận xét và tuyên dương Hoạt động 4: Kể chuyện. - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV dán tranh minh họa truyện lên bảng. - Yêu cầu HS kể trong nhóm. - Yêu cầu HS kể trước lớp. - Tổ chức các nhóm thi kể chuyện. - GV nhận xét tuyên dương. -HS theo dõi . -1 HS khá đọc bài –đọc chú giải . -HS đọc thầm và tìm hiểu. - Có ba nhân vật:( viên tướng, chú lính, thầy giáo ). -HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy. -HS phát âm từ khó. -HS đọc nối tiếp từng đoạn . -HS đọc đúng các câu trên bảng phụ. -HS theo dõi. - HS nối tiếp nhau đọc - nhận xét sửa sai -HS đọc theo nhóm hai. -Đại diện 4 nhóm đọc- nhận xét. -1 HS đọc.lớp đọc thầm theo . -Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường . -Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường. - Hàng rào đổ.Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ,hàng rào đè lên chú lính nhỏ. -HS rút ra ý 1. -HS nhắc . -1 HS đọc. -Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm. - Chú lính chui qua hàng rào là người lính dũng cảm. Vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi. Khi có lỗi phải nhận lỗi và sửa lỗi. -HS trả lời. -1 HS nhắc lại. -HS thảo luận nhóm hai .Đại diện nhóm trả lời . -HS nhắc lại. -HS thực hiện . nghe và nhận xét bạn đọc. - HS theo dõi. -2HS thi đọc đoạn văn . cả lớp theo dõi nhận xét . - Cả lớp theo dõi. -4 HS đọc diễn cảm theo đoạn. Cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc hay . - Giải lao 5 phút. - Luyện đọc trong nhóm, sau đó 2 nhóm thi đọc bài theo vai. - HS nhận xét nhóm đọc hay . - 2 HS đọc yêu cầu. - HS quan sát. - HS kể theo nhóm 4 em. -4 HS kể nối tiếp, mỗi HS một đoạn . - 2 nhóm kể, HS cả lớp theo dõi và nhận xét nhóm kể hay . 4. Củng cố – Dặn dò: H: Em đã bao giờ dũng cảm nhận lỗi chưa? Khi đó em đã mắc lỗi gì ? GV giáo dục HS : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi .Người dám nhận lỗi ,dám sữa chữa khuyết điểm của mình là người dũng cảm . Về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe ************************************** Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013 Tiết 1: Đạo đức ( Giáo viên chuyên dạy) ************************************** Tiết 2: Thể dục ( Giáo viên chuyên dạy) *************************************** Tiết 3: Tin học ( Giáo viên chuyên dạy) *************************************** Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2013 Tiết 1: Toán (TC) Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố cho HS về đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ ) - Củng cố về ý nghĩa của phép nhân II. Đồ dùng GV : Nội dung HS : Vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ - Đặt tính rồi tính 36 x 4 15 x 7 85 x 5 2. Bài mới * Bài 1 : Tính 49 37 68 x x x 3 5 6 - GV nhận xét * Bài 2 : Tìm x X : 3 = 79 X : 6 = 48 - Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép tính X : 3 = 79 - Muốn tìm SBC ta làm thế nào ? - GV nhận xét bài làm của HS * Bài 3 : Một cuộn dây dài 63m. Hỏi 4 cuôn dây như thế dài bao nhiêu mét ? - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV chấm bài, nhận xét - 3 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con 36 15 85 x x x 4 7 5 144 105 425 - Nhận xét bài của bạn + 3 em lên bảng, cả lớp làm bài vào vở 49 37 68 x x x 3 5 6 147 185 408 - Đổi vở, nhận xét bài làm của bạn - X : số bị chia, 3 : số chia, 79 : thương - Lấy thương nhân với số chia - 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vở X : 3 = 79 X : 6 = 48 X = 79 x 3 X = 48 x 6 X = 237 X = 288 - 2 HS đọc bài toán - HS trả lời - HS tóm tắt và giải bài toán Tóm tắt Một cuộn : 63m 4 cuộn như thế dài .....m ? Bài giải 4 cuôn dây như thế dài số m là : 63 x 4 = 252 ( m ) Đáp số : 252 m *************************************** Tiết 2: Âm nhạc ( Giáo viên chuyên dạy) ************************************* Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp Chủ điểm tháng 9 : MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU HOẠT ĐỘNG 2:CHÚNG EM VỀ “ MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU “ 2.1. Mục tiêu hoạt động : - Qua những bức tranh tự vẽ ,Hs thể hiện tình cảm của mình qua trường lớp , với thầy cô, bạn bè . - Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý, gắn bó với ngôi trường thân yêu của mình. - Phát huy năng khiếu vẽ và khả năng biểu cảm của học sinh qua tranh vẽ. 2.2. Quy mô hoạt động : - Tổ chức theo quy mô lớp. 2.3. Tài liệu và phương tiện : - Các tranh vẽ về trường lớp , thầy cô năm trước . - Giấy màu, bút vẽ, 2.4. Các bước tiến hành : Bước 1 : chuẩn bị - Theo yêu cầu vẽ tranh đã nhắc ở tuần trước - Nội dung vẽ tranh theo chủ đề “ Mái trường “ bức tranhcần thể hiện khung cảnh trường lớp , hoạt động của bạn bè, thầy cô trong trường , - Hình thức trình bày : vẽ tranh trên khổ giấy A4 hoặc to hơn, góc cuối ở bên phải ghi tên người vẽ , có thể đặt tên cho bức tranh. - Cả lớp đều tham gia vẽ tranh . Mỗi nhóm được phân công một khu vực triển lãm. - Công bố danh sách BGK : GVCN , Lớp trưởng , lớp phó, mời GV mĩ thuật cố vấn cho triển lãm. - Cử chọn người dẫn chương trình. Bước 2 : Vẽ tranh HS lựa chgọn nội dung và tiến hành vẽ tranh ( có thể xin ý kiến đóng góp của GV dạy mĩ thuật hoặc người thân ,..) Nộp tranh vẽ cho tổ trưởng trước 2-3 ngày . Mỗi nhóm cử một đại diện thuyết minh bức tranh của tổ mình trong triển lãm. Bước 3 : Trưng bày tranh , triển lãm tranh theo chủ đề : Mái trường thân yêu . Bước 4 : triển lãm tranh . các tiết mục văn nghệ GV khai mạc và giới thiệu ý nghĩa cuộc triển lãm tranh . Cả lớp bình chọn bức tranh đẹp, treo lên bảng, BGK hội ý nhanh để đưa ra kết luận tranh đạt giải ( Trao giải nếu có điều kiện ) Bước 5 : Nhận xét, đánh giá GV động viên, khen ngợi học sinh có ý thức và tinh thần cố gắng trong lớp. Nhấn mạnh tranh vẽ thể hiện tình cảm của các em với mái trường, thầy cô, bạn bè. Đặc biệt có những bức tranh đẹ , giàu cảm xúc,mong các em phát huy năng khiếu hội hoạ để truyền chjo người xem những cảm xúc của mình . Tuyên bố kết thúc triển lãm. Dặn dò : chuẩn bị cho HĐ 3 tiếp theo *********************************** Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013 Tiết 1: Tin học ( Giáo viên chuyên dạy) *************************************** Tiết 2: Toán (TC) Luyện tập Củng cố Bảng chia 6 A. Mục tiêu: - HS dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6 - Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn. B. Đồ dùng GV: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn. Bảng phụ HS : SGK C- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1/ Tổ chức: 2/ Kiểm tra: - Đọc bảng nhân 6? - Nhận xét, cho điểm. 3/ Bài mới: a) HĐ1: HD lập bảng chia6: - Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. " 6 lấy 1 lần được mấy?"- Ghi bảng 6 x 1 = 6 - Có 6 chấm tròn, chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm. Được mấy nhóm? - Ghi bảng : 6 : 6 = 1 - GV làm tương tự với các phép tính còn lại để hoàn thành bảng chia 6 Hoạt động của trò - Hát - 2 HS đọc - Nhận xét - 6 lấy 1 lần được 6 - Được 1 nhóm - Đọc bảng chia 6( Đọc CN + ĐT) 6 : 6 = 1 * Luyện HTL bảng chia 6 b) HĐ 2: Luyện tập * Bài 1: Tính nhẩm - Tính nhẩm là tính ntn? - Nhận xét, cho điểm Bài 2: Tính nhẩm - Đọc đề? - Từ một phép nhân ta được viết được thành mấy phép chia? * Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia. * Bài 3: - BT yêu cầu gì? - BT hỏi gì? - Chấm bài, nhận xét. 4/ Củng cố: - Đồng thanh bảng chia 6? * Dặn dò: Ôn bảng chia 6 12 : 6 = 2 18 : 6 = 3 ............... 60 : 6 = 10 - Nghĩ trong đầu và ghi KQ ra giấy. - HS nêu KQ - HS đọc - Làm miệng 6 x 4 = 24 6 x 2 = 12 24 : 6 = 4 12 : 2 = 6 24 : 4 = 6 12 : 6 = 2 - Đọc đề - HS nêu - Làm vở Bài giải Độ dài của mỗi đoạn dây đồng là: 48 : 6 = 8( cm) Đáp số: 8 cm. - HS đọc ********************************************* Tiết 3: Tiếng Việt (TC) Luyện viết: Người mẹ I.Mục tiêu: 1.Rèn kĩ năng viết chính tả -Nghe viết chính xác đoạn 1 của bài (Từ Người mẹđi đâu ) -Viết đúng các tên riêng và các từ khó : hớt hải, đêm ròng, thiếp đi, mặc áo choàng, -Tìm đúng các từ chứa tiếng có âm đầu v , d ,gi , tr / ch II. Đồ dùng dạy học -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài -Ghi đề bài 2.Hướng dẫn HS nghe viết a.Hướng dẫn chuẩn bị -Gv đọc đoạn chính tả -Gọi 2,3 HS đọc lại Hỏi: +Đoạn văn có mấy câu ? +Tìm tên riêng trong bài? -Hỏi để củng cố cách viết các tên riêng ? -Yêu cầu HS viết các từ khó đã nêu ở phần mục tiêu vào bảng con b.GV đọc bài cho HS viết -Gv theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút của HS c.Chấm chữa bài -Yêu cầu HS đổi vở, nhìn bài viết trên bảng, soát lỗi, ghi số lỗi ra ngoài lề vở -GV chấm từ 5-7 bài, nhận xét về nội dung, cách trình bày, chữ viết của HS 3.Hướng dẫn Hs làm bài tập *Bài 1 -Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập -Điền vào chỗ trống r , d hoặc gi ? Hát u, u dương, dịu àng, ải thưởng, thể ục, thúc ục, àn đồng ca, àn bầu, nước mắt àn rụa -Yêu cầu HS tự làm bài -Chữa bài, nhận xét *Bài 2 -Gọi một HS đọc yêu cầu của bài tập Tìm các tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch có nghĩa như sau -Trái nghĩa với chung. -Cùng nghĩa với leo. -Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay, rửa rau -Cho 3 HS lên bảng thi làm bài, cả lớp làm bài trên giấy nháp -Nhận xét , chốt lại các tiếng đúng với yêu cầu bài tập và cho cả lớp sửa bài 3.Củng cố dặn dò -Nhận xét tiết học, nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết -Dặn dò HS -Nghe -2 HS đọc lại đề bài -Nghe -Đọc lại -Trả lời -Thần Chết, Thần Đêm Tối -Luyện viết các từ khó -1 Hs viết bài trên bảng, lớp viết bài vào vở -Đổi chéo vở, soát lỗi -Quan sát, suy nghĩ -1 Hs lên bảng làm bài, lớp giải vào vở -Nhận xét bài làm của bạn -Đọc yêu cầu -Thi làm bài -Nhận xét **********************************
Tài liệu đính kèm: