Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

 A/ Tập đọc:

1) Kiểm tra bài cũ:

- Đọc bài: Ông ngoại - trả lời câu hỏi:

- Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?

- Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?

* Giáo viên nhận xét

2) Dạy bài mới:

a- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:

- Cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm và tranh minh họa bài đọc trong SGK.

b- Luyện đọc:

 - Giáo viên đọc toàn bài

 - Đọc từng câu

 - Giáo viên cho học sinh đọc tiếp nối nhau.

 - Đọc từng đoạn trước lớp

 - Giải nghĩa từ (phần chú giải ở SGK)

 - Đọc từng đoạn trong nhóm

c- Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Cho học sinh đọc thầm - trả lời câu hỏi

- Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu?

- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?

- Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?

- Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp?

- Vì sao chú lính nhỏ "Run lên" khi nghe thầy giáo hỏi.

- Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh " về thôi " của viên tướng.

- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?

- Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này? Vì sao?

- Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như trong truyện không?

d- Luyện đọc lại:

- GV đọc mẫu đoạn 4 trong bài

- Treo bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn học sinh đọc đúng, học hay:

- Phân vai đọc trong nhóm

- Luyện đọc theo vai cả bài

B/ Kể chuyện.

1. Giáo viên nêu nhiệm vụ:

2. Hướng dẫn học sinh kể lại theo tranh

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh.

- Giáo viên gợi ý

* Giáo viên nhận xét

3) Củng cố - dặn dò:

Hỏi: Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì?

- Y/cầu Hs về nhà tập kể lại câu chuyện.

-Bài sau:Cuộc họp của chữ viêt

 

doc 29 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 07 tháng 10 năm 2019
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I/ Mục đích, yêu cầu:
 A. Tập đọc:
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài (nửa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết).
 - Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 B. Kể chuyện:
 - HS biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dợa theo tranh minh họa.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A/ Tập đọc:
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: Ông ngoại - trả lời câu hỏi:
- Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
- Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
* Giáo viên nhận xét
2) Dạy bài mới:
a- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
- Cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm và tranh minh họa bài đọc trong SGK.
b- Luyện đọc:
 - Giáo viên đọc toàn bài
 - Đọc từng câu
 - Giáo viên cho học sinh đọc tiếp nối nhau.
 - Đọc từng đoạn trước lớp
 - Giải nghĩa từ (phần chú giải ở SGK)
 - Đọc từng đoạn trong nhóm
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho học sinh đọc thầm - trả lời câu hỏi
- Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu?
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? 
- Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?
- Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp?
- Vì sao chú lính nhỏ "Run lên" khi nghe thầy giáo hỏi.
- Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh " về thôi " của viên tướng.
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
- Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này? Vì sao?
- Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như trong truyện không?
d- Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 4 trong bài
- Treo bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn học sinh đọc đúng, học hay:
- Phân vai đọc trong nhóm 
- Luyện đọc theo vai cả bài 
B/ Kể chuyện.
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
2. Hướng dẫn học sinh kể lại theo tranh
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên gợi ý
* Giáo viên nhận xét
3) Củng cố - dặn dò:
Hỏi: Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì?
- Y/cầu Hs về nhà tập kể lại câu chuyện.
-Bài sau:Cuộc họp của chữ viêt 
- Hai HS lên đọc trả lời câu hỏi
- Học sinh theo dõi
- Học sinh quan sát tranh
- Học sinh theo dõi
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu
- Gọi học sinh đọc từng đoạn
- Học sinh đọc phần chú giải
- Tập đặt câu với các từ: Thủ lĩnh, quả quyết.
- Ba tổ tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện.
- Một học sinh đọc lại toàn truyện
- Học sinh đọc thầm + trả lời
- Học sinh phát biểu ý kiến
- Học sinh theo dõi
- HS đọc cá nhân + đồng thanh 
- HS đọc 
- 2 nhóm thi đọc thi đọc đoạn văn
- HS đọc trong nhóm 4
- 3 nhóm thi đọc 
- Học sinh quan sát 
- 4 học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Sau mỗi lần 1 học sinh kể, cả lớp 
nhận xét.
- 1 học sinh xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện
- HS phát biểu - Cả lớp nhận xét
TOÁN: 
 NHÂN SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:	
 - Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ).
 - Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ: 
 Bài 1:
 24 x 3 ; 22 x 3 ; 13 x 3 ; 21 x 3
Bài 2: Tìm y
 y x 4 = 32 ; y : 8 = 4
* Giáo viên nhận xét
2) Bài mới:
a- Giới thiệu bài: 
b- Hướng dẫn thực hiện phép nhân
* Giáo viên ghi: 26 x 3 = ?
 Nhận xét cách đặt tính.
- Gọi 1 học sinh nêu lại cách nhân
* Giáo viên ghi: 54 x 6 = ? 
- Một em đứng lên tính miệng - Giáo viên ghi lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại cách nhân
c- Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu 
 - Thực hiện miệng 1 phép tính đầu
 - Giáo viên ghi trên bảng các phép tính còn lại cho học sinh làm 
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Bài 3: Tìm x?
- Yêu cầu tìm gì?
- 2 em lên bảng làm 
- Giáo viên sửa bài - nhận xét
3) Củng cố - dặn dò:
- Về nhà tự ra phép tính và thực hiện cho thành thạo
- Xem trước bài sau: Luyện tập
- Lớp viết bảng con - 2 em lên bảng
- Lớp viết bảng con - 2 em lên bảng
- 1 em lên bảng tính
- Lớp đặt tính vào bảng con
- Học sinh nêu cách nhân
- Lớp làm bảng con
- HS nêu 
- 1 HS 
- Hs đọc đề
- Mỗi cuộn vải dài 35 m
- 2 cuộn vải như thế dài bao nhiêu mét?
- Học sinh làm bảng con
 a ) x : 4 = 16 b) x : 6 = 30 
- 2 em lên bảng làm
ĐẠO ĐỨC:
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 1) 
I/ Mục tiêu: 
 - Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
 - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
 - Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống:
Cách tiến hành: Gọi HS đọc bài tập 1 
- GV treo tranh và nhắc lại nội dung của tình huống này.
- Yêu cầu từng cá nhân suy nghĩ và nêu cách ứng xử của mình (GV ghi bảng)
- Phân tích giúp HS lựa chọn cách đúng.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành: Chia nhóm 4 em phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thảo luận những nội dung của Bài tập 2)
- GV dán lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm độc lập thảo luận.
- Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến. Nhóm khác bổ sung tranh luận.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống: 
* Mục tiêu: HS có kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến tự làm lấy công việc của mình.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu tình huống (Bài tập 3).
- Một số nhóm đóng vai.
- GV nhận xét.
* GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
* GV chốt nội dung tiết học: Có rất nhiều việc chúng ta tự làm lấy được mà không cần phải dựa dẫm hoặc nhờ vả người khác. Nhất là những việc của mình như trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày. Các em cần tự làm lấy việc của mình, có như vậy các em mới mau tiến bộ.
* Hướng dẫn thực hành:
- Tự làm lấy công việc của mình ở trường, ở nhà.
- Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương ... về việc tự làm lấy công việc của mình. 
- Một số em đọc bài tập 1.
- Một số em nêu cách giải quyết của mình.
- Đại cần làm lấy bài mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
- HS nhắc lại
- HS sinh hoạt theo nhóm 4.
- HS nhận phiếu, tự cử thư kí.
- Các nhóm độc lập thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác bổ sung tranh luận.
- Thống nhất điền các từ vào bài .
- Từng nhóm đôi thảo luận đưa ra ý kiến.
- Một số nhóm đóng vai.
- Cả lớp tranh luận, nêu cách giải quyết khác.
- HS nhận xét
- HS nhắc lại.
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
 - Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Mặt đồng hồ, phiếu học tập bài 5 để dán trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ: 
Bài1: Đặt tính rồi tính
 37 x 2 ; 24 x 3 ; 42 x 5
2) Bài mới:
 a- Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu 
 HS tự làm 
Bài 2: Bài yêu cầu gì?
 - Cho HS làm bài a
* Gv nhận xét cách đặt tính và tính
 Cho học sinh làm vào vở bài: a, b
* Giáo viên nhận xét - chữa bài
Bài 3: Hai em đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Bài 4: Đọc yêu cầu đề bài
Cho HS thực hành quay đồng hồ 
 - Ở bài c và d có cách đọc giờ khác như thế nào? (Giáo viên quay đồng hồ và gọi học sinh trả lời).
3) Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Xem trước bài: Bảng chia 6
- Lớp làm vở – 3 em lên bảng làm
- 1 HS 
- 5 HS làm bảng - Lớp làm SGK
- HS nêu
- HS làm bảng con - 2 HS làm bảng 
- Làm vào vở - 2 em lên bảng
- Mỗi ngày có 24 giờ
- 6 ngày có tất cả bao nhiêu giờ?
 HS làm vào vở - 1 em lên bảng làm
- Một em đọc 
- Cả lớp thực hiện
- Một số em trả lời
- Ở bài c: 7 giờ kém 15 phút
 bài d: 12 giờ kém 25 phút
Thứ ba ngày 08 tháng 10 năm 2019
CHÍNH TẢ: (NGHE - VIẾT)
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
 I/ Mục đích yêu cầu:
 - Nghe -viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT2 a/b
 - Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng BT2.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Viết lại các tiếng : Loay hoay, gió xoáy, hàng rào, nâng niu.
- đọc thuộc lòng 19 tên chữ 
2) Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
b- HD học sinh nghe - viết
c- Hướng dẫn chuẩn bị:
 - Giáo viên đọc đoạn văn 
 - Đoạn văn này kể chuyện gì?
* Hướng dẫn học sinh nhận xét
 - Đoạn văn trên có mấy câu?
 - Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ?
 - Lời của nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì?
 - Từ khó: Quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay.
b. Giáo viên đọc học sinh viết vào vở
c. Chấm, chữa bài
- Chấm từ 5 đến 7 bài
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn học sinh làm bài
Bài 2: Giáo viên mở bảng phụ nêu yêu cầu của bài: n,ng, ngh, nh, ô, ơ, p, ph.
4) Củng cố - dặn dò:
 Bài sau: Mùa thu của em
- Học sinh viết ở bảng con : : Loay hoay, gió xoáy, hàng rào, nâng niu.
- Học sinh đứng tại chỗ đọc
- Cả lớp đọc thầm theo
- HS trả lời
- Có 6 câu
- Các chữ đầu câu và tên riêng
- Lời của nhân vật được đánh sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Lớp viết vào bảng con - 2 HS viết bảng
- Học sinh viết bài
- HS làm bảng con - 2 HS lên bảng
- Học sinh đọc thành tiếng
- Cả lớp viết lời giải đúng vào vở
 1 học sinh làm bài mẫu
- 1 học sinh lên bảng
- Cả lớp viết bảng con
TẬP VIẾT:
ÔN TẬP CHỮ HOA: C
 I/ Mục đích yêu cầu:
 - Viết đúng chữ hoa C ( 1 dòng Ch), V,A ( 1 dòng ); Viết đúng tên riêng Chu Văn An và câu ứng dụng: Chim khôn  dễ nghe (1 lần) bằng cỡ nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu chữ viết hoa ch
 - Tên riêng Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô ly
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà vở tập viết.
 - Viết từ ứng dụng : Cửu Long, Thái Sơn
2) Bài mới
 a Giới thiệu bài: 
 b Hướng dẫn viết bảng con
 - Luyện viết chữ hoa Ch 
 - Cho HS nhắc lại cấu tạo chữ hoa CH 
 - Cho học sinh viết bảng co ... ận: Thận có chức năng .....
3) Củng cố - dặn dò:
- Em hãy nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
- Vì sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước?
- 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
- Hoạt động nhóm đôi
- 2 Học sinh cùng quan sát hình 1. 
- Đại diện một số nhóm lên trình bày 
 - Học sinh quan sát hình đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 (trang 23 SGK)
- Các nhóm thảo luận - tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời 
 - HS trả lời 
- Đại diện một số nhóm trình bày 
SINH HOẠT LỚP:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 5
I.Kiểm điểm công tác trong tuần:
-Trong tuần qua, các em ổn định các nề nếp lớp.
-Xếp hàng ra vào lớp nhanh, gọn, ra về thẳng hàng, trật tự.
-Học tập : đa số các em đi học đúng giờ và chuyên cần, phát biểu xây dựng bài tốt.
-Tham gia trực nhật lớp tốt.
II.Công tác tuần đến:
-Tiếp tục rèn các nề nếp lớp : xếp hàng, truy bài đầu giờ.
-Nhắc nhở các em vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
-Kiểm tra vệ sinh cá nhân HS.
-Thường xuyên quan tâm và động viên các em học tập còn chậm, viết chậm cố gắng học tốt.
-Nhắc nhở HS mặc đồ ấm trong mùa đông.
III.Sinh hoạt, vui chơi:
- Cho các em tham gia trò chơi : “Ông vua Quang Trung”
Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2019
TẬP LÀM VĂN:
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I/ Mục tiêu:
 HS biết tổ chức được một cuộc họp tổ:
- Biết xác định nội dung cuộc họp.
- Biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã nêu ở bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp.
 - Bảng phụ viết sẵn trình tự diễn biến của cuộc họp như ở bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi.
 - Trả bài viết điện báo của giờ tập làm văn tuần 4.
2. Dạy - học bài mới:
 a. Giới thiệu bài
 - GV nêu mục tiêu giờ học.
 b. Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của giờ tập làm văn.
 - Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường.
- Ai là người nêu mục đích cuộc họp, tình hình của tổ?
- Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó?
- Làm thế nào để tìm cách giải quyết vấn đề trên?
- Giao việc cho mọi người bằng cách nào?
- GV thống nhất lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp.
 - Tiến hành họp tổ
 - Giao cho mỗi tổ một trong các nội dung mà SGK đã gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ.
 - Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ.
c. Thi tổ chức cuộc họp
 - 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, GV là giám khảo.
 - Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý hoặc nội dung do các em thấy đó là vấn đề cần giải quyết trong tổ (VD: Giúp một bạn học kém; đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ; tiến hành làm công trình măng non của tổ,...).
- HS nêu như đã giới thiệu ở giờ tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
- Người chủ toạ cuộc họp (có thể là tổ trưởng hoặc HS làm chủ toạ để các em có cơ hội tập dượt).
- Tổ trưởng nêu, sau đó các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến.
- Cả tổ bàn bạc, thảo luận, thống nhất cách giải quyết, tổ trưởng tổng hợp ý kiến của các bạn.
- Cả tổ bàn bạc để phân công, sau dó tổ trưởng chốt lại ý kiến của cả tổ.
- Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ.
AN TOÀN GIAO THÔNG:
LÊN XUỐNG XE BUÝT, XE LỬA AN TOÀN
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu biết một số quy định lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa đúng và an toàn.
3. Thái độ:
- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.
II/ Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các hình ảnh lên xuống xe buýt của mọi người để trình chiếu minh họa.
- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3
2. Học sinh 
- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động trải nghiệm:
- H: Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết? - H: Trong lớp mình đã có bạn nào từng đi xe buýt, xe lửa?
- H: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa em thực hiện như thế nào?
2. Hoạt động cơ bản: Thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn 
- GV yêu cầu 1 HS đọc truyện ” Đừng vội vã”.
H: Tuấn và chị Thảo đi thăm ông bà nội bằng phương tiện gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:
+ Khi xe buýt đến, tại sao chị Thảo ngăn không cho Tuấn lên xe ngay? (Tổ 1+2)
+ Tại sao Tuấn bị ngã? (Tổ 3+4)
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét.
H: Khi đi xe buýt, xe lửa chúng ta phải lên xuống như thế nào cho an toàn?
- GV nhận xét, chốt ý: Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn. 
- GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa.
3. Hoạt động thực hành:
- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS và xác định hành vi đúng, sai của các bạn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.
- GV nhận xét.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi:
H: Những người thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa ở tranh 2,4,5 thể hiện điều gì? Là người văn minh, lịch sự, có văn hóa giao thông.
GV chốt ý: Người có văn hóa giao thông luôn cư xử lịch sự khi tham gia giao thông.
4. Hoạt động ứng dụng: Bày tỏ ý kiến
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
H: Tại sao các hành vi ở tranh 1, 3, 6 của phần thực hành không nên làm?
H: Em sẽ nói gì với những người có hành động không nên làm ở tranh 1,3,6?
-GV nhận xét.
-GV liên hệ giáo dục: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa các em phải chú ý cẩn thận và chấp hành đúng các quy định chung.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2:
- GV cho HS thảo luận nhóm 5 viết tiếp câu chuyện. HS thảo luận trong vòng 5’
- GV gọi đại diện 3 nhóm trình bày câu chuyện của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có câu chuyện hay.
-GV chốt ý: 
Lên xe hay xuống tàu
Em luôn luôn ghi nhớ
Phải dành phần ưu ái
Cho phụ nữ mang thai
Cho người già, em nhỏ.
5. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng, bằng cách trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh.
- GV dặn dò học sinh tham gia giao thông an toàn và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia. Chuẩn bị bài “ An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy”
- HS trả lời: xe buýt, taxi, xe lửa, máy bay.
HS: Xe buýt
Thảo luận nhóm đôi
Đại diện các nhóm trình bày
- Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn. 
- Hs thực hành theo hướng dẫn
Hs trả lời 
Hs đọc yêu cầu bài tập 1
Hs trả lời
Hs đọc yêu cầu bài tập 2
Thảo luận nhóm 5
Đại diện các nhóm trình bày.
- Hs tham gia trò chơi.
ÔN LUYỆN TOÁN:
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ), BẢNG CHIA 6
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS ôn tập, củng cố về bảng chia 6, nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Luyện giải toán 3
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
12 x 5 14 x 6 
32 x 6 67 x 2
78 x 5 94 x 6 
Lưu ý HS cách đặt tính và tính.
- GV chốt kết quả đúng, hỏi chốt cách tính chu vi hình tam giác 
Bài 2: Giải bài toán sau: Người ta san một bao gạo nặng 42kg thành 6 bao nhỏ đều nhau. Hỏi mỗi bao nhỏ nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
 - GV chốt kết quả đúng
Bài 3: Viết hai số thích hợp vào chấm:
a. 12, 18, 24,...,...
b. 60, 54, 48,...,...
- GV bao quát chung, giúp đỡ những em lúng túng.
- GV chốt kết quả đúng
2. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết ôn luyện.
- Dặn dò hs về nhà ôn lại và làm thêm một số bài tập.
- 1 HS đọc nội dung BT
- 1 HS nêu yêu cầu BT
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc đề toán, nêu tóm tắt
- Làm vào vở. 1 HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm
- Đáp số: a. 30, 36
 b. 42, 36
- Lớp nhận xét, bổ sung
 - Học sinh lắng nghe 
Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2019
ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: GIA ĐÌNH
ÔN KIỂU CÂU: AI LÀ GÌ?
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về mở rộng vốn từ “gia đình”; kiểu câu Ai là gì?
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động ôn luyện:
Bài 1: Ghi chữ Đ (đúng) vào ô trống sau những từ chỉ gộp nhiều người trong gia đình:
 a. cha mẹ	 £	b. con cháu	£
	c. con gái £	d. anh họ	£
	e. em trai	 £	g. anh em	£
	h. chú bác £	i. chị cả	£
Bài 2: Câu “Ông ngoại là thầy giáo đầu tiên của tôi.” thuộc mẫu câu nào đã học? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
	A. Ai là gì ?
	B. Ai làm gì ?
	C. Ai thế nào ?
Bài 3: Chọn các thành ngữ hoặc tục ngữ trong ngoặc (Cha sinh, mẹ dưỡng. Công cha như núi Thái Sơn. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Con chẳng chê mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.) cho phù hợp với ý nghĩa trong từng cột dưới đây:
a. Chỉ tình cảm hoặc công lao của cha mẹ với con cái
b. Chỉ tình cảm, trách nhiệm của con đối với cha mẹ
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Hát
- Lắng nghe.
 - HS ghi bài vào vở ôn luyện và làm bài
Đáp án:
A. Ai là gì ?
- HS suy nghĩ và làm bài vào vở. 
Đáp án:
a. Chỉ tình cảm hoặc công lao của cha mẹ với con cái
b. Chỉ tình cảm, trách nhiệm của con đối với cha mẹ
Cha sinh, mẹ dưỡng. Công cha như núi Thái Sơn. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.
Con chẳng chê mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.
- Học sinh phát biểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2019_2020.doc