Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

TOÁN

 Tiết 26 : Luyện tập

I. Mục tiêu

 - Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về tìm một trong các thành phần bằng nhau của 1 số

 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán có lời văn.

 - Giáo dục: Cẩn thận, tự giác khi làm bài.

II. Đồ dùng dạy học

 - Giáo viên: + Bài tập luyện tập, phấn màu.

 + Phóng to hình vẽ bài 4.

 - Học sinh: bảng con. Vở ghi.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 6
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009 
toán
 Tiết 26 : Luyện tập
I. Mục tiêu
 - Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về tìm một trong các thành phần bằng nhau của 1 số
 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán có lời văn.
 - Giáo dục: Cẩn thận, tự giác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: + Bài tập luyện tập, phấn màu.
 + Phóng to hình vẽ bài 4.
 - Học sinh: bảng con. Vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra các bài tập của tiết 25 
- 3 học sinh làm bài trên bảng.
 - Nhận xét, chữa bài và cho điểm.
Hoạt động 2:
 Giới thiệu bài: ghi tên đầu bài
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài1:
 -Yêu cầu học sinh nêu cách tìm của một số và làm bài tập. 
- 2 học sinh lên bảng làm bài,lớp làm vở
 - Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của bạn.
- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của bạn.
 - Chữa bài và cho điểm .
 Bài2: 
 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc đề bài.
 - Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa ta làm gì? 
- Phải tính của 30 bông hoa 
 - Yêu cầu học sinh tự làm bài 	
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở:
 Giải
Vân tặng bạn số bông hoa là:	 30 : 6 = 5 (bông hoa)	 Đáp số: 5 bông hoa
 - Chữa bài và cho điểm .
 Bài 3:
 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài
 - Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở.
	Giải
	 Số học sinh đang tập bơi là:
 28 : 4 = 7 (học sinh )
 Đáp số:7(học sinh)
 - Chữa bài và cho điểm học sinh
 Bài 4:
 -Yêu cầu học sinh quan sát hình và tìm hình đã được tô màu số ô vuông.
- Hình 2 và hình 4 có số ô vuông đã được tô màu 
 + Mỗi hình có mấy ô vuông?	
+ 10 ô vuông
 + của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông? 
+10 : 5 = 2 ( ô vuông)
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
 - Yêu cầu học sinh về nhà làm lại các bài tập.
- Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 
Toán
Tiết 27 : Chia số có hai chữ số cho
 số có một chữ số
 I. Mục tiêu
 - Kiến thức:
 + Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1chữ số (chia hết ở các lượt chia)
 + Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng đặt tính và tính.
 - Giáo dục: Cẩn thận, tự giác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên: Phấn màu, hệ thống bài tập
 - Học sinh: Vở ghi toán.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS nêu các bảng chia đã học
- 3,4 HS nêu 
 - Nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
 ghi đầu bài
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn: thực hiện phép chia
 96 : 3 = ?
 GV HD thực hiện các bước chia như trong SGK
- HS theo dõi cách tính của GV
- Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị.
 + 9 : 3 được mấy?
 + 9 : 3 được 3
 + Viết 3 vào đâu?
- Học sinh trả lời.
 + 3 là chữ số thứ nhất của thương và cũng là thương trong lần chia thứ nhất
 - Sau khi tìm được thương lần thứ nhất, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ nhất, 3 nhân 3 bằng mấy?
- 3 nhân 3 bằng 9 
 - Viết 9 thẳng cột với hàng chục của số bị chia và thực hiện trừ.
 - Tìm số dư trong lần chia thứ hai
- Học sinh tự nêu
 - Thực hiện chia hàng đơn vị của số bị chia.
Vậy ta nói 96 : 3 = 32
GV yêu cầu HS nêu các bước thực hiện phộp chia.
- Thực hiện theo 3 bước: chia, nhõn, trừ
Hoạt động 4: Luyện tập
 * Bài 1
 - Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu học sinh làm bài.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài
 - Yêu cầu từng học sinh lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở .
 - Chữa bài và cho điểm học sinh.
 * Bài 2
 - Yêu cầu học sinh nêu cách tìm: Một phần hai, một phần ba, của một số, sau đó làm bài.
- Học sinh làm bài
 - Chữa bài và cho điểm học sinh 
 * Bài 3
 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- 1 HS đọc đề bài
 - Hướng dẫn học sinh làm bài
- 1 học sinh lên bảng giải, lớp làm vở
Bài giải
Mẹ biếu bà số quả cam là:
36 : 3 = 12 (quả)
Đáp số: 12 quả
 - Chữa bài và cho điểm học sinh 
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò
 - Yêu cầu HS về nhà làm lại các bài tập .
 - Học sinh luyện tập ở nhà.
 - Nhận xét giờ học
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2009 
Toán 
Tiết 28 : Luyện tập
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức:Giúp học sinh củng cố về:
 - Thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ở các lượt chia)
 - Tìm của 1số
 - Giải bài toán có liên quan đến tìm một phần mấy của một số.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ thuật chia.
 3. Giáo dục: Cẩn thận, chính xác khi làm bài.
 II. Đồ dùng dạy- học
 - Giáo viên: Hệ thống bài luyện tập, phấn màu.
 - Học sinh: Vở ô ly.
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh làm bài về nhà tiết trước.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
Hoạt động 3: Luyện tập
* Bài 1: 
a.Giáo viên yêu cầu.
- Nêu yêu cầu của bài .
- 4 học sinh lên bảng, lớp làm vở
- Yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thực hịên phép tính của mình.
- Lớp theo dõi, nhận xét
b.Yêu cầu học sinh đọc bài mẫu 
- Học sinh đọc bài mẫu phần b.
Lưu ý: Khi chữ số thứ nhất không chia được cho số chia ta tiếp tục lấy cả 2 chữ số chia cho số chia.
 - 4 học sinh lên bảng, lớp làm vở
* Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu cách tìm của 1 số sau đó tự làm bài
- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở
- Chữa bài và cho điểm
* Bài 3:
- Học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm
- Một học sinh lên bảng làm bài, lớp
bài
làm vở 
Bài giải
My đã đọc được số trang truyện là:
84 : 2 = 42 (trang)
Đáp số: 42 trang
- Chữa bài và cho điểm học sinh
Hoạt động 4:Củng cố- dặn dò
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về phép chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số .
- Nhận xét tiết học.
 - Luyện tập thêm ở nhà.
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009 
Toán
Tiết 29: Phép chia hết và phép chia có dư
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 - Nhận biết phép chia hết, phép chia có dư.
 - Nhận biết số dư phải nhỏ hơn số chia.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải toán, đặt tính.
 3. Giáo dục: Tích cực luyện tập.
II. Đồ dùng học tập:
 Giáo viên: - Hình minh hoạ 2 bài toán lấy ví dụ.
 - Hệ thống bài tập, phấn màu.
 Học sinh: Vở ghi, bảng, phấn
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
GV ghi 2 phép tính lên bảng yêu cầu HS lên bảng làm, lớp làm nháp
36 : 6 54 : 6
- Yờu cầu HS đọc lại 1 vài phộp chia trong cỏc bảng bất kỡ đó học
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm
- 2 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính
- Vài HS đọc các bảng chia đã học.
Hoạt động 2: 
Giới thiệu bài: ghi đầu bài
- Nghe giới thiệu, ghi .bài 
Hoạt động 3: Giới thiệu phép chia hết và phép chia có dư.
 a. Phép chia hết :
 - Cụ cú 8 chấm tròn chia đều thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy chấm tròn?
- 1 học sinh đọc lại đề bài.
 - Giáo viên đưa hình minh hoạ.
- Học sinh quan sát.
 - Có tất cả mấy chấm tròn?
- Có tất cả mấy 8 tròn.
 Hỏi mỗi nhóm có mấy chấm tròn? 
- Con làm thế nào để biết mỗi nhóm có 4 chấm tròn?
 - Giáo viên ghi: đặt tính 8 : 2 
 - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép chia 8 :2 = 4
- Mỗi nhóm có 4 chấm tròn.
- Học sinh trả lời : 8 :2 = 4
- Học sinh nêu.
 - Có 8 chấm tròn, chia đều thành 2 nhóm thì mỗi nhóm được 4 chấm tròn và không thừa ra chấm tròn nào. Vậy 8 chia 2 không thừa, ta nói 8 : 2 là phép chia hết. Ta viết: 
 8 : 2 = 4 đọc là 8 chia 2 bằng 4.
- Vài học sinh nhắc lại cách chia và đọc
 b. Phép chia có dư
 - Có 9 chấm tròn chia thành hai nhóm đều nhau. Hỏi mỗi nhóm có mấy chấm tròn và còn thừa ra mấy chấm tròn?
 - HDHS quan sát đồ dùng trực quan
- HS quan sỏt
- HDHS thực hiện phép chia 9 : 2
GV HD cỏch chia như trong SGK
- Nhận xét về số dư và số chia? 
- Học sinh nêu lại cách chia.
 - HS theo dừi
 - số dư < số chia.
Hoạt động 4: Luyện tập - Thực hành
 * Bài 1:
 - Học sinh đọc đề bài
 - Bài tập yêu cầu gì?
 - Tính rồi viết theo mẫu. 
 - Học sinh làm bài phần a.
 * Các phép chia trong bài toán này được gọi là phép chia hết hay phép chia còn dư?
- Học sinh trả lời.
 -Tiếp tục cho HS làm phần b. Cho HS so sánh số chia và số dư trong các phép chia.
 -Học sinh thực hiện và trả lời
 * Số dư trong phép chia bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
- Yêu cầu HS tự làm phần c. Sau đó cho HS đổi chéo vở kiểm tra.
- Cả lớp làm vở
 * Bài 2: - Bài 3 yêu cầu gì? 
 - Muốn ghi Đ, S chính xác em phải làm gì?
- Điền Đ, S vào phép tính cho hợp lý
- Phải thực hiện phép chia đó.
- Học sinh làm bài, nêu kết quả.
 - Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3: - GV treo hình vẽ sẵn.
- Học sinh quan sát.
 - Bài toán yêu cầu gì?
- HS nêu.
 - Vậy đã khoanh số ô tô trong hình nào?
- Hình a.
 - Vì sao con biết?
- Học sinh trả lời. 
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
 - Học sinh về luyện tập tiếp
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009 
Toán
 Tiết 30 : Luyện tập
 I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về:
 + Thực hiện phép tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
 + Giải bài toán có liên quan đến tìm 1/3 của 1 số.
 + Mối quan hệ giữa số dư và số chia trong phép chia ( số dư luôn nhỏ hơn số chia).
 2. Kỹ năng: Vận dụng được phép chia hết trong giải toán.
 3. Giáo dục: Ham học môn toán.
 II. Chuẩn bị:
 - Hệ thống bài luyện tập.
 - Chép bài 3 lên bảng .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 29.
 - 3 học sinh làm trên bảng, lớp làm vở nháp.
 - Hai học sinh đọc bảng nhân, chia 6.
 - Nhận xét chữa bài và cho điểm 
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài: ghi đầu bài
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 Hoạt động 3: Luyện tập
 * Bài 1:
 - Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở.
 - Yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình
 - Tìm các phép tính chia hết trong bài
- Đều là phép chia có dư, không có phép tính nào là phép chia hết.
 - Chữa bài và cho điểm học sinh
 * Bài 2 : Tiến hành như bài tập 1.
 * Bài 3:
 - Gọi học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc 
 - Bài toán cho biết những gì?
 - Bài toán hỏi gì?
- Lớp có 27 học sinh, số học sinh ...  hoa.
 - Phân tích chiều cao các chữ?
 - Học sinh phân tích. 
 c. Viết bảng:
 - Giáo viên yêu cầu
 - Học sinh viết bảng: Dao.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.
 4. Hướng dẫn viết vở tập viết:
 - Giáo viên theo dõi, sửa lỗi cho HS
 - Học sinh viết bài
 - Thu vở chấm, nhận xét.
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh. 
- Về hoàn thành bài trong vở tập viết và học thuộc câu ứng dụng.
 - Thực hiện ở nhà.
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009 
Tập làm văn
Tiết 6: Kể lại buổi đầu em đi học
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Kể lại được buổi đi học đầu tiên của mình.
 2. Kỹ năng : Viết lại những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn 5 câu.
 3. Giáo dục: Có ý thức giữ kỷ niệm đẹp.
II. Đồ dùng học tập 
- Ghi sẵn các câu hỏi trên bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi: + Nêu trình tự các nội dung của 1 cuộc họp thông thường
+ Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiêt mục văn nghệ chào mừng ngày 8 - 3.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên 
- Các học sinh khác nghe và nhận xét
 - Nhận xét và cho điểm học sinh
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài: ghi đầu bài
 -Nêu yêu cầu của tiết học
- Học sinh nghe, ghi bài.
 Hoạt động 3: Kể lại buổi đầu em đi học
 * Tìm hiểu bài:
 - Giáo viên mở yêu cầu.
 - Đề bài yêu cầu gì?
 - Học sinh đọc đề bài.
 - Kể lại buổi đầu đi học.
 - Giáo viên : Bài hôm nay có 2 yêu cầu:
 + Kể lại buổi đầu tiên đi học của mình.
 + Viết lại thành đoạn văn ngắn 5 câu.
 - Các con có thể dựa vào gợi ý sau để làm bài
 - 2 học sinh đọc câu hỏi gợi ý:
 1. Giới thiệu về buổi đầu đi học đó.
 2. Đó là buổi sáng hay buổi chiều? Buổi đó cách đây bao lâu?
 3. Ai là người đưa em đến trường?
 4. Buổi đầu tiên đi học kết thúc ra sao?
 5. Em nghĩ gì về buổi đầu đi học đó?
 * Bây giờ chúng ta cùng chơi trò chơi phóng viên
 - Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi.
 - Giáo viên nhận xét, bổ sung.
 - Học sinh làm phóng viên lần lượt hỏi từng câu. Mỗi lần hỏi từ 3 đến 4 bạn trả lời sau đó chuyển sang câu hỏi khác.
 * Kể theo nhóm: Yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh kể cho nhau nghe về buổi đi học đầu tiên của mình.
 - Học sinh dựa vào câu hỏi kể theo nhóm đôi.
 - Gọi 1 - 2 em học sinh khá kể trước lớp để làm mẫu
- Học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét bạn kể có tự nhiên không? nói đã thành câu chưa?
 - Giáo viên nhận xét, bổ sung. 
 - Gọi 1 số học sinh kể trước lớp
- Từ 5 - 6 em kể, cả lớp theo dõi và nhận xét
 - Nhận xét bài kể của học sinh.
 Hoạt động 4: Viết đoạn văn
 - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 2, sau đó cho các em tự viết vào vở bài tập.
- Học sinh viết bài
 - Yêu cầu 1 số học sinh đọc bài trước lớp
 - 5 học sinh đọc bài.
 - Nhận xét cho điểm học sinh .
 Hoạt động 5: Củng cố dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh tìm hiểu buổi đầu đi học của một người thân trong gia đình và tập kể lại buổi đó.
 - Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Tập tổ chức cuộc họp.
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009 
Chính tả (Nghe viết)
Bài 12 : Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nghe và viết lại chính xác đoạn “ Cũng như tôi.....cảnh lạ”
 - Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt eo/oeo ; tìm đúng các từ có chứa s/x .
 2. Kỹ năng: Viết đúng, đẹp bài viết.
 3. Giáo dục: Có ý thức viết đúng chính tả.
II. Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ viết sẵn các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ sau: khoeo chân, đèn sáng, xanh xao, giếng sâu.
- 3 học sinh viết
Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Nghe giới thiệu,ghi bài
Hoạtđộng3:Hướng dẫn viết chính tả
 a. Tìm hiểu nội dung
 - Tâm trạng của đám học trò mới như thế nào?
- Đứng nép bên người thân, đi từng bước nhẹ, e sợ như con chim, thèm vụng ao ước được mạnh dạn.
 b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó dễ lẫn
- Bỡ ngỡ, nép, quãng trời, rụt rè.
- Học sinh đọc và viết các từ tìm được
 c. Hướng dẫn cách trình bày
 - Đoạn văn có mấy câu? 
- 3 câu
 - Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
- Những chữ đầu câu 
 d. Viết chính tả
 - Giáo viên đọc cho học sinh viết
- Học sinh viết
 e. Soát lỗi
 g. Chấm bài
Hoạt động 4:Hướng dẫn làmbài tập:
 * Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
 +Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
 - Nhận xét, chốt
- Nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu
 *Bài 3: Yêu cầu học sinh làm nhóm
- Tự làm bài: siêng năng, xa, xiết.
Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh ghi nhớ những từ vừa tìm được
- Luyện tập ở nhà.
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009 
Thủ công
Bài 3: Gấp cắt dán ngôi sao năm cánh
và lá cờ đỏ sao vàng
(tiết 2)
 I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng 
qui trình kỹ thuật.
- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
 II. Đồ dùng:
- Mẫu lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy thủ công.
- Tranh qui trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Giấy màu (giấy trắng), kéo thủ công, keo dán.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 3: HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Yêu cầu HS nhắc lại qui trình 
- Giáo viên treo tranh qui trình, HS nhắc lại các bước:
- Yêu cầu các nhóm thực hành (giáo viên theo dõi giúp đỡ các em còn lúng túng)
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của hs (A, A+, B)
- 1 đến 2 HS nhắc lại và thực hiện các bước theo qui trình
- B1: Cắt giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh
B2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh
B3: Dán ngôi sao vào lá cờ đỏ
- HS thực hành theo nhóm và chọn sản phẩm đẹp lên trình bày.
- Các nhóm lên trình bày sản phẩm, lớp nhận xét, chọn sản phẩm đẹp.
2- Củng cố - Dặn dò
- GVNX sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
- Dặn giờ sau mang giấy nháp, đồ dùng học tập gấp cắt, dán bông hoa.
Thể dục
Tiết 11: Đi vượt chướng ngại vật thấp
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp, yêu cầu học sinh thực động tác tương đối đúng.
 - Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột, yêu cầu biết cách chơi và bước đầu chơi đúng luật.
 2. Kỹ năng: Thực hiện tốt các động tác luyện tập.
 3. Giáo dục: Tích cực, tự giác luyện tập.
 II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện
- Phương tiện: chuẩn bị còi, kẻ vạch chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi vượt chướng ngại vật.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Đ. Lượng
Phương pháp
Số
lần
Thời
gian
Mở đầu
- Học sinh tập hợp lớp, báo cáo.
 - Giáo viên phổ biến nội dung tiết học.
 - Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
 - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1 - 2; 1 - 2. 
 * Trò chơi: Chui qua hầm.
1
1 
1 
1 
1’
1 - 2’
1’
1’
1’
- Theo đội hình 4 hàng dọc.
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Theo 4 hàng dọc.
Cơ bản
 + Ôn đi vượt chướng ngại vật.
- Giáo viên cho các em đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối ...
 - Giáo viên kiểm tra, uốn nắn tưng động tác cho học sinh.
 - Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách chơi.
 - Giáo nêu cách chơi.
 - Giáo nêu luật chơi.
 - Học sinh chơi.	
* Ôn động tác: Đi vượt 
chướng ngại vật thấp.
2
3
3
3
7 - 9’
1 - 2’
6 - 8’
6 –8’
 - Học sinh đi cự ly khoảng 20 m.
 - Cả lớp tập theo đội hình 4 hàng dọc như dòng nước chảy, em nọ cách em kia.
 - Học sinh chơi theo đội hình vòng tròn.
Kết thúc
 - Đi theo vòng tròn vừa đi, vừa thả lỏng hít thở sâu. 
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
 - Về nhà ôn đi đều và đi vượt chớng ngại vật. 
1 
1 
1
1’
1’
 - Đi theo đội hình vòng tròn.
 - Ôn luyện ở nhà.
Thể dục
Tiết 12 : Đi chuyển hướng phải, trái
 Trò chơi: mèo đuổi chuột
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu biết và thực hiện đúng động tác tương đối chính xác
 - Học động tác đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu biết thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
 - Trò chơi: Mèo đuổi chuột. Yêu cầu biết cách chơi và chơi đúng luật.
 2. Kỹ năng: Thực hiện tốt các động tác luyện tập.
 3. Giáo dục: Tích cực, tự giác luyện tập.
 II. Địa điểm, phương tiện
 - Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện
 - Chuẩn bị còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần đi chuyển hướng
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
Phần
Nội dung
Đ. lượng
Phương pháp
Số
lần
Thời
gian
Mở đầu
- Học sinh tập hợp lớp, báo cáo.
 - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm 1 vòng quanh sân trường. 
* Chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
 - Đi theo vòng tròn vừa đi vừa hát vỗ tay theo nhịp .
 - Khởi động xoay khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp hông, khớp vai.
1
1 
1 
 2-3 
1 
1
1’
1’
1’
 1’
1’
1’
- Cán bộ lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc.
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Theo 4 hàng dọc.
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Theo đội hình vòng tròn. 
 - Theo 4 hàng ngang. 
Cơ bản
* Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
*Ôn động tác: Đi chuyển hướng phải trái.
- Giáo viên tới từng tổ quan sát, nhận xét.
 * Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột. 
 - Giáo viên quy định thêm:
 + Chuột chạy cửa nào, mèo theo cửa đó.
 + Chuột làm thế nào mèo bắt chước như vậy rồi mới được bắt.
 - Nhắc nhở học sinh khi chơi không ngáng chân bạn.
6 
2-3 
4 - 5
8 - 9’
6 - 8’
6 - 8’
 - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc, ngang.
+ Lần 1 - 2 - 3 : Các tổ luyện tập thay nhau làm chỉ huy.
 + Lần 4 - 5: Các tổ thi đua tập luyện.
 + Lần 6: Cán bộ lớp điều khiển lớp tập.
-Lần 1: Giáo viên chỉ huy
- Lần 2,3: Cán sự điều khiển lớp tập.
 - Học sinh nêu lại cách chơi, luật chơi.
 - Học thuộc vần điệu của trò chơi.
 - Học sinh tiến hành chơi chính thức.
Kết thúc
 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
 - Về nhà: Ôn động tác đi đều và đi vượt chướng ngại vật thấp. 
 - Nhận xét tiết học.
1 
1 
1
2’
1’
1’
1’
 - Theo đội hình vòng tròn
 - Ôn luyện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 6 LOP 3.doc