Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Hồ Thị Chi

Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Hồ Thị Chi

Luyện từ và câu: SO SÁNH.

I. Mục tiêu

-KT: Giúp học sinh nắm được một kiểu so sámh mới: So sánh hơn kém.

-KN: Nêu7 được các từ so sánh trong các khổ thơ BT 2

-TĐ: Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.BT3,BT4

II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết nội dung BT1- BT3

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A.bài cũ:(5’)

 Gọi 2 em lên bảng.

-Nhận xét.

B.Bài mới :

*Giới thiệu bài: (1’)

Hoạt động 1:(28’)Hướng dẫn học sinh làm bài tập .

+Bài 1 :

- Yêu cầu học sinh gạch chân dưới các hình ảnh được so sánh.

-Chốt lời giải đúng.

-Hướng dẫn học sinh phân biệt hai loại so sánh:

 +So sánh ngang bằng.

 + So sánh hơn kém.

-Mẫu: a.Cháu khỏe hơn ông nhiều

 hơn: so sánh kiểu hơn kém.

-Nhận xét kết quả đúng.

+Bài 2:

-Nhắc học sinh chỉ ghi các từ so sánh ở bài tập 1 vào vở.

-Nhận xét- chốt lời giải đúng.

a) hơn – là –là

b) hơn

c) chẳng bằng- là.

+Bài3:

-Yêu cầu học sinh gạch chân dưới các sự vật được so sánh.

-Nhận xét

+Bài 4:

GV nêu: có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối:như/ là.

-Nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố , dặn dò :(2’)

-Ghi nhớ các kiểu so sánh, các từ dùng để so sánh.

- Nhận xét giờ học.

-Làm bài tập 3 và 4 tiết trước.

-Nhận xét.

-1em đọc nội dung bài1.

-Thảo luận nhóm đôi .

-3 em lên bảng làm bài.

a)Cháu khỏe hơn ông nhiều.

 Ông là buổi trời chiều

 Cháu là ngày rạng sáng

b)Trăng khuya sáng hơn đèn

c)Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

- Nhận xét

- Nêu các kiểu so sánh

b)(hơn) : so sánh hơn kém

c) (chẳng bằng):so sánh hơn kém

(là) so sánh kiểu ngang bằng.

-1 em đọc yêu cầu bài.

-Lớp làm vào vở.

.-3 em chữa bài.

- Đọc thầm, tìm các sự vật được so sánh

- 1em chữa bài.

- Quả dừa - đàn lợn con.

- Tàu dừa - chiếc lược.

- Nhận xét.

- Thảo luận nhóm

- 2 nhóm thi đua làm bài.

+ Nhận xét

Nêu yêu cầu Tiếp nối nhau

 

doc 23 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Hồ Thị Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2019
TUẦN 5
Tập đọc- kể chuyện: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM (2 tiết ).
 I.Mục tiêu:
1. KT: - Đọc rõ ràng, rành mạch. Biết nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phấy, giữa các cụm từ. 
	-Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
2. KN: - Biết đọc phân biệt lời người kể nhân vật , lời các nhân vật: ( chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo). Trả lời được các câu hỏi cuối bài. Nắm được diễn biến và kể lại được 1 đoạn chuyện.
 KNS : Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
3. TĐ: GD HS phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
 GDMT:Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường ,tránh những việc làm gây hại đến cảnh vật xung quanh 
II Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc.Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc..
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:(4’)
-Gọi 2 em đọc bài.
H:Ông ngoại đã giúp cậu bé chuẩn bị những gì trước khi vào học?
B. Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm và bài học(2’).
2. Luyện đọc:(20’)
 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn giọng đọc
 b.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
*Đọc câu:
-Luyện phát âm:thủ lĩnh, lỗ hổng, ngập ngừng...
*Đọc đoạn: chia đoạn
-Đính bảng phụ hướng đọc câu mệnh lệnh, câu hỏi
+Vượt rào,bắt sống nó !
+Về thôi!
-Hướng dẫn giải nghĩa từ.
*Luyện đọc trong nhóm:
-Theo dõi các nhóm đọc.
-Nhận xét.
3.Tìm hiểu bài:(10’)
- Y/c đọc đoạn 1,2
+ Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu?
+Vì sao chú lính nhỏ quyết định chiu qua lỗ hổng dưới chân rào?
+Việc leo rào của các bạn nhỏ khác gây ra hậu quả gì?
-Y/c đọc đoạn 3
+Thầy giáo mong điều gì ở học sinh trong lớp?
+Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
+Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh của viên tướng?
-Y/c đọc đoạn 4
+Thái độ của các bạn ra sao?
+Ai là người dũng cảm?
4. Luyện đọc lại:(12’) 
-Đọc mẫu đoạn 4.
H:Giọng viên tướng đọc thế nào?
+ Giọng chú bé thể hiện thế nào?
5.Kể chuyện: (20’)
1.Nêu nhiệm vụ:
2.Hướng dẫn học sinh kể:
H:Câu chuyện có mấy nhân vật?
Nhắc học sinh nói lời nhân vật kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
+Kể trong nhóm.
Nhận xét
 C. Củng cố- Dặn dò:(3’)
Hỏi:Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
*Dặn :Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau
- 2 em đọc bài: Ông ngoại.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát tranh
- Lắng nghe.	
- Đọc nối tiếp câu lần 1
- Đọc cá nhân
- Đọc nối tiếp câu lần 2
- Đọc từng đoạn :1 em đọc 1 đoạn
- 3 em đọc. 
- Nhận xét.
- 1 em đọc chú giải
- Đặt câu với từ: thủ lĩnh.
- Đọc nối tiếp đoạn .
- Nhóm 4 em luyện đọc
- Đại diện nhóm thi đọc.
1 em đọc đoạn 1,2
- Chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- Trả lời
- Làm hàng rào đổ.
1 em đọc đoạn 3
-Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm.
-Trả lời.
-Thảo luận nhóm đôi-trả lời.
- Đọc thầm đoạn 4
- Mọi người nhìn sững chú.
- Chú lính nhỏ 
- Liên hệ bản thân về việc tự nhận lỗi.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- 3 em thi đọc đoạn 4
- 4 em đọc theo vai.
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
-Quan sát 4 tranh-Nhận ra các nhân vật.
-Trả lời.
-Lớp nhận xét.
-Các nhóm kể-4 em kể 4 đoạn.
-1 em kể đoạn 1
-1 em kể toàn bộ câu chuyện
Bổ sung:.........................
............................................................................................................................................
*****************************
Toán: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(Có nhớ)
I. Mục tiêu: 
- KT:Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
-KN:Vận dụng giải các bài toán có một phép nhân. (Làm BT 1 cột 1,2,4; 2, 3.)
- TĐ:Thích học toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A.Bài cũ: (2’)
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện:
42 x 2 23 x 3
- Nhận xét .
B.Bài mới:
1. GTB :(1’)
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) :(10’)
a. Phép nhân: 26 x 3 
- YC HS đặt tính theo cột dọc.
- YC HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên.
- Nhắc lại (như SGK) cho cả lớp ghi nhớ.
b. Phép nhân: 54 x 6 = 324
Thực hiện tương tự như với phép nhân 26 x3 = 78. Lưu ý phép nhân 54 x 6 có nhớ và có kết quả là 3 chữ số.
3. Luyện tập thực hành :(20’) 
Bài 1 (cột 1, 2, 4): làm vào bảng con và vở.
(3 bài dòng trên), vào vở (3 bài dòng dưới).
- YC vài HS nêu cách tính.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề, nêu câu hỏi phân tích đề, giúp HS tìm cách giải.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề toán và làm bài. 
-Nhận xét chữa bài
Bài 3: YC HS tự làm, GV ôn lại tên thành phần của x trong bài và cách tìm. Chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai đúng,ai sai?để chốt kiến thức nhân có nhớ.
- Bảng phụ ghi hai phép tính (một đúng, một sai do quên nhớ) để chơi .
- Nhận xét tiết học. Dặn HS luyện tập thêm, chuẩn bị bài Luyện tập.
- 2 HS thực hiện đặt tính rồi tính.
- Cả lớp theo dõi nhận xét. 
- 1 em lên đặt tính. 
- Cả lớp thực hiện. HSKG nêu cách tính:
- HS theo dõi, nắm cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp theo yêu cầu. HS KG làm cả bài.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- HS làm vào vở. Chữa bài.
	Bài giải
Hai cuộn vải dài là:
 35 x 2 = 70 (m)
 Đáp số: 70 mét
- Làm bài vào vở
-Chữa bài
a. x : 6 = 12 b. x : 4 = 23
 x = 12 x 6	 x = 23 x 4
 x = 72	 x =92
 Bổ sung:.........................
............................................................................................................................................
*****************************
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2019
Chính tả ( nghe - viết ): NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM.
I. Mục tiêu:
 -KT: Nghe- viết đúng bài chính tả ;trình bày hình thức văn xuôi 
- KN: Làm đúng bài tập 2a,b .
 Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng BT3.
- TĐ: Có ý thức rèn chữ , giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn viết chính tả, viết nội dung bài tập 2b, bài tập 3.
 III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A.Bài cũ(4’)
- Gọi 2 em lên bảng viết.
- Nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe viết(8’)
- Đọc đoạn văn1 lần.
H:Đoạn văn này kể chuyện gì?
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?
+ Lời của nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì?
*Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
3.Viết vở(15’)
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Theo dõi, uốn nắn.
4.Kiểm tra, chữa bài:(3’)
- Đọc và hướng dẫn chữa bài.
- Kiểm tra bài, nhận xét.
5..Hướng dẫn làm bài tập(4’)
+Bài 2b
-Nhận xét-Tuyên dương.
+Bài 3: 
-Chốt lời giải đúng.
C.Củng cố, dặn dò:(1’)
-Chữa lỗi sai mỗi chữ một dòng
-Học thuộc 28 tên chữ đã học
-Nhận xét chung giờ học.
- 2 em viết bảng lớp-cả lớp viết bảng con:loay hoay, gió xoáy.
- 2 em đọc lại đoạn văn.
- Trả lời.
- Đoạn văn có 6 câu.
- Các chữ cái đầu câu và tên riêng.
- Viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Viết bảng con: quả quyết, vườn trường, viên tướng,
- Viết vào vở
- Chữa lỗi bằng bút chì.
- 1 em đọc yêu cầu
- 1 em làm bài trên bảng lớp.
- Lớp làm vào vở.
- 2 nhóm thi điền đúng vào bảng.
- Lớp nhận xét.
.
Bổ sung:.........................
............................................................................................................................................
****************************************
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
-KT: Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- KN: Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút. Làm các bài tập 1,2 (a, b), 3, 4.
- TĐ: Thích học toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, kim chỉ phút.
- Thẻ ghi các phép tính như bài 5 để chữa bài nhanh.
- Bảng phụ ghi hai phép tính (một đúng, một sai do quên nhớ) để chơi củng cố. 
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: (2’)Gọi HS làm bài ở bảng lớp:
 42 x 5 36 x 4
- Nhận xét.
2.Bài mới:
a. Luyện tập phép nhân: (16’) 
Bài 1: Cho HS làm lần lượt trên bảng con. 
- Theo dõi, giúp đỡ HS có khó khăn.
Bài 2: (a, b). HS KG làm cả bài.
- GV yc HS nhắc lại khi đặt tính cần chú ý điều gì và nêu lại cách tính. 
- Kiểm tra, chữa bài.
 b. Luyện giải toán và xem đồng hồ: (14’)
 Bài 3: 
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm.
Bài 4: GV đọc từng giờ, sau đó yêu cầu HS sử dụng mặt đồng hồ của mình để quay kim đến đúng giờ đó. 
Bài 5: Giao cho HS KG nối nhanh hai phép tính có cùng kết quả vào SGK và chữa chung trước lớp để củng cố về tính chất giao hoán.
3.Củng cố - dặn dò : (3’) 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai đúng, ai sai?để chốt kiến thức nhân có nhớ (nhớ 2, 3,4).
- Nhận xét tiết học. Dặn HS luyện tập thêm, chuẩn bị bài Bảng chia 6.
- 2 HS lên bảng, cả lớp nhận xét 
- 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vở.
- Chữa bài.
- 1 HS đọc đề.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Bài giải:
Cả 6 ngày có số giờ là:
 24 x 6 = 144 (giờ)
 ĐS: 144 giờ
- HS KG thực hiện. Lớp theo dõi.
- HSKG làm
- Chơi trò chơi Ai đúng, ai sai?
Bổ sung:.........................
............................................................................................................................................*****************************
Tự nhiên và xã hội: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I. Mục tiêu: 
-KT: Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
- KN: Nêu được một số cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em
- TĐ: Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
II. Đồ dùng dạyhọc: Các hình trong SGK trang 20, 21
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (2’)Động não
- YC HS kể tên một số bệnh tim mạch mà các em biết. Giới thiệu nhiệm vụ tiết học.
Hoạt động 2: (14’) Đóng vai tìm hiểu về bệnh thấp tim
*Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 20 SGK và đọc các câu hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình.
- HS KG: Nêu nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
- GV giảng thêm và rút ra kết luận: (SGV)
*Bước 2: Làm việc theo nhóm
Câu ... a mỗi người trong gia đình là gì?
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
- Nhận xét, bình chọn những người kể tốt.
- Yêu cầu học sinh viết vào giấy: Kể về gia đình
3. Củng cố dặn dò:( 2' )
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Một HS đọc yêu cầu của bài
- Một số HS trả lời câu hỏi của GV
- HS kể về gia đình mình với bạn
- HS kể trước lớp
- Viết vào giấy
Bổ sung:.............................................................................................................................
............................................................................................................................................
************************************* 
Luyện viết : BÀI 5( Đ). TẠI SAO ỚT LẠI CAY?
I.Mục tiêu:
 -KT: Nhìn chép lại được đúng mẫu của bài , nắm được nội dung bài.
 -KN: Rèn kĩ năng viết chữ đẹp.
 -TĐ : Có ý thức tự rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng dạy học: Vở luyện viết chữ đẹp.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (2’)
- Nhận xét bài viết tuần trước.
2.Bài mới:(30’)
- Giới thiệu bài:
- Đọc mẫu
- Gọi đọc 
- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung
- Hướng dẫn luyện viết:
- Nêu yêu cầu viết
- Viết mẫu dòng 1 nêu cách viết.
- Hướng dẫn học sinh viết vở
- Theo dõi uống nắn , giúp đỡ hs yếu.
- Nhận xét một số bài.
3. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Nhận xét chung.
- |Dặn hs về nhà luyện viết lại những chữ viết sai.
- Lắng nghe nhắc lại đề bài.
- Hs theo dõi.
- 1 HS đọc.
- Theo dõi
- Lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- Viết ở vở.
Bổ sung .........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
********************************
Kiểm tra, nhận xét Kiểm tra, nhận xét
.. . 
 Ngày ..tháng..năm 2018 Ngày ..tháng..năm 2018
 Khối trưởng	 Ban giám hiệu
 An toàn giao thông
Bài 3: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I.Mục tiêu:
*KT:Giúp HS	
- Nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.
- Giải thích được ý nghĩa của các biển báohiệu: 204, 210, 211, 423(a,b), 434, 443, 424.
* KN: Biết nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo hiệu.
* TĐ: Có ý thức chấp hành biển báo hiệu giao thông. 
II.Đồ dùng dạy học: - Ba biển báo đã học ở lớp 2: 101, 112, 102.
 - Các biển báo số: 204, 210, 211, 423(a,b), 424,434, 443 và bảng tên của mỗi biển.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: (1’) 
2. Các hoạt động
a. Hoạt động 1: Ôn bài cũ, giới thiệu bài mới
Đặt các biển báo đã học ở lớp 2 Yêu cầu HS đứng thành vòng tròn vừa đi vừa hát, sau đó nhận biết tên 3 biển số: 102, 112, 102
 Hỏi tên biển số
 b. Hoạt động 2:Tìm hiểu các biển báo GT mới.
- GV chia cho mỗi nhóm 2 biển báo GT mới.Yêu cầu các em nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó
 GV viết các ý kiến lên bảng:
 Hình tam giác
 Nền màu vàng, xung quanh viền màu đỏ
 Hình vẽ: màu đen thể hiện nội dung.
GV nêu lại:
 - Biển 204 có vẽ 2 mũi tên ngược chiều nhau báo hiệu có 2 làn xe chạy ngược chiều nhau gọi là biển báo đường 2 chiều. ( đường hai chiều là đường có 2 làn xe chạy ngược chiều nhau ở 2 bên đường)
 - Biển số 210 là biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn.
 - Biển số 211: Báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn
* Biển báo nguy hiếm có hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ đen báo hiệu cho ta biết nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường đó.
* Biển chỉ dẫn GT có hình vuông, màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng.
 3. Củng cố: 
- Yêu cầu HS nhắc tên biển báo vừa học.
- Nhận xét tiết học- Dặn dò	
- Hát
- Thực hiện ôn tập theo hình thức trò chơi
- Đưa biển số và trả lời: “ Đường cấm”, “ Đường dành riêng cho người đi bộ”,...
- Quan sát, nhận xét theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày về: 
 Hình dáng:
 Màu sắc:
 Hình vẽ bên trong:
Nhận biết các loại biển báo
Bổ sung:.............................................................................................................................
............................................................................................................................................
*************************************
AN TOÀN GIAO THÔNG :
 BÀI 4: KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I.Mục tiêu:
* Kiến thức : - Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường phố.
* Kĩ năng : - Biết chọn nơi qua đường an toàn.
 - Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn.
* Thái độ : - Chấp hành những quy định của luật giao thông đường bộ. 
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu giao việc. Tranh và những nơi qua đường không an toàn.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (1’)
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Đi bộ an toàn trên đường .
-Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?
-Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè. Em sẽ đi như thế nào?
*Hoạt động 2: Qua đường an toàn.
a. Nhưng tình huống qua đường không an toàn.
Thảo luận 5 tranh và gợi ý cho học sinh nhận xét về những nơi qua đường không an toàn.
GVKL:- Không qua đường ở những đoạn đường có nhiều xe cộ đi lại.
-Không qua đường chéo ngã tư, năm
-Không qua đường ở gần xe buýt hoặc xe ô tô đang đỗ, hoặc ngay sau khi vừa xuống xe.
-Không qua đường cao tốc, có khúc quanh, có vật cản.
b. Qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu:
 - Em sẽ quan sát như thế nào?
 - Em nghe, nhìn thấy gì?
 - Em nên qua đường như thế nào?
- Theo em qua đường thế nào thì an toàn?
GVKL: Để qua đường một cách an toàn ở những đoạn đường không có đèn tín hiệu GT,.......
*Hoạt động 3: Bài tập thực hành.
Em hãy sắp xếp trình tự các động tác khi qua đường.
Hs làm bài tập theo mẫu.
GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại Nd bài.
-Nhận xét giờ học.
-Chuẩn bị bài sau.
- Hát
-Đi bộ trên vỉa hè.
-Đi với người lớn và nắmtay người lớn.
-Phải chú ý quan sát trên đường.Không nhìn xung quanh.
-Đi sát lề đường.
Gv chia lớp thành 5 nhóm.
Học sinh thảo luận.
Đại diện trình bày.
Hs nhắc lại.
Hs trả lời.
- Tìm nơi an toàn
- Dừng lại nơi mép đường lắng nghe tiếng động cơ, quan sát nhìn bên trái, phải.
- Xuống đường đi thẳng, vì đó là đường ngắn nhất,...
- Trả lời
- Đọc yêu cầu
- Làm bài – nêu kết quả	
Dừng lại – Quan sát - Lắng nghe -.Suy nghĩ – Đi thẳng 
Bổ sung ......
Luyện viết : BÀI 5( Đ). TẠI SAO ỚT LẠI CAY? ( Tiếp theo )
I.Mục tiêu:
 -KT: Nhìn chép lại được đúng mẫu của bài , nắm được nội dung bài.
 -KN: Rèn kĩ năng viết chữ đẹp.
 -TĐ : Có ý thức tự rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng dạy học: Vở luyện viết chữ đẹp.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (2’)
- Nhận xét bài viết tiết trước.
2.Bài mới:(30’)
- Giới thiệu bài:
- Đọc mẫu đoạn viết
- Gọi đọc 
- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung
- Hướng dẫn luyện viết:
- Viết mẫu dòng 1 nêu cách viết.
- Hướng dẫn học sinh viết vở
- Theo dõi uống nắn , giúp đỡ hs yếu.
- Nhận xét một số bài.
3. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Nhận xét chung.
- |Dặn hs về nhà luyện viết lại những chữ viết sai.
- Lắng nghe nhắc lại đề bài.
- Hs theo dõi.
- 1 HS đọc.
- Theo dõi
- Lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- Viết ở vở.
Bổ sung:.............................................................................................................................
............................................................................................................................................
**********************************************************************
Đạo đức:
Bài 3: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
-KT: Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
- KN: Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
KNS : Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những thái độ ,việc làm ỷ lại không chịu làm lấy việc của mình.
 Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.
Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của mình.
-TĐ: Có ý thức tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ tình huống, đồ dùng để đóng vai (H/Đ1, tiết 1), phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:(2’) Bắt bài hát: “Chị ong nâu và em bé”. Giới thiệu bài.
Bài mới:
 Hoạt động 1: (12’) Làm bài tập 1 và 2.
- GV nêu tình huống: 
- Cho 2 HS lên đóng vai.
- GV ghi lại các nội dung trả lời của HS.
- Hỏi: Em chọn tình huống xử lý nào?
- GV nhận xét, kết luận. 
- Hỏi HS KG: Tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày có ích lợi gì?
- Hoàn chỉnh câu trả lời.
- Phát PHT (Nội dung như bài tập 2/9) và yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài.
Hđộng 2: (8’) Xử lý tình huống. (Bt 3/10)
- GV nêu tình huống cho HS xử lý.
- Chọn 3 cặp lên đóng vai
- GV kết luận.
Hoạt động 4: (10’) Tự liên hệ bản thân
- YC HS viết ra giấy những công việc mà bản thân các em đã tự làm ở nhà, ở trường,...
- Khen ngợi những HS đã biết tự làm công việc của mình. Bổ sung những việc mà các em can tự làm.
 3.Củng cố - dặn dò : (3’)
- Y/C HS nêu ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Tự làm lấy công việc của mình hằng ngày. Sưu tầm các tấm gương về tự làm lấy công việc của mình.
- Cả lớp cùng hát.
- Nghe GV nêu tình huống.
- Hai em lên đóng vai Đại và An.
 Lớp theo dõi, nhận xét và TLCH.
- 1 HS trả lời và giải thích.
- HS suy nghĩ, trả lời. Cả lớp lắng nghe.
- Nhận PHT, tự làm bài.
- HS KG đọc bài làm của mình. Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Trò chơi đóng vai 3 cặp.
- 6 HS lên đóng vai Việt - Dũng theo 3 tình huống xử lý khác nhau.
- Lớp nhận xét , bổ sung.
- Mỗi HS thực hiện.
- 4 HS đọc những công việc mà bản thân các em đã tự làm trước lớp.
- HS lắng nhe và thực hiện.
Bổ sung:.........................
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2019_2020_ho_thi_chi.doc