Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

LUYỆN TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC. DẤU PHẨY

I. Yêu cầu cần đạt:

- Rèn kĩ sử dụng các từ ngữ và mở rộng vốn từ về trường học; sử dụng dấu phẩy thông qua luyện tập làm các bài tập trong vở LTTV lớp 3 tập 1

II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Giới thiệu bài. 2

 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. Hướng dẫn luyện tập. 28

Bài 1. trang 33-34.

 Điền tiếp các từ cho trong ngoặc đơn vào các ô trống hàng ngang để tạo thành từ mới xuất hiện ở cột dọc là: Trường em:

 - 1 HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS cách điền: Trước hết ta điền từ hàng dọc trường em sau đó lần tìm điền các từ còn lại.

- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài, GV xuống lớp giúp HS yếu làm bài.

- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Thứ tự điền: tranh ảnh, thước kẻ, thời khoá biểu, khản đỏ, giấy, que tính, lọ mực.

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ ba ngày 09 tháng 10 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện tập: từ ngữ về trường học. Dấu phẩy
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ sử dụng các từ ngữ và mở rộng vốn từ về trường học; sử dụng dấu phẩy thông qua luyện tập làm các bài tập trong vở LTTV lớp 3 tập 1
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. trang 33-34. 
 Điền tiếp các từ cho trong ngoặc đơn vào các ô trống hàng ngang để tạo thành từ mới xuất hiện ở cột dọc là: Trường em:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS cách điền: Trước hết ta điền từ hàng dọc trường em sau đó lần tìm điền các từ còn lại. 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài, GV xuống lớp giúp HS yếu làm bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Thứ tự điền: tranh ảnh, thước kẻ, thời khoá biểu, khản đỏ, giấy, que tính, lọ mực.
Bài 2. trang 34. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho các câu sau:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài, GV xuống lớp giúp HS yếu làm bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Chiếc áo xanh mơ màng của chị cỏ như tươi hơn, đẹp hơn khi có giọt sương mai đính lên.
Tôi cùng với bạn Dung, bạn Cúc và bạn Hạnh làm một lọ hoa giấy để tham dự Hội thi khéo tay.
Cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải chăm học, chăm làm và giúp đỡ việc nhà.
- Cho nhiều HS đọc lại bài tập đã điền đầy đủ.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thể dục
Cô Vân soạn và dạy
Luyện toán
Luyện tập chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1b, bài 2, bài 4. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng chia 6.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài (a. Đặt tính và viết theo mẫu)
 - GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm và chữa bài theo mẫu.
- HS tự tính và nêu kết quả bài b. 
 69 3 96 3 66 3 84 4 48 2 
 6 23 9 32 6 22 8 21 4 24 
 09 06 06 04 08 
 9 6 6 4 8
 0 0 0 0 0
 69:3=23 96:3=32 66:3=22 84:4=21 48:2=24
Bài 2: Một HS đọc yêu cầu của bài (Tính theo mẫu)
 - GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm và chữa bài theo mẫu.
a. của 36 m là: 36 : 3 = 12 (m) b. của 96 l là: 96 : 3 = 32 (l)
c. của 46 km là: 46 : 2 = 23 (km) d. của 48 kg là: 48 : 4= 12 (kg)
Bài 3: Số? HSKG.
- HS nêu cách làm với từng phép tính.
- HS tự làm rồi nêu kết quả chữa bài
Ví dụ: a. giờ là: 30 phút b. giờ là 20 phút c. giờ là 15 phút  
Bài 4: - HS đọc bài toán, phân tích và tập tóm tắt bài toán.
 - Cho hs nêu cách giải, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
- Gọi Hs nêu kết quả chữa bài.
Bài giải: a. Số học sinh giỏi môn văn là: b. Số học sinh giỏi môn toán là: 
 36 : 6 = 6 (học sinh) 36 : 4 = 9 (học sinh)
 Đáp số: 6 học sinh. Đáp số: 9 học sinh.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường sai.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012
Chính tả
Nghe – viết: Bài tập làm văn
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần eo/oeo (BT2); Làm đúng BT (3) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’ 
 3 HS lên bảng viết tiếng có vần oam; Cả lớp viết vào nháp: nắm cơm, gạo nếp, cái kẻng, thổi kèn. 
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
	- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả? 
+ Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào?
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: làm văn, lúng túng, Cô- li- a, ngạc nhiên.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 a) khoeo chân b) người lẻo khỏeo c) ngóeo tay 
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
 - HS làm bài theo nhóm sau đó chữa bài theo hình thức nối tiếp.
 a) Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm.
 Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời.
 3. Củng cố, dặn dò. 5’
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
Dặn HS về nhà luyện viết thêm.
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số và vận dụng trong giải toán.
 - Các bài tập cần làm1,2,3.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:5’ 
 Gọi HS lên bảng chữa bài 3 (T28); HS và GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
 Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập rồi làm bài và chữa bài.
a. 48 4 84 2 66 6  b. 54 6 48 6 35 5  
 4 12 8 42 6 11 54 9 48 8 35 7
 08 04 06 0 0 0
 8 4 6
 0 0 0
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập; Cả lớp tự làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
 - Tìm 1/4 của :20 cm; 40 km ;80 kg.
 20 :4 = 5 cm 40 : 4 = 10 km 80 : 4 = 20 kg
Bài 3: - GV hướng dẫn HS thực hiện tóm tắt rồi giải bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?- Một HS nêu bài giải
- HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
Bài giải:
My đã đọc số trang truyện là:
84 : 2 = 42 (trang)
 Đáp số: 42 trang.
3. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
 Dặn HS về ôn lại cách chia đã học.
Luyện viết
Luyện viết : bài tập làm văn, mùa thu của em
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày hai trang luyện viết dạng bài văn “ Bài tập làm văn”, dạng bài thơ “ Mùa thu của em”.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết.
2. Hướng dẫn luyện viết. 28’
a. Bài “Bài tập làm văn”
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 + làm văn, lúng túng, Liu- xi- a, Cô- li- a, ngạc nhiên, 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài văn. 
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
b. Bài “Mùa thu của em”
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
Nghìn con mắt, rước đèn, Chị Hằng, thân quen, lật trang vở
- GV hướng dẫn cách trình bày bài bài thơ năm chữ, Nhắc HS viết hoa các chữ đầu câu.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện đọc: bài tập làm văn. nhớ lại buổi đầu đi học
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Rèn kĩ năng đọc cho học sinh thông qua: 
 + Cho HS ôn lại TĐ- KC Bài tập làm văn.
Biết đọc phân biệt lời nhân vật. 
 + Cho HS ôn lại bài Nhớ lại buổi đầu đi học - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài: Bài tập làm văn.
 - GV đọc cả bài, hướng dẫn cách đọc. 
- HS luyện đọc bài: 
+ Nối tiếp đoạn theo nhóm. GV theo dõi giúp HS yếu đọc bài
+ Thi đọc giữa các nhóm, thi đọc diễn cảm. 
- HS đọc thầm lai bài trao đổi trả lời các câu hỏi:
? Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào?
? Vì sao Cô- li- a thấy khó viết bài tập làm văn?
? Vì sao khi mẹ bảo Cô- li- a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô- li- a ngạc nhiên ?
? Vì sao sau đó Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ?
? Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì?
HS luyện đọc theo cách phân vai và thi đọc.
HS luyên kể lai một đoạn truyện bằng lời kể của mình.
Bài : Nhớ lại buổi đầu đi học 
 - GV đọc cả bài, hướng dẫn cách đọc. 
- HS luyện đọc bài: 
+ HS nối tiếp đoạn theo nhóm. GV theo dõi khuyến khích HS yếu đọc bài.
+ HS đọc từng đoạn trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. 
+ Thi đọc giữa các nhóm, thi đọc diễn cảm.
+ Một số HS khá giỏi thi đọc thuộc đoạn mà em thích.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
 - Dặn về nhà luyện đọc thêm.
Luyện toán
Luyện tập về phép chia hết và phép chia có dư 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhận biết, thực hiện phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận biết số dư phải bé hơn số chia.
 - Vận dụng được để giải bài toán về phép chia hết và phép chia có dư.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng chia 6.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV hướng dẫn HS ghi phép tính đúng.
HS ghi phép tính vào vở.
Gọi nhiều HS đọcghi nhớ ở phần c.
Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Tính rồi viết theo mẫu.
 HS nêu cách làm. HS tự làm vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài.
a. 42 6 36 4 45 5 b. 46 6 34 4 49 5 
 42 7 36 9 45 9 42 7 32 8 45 9
 0 0 0 4 2 4
 42 : 6 = 7 36 : 4 = 9 45 : 5 = 9 46 : 6 = 7(dư4) 34:4=8(dư2) 49:5=9(dư4)
Bài 3: - HS KG đọc yêu cầu bài tập. 
 - GV hướng dẫn mẫu.
 - HS xác định từng thành phần trong phép tính. 
- GV cho HS tự làm bài, nêu kết quả, chữa bài.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường sai.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Hoạt đông tập thể :
Giáo dục kns: kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người.
I. Mục tiêu:
- HS biết được lời chào cao hơn mâm cỗ. Hiểu câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
- Biết nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiết hằng ngày.
- Biết giao tiếp với bạn bè và mọi người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh vở BTTH kĩ năng sống lớp 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Lời chào”. BT1-7’
* Cách tiến hành:
GV đọc truyện Lời chào.
2 HS đọc truyện.
HS thảo luận trao đổi theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
? Vì sao người cha yêu cầu con chào bà cụ.
? Sau khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại, cậu bé cảm nhận được điều gì mà trước đó không có.
- Đại diện các nhóm trả lời. GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống. BT2-10’
* Cách tiến hành.
 - GV nêu tên các tình huống trong BT2 vở THKNS
 - HS thực hành đóng vai nêu cách xử lí các tình huống nêu trên .
Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm.
 Mỗi nhóm nhận 1 tình huống và thực hành đóng vai đưa ra cách xử lí.
Bước 2: Các nhóm thực hành trước lớp.
 - Các nhóm khác nhận xét cách xử lí tình huống của bạn và đưa ra cách xử lí tình huống của mình trong trường hợp trên.
Bước 3: GV kết luần về cách xử lí tình huống hay, phù hợp. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. BT3,4,5. 5’
* Cách tiến hành:
- GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập.
- Gv nhận xét, kết luận.
BT3: Chỉ yêu cầu HS thực ý 2, ý 1 HS đã thực hiện hằng ngày rồi.
BT4: ý 1 – cảm ơn, ý 2 – xin lỗi.
BT5: ý 1,4,5 – xin lỗi; ý 2,3 – cảm ơn
Hoạt động 4: Tự giới thiệu. BT6. 7’
* Cách tiến hành:
- BT6 đổi thành: Năm ngoái em học lớp 2, năm nay em được lên lớp 3 học cô chủ nhiệm mới. Em hãy tự giới thiệu về mình với cô. 
- GV nêu tình huống.
- HS tập tự giới thiệu theo nhóm 4.
- Gọi HS lên bảng tự giới thiệu. 
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4: Kết luận. 5’
 GV kết luận: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
 Hướng dẫn HS về nhà thực hiện chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp khi giao tiếp với bạn bè và mọi người.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_6_buoi_chieu_tran_thi_tuyet.doc