Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2006-2007 (Bản 3 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2006-2007 (Bản 3 cột)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu:

-Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn khác nhau và luôn phải đối mặt với những thử thách.

-Cần phải khắc phục, vượt qua thử thách khó khăn bằng ý chí, quyết tâm của chính bản thân mình, biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy.

2. Thái độ.

-Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội.

-Có ý thức khắc phục những khó khăn của bản thân mình trong họ tập cũng như trong cuộc sống và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.

3. Hành vi

-Xác định được những khó khăn, những thuận lợi của mình.

-Lập ra được kế hoạt vượt khó cho bản thân.

-Biết giúp đỡ những người có khó khăn hơn mình.

II. Phương pháp

-Kể chuyện.

-Toạ đàm.

-Thảo luận nhóm.

-Nêu vấn đề.

-Điều tra.

-Trò chơi: Đúng –sai.

III. Chuẩn bị.

.Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.

-Bảng phụ.

-Phiếu tự điều tra bản thân.

-Giấy màu xanh- đỏ cho mỗi HS.

 

doc 38 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2006-2007 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 5
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
 2
Đạo đức 
Tập đọc
Chính tả 
Toán 
Lịch sử
Có chí thì nên ( Tiết 1)
Một chuyên gia máy xúc 
Nghe viết : Một chuyên gia máy xúc .
Oân tập bảng đo đơn vị độ dài 
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
 3
Toán 
LTvà Câu
Kể chuyện 
Khoa học 
Kĩ thuật
Oân tập bảng đo đơn vị khối lượng 
Mở rông vốn từ hoà bình 
Chuyện đã nghe đã đọc 
Thực hành nói không đối với các chất gây nghiện ( Bài 9)
Thêu chữ V ( tiết 1)
 4
Tập đọc
TLV
Thể dục
Toán 
Địa lý
Ê – Mi –Li , con
Luyện tập làm báo cáo thống kê 
Bài 9
Luyện tập 
Vùng biển nước ta 
 5
Toán
 LT và Câu
Mĩ thuật
Khoa học
Kĩ thuật
Đề ca mét vuông , héc tô mét vông 
Từ đống âm
Bài 5
Thực hành nói không với các chất gây nghiện ( bài 10)
Thêu chữ V ( Tiết 2)
 6
Aâm nhạc
Toán 
Thể dục
Tập làm văn 
SH –N Giờ
Bài 5
Mi li mét vuông bảng đơn vị đo diện tích 
Bài 10
Trả bài văn tả cảnh 
Đọc thư Bác Hồ gửi học sinh . 
Thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2006
ĐẠO ĐỨC
BÀI : CÓ CHÍ THÌ NÊN ( TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu: 
-Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn khác nhau và luôn phải đối mặt với những thử thách.
-Cần phải khắc phục, vượt qua thử thách khó khăn bằng ý chí, quyết tâm của chính bản thân mình, biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy.
2. Thái độ.
-Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội.
-Có ý thức khắc phục những khó khăn của bản thân mình trong họ tập cũng như trong cuộc sống và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
3. Hành vi
-Xác định được những khó khăn, những thuận lợi của mình.
-Lập ra được kế hoạt vượt khó cho bản thân.
-Biết giúp đỡ những người có khó khăn hơn mình.
II. Phương pháp
-Kể chuyện.
-Toạ đàm.
-Thảo luận nhóm.
-Nêu vấn đề.
-Điều tra.
-Trò chơi: Đúng –sai.
III. Chuẩn bị.
.Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
-Bảng phụ.
-Phiếu tự điều tra bản thân.
-Giấy màu xanh- đỏ cho mỗi HS.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – TL
 Giáo viên
Học sính
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài.
3. Tìm hiểu bài.
HĐ1:Tìm hiểu thông tin.
HĐ2: Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn.
HĐ3:Liên hệ bản thân.
-GV gọi một số HS lên bảng trả lời câu hỏi : Thế nào là người sống có trách nhiệm ? Cho ví dụ ?
-Nhận xét cho điểm HS.
-Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-GV tổ chức cho HS cả lớp cùng tìm hiểu thông tin về Trần Bảo Đồng.
+Gọi 1 HS đọc thông tin trang 9 SGK.
+Lần lượt nêu các câu hỏi sau và yêu cầu HS trả lời.
.Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập?
.Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
.Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng?
-GV nhận xét các câu trả lời của HS.
-GV nêu kết luận: Dù rất khó khăn nhưng Đồng đã biết cách sắp xếp thời gian hợp lí, có phương pháp học tốt nên anh đã vừa giúp đỡ gia đình vừa học giỏi.
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi 1 trong cá tình huống sau, yêu cầu các em thảo luận để giải quyết tình huống.
1)Năm nay lên lớp 5 nên K Hoa và K Hồng phải xuống tận dưới trường huyện học. Đường từ bản đến trường huyện rất xa phải qua đèo, qua núi. Theo em K Hoa và K Hồng có thể có những cách xử lí như thế nào? Hai bạn làm thế nào mới là biết cố gắng vượt khó khăn?
2) Giữa năm học lớp 4 Tâm An phải nghỉ học để đi chữa bệnh. Thời gian nghỉ lâu quá nên cuối năm Tâm An không được lên lớp 5 cùng các bạn. Theo em Tâm An có thể có những cách xử lí như thế nào? Bạn làm thế nào mới đúng?
-GV mời đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
-Gv nhận xét cách ứng xử của HS, nêu kết luận cách ứng xử đúng.
-GV nêu: cho dù khó khăn đến đâu các em cũng phải cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, không được bỏ học giữa chừng. Trong tình huống 1 hai bạn có thể xin vào học trường dân tộc nội ..
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, liên hệ bản thân với yêu cầu như sau:
1. Em hãy kể 3-4 khó khăn của em trong cuộc sống và học tập và cách giải quyết những khó khăn đó cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
2 .Nếu khó khăn em chưa biết khắc phục, hãy nhờ các bạn tronng nhóm cùng suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết. 
-GV cho HS các nhóm làm việc.
+Yêu cầu HS nêu khó khăn của mình.
+Yêu cầu HS khác đưa ra hướng dẫn giải quyết giúp bạn.
H: Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì?
KL: khi bạn gặp khó khăn, chúng ta cần biết giúp đỡ và động viên bạn vượt khó khăn. Còn với khó khăn của chính mình, chúng ta cần cố gắng, quyết tâm, vững vàng ý chí thì sẽ vượt qua được.
-GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những tấm gương vượt khó ở xung quanh các em.
-2 HS lên bảng , lớp nhận xét 
-Hoạt động theo hướng như sau:
+1 HS khá đọc cho HS cả lớp cùng nghe.
+Mỗi câu hỏi 1 HS TB trả lời, HS khác bổ sunng ý kiến và đi đến thống nhất.
-Cuộc sống của Đồng gặp khó khăn, anh em đông, nhà nghèo, mẹ lại hay đau ốm. Vì thế ngoài giờ học Đông phải giúp mẹ bán bánh mì.
-Đồng đã biết sử dụng thời gian một cách hợp lý, có phương pháp học tốt vì thế suốt 12 năm học Đồng luôn đạt HS giỏi. Năm 2005, Đồng thi vào trường Đại học khoa học tự nhiên TPHCM và đỗ thủ khoa.
-Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu nhưng có niềm tin, ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua được hoàn cảnh.
-Mỗi nhóm 4 HS cùng thảo luận để giải quyết 1 trong các tình huống mà GV đưa ra.
-K Hoa và K Hồng có thể ngại đường xa mà bỏ học không xuống trường huyện nữa.
Theo em hai bạn nên cố gắng đến trường, dù phải trèo đèo, lội suối. Hai bạn mới hoc đến lớp 5 còn phải học thêm rất nhiều nữa.
2) Vì phải học lại lớp 4, không được lên lớp 5 cùng các bạn Tâm An có thể chán nản và bỏ học hoặc học hành sa sút. Tâm An cần giữ sức khoẻ, và vui vẻ đến trường cho dù phải học lại lớp 4.
-2 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
-HS chia thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng hoạt động để thực hiện yêu cầu.
-HS thực hiện.
-Chúng ta nên giúp đỡ bạn và động viên bạn vượt khó khăn.
-Nghe.
 -------------------------------------------
TẬP ĐỌC
BÀI : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I.Mục tiêu.
+Đọc lưu loát toàn bài.
-Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
-Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật.
+Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện.
-Hiểu nội dung : Qua tình cảm chân thành giữa một nhân vật Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
2Giới thiệu bài.
3 Luyện đọc.
HĐ1: GV đọc bài lượt 1.
HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp.
HĐ3: Cho HS đọc cả bài.
4. Tìm hiểu bài.
5. Đọc diễn cảm.
6. Củng cố dặn dò.
-GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
-Nhận xét và cho điểm HS.
-Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt ghi tên bài.
-Cần đọc với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. Cần chú ý khi đọc tên nước ngoài.
- chia đoạn:2 đoạn.
-Đ1: Từ đầu đến giản dị, thân mật.
-Đ2; Còn lại.
-Cho HS đọc.
-Luyện đọc từ ngữ khó: loãng, rải
-Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
-Cho HS đọc cả bài 
Đ1:Cho HS đọc đoạn 1.
H: Anh Thuỷ gặp A –lếch-xây ở đâu?
-Gv A-lếch-xây là một người nga. Nhân dân liên xô luôn kề vai sát cánh với Việt Nam
H: Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ của A-lếch-xây.
H; Vì sao A-lếch-xây khiến ảnh Thuỷ đặc biệt chú ý.
Đ2:
-Cho HS đọc đoạn 2.
H: Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ với A-lếch –xây.
-Qua lời chào hỏi, qua cái bắt tay ta thấy cuộc gặp gỡ giữa 2 người diễn ra rất thân mật.
H:Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, nhấn giọng như đã hướng dẫn.
-GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng..
-GV đọc đoạn cần luyện 1 lượt.
-Cho HS đọc.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài vừa học.
-Chuẩn bị bài Ê-mi-li, con
-2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
- 4-6 HSTB, Yếu đọc nối tiếp nhau 
-2 HS khá đọc cả bài 1 lượt.
-1 HS đọc chú giải.
-3 HS TB
-1 HS Khá ( Giỏi )đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
-Anh Thuỷ gặp A –lếch-xây tại một công trường xây dựng
-
-Vóc người cao lớn, dáng đứng sừng sững.Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.
-Vì: Người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn đặc biệt.
-1 HS đọc cả lớp theo dõi.
-"A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt má xanh"
..
-Hs trả lời tự do miễn là nói rõ được lí do.
-Nghe.
-HS luyện đọc đoạn.
----------------------------------------------------
CHÍNH TẢ
BÀI : NGHE VIẾT “ MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚ ... ùch rút chỉ.
* Các tổ trưởng kiểm tra báo cáo.
-Nhóm trưởng theo dõi, giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
-Thực hiện các thao tác thêu.
-Nhận xét các thao tác thêu rút kinh nghiệm.
* Lưu ý các khuyết điểm cho tiết học sau.
-Cất sản phẩm cho tiết học sau.
Thứ sáu ngày 6 tháng 10 năm 2006
TOÁN
BÀI : MI LI MÉT VUÔNG BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I/Mục tiêu
	Giúp học sinh:
- Biết tên gọi kí hiệu, độ lớn của mi – li – mét vuông. Quan hệ với mi – li – mét vuông và xăng – ti – mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
II/ Đồ dùng học tập
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 cm, 1 bảng kẻ sẵn các dòng và cột như sách giáo khoa mà chưa viết các chữ các số.
	III/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
1: Bài cũ
2: Bài mới
GTB
HĐ1:Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi- li- mét vuông
HĐ 3: Luyện tập. Bài 1: 
Bài 2:
Bài 3: 
HĐ3: Củng cố- dặn dò
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã biết. Điền số vào chỗ chấm.
1cm2 =dm2, 1dm2 =m2
100m2 = dam2, 100dam2 = hm2
- Dẫn dắt ghi tên bài.
- Yêu cầu nhắc lại tên đơn vị đo diện tích đã học.
GT: Để đo những diện tích rất bé người ta dùng đơn vị đo là mi – li- mét vuông.
- Tương tự như những đơn vị đo diện tích khác, các em háy đoán xem mi – li – mét vuông là diện tích của hình vuông c ó kích thứơc như thế nào? Gv xác nhận và giới thiệu mi – li- mét vuông.
- Đính hình vẽ như SGK lên bảng và hỏi:
- Hình vuông này có cạnh là 1 cm( đã phóng to) vậy diện tích là bao nhiêu?
- Có bao nhiêu ô vuông cạnh 1mm?
- Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu?
- Hãy cho biết mối quan hệ giữa cm và mm?
- Xác nhận và giới thiệu mối quan hệ.
- Đính bảng phụ đã kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích lên bảng.
-Hãy thảo luận và xếp những đơn vị đo diện tích vaò bảng theo thứ tự từ lớn đến bé.
-Gọi HS lên bảng điền.
- Nhóm lớn hơn mét vuông gồm những đơn vị nào?
- Nhóm nhỏ hơn mét vuông gồm những đơn vị nào?
- Hai đơn vị đo diện tích đứng liền kề nhau có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- 1km2 bằng bao nhiêu hm2?
-1hm2 bằng bao nhiêu dam2?
-1hm2 bằng bao nhiêu km2?
-Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau có quan hệ với nhau như thế nào?
-Nêu yêu cầu bài tập. Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.
-Nhận xét sửa bài.
-HS làm bài cá nhân.
Gợi ý: Một đơn vị đo diện tích ứng với hai hàng trong số đo diện tích.
-Nhận xét cho điểm.
-Yêu cầu HS viết phân số thích hợp vào chỗ trống.
-Gọi HS đọc kết quả.
-Nhận xét cho điểm.
-Nhận xét chung.
-Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài.
-Nhận xét.
- Nhắc lại tên bài học.
cm2,dm2,m2,dam2,hm2,km2
- mm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là 1 mm.
Mi – li- mét vuông kí hiệu là mm2.
1cm2
- Có 100 ô vuông cạnh 1 mm
-1mm2
1 cm2 = 100mm2
- 1mm2 = cm2
- Thảo luận và viết ra nháp các đơn vị đo diện tích đã học sau đó sắp xếp theo thứ tự.
km2, dam2, hm2, hm2, m2,
dm2, cm2, mm2. 
km2, dam2, hm2.
dm2, cm2, mm2	
-Hơn kém nhau 100 lần.
-1km2 = 100hm2
- 1hm2 = 100 dam2
- 1hm2 =km2
-Tự xây dựng tiếp bảng đơn vị đo diện tích như SGK.
-Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền hơn kém nhau 100 lần.
-Nêu cách đọc các số đo đã học.
-Đọc cho nhau nghe các đơn vị đo diện tích bài 1SGK.
-Một số cặp đọc trước lớp
-Nhận xét bổ sung.
-2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào bảng con.
5 cm2 =  mm2
12km2 = hm2
.
-Nhận xét bài làm trên bảng.
-HS làm bài tập vào vở.
1mm2 = cm2
8mm2 = cm2
.
-Nối tiếp đọc kết quả của mình.
-Nhận xét sửa.
-1- 2 HS nhắc lại.
 -------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
BÀI : TRẢ BÀI TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu:
-Nắm được yêu cầu của bài tả cảnh theo những đề đã cho.
-Biết tham gia sửa lỗi, biết tự sửa lỗi.
-Rút kinh nghiệm về dùng từ đặt câu , diễn đạt thành đoạn văn , bài văn.
II: Đồ dùng:
-Bảng phụ ghi các đề bài đã kiểm tra. viết văn tả cảnh cuối tuần 4
-Phấn màu.
-Phiếu để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ
2 Giới thiệu bài.
3 Chữa lỗi.
HĐ1: HD từng học sinh sửa lỗi.
HĐ2: HD lỗi chung.
HĐ3; HDHS học tập những đoạn văn hay.
4. Củng cố dặn dò.
-GV gọi HS lên bảng nêu dàn bài chung của loại văn tả cảnh 
-Nhận xét và cho điểm HS.
-Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-GV trả bài cho HS.
-Phát phiếu học tập cho từng học sinh.
-Cho HS đổi bàn cho bạn để sửa lỗi.
-GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng lớp.
-GV dùng phấn chữa trên bảng cho đúng.
-GV đọc những đoạn, bài văn hay.
-GV chốt lại những ý đúng và hay cần đọc.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh làm bài tốt.
-Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau.
-1 HS lên bảng nêu dàn bài chung của loại văn tả cảnh 
-Nghe.
-HS nhận bài.
-HS làm việc cá nhân.
-Đọc lời phê của GV,
-Xem kĩ những chỗ mắc lỗi.
-Viết vào phiếu các lỗi.
-HS đổi bài cho bạn và soát lỗi.
-Một vài HS lên bảng lần lượt chữa lỗi. HS còn lại từ chữa trên nháp.
-Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
-HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay, cái đẹp học tập.
 ---------------------------------------------
SINH HOẠT NGOÀI GIỜ
BÀI : ĐỌC THƯ BÁC HỒ GỬI HỌC SINH
I.Mục tiêu.
 1. Đọc trôi chảy bức thư.
-Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
-Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu
-Hiểu nội dung chính cuả bức thư. Bác Hồ rất tin tưởng hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
II Đồ dùng dạy học.
-Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
-Bảng phụ viết sẵn đoạn thư học sinh cần học thuộc lòng.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1 Giới thiệu bài 2'
HĐ1:Giáo viên đọc cả bài một lượt (2)
 HĐ2: Học sinh đọc nối tiếp 2'
2. Luyện đọc 
HĐ3: Hướng dẫn học sinh đọc cả bài.
 12-13'
3 Tìm hiểu bài. 9-10'
HĐ1: Đọc và tìm hiểu nội dung.
HĐ2: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2.
4. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
 8-9'
HĐ1: Đọc diễn cảm.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng.
5. Củng cố dặn dò 2'.
Tiết học đầu tiên hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em bài Thư gửi các học sinh. Nội dung thư như thế nào? Bác Hồ đã khuyên nhủ, trông mong những gì ở các em học sinh? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào bài học.
-Cần đọc với giọng thân ái xúc động thể hiện tình cảm yêu quý của Bác, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào học sinh.
-Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: Khai trường, tưởng tượng, sung sướng, hoàn toàn Việt Nam.
-Ngắt giọng: Cần nghỉ một nhịp {\} ở dấu phẩy, hai nhịp {\\} ở các dấu chấm câu.
-Giáo viên chia đoạn: 3 đoạn.
-Đoạn 1: Từ đầu đến.. vậy các em nghĩ sao?
-Đoạn 2: Tiếp theo đến công học tập của các em.
-Đoạn 3: Đoạn còn lại.
-Cho học sinh đọc trơn từng đoạn nối tiếp.
-Hướng dẫn học sinh luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Tựu, trường, sung sướng
-GV tổ chức cho HS đọc cả bài, đọc thầm , giải nghĩa từ.
-GV có thể ghi lên bảng những từ ngữ học sinh lớp mình không hiểu mà SGK không giải nghĩa cho các em.
-Giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng như đã hướng dẫn ở mục a.
-GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu nội dung.
H: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
H: Sau cách mạng tháng tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?
H: Học sinh có nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đất nước.
H: Cuối thư Bác chúc học sinh như thế nào?
-Cho HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc lên. GV gạch dới những từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt đoạn
-Đoạn 1: Luyện đọc từ Nhưng sung sướng hơn đến các em nghĩ sao?
-Đoạn 2: Luyện đọc từ sau 80 năm đến của các em.
-Học đoạn thư { từ sau 80 năm giới nô lệ đến  ở công học tập của các em}.
-Cho học sinh thi đọc thuộc lòng đoạn thư.
-GV nhận xét và khen những học sinh đoạ hay và thuộc lòng nhanh.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thơ.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo hươnùg dẫn.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
-1-2 Học sinh đọc cả bài.
-Cả lớp đọc thầm chú giải trong SGK.
-Một vài em giải nghĩa từ.
-HS nghe.
-Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
-Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
-HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, góp phần đưa đất nước đi lên.
-Bác chúc học sinh có một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn cần luyện đọc.
-HS nghe GV hướng dẫn cách đọc và luyện đọc.
-Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
-Từng cá nhân nhẩm thuộc lòng.
-Khoảng 2 đến 4 học sinh thi đọc.
-Lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan 5.doc