Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học An Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học An Sơn

Tập đọc - Kể chuyện

 NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM ( 2 TIẾT).

I- Mục đích, yêu cầu.

 A- Tập đọc:

 Đọc đúng, to, rõ ràng, rành mạch.

 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc phát âm đúng: Loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên.

 Đọc phân biệt từng lời nhân vật.

 Hiểu nghĩa từ ngữ : nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mời giờ, nghiêm giọng, quả quyết

 Giáo dục HS khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

B- Kể chuyện:

 Rèn kỹ năng nói: dựa tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.

 Rèn kỹ năng nghe: Theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá bạn.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trường Tiểu học An Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Sáng :
 Chào cờ
I.Mục tiêu :
- HS nắm được những ưu điểm đã đạt được trong tuần trước và phương hướng, hoạt động tuần tiếp theo.
Rèn thói quen thực hiện tốt nền nếp và nội quy trường lớp.
Giáo dục h/s ý thức đạo đức . 
II. Nội dung :
	Nhà trường và Đội triển khai
–––––––––––––––––––––––––––––––––
Tập đọc - Kể chuyện
 Người lính dũng cảm ( 2 tiết).
I- Mục đích, yêu cầu.
 A- Tập đọc:
 Đọc đúng, to, rõ ràng, rành mạch.
 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc phát âm đúng: Loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên.
 Đọc phân biệt từng lời nhân vật.
 Hiểu nghĩa từ ngữ : nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mời giờ, nghiêm giọng, quả quyết
 Giáo dục HS khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
B- Kể chuyện:
 Rèn kỹ năng nói: dựa tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
 Rèn kỹ năng nghe: Theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá bạn.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học. Tập đọc.
1. Kiểm tra bài cũ: 
 2 HS đọc bài: Ông ngoại.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học; Ghi bài lên bảng.
b. Nội dung:
a. Giới thiệu bài: Luyện đọc.
- GV đọc lần 1.
+ Hướng dẫn đọc nối tiếp câu, sửa phát âm.
+ Hướng dẫn đọc đoạn.
+ Hướng dẫn đọc câu 
“Vượt rào/ bắt sống ...nó !”. 
“Chỉ những thằng hèn mới chịu ... về thôi.”
- Gọi HS đọc chú giải.
Đọc đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm
 Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc bài.
Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì ? ở đâu ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng duới chân hàng rào ?
Việc leo rào của các bạn khác gây hậu quả gì ?
- Gọi HS đọc đoạn 3.
Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp ?
Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
Có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sử lỗi như bạn nhỏ trong truyện ?
Luyện đọc lại 
 Luyện đọc đoạn 4.
- GV hướng dẫn đọc.
- Hướng dẫn đọc phân vai.
 HS theo dõi.
 Nhận xét, ghi điểm.
 HS nêu tên bài học
- HS nghe.
- HS đọc từng câu.
- 2 HS đọc lại, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc đoạn 1, HS khác theo dõi.
- 2 HS trả lời.
- Đánh trận giả trong vườn trường.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2.
- Chú sợ làm đổ hàng rào 
- Hàng rào đổ tướng sỹ ngã đè lên luống hoa 
- 1 HS đọc đoạn 3 ; HS khác theo dõi.
- HS dũng cảm nhận khuyết điểm 
- HS tự do phát biểu, HS khác bổ sung.
- HS đọc thầm đoạn 4.
- Nhiều HS trả lời.
- HS tự do phát biểu.
- 2 HS đọc lại, HS khác theo dõi.
- HS theo dõi
- 3 nhóm thi đọc (mỗi nhóm 4 HS).
Kể chuyện
*Hướng dẫn hs kể chuyện theo tranh :
+ Tranh 1, 2 viên tướng hạ lệnh tn? chú lính vượt qua rào bằng cách nào?...
+ Tranh 3, 4 thày giáo nói gì với hs? viên tướng hạ lênh ntn?chú lính phản ứng ra sao?câu chuyện kết thúc tn?
- Cho hs luyện kể theo tranh
3. Củng cố - dặn dò:
- Qua câu chuyện em học tập được điều gì ở chú lính nhỏ?
Kể cho người thân nghe
- HS quan sát tranh và trả lời
- Từng nhóm hs luyện kể.
- Hs thi kể...
- HS nêu
––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
I- Mục tiêu:
 HS biết làm tính nhân các số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
 Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Vận dụng giải các bài toán có một phép nhân
 HS yêu thích môn toán, say mê học tập.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, phấn mầu.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS đọc bảng nhân 6.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học; Ghi bài lên bảng.
b. Nội dung: Hướng dẫn phép nhân.
 26 x 3 = ?
- GV viết bảng phép nhân.
- Yêu cầu đặt tính.
- Yêu cầu nêu cách thực hiện.
- GV cho HS thực hiện phép nhân.
- Gọi HS nêu cách làm.
 HS nêu lại
 54 x 6 = ?
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Gọi HS nêu cách tính.
6 nhân 4 bằng 24, viết 4 nhớ 2.
6 nhân 5 bằng 30, thêm 2 bằng 32, viết 32
 GV cùng lớp nhận xét.
 Thực hành.
 Bài tập 1( cột1; 2; 4)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS lên bảng, dưới làm bảng con.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
 Bài tập 2: Hướng dẫn giải
 Có mấy tấm vải ?
 Mỗi tấm dài bao nhiêu ?
 Làm cách nào để tính cả 2 tấm ?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chấm và chữa bài.
 Bài tập 3: Tìm x
- Gọi HS đọc yêu cầu đề.
- GV cho HS làm bài.
- GV chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
? Nêu cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
 Nhắc HS về xem lại cách nhân..
 Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc HS khác theo dõi.
 26 
 x 3
 7 8
 6 nhân 3 bằng 18, viết 8 nhớ 1
 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7
- 1 HS nêu.
 54 
 x 6
 324
- HS thực hiện vở nháp.
- 2 HS nêu cách tính của mình.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc HS khác theo dõi.
- HS đặt tính và thực hiện phép.
- 1 HS nêu cách tính.
- 1 HS đọc đề, HS khác theo dõi.
- 2 tấm 
- 35 m 
- 35 x 2 
- 1 HS giải trên bảng, dưới làm vở.
- 1 HS nêu yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 2 HS lên bảng chữa.
 Lớp làm vở nháp, đổi bài kiểm tra.
Chiều : Đ/c Nhuần soạn giảng
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Sáng : Đ/c Nhuần soạn giảng
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Chiều : GV chuyên soạn giảng
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
Sáng Âm nhạc
Học hát bài : đếm sao
Tập đọc
Cuộc họp của chữ viết
I- Mục tiêu
 HS đọc to, rõ ràng, rành mạch.
 HS đọc đúng một số từ ngữ: Chú lính, lấm tấm, lắc đầu.
 - Ngắt hơi đúng dấu câu, biết cách tổ chức cuộc họp.
 - Phân biệt giọng đọc của các nhân vật, hiểu từ ngữ cuối SGK.
 Giáo dục HS cần nói, viết đúng, đủ ý, ghi dấu câu đúng.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ chép câu có dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi và câu hỏi.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc bài: Mùa thu của em.
2. Bài mới:
a. Giáo viên giới thiệu bài.
b. Nội dung:
 GV đọc mẫu.
1 HS đọc chú giải:
- Hướng dẫn luyện đọc câu nối tiếp.
- Hướng dẫn luyện đọc từ ngữ 
Chú lính, lấm tấm, lắc đầu.
- Hướng dẫn đọc nối tiếp đoạn.
- Hướng dẫn đọc đoạn 1.
- Hướng dẫn đọc ngắt hơi câu dài:
“ Thưa các bạn!....mồ hôi”
- Hướng dẫn đoạn 2: Gọi HS đọc đoạn 2.
 Đọc câu có dấu chấm hỏi.
- Hướng dẫn đoạn 3: Gọi HS đọc đoạn 3.
 Đọc câu: “ẩu thế nhỉ ?”
- Hướng dẫn đọc câu dấu hỏi 
 “Được không nào ?”
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp.
- Gọi HS đọc lại.
* Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi trong SGK.
? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
? Cuộc họp đề ra cách gì để giúp em Hoàng?
 Câu hỏi 3: GV treo bảng phụ.
- Hướng dẫn trả lời từng ý sau khi cho thảo luận nhóm đôi.
- GV nhận xét, kết luận.
* Luyện đọc lại.
- Hướng dẫn đọc phân vai (2 lần).
- GV cùng lớp chọn nhóm đọc tốt.
3. Củng cố dặn dò.
- Bài này cho em biết điều gì ?
- Về đọc lại bài nhiều lần, chuẩn bị bài sau.
Nhận xét, ghi điểm
 HS theo dõi.
- Mỗi HS 1 câu trong bài.
- HS luyện phát âm.
- 4 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc đoạn 1, HS khác theo dõi.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 số HS đọc lại trên bảng phụ.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- HS đọc lại.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 2 HS đọc lại, nhận xét.
- 4 HS đọc, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc cả bài, nhận xét.
 Giúp đỡ em Hoàng. Hoàng không biết chấm câu.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS thảo luận rồi trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- 4 HS đọc, nhận xét các bạn đọc.
Toán
Bảng chia 6
I- Mục tiêu:
 HS lập bảng chia 6 dựa vào bảng nhân 6. Bước đầu thuộc bảng chia 6.
 Vận dụng giải bài tập.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học.
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2 HS đọc thuộc bảng nhân 6:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
b. Nội dung: Lập bảng chia 6:
- GV gắn tấm bìa có 6 chấm tròn.
- 6 lấy một lần được mấy chấm tròn ?
- Yêu cầu phép tính tương ứng.
- Có 6 chấm tròn, chia mỗi tấm có 6 chấm tròn.Hỏi có mấy tấm bìa ?
- Yêu cầu viết phép tính tương ứng.
- Vậy 6 chia 6 được mấy ?
- GV viết 6 : 6 = 1.
- Gọi HS đọc lại.
- GV gắn 2 tấm bìa.
- Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn, Hỏi 2 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ?
- Yêu cầu viết phép tính.
- Vì sao lập được phép nhân này ?
- Có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 6 chấm tròn, hỏi có mấy tấm bìa ?
- Yêu cầu lập phép tính tương ứng.
- GV ghi 12 : 6 = 2.
- Tương tự lập hết bảng.
 Hướng dẫn học thuộc bảng chia 6.
- Yêu cầu nhìn bảng học thuộc.
- Yêu cầu nhận xét số chia, số bị chia và thương.
- Các nhóm thi đọc thuộc.
* Bài tập.
Bài tập 1: - Gọi HS tự làm.
- Hướng dẫn kiểm tra chéo.
 Bài tập 2: Gọi HS đọc y/c.
- Hướng dẫn HS tự làm bài.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
 Khi biết 6 x 4 = 24 thì có ghi ngay được 24 : 6 và 24 : 4 bằng bao nhiêu không ?
Bài tập 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
 Bài tập 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV quan sát uốn nắn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa, cho điểm. 
3. Củng cố dặn dò:
- Gọi 3 HS đọc thuộc bảng chia 6.
- Về học thuộc bảng chia 6.
 Nhận xét, ghi điểm
 Nêu tên bài học.
- HS theo dõi.
- 6 lấy 1 lần được 6.
 - 6 x 1 = 6 
- 1 HS: 1 tấm bìa.
- 6 : 6 = 1
- 2 HS đọc lại, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc phép nhân và chia vừa lập.
- HS quan sát.
- 12 chấm tròn.
 6 x 2 = 12
- Vì 6 được lấy lên 2 lần.
12 : 6 = 2
- 2 HS đọc lại: 6 x 2 = 12; 12: 6 = 2
- HS đọc lại nhiều lần.
- 2 HS khác nêu, HS khác nhận xét.
- HS thi đọc.
- 1 HS nêu yêu cầu bài 1.
- HS đọc bài làm trong vở nháp.
- HS đổi vở kiểm tra.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 4 HS lên bảng, lớp làm vở toán.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở bài tập.
 48 : 6 = 8
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HSK, G lên bảng chữa bài.
- Lớp làm vở toán.
Luyện từ và câu
 so sánh 
I- Mục tiêu: 
- Nắm được một kiểu so sánh mới : so sánh hơn kém.
 - Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
- HS yêu quý Tiếng Việt.
II-Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn BT1, 3. 
III- Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS làm lại BT2, 2 HS làm lại BT3 tiết trước.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung: 
Bài tập ... ành .
Chiều Toán( +)
Luyện giải toán có lời văn
I.Mục tiêu:
 Củng cố về cách cách giải bài toán có vận dụng nhân số có 2c/s với số có 1c/s.
 Rèn kĩ năng giải toán.
 Giáo dục ý thức học tập.
II.Đồ dùng: Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra: VBT
2.Bài mới:	a.Giới thiệu bài
	b.Nội dung:
GV hướng dẫn h/s làm một số bài tập:
Bài 1: Mỗi tá ly có 12 cái.Hỏi 4 tá ly có bao nhiêu cái ly?
GV củng cố về cách nhân số có 2c/s với số có 1c/s.
Bài 2:GV treo bảng phụ
 Đặt đề rồi giải theo tóm tắt:
 1 lớp Ba : 32 học sinh
 3 lớp Ba :  học sinh ?
Bài 3: Mỗi giờ ô tô đi được 45km. Hỏi trong 6 giờ xe đó đi được bao nhiêu km?
3.Củng cố, dặn dò: 
 Củng cố về cách giải các bài toán
 HS chuẩn bị bài sau.
HS đọc đề và xác định dạng toán 
HSK, G nêu cách tóm tắt
Giải bài tập vào vở
1 h/s chữa bài
HS đặt đề và xác định dạng toán 
2 HSK, G nêu đề
HS dựa vào tóm tắt giải bài toán
Chữa bài, nhận xét cách giải
HS đọc đề, tóm tắt và làm bài vào vở
Tiếng Việt
Rèn kĩ năng viết văn kể về gia đình
I- Mục tiêu
HS biết viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình theo gợi ý.
rèn kĩ năng sử dụng từ, viết câu và trình bày bài.
 Giáo dục HS yêu mến người thân.
II- Đồ dùng dạy học.
- Một số đoạn văn minh hoạ.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài.
b. Nội dung: 
- GV nêu yêu cầu:
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu kể lại việc em chăm sóc người thân trong gia đình bị ốm.
 Hướng dẫn viết theo gợi ý:
- Em đã chăm sóc ai bị ốm?
- Em đã làm gì để chăm sóc người thân bị ốm?
- Kết quả việc làm của em thế nào?
- Em có suy nghĩ gì khi người thân bị ốm?
Hướng dẫn nói theo gợi ý.
- GV sửa cách dùng từ, đặt câu cho HS.
- Yêu cầu HS viết vở
 - Gọi HS đọc bài viết.
- Nhận xét, uốn sửa
3.Củng cố dặn dò: 
Trong gia đình, em cần làm gì để người thân của mình luôn vui ? 
- Về chuẩn bị bài sau.
 Nhận xét, ghi điểm.
- HS đọc đề, phân tích yêu cầu.
- HS nghe và theo dõi .
- HS đọc gợi ý.
- HS luyện nói theo gợi ý.
- 2 HSK, G nói lại cả đoạn.
- HS theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS viết bài.
- Đọc bài viết 
- HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
Tự học
Luyện đọc : Mùa thu của em
I- Mục tiêu
 Đọc đúng, to, rõ ràng, rành mạch.
 Đọc đúng một số từ ngữ: Lá sen, rước đèn, hội rằm, lật trang vở.
	- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu và ngắt câu đúng chỗ.
	 - Hiểu 1 số từ ngữ,: Cốm, chị Hằng.
	 Giáo dục HS yêu mến mùa thu, mùa có nhiều quả chín, mùa bắt đầu năm học.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ, bông cúc vàng, một nắm cốm gói lá sen.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2 HS kể câu chuyện: Người lính dũng cảm.
2. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài.
b. Nội dung: Luyện đọc.
- GV đọc lần 1.
 Hướng dẫn luyện đọc và giảng từ.
Hướng dẫn đọc nối tiếp nhau 2 dòng thơ.
- GV sửa phát âm cho HS.
- Hướng dẫn giải nghĩa từ SGK.
- Hướng dẫn đọc 4 khổ thơ.
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gọi 2 HS đọc khổ thơ đầu.
- Bài thơ tả màu sắc nào của mùa thu ?
- GV cho HS quan sát cúc và cốm.
- Gọi HS đọc tiếp bài.
- Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động của HS vào mùa thu ?
-Yêu cầu HS đọc cả bài.
Luyện đọc lại bài
 Hướng dẫn đọc thuộc lòng.
3.Củng cố dặn dò: 
Tìm các hình ảnh so sánh trong bài và em thích nhất hình ảnh nào ? 
- Về học thuộc bài.
 Nhận xét, ghi điểm.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và theo dõi SGK.
- HS đọc nối tiếp nhau.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 4 HS đọc, HS khác theo dõi.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- 1 HS đọc khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi.
- Màu vàng của hoa cúc, mầu xanh của cốm.
- HS quan sát.
- 1 HS đọc 2 khổ thơ cuối.
- Hình ảnh rước đèn họp bạn 
- Hình ảnh ngôi trường có bạn, thầy đang mong đợi.
- HS đọc thầm cả bài.
- HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- HS học thuộc tại lớp.
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Sáng Chính tả
 Tập chép : Mùa thu của em.
I. Mục tiêu : 
- Chép lại chính xác bài thơ “ Mùa thu của em”.
- Từ đoạn chép mẫu của GV trên bảng, củng cố cách trình bày một bài thơ thể 4 chữ.
- Ôn luyện vần khó - vần oam. Viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn l/n. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. 
II.Đồ dùng dạy học : Bảng lớp viết sẵn bài thơ HS cần chép, VBT
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Kiểm tra : 3 HS viết bảng lớp theo lời đọc của GV : hoa lựu, đỏ nắng, lũ bướm, lơ đãng.
Hai HS đọc thuộc lòng thứ tự của 28 tên chữ đã học.
 2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn học sinh tập chép
- Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn chính tả trên bảng phụ
- Bài viết theo thể thơ nào ? 
- Tên bài viết ở vị trí nào ?
- Những chữ nào trong bài viết hoa ?
- Chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Tìm chữ khó viết. 
(VD : nghìn, rước đèn, rằm, xuống xem, thân quen, )
- HS chép bài vào vở
- Chấm, chữa bài
c. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
GV treo bảng phụ
Bài 2 : Ôn luyện vần khó - vần oam.
a) Sóng vỗ oàm oạp
b) Mèo ngoạm miếng thịt.
Bài 3. Giúp HS phân biệt l/n 
a) nắm - lắm - gạo nếp.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Tìm từ chứa tiếng có l/n.
- Chuẩn bị giờ sau 
 - 2 HS đọc lại
- Thơ 4 chữ
Viết giữa trang vở.
- Các chữ đầu dòng thơ, tên riêng .
- Lùi vào 3 ô so với lề vở.
-HS tìm, nêu, tập viết những chữ dễ viết sai vào giấy nháp 
- HS viết vào vở.
- 5, 10 bài.
 - HS đọc yêu cầu của bài, tự làmVBT - 1 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
 - HS đọc thành tiếng bài làm
- HS làm vào vở BT. 1 HS lên bảng chữa bài.( HSK,G có thể làm cả bài)
- HSY đọc thành tiếng bài làm
Toán
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I. Mục tiêu:
- HS biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
- GD ý thức học tập.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1 . Kiểm tra: HS chữa bài 3/25
 2 . Bài mới . 
 a. Giới thiệu bài .
 b. Nội dung: 
* HD tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- GV nêu bài toán 
- Làm thế nào để tìm 1/ 3 của 12 cái kẹo ?
- Cho Hs tự nêu cách giải .
 Nhận xét, chốt cách giải như SGK
 Thực hành .
Bài 1 : 
- Yêu cầu làm miệng.
 Nhận xét, nhấn mạnh cách tìm. .
Bài 2 : 
- HD phân tích bt 
- Yêu cầu làm vào vở 
 Chấm,chữa bài.
 3 . Củng cố, dặn dò :
- Tìm 1/3 của 12.
- Chuẩn bị giờ sau.
- Nghe, HSY đọc lại đề toán.
- HS thảo luận cách làm
- HS nêu.
- HSK,G nêu cách tìm.
- Nối tiếp nhau nêu - HSY nhắc lại
1/2 của 8kg là 4 kg; ....
- Đọc, phân tích, HSK,G tóm tắt 
- Lớp làm vở - chữa bài 
 ( Cửa hàng đó đã bán số mét vải xanh là: 40 : 5 = 8 ( m) 
 Đáp số: 8 m vải )
Tập làm văn
Tập tổ chức cuộc họp
I. Mục tiêu: HS biết tổ chức cuộc họp cụ thể:
- Xác định được rõ nội dung cuộc họp.
- Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học.
- Giáo dục ý thức tự học, tự giúp đỡ nhau trong học tập
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Kiểm tra - HS làm BT 2 ( tuần 4) 
2. Bài mới . 
 a. Giới thiệu bài.
 b. HD làm bt 
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài .
- Cho HS đọc gợi ý SGK.
- Gọi HS đọc lại bài" Cuộc họp của chữ viết"
? Bài" Cuộc họp của chữ viết" đã cho các em biết để tổ chức tốt một cuộc họp, chúng ta phải chú ý những gì? 
- HD xác định nội dung họp.
- Cho HS nêu trình tự tổ chức cuộc họp .
- Cho HS làm việc theo tổ.
- Mời thi tổ chức cuộc họp trước lớp
- Nhận xét, bình chọn.
3 . Củng cố, dặn dò :
- Tổng kết nội dung.
- Chuẩn bị giờ sau.
- Nghe
- HS đọc 
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS nêu
- HS nêu.
- Từng tổ trao đổi chọn nội dung họp, thực hành họp tổ.
- Từng tổ thi.
( HSTB + Y biết tổ chức cuộc họp HSK,G tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự) 
Sinh hoạt
GDNK: bớt ăn đồ ngọt.Kiểm điểm công tác trong tuần
A GDNK: Bớt ăn đồ ngọt
I. Mục tiêu:
- Cho học sinh thấy tại sao cần phải bớt ăn đồ ngọt
- Sau khi học xong học sinh có ý thức xúc miệng ngay sau khi ăn thức ăn ngọt.
II. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Ăn vặt có hại gì?
 2. Nội dung: Bài trước chúng ta đã biết răng của chúng ta sâu là do đâu. Vậy 1 bạn cho cô biết nào?
	Răng sâu: Do sau khi ăn chúng ta không đánh răng nên miệng bị chua lâu dần răng bị thủng đó là răng sâu.
	Các em có biết loại thức ăn gì dễ làm sâu răng nhất?
	- Những thức ăn ngọt. Thức ăn ngọt hàng ngày các em thường ăn là những gì nào?
	- Đường, bánh kẹo, kem, khoai lang, ngô, sắn sau khi ăn đường, bánh kẹo xong các em có thấy dính ở răng không?
	- Rất dính.
	Các em có biết tại sao khi ăn thức ăn ngọt lại dễ sâu không?
	Sau khi ăn những thức ăn ngọt chúng dính lại ở thân răng của chúng ta sâu do miệng chúng ta chua, khi miệng chua dần dần miệng chúng ta bị thủng và thành răng sâu.
	Cô vừa nói cho các em biết ăn đường, bánh kẹo rất dễ sâu răng nhưng chúng ta ai cũng thích ăn thức ăn đó phải không? cô cũng vậy.
	Chúng ta đi đâu về mệt có 1 cốc nước chanh đường uống thì rất thích mà ai cúng thích ăn bánh kẹo vì chúng rất thơm và ngọt, chúng còn làm cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh nữa, nhưng khi ăn đồ ngọt lại dễ bị sâu răng. Vậy thì sau khi ăn những thức ăn ngọt chúng ta phải làm gì để răng được sạch.
	Chúng ta phải đánh răng ngay sua khi ăn những thức ăn ngọt hoặc ít nhất các cháu cũng phải xúc miệng thật kỹ.
	Hôm nay cô đã nói cho các em biết những thức ăn ngọt có tác dụng và tác hại như thế nào rồi. Lần sau cô nói cho các em nghe bài khác nhé.
B. Kiểm đIểm công tác trong tuần
I - Mục tiêu: 	
- Đánh giá hoạt động của lớp của Đội trong tuần qua, HS thấy được kết quả học tập và rèn luyện của mình và của bạn trong tuần
- Đề ra phương hướng cho tuần tới
- Rèn ý thức tổ chức kỉ luật.
II. Nội dung:
Nhận xét tuần qua:
*Ưu điểm
 - Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động do trường, Đội tổ chức.
 - Ra vào lớp đúng giờ ; xếp hàng đúng quy định
 - Nhiều bạn học tập chăm chỉ, đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở chu đáo, làm bài tập đầy đủ
 - Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp : Đặng Anh, Đảng
 - Tập thể dục, tham gia các hoạt động tập thể tốt. 
 * Tồn tại : Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng 
 - Chữ viết chưa đẹp ; Còn quên sách vở. 
 2. Phương hướng tuần tới: 
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định.
 - Thực hiện ôn, truy bài có hiệu quả.
 - Tích cực học tập chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Chiều: Đ/c Nhuần soạn giảng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 5(10).doc