Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Buổi 02

Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Buổi 02

Luyện Toán (2 tiết ): ÔN TẬP PHÉP CỘNG

I)Mục tiêu:

ã Củng cố, bổ sung một số tính chất của phép cộng,thêm bớt trong phép cộng.

ã Vận dụng tính chất của phép cộng để tính nhẩm và giải một số bài toán liên quan.

II) Các HĐ dạy – học

A, Các kiến thức cần ghi nhớ

a) Trong phép cộng 5 +7 = 12 thì 5,7 là các số hạng còn 12 là tổng. Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia.Một tổng có thể có 2 hay nhiều số hạng.

b) – Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

Trong một tổng có nhiều số hạng, Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi tổng các số hạng đã biết.

 VD: 13 +15 + x = 62

 x = 62 – ( 13 + 15)

 x = 62 – 28

 x = 34

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Buổi 02", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6 
 Thứ 3 ngày 27 tháng 9 năm 2011
Luyện Toán (2 tiết ): ôn tập Phép cộng
I)Mục tiêu:
Củng cố, bổ sung một số tính chất của phép cộng,thêm bớt trong phép cộng.
Vận dụng tính chất của phép cộng để tính nhẩm và giải một số bài toán liên quan.
II) Các HĐ dạy – học 
A, Các kiến thức cần ghi nhớ
a) Trong phép cộng 5 +7 = 12 thì 5,7 là các số hạng còn 12 là tổng. Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia.Một tổng có thể có 2 hay nhiều số hạng.
b) – Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Trong một tổng có nhiều số hạng, Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi tổng các số hạng đã biết.
 VD: 13 +15 + x = 62 
 x = 62 – ( 13 + 15) 
 x = 62 – 28
 x = 34
c) Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
 VD: 5 + 7 = 7 + 5
 Hay a + b = b + a 
d) Khi cộng ba số hạng ta có thể 
+ Lấy số hạng thứ nhất cộng với tổng của hai số hạng còn lại.
 VD: 274 + 86 + 114 = 274 + ( 86 + 114) 
 = 274 + 200
 = 474
+ Hoặc lấy tổng hai số hạng đầu cộng với số hạng thứ ba.
 VD : 274 + 86 + 114 = (274 + 86 ) + 114
 = 360 + 114
 = 474
e) Trong một tổng có hai số hạng, nếu ta thêm vào số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì tổng không thay đổi.
 VD 9 + 12 = ( 9 + 1) + ( 12 - 1) 
 = 10 + 11 
 = 21 
Người ta vận dụng tính chất này của phép cộng để cộng nhẩm. Khi cộng nhẩm ta làm tròn một số hạng.
B ) Bài tập vận dụng
Bài1, Tính nhanh;
146 + 285 +354 + 115 
257 + 126 + 374 +143
 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10
 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19 
 11 + 137 +72 + 63 + 128 + 89
 Bài 2,Tính nhẩm theo mẫu 
Mẫu: 39 + 54 = ( 39 + 1) + ( 54 – 1) 
 = 40 + 53 
 = 93
19 + 47 e.180 +271
28 + 15 g. 459 +370
34 + 29 h. 615 +297
76 + 18 i. 315 + 623
Bài 3, Tìm y
17 + 19 + y = 80 – 8 
( y + 37 ) +19 = 65
 ..................................................................................
 Luyện toán : Luyện tập
I,mục tiêu:
- Giúp học sinh so sánh hai tổng.Vận dụng để giải bài toán liên quan như tìm x, điền dấu thích hợp vào ô trống.....
- Giải toán hợp về phép cộng.
II, Các HĐ dạy học
A, Lý thuyết:
Khi so sánh hai tổng
Nếu hai tổng có một số hạng bằng nhau,tổng nào lớn hơn thì số hạng còn lại lớn hơn; tổng nào nhỏ hơn thì số hạng còn lại nhỏ hơn.
VD: x + 15 < 3 + 15 
Ta thấy 15 = 15 mà x + 15 < 3 + 15 
 Nên x < 3( Hai tổng có một số hạng bằng nhau,tổng nào nhỏ hơn thì số hạng còn lại nhỏ hơn.) 
 Vậy x = 0 ; 1 ; 2 .
 - Nếu hai tổng có một số hạng bằng nhau,tổng nào có số hạng còn lại lớn hơn thì lớn hơn; tổng nào có số hạng còn lại nhỏ hơn thì nhỏ hơn.
VD: a + 18 a + 19 
Ta thấy a = a còn 18 < 19 
=> a + 18 < a + 19
B, Luyện tập
Bài 1, Tìm x
a. x + 17 < 5 + 17
b. x + 19 < 23
c. 19 < x + 17 < 22
 Bài 2, Điền dấu thích hợp vào ô trống và giải thích rõ lí do
`	a + 25 a + 19 
 b +16 19 + b
Bài 3) Em cao 125 cm , em thấp hơn anh 23 cm . Hỏi anh cao bao nhiêu xăng - ti - mét ? 
Bài4) Tính nhẩm 
87 + 66
52 + 424
298 + 158
 Bài 5)Điền chữ số thích hợp vào dấu * trong phép tính sau:
 *4 * 8 *
 + 39 * * + * 
 5 * 3 6 * 8
 2 . Học sinh làm bài , GV theo dõi giúp đỡ thêm :
 3 . Tổ chức chữa bài , nhận xét : 
 ***************************************************** 
Luyện Tiếng Việt : Ôn tập 
 I .Mục tiêu : Giúp Hs phân biệt tr / ch , ôn tập về dấu chấm 
 II.Các hoạt động dạy học :
1. Giáo viên ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn hs làm bài : 
Bài 1: Nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ ngữ đúng chính tả:
 A B A B
Cửu trương thuỷ chiều
Khai chương buổi triều
Trâu chấu cây tết
Châu bò chúc trúc
Bài 2: Chép lại đoạn văn vào vở sau khi loại bỏ các dấu chấm dùng không đúng và viết hoa lại cho hợp lí:
 Cô bước vào lớp, chúng em. Đứng dậy chào. Cô mỉm cười vui sướng. Nhìn chúng em bằng đôi mắt dịu hiền. Tiết học đầu tiên là tập đọc. Giọng cô thật ấm áp. Khiến cả lớp lắng nghe. Cô giảng bài thật dễ hiểu. Những cánh tay nhỏ nhắn cứ rào rào đưa lên phát biểu. Bỗng hồi trống vang lên. Thế là hết tiết học đầu tiên và em cảmthấy rất thích thú.
Bài 3: Hãy kể lại chuyện em chăm sóc một người thân trong gia đình bị ốm, mệt như thế nào .
2 . Học sinh làm bài , GV theo dõi giúp đỡ thêm :
 3 . Tổ chức chữa bài , nhận xét : 
Hoạt động ngoài giờ : 
 ************************************* 
 Thứ 4 ngày 28 tháng 9 năm 2011
Luyện toán : Ôn tập Phép trừ
I)Mục tiêu:
Củng cố, bổ sung một số tính chất của phép trừ,thêm bớt trong phép trừ
Vận dụng tính chất của phép trừ để tính nhẩm và giải một số bài toán liên quan.
II) Các HĐ dạy – học 
A, Các kiến thức cần ghi nhớ
1, Khi số bị trừ được thêm hoặc bớt bao nhiêu đơn vị nhưng số trừ không thay đổi thì hiệu cũng được thêm hoặc bớt bấy nhiêu đơn vị.
	VD: 47 - 27 = 20
	 ( 47 + 2 ) - 27 = 49 - 27 = 22
	 ( 47 -5 )- 27 = 42 - 27 = 15
2,Khi số bị trừ và số trừ cùng được thêm (hoặc bớt) một số đơn vị như nhau thì hiệu không thay đổi.
	VD: 42 - 19 = 23
	 ( 42 + 1) - ( !9 + 1) = 43 - 20 = 23
	 ( 42 - 2 ) - ( 19- 2) = 40- 17 = 23
 Người ta vận dụng tính chất này của phép trừ để trừ nhẩm. Khi trừ nhẩm ta làm tròn số trừ .
VD: 64 - 37 = ( 64 + 3) - ( 37 + 3 )
 = 67 - 40 
 = 27 
3, Muốn trừ một số đi một tổng ta có thể lấy số đó trừ đi từng số hạng của tổng.
 VD: 53 - ( 13 + 8) = 53 - 13 - 8 
 = 40 - 8 
 = 32 
 Hoặc 53 - ( 13 + 8) = 53 - 8 - 13
 = 45 - 13 
 = 32 
4,Muốn trừ một số đi một hiệu, ta có thể lấy số đó cộng với số trừ rồi trừ đi số bị trừ.
VD: 52 - ( 13 - 8) = 52 - 5 = 47 52 - ( 13 - 8) = 53 + 8 - 13 
 = 60 - 13 
 = 47
B, Luyện tập
Bài 1)Tính nhẩm:( theo mẫu)
Mẫu: 453 - 257 = ( 453 + 43) - ( 257 + 43)
 = 496 - 300
 = 196
 78 - 42 99 - 36 185 - 64 279 - 55 
 173 - 47 681 - 96 573 - 89 453 - 257
Bài 2)Tính nhanh:
147 - (26 + 47) c,815 - 23 - 77 
453 - ( 18 + 23) d, 678 - 35 – 43
 Giải
147 – ( 26 + 47) b. 453 - ( 18 + 23) 
 = 147 - 47 - 26 = 453 - 23 - 18 
 = 100 - 26 = 430 - 18 
 = 74 = 412
 c, 815 - 23 - 77 d, 678 - 35 - 43
 = 815 - ( 23 + 77) = 678 - ( 35 + 43) 
 = 815 - 100 = 678 - 78
 = 715 = 600
Bài 3)Hai số có hiệu là 86. Nếu tăng số bị trừ lên 26 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu?
Giải
 Nếu tăng số bị trừ lên 26 đơn vị thì hiệu sẽ tăng thêm 26 đơn vị . Vậy hiệu mới bằng: 
+ 26 = 112
 đ/s : 112
Bài 4)Trong một phép trừ, số bị trừ lớn hơn hiệu là 15 . Tìm số trừ.(bài 139 Toán bồi dưỡng)
Giải
Ta thấy : Số trừ = Số bị trừ - Hiệu
Mà số bị trừ lớn hơn hiệu là 15 => Số trừ là 15
Bài 5)Trong một phép trừ,tổng của số trừ và hiệu bằng 97. Tìm số bị trừ.(bài 140 Toán bồi dưỡng)
Giải
Ta thấy : Số bị trừ = hiệu + số trừ
Mà tổng của số trừ và hiệu bằng 97 => Số bị trừ là 97.
Bài 6) Trong một phép trừ, tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 18.Tìm số bị trừ.(bài 145 Toán bồi dưỡng)
Giải
Ta có: Số bị trừ + số trừ + hiệu = 18 
Mà số bị trừ = số trừ + hiệu 
=> Số bị trừ + số bị trừ = 18
Vậy số bị trừ của phép trừ đó là:
 18 : 2 = 9 
đ/s : 9
Bài 7)Điền số thích hợp vào ô trống , biết rằng tổng của ba số trong ba ô liền nhau là 147.
92
18
Giải
Ta có: Tổng của ô thứ 3, ô thứ 4 và ô thứ 5 bằng 147. Vậy số điền vào ô thứ 4 là:
 147 - ( 92 + 18) = 37 
Tổng của ô thứ 1, ô thứ 2 và ô thứ 3 bằng 147. Vậy số điền vào ô thứ 1 là:
 147 - ( 92 + 37) = 18 
Tổng của ô thứ 3, ô thứ 4 và ô thứ 5 bằng 147. Vậy số điền vào ô thứ 5 là:
 147 - ( 18 + 37) = 92
Ta có phần đầu của băng ô như sau:
18
92
37
18
92
Ta thấy: Hai ô bất kì cách nhau hai ô thì điền số giống nhau.
	+Ô 1 ; 4 ; 7 ;10 điền số 18
	+ Ô 2 ; 5 ; 8 điền số 92
	+ Ô 3 ; 6 ; 9 điền số 37
 Ta có băng ô đầy đủ như sau:
18
92
37
18
92
37
18
92
37
18
...............................................................
Luyện Viết : 
Chính tả - rèn chữ 
I – Mục tiêu :
- Giỳp HS: HS nghe và viết chớnh xỏc trỡnh bày đỳng và đẹp bài thơ ngày khai trường. Biết viết hoa cỏc chữ đầu dũng thơ.
- Rốn tớnh nhanh nhẹn, viết nhanh của HS. 
II - Đồ dùng dạy học :
 - Sách giáo viên; Sách Tiếng Việt 3; Vở bài tập TV; Vở ô li ; Vở thực hành viết đúng, viết đẹp.
III - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
*Hoạt động 1: (15/) Chính tả
- GV đọc 1 lần bài viết. Cả lớp theo dừi SGK.
- Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
+Tiếng trống khai trường muốn núi điều gỡ với em? 
- HS nhận xột chớnh tả:
+ Bài viết cú mấy khổ? (5khổ)
+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa? 
+ Cỏc chữ đầu cõu cần viết như thế nào?
- GV chấm: 8 bài, chữa bài.
*Hoạt động 2: (15/) Rèn chữ 
- Yêu cầu HS lấy vở thực hành viết đúng, viết đẹp
- GV hướng dẫn HS luyện viết bài 6 (tr 11) 
+ chữ: D, Đ, Dương Xá, Điện Biên và câu ứng dụng 
- GV hướng dẫn HS viết bảng
- GV nhận xét và hướng dẫn lại cách viết
- Yêu cầu HS viết vào vở
- GV theo dõi , giúp đỡ HS viết bài 
*Hoạt động 3: (5/) Trò chơi
-GV chia lớp thành 3 nhúm. Phổ biến cỏch chơi, luật chơi. Tỡm nhanh từ ngữ sau:
 +Nhúm 1 :Chứa tiếng bắt đầu bằng s.
 +Nhúm 2: Chứa tiếng bắt đầu bằng x.
 +Nhúm 3: Chứa tiếng cú vần iờng
*Hoạt động 4: (1/) Củng cố dặn dò.
-GV nhận xột tiết học. Tuyờn dương những em viết chữ đẹp, đỳng. Về nhà luyện viết lại bài
- Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- HS nắm nội dung bài viết:
- HS tập viết cỏc từ khú dễ lẫn và phõn tớch chớnh tả một số từ. 
VD:	+trong xanh, cười hớn hở, giúng giả,...
giúng = gi + ong + dấu sắc
giả = gi + a + dấu hỏi.
- HS viết bài vào vở.
HS quan sát mẫu chữ
Theo dõi GV hướng dẫn cách viết 
HS tập viết bảng con
Nhận xét chữ viết đúng, viết đẹp 
HS viết bài vào vở
Thu vở chấm bài
-Cỏc nhúm chơi và trưng bày kết quả
-GV đỏnh giỏ và nhận xột.
- HS lắng nghe
Hoạt động ngoài giờ : 
 ******************************************** 
 Thứ 5 ngày 29 tháng 9 năm 2011
Chính tả: Nhớ lại buổi đầu đi học 
Luyện Tiếng Việt : ( 2 tiết ) 
 I .Mục tiêu : Giúp Hs phân biệt uôn / uông , ôn tập về so sánh 
 II.Các hoạt động dạy học :
1. Giáo viên ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn hs làm bài : 
Bài 1:( Phân biệt uôn/uông)
Điền vào chỗ trống uôn hay uông:
- khuôn th............... kh..nhạc m................ thú
- ................chiều t..........trào v.............vắn
- hát t ........... yêu ch..... ngọn ng.......
- bánh c ......... c..........rau b...........bán
- b........... thả chuồn ch......... ch...........reo
Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng - trong từng câu dưới đây:
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như..........
Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như...........
Cành bàng trụi lá trông giống ...........
Bài 3: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động , gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh
Mặt trời mới mọc đỏ ối.
Con sông quê em quanh co, uốn khúc.
Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông.
Tiếng mưa rơi ầm ầm , xáo động cả một vườn quê yên bình.
Bài 4: Nối các từ ở cột A với các từ ở cột B tạo thành câu Ai – làm gì ?
 A B
Đám học trò ngủ khì trên lưng mẹ
Đàn sếu hoảng sợ bỏ chạy
Các em bé đang sải cánh trên cao
Bài 5: Trong xóm em (hoặc khu phố nơi em ở) có một bác( hoặc cô, chú) rất tốt bụng hay giúp đỡ mọi người. Hãy kể về người đó. 
2 . Học sinh làm bài , GV theo dõi giúp đỡ thêm :
 3 . Tổ chức chữa bài , nhận xét : 
Hoạt động ngoài giờ :
 ****************************************************
 Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2011
Luyện Toán : ( Sáng) Luyện tập 
I,mục tiêu:
- Giúp học sinh so sánh hai hiệu .Vận dụng để giải bài toán liên quan như tìm x, điền dấu thích hợp vào ô trống.....
- Giải toán hợp về phép trừ.
II, Các HĐ dạy học
A, Lý thuyết:
*Khi so sánh hai hiệu
- Nếu hai hiệu có số bị trừ bằng nhau, hiệu nào có số trừ bé hơn thì lớn hơn ; hiệu nào có số trừ lớn hơn thì bé hơn.
VD 54 - 3 > 54 - 4 ( Trừ đi ít thì còn nhiều; trừ đinhiều thì còn ít)
 - Nếu hai hiệu có số trừ bằng nhau hiệu nào lớn hơn thì số bị trừ lớn hơn.
 VD
65 - 37 < 96 - 37
B. Bài tập
Bài 1.Không tính giá trị biểu thức, hãy điền dấu thích hợp vào ô trống và giải thích rõ lí do.
	a. 95 - 62 95 – 60 c. 25 – x 37 – x 
	b. 76 - 18 82 - 18 d. x – 78 x - 87 
Giải 
a. 95 - 62 95 - 60
Ta thấy 95 = 95 còn 62 > 60
95 - 62 < 95 - 60 ( Hai hiệu có số bị trừ bằng
nhau; hiệu nào có số trừ lớn hơn thì nhỏ hơn)
b. 76 - 18 82 - 18.
Ta thấy 18 = 18 còn 76 < 82 
76 - 18 < 82 - 18 ( Hai hiệu có số trừ bằng nhau 
hiệu nào có số bị trừ lớn hơn thì lớn hơn.)
Phần c, d tương tự
 Bài 2.Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tổng là 17.
Hướng dẫn
Hỏi: - Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? ( 1 đơn vị)
 - Hiệu của hai số cần tìm là mấy ? ( 1 đơn vị)
 - Vẽ sơ đồ biểu diễn hai số .
Số lớn
 1 đơn vị 17 đơn vị
Số bé
Nếu bớt ở số lớn đi 1 đơn vị thì tổng hai số thay đổi ra sao?( Tổng hai số cũng bớt di 1 đơn vị.)
Lúc đó tổng là bao nhiêu?( tổng là: 17 – 1 = 16)
Khi đó số lớn và số bé như thế nào với nhau? ( Số lớn và số bé bằng nhau.)
Hai số bằng nhau có tổng là 16; ta có thể tìm được giá trị của một số không? Tìm bằng cách nào?
	- Lấy 16 chia cho 2.
Số vừa tìm được là số lớn hay số bé?( số bé)
16 đơn vị chính bằng hai lần số bé.
Biết số bé, em tự tìm số lớn.
Giải
Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị
=> hiệu của hai số cần tìm là 1
Theo đề bài ra ta có sơ đồ:
Số lớn
 1 đơn vị 17 đơn vị
Số bé
 Hai lần số bé là:
17 - 1 = 16
 Số bé là:
 16 : 2 = 8 
 Số lớn cần tìm là:
 8 + 1 = 9
 Đ/S: 8 và 9
 ***********************************************
 Giải Toán : ( 2 tiết)
Luyện Tiếng Việt : Ôn tập 
 I .Mục tiêu : Giúp Hs phân biệt d/r/gi , ôn tập về so sánh 
 II.Các hoạt động dạy học :
1. Giáo viên ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn hs làm bài : 
Bài 1( Phân biệt d / gi / r)
 Điền vào chỗ trống
a.rào hay dào : hàng ............. dồi ............, mưa.............., .......... dạt
b.rẻo day dẻo : bánh ........, múa ............,......... dai, ............. cao
c.rang hay dang : lạc , tay, rảnh..................,................. cánh 
d.ra hay da : cặp .............., ............diết, .................. vào,............ chơi
Bài 2: Trong mỗi khổ thơ ,bài thơ dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau?Hai sự vật đó giống nhau ở chỗ nào ? Từ so sánh được dùng ở đây là từ gì?
Lịch đếm từng ngày các con lớn lên
Bố mẹ già đi ông bà già nữa
Năm tháng bay như cánh chim qua cửa
Vội vàng lên con đừng để muộn điều gì .
 Nguyễn Hoàng Sơn
Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
 Ông rằng : trăng tựa con thuyền cong mui
 Bà nhìn : như hạt cau phơi
 Cháu cười: quả chuối vàng tươi trong vườn 
 Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
 Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
 Lê Hồng Thiện
Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong từng câu dưới đây để tạo ra hình ảnh so sánh : 
Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như
Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như
Những giọt sương sớm long lanh như
Tiếng ve đồng loạt cất lên như 
Bài 4: Em đã chứng kiến chuyện các bạn nhỏ giúp đỡ một cụ già không may bị ngã. Hãy kể lại chuyện đó.
 2 . Học sinh làm bài , GV theo dõi giúp đỡ thêm :
 3 . Tổ chức chữa bài , nhận xét : 
 SHTT : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA3 Lop chon Buoi 2 Tuan 6.doc