Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 3 - Tuần 26

Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 3 - Tuần 26

II/ Chuẩn bị :

 GV: đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập

 HS: vở bài tập Toán 3

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

1) Khởi động : ( 1 )

2) Bài cũ : Tiền Việt Nam ( 4 )

- GV sửa bài tập sai nhiều của HS

- Nhận xét vở HS

3) Các hoạt động :

 Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1 )

 Hướng dẫn học sinh thực hành (33 )

 Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.

- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.

- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ

 

doc 14 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 507Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 3 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Toán Tuần 26 – Tiết 1
Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh
Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học. 
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 
Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
Kĩ năng: Biết cách sử dụng các loại giấy bạc, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng, giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV: đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS: vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tiền Việt Nam ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn học sinh thực hành (33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học. 
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 
Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Bài 1: Đánh dấu x vào ô trống dưới chiếc ví có ít tiền nhất:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các ví và đọc số tiền có trong mỗi ví.
+ Muốn biết chiếc ví nào có ít tiền nhất, ta làm như thế nào ?
Cho học sinh tìm xem mỗi ví có bao nhiêu tiền 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải ( theo mẫu )
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu chúng ta tô màu các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. 
Yêu cầu HS làm bài.
GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài.
Bài 3: Xem tranh rồi viết tên đồ vật thích hợp vào chỗ chấm :
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh rồi nêu giá từng đồ vật.
Giáo viên giảng: mua vừa đủ tiền tức là mua hết tiền không thừa không thiếu
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời phần a:
+ Bạn Lan có bao nhiêu tiền ?
+ Lan có vừa đủ tiền để mua được cái gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
 + Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được những gì ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng trước, sau đó mới tính được số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS đọc.
Ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
HS làm bài và thi đua sửa bài
Học sinh đọc kết quả 
Chiếc ví thứ nhất có 8500 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 2000 đồng + 500 đồng = 8500 đồng.
Chiếc ví thứ hai có 4700 đồng. Ta tính nhẩm: 1000 đồng + 1000 đồng + 2000 đồng + 200 đồng + 500 đồng = 4700 đồng.
Chiếc ví thứ ba có 6400 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng + 100 đồng + 100 đồng = 6400 đồng
Chiếc ví thứ tư có 6000 đồng. Ta tính nhẩm: 2000 đồng + 2000 đồng + 1000 đồng + 500 đồng + 500 đồng = 6000 đồng
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh nêu: vở học sinh giá 2000 đồng, trái banh giá 5000 đồng, xe tải giá 6000 đồng, bút chì giá 1500 đồng, bàn chải giá 5600 đồng, cục gôm giá 3000 đồng.
Bạn Lan có 3000 đồng
Lan có vừa đủ tiền để mua được một cái cục gôm.
HS làm bài.
Cá nhân
Cúc có 2000 đồng. Cúc có vừa đủ tiền để mua được một quyển vở học sinh.
An có 8000 đồng. An có vừa đủ tiền để mua được xe tải, quyển vở.
HS đọc 
Mẹ mua rau hết 5600 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng một tờ giấy bạc loại 5000 đồng và một tờ loại 2000 đồng. 
Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ? 
Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là bao nhiêu. 
- HS làm bài
Bài giải
Số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là:
5000 + 2000 = 7000 ( đồng )
Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ là:
7000 – 5600 = 1400 ( đồng )
Đáp số: 1400 đồng
Lớp Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Làm quen với số liệu thống kê. 
 Toán
Làm quen với thống kê số liệu 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh bước đầu làm quen với dãy số liệu.
Kĩ năng: học sinh biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập số liệu. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu ( 1’ )
Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu 
Mục tiêu: giúp học sinh biết quan sát để hình thành dãy số liệu, làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu.
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại 
Hình thành dãy số liệu
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong SGK và hỏi:
+ Hình vẽ gì ?
+ Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu ?
Giáo viên giới thiệu: các số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu.
Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu
Giáo viên hỏi:
+ Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 130cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 127cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 118cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Dãy số liệu này có mấy số ?
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp.
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ thấp đến cao.
+ Chiều cao của bạn nào cao nhất ?
+ Chiều cao của bạn nào thấp nhất ?
+ Phong cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Những bạn nào cao hơn bạn Anh ?
+ Bạn Ngân cao hơn những bạn nào ? 
Hoạt động 2: hướng dẫn thực hành 
Mục tiêu: giúp học sinh biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập số liệu nhanh, đúng, chính xác.
Phương pháp: thực hành, thi đua 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Hãy đọc dãy số liệu của bài.
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét.
Bài 3: 
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh hoạ bài
Cho học sinh đọc số lít dầu đựng trong 4 thùng
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét. 
Hát
( 13’ )
Học sinh quan sát và trả lời 
Hình vẽ 4 bạn học sinh, có số đo chiều cao của 4 bạn.
Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là 122cm, 130cm, 127cm, 118cm. 
Số 122cm đứng thứ nhất trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
Số 130cm đứng thứ hai trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
Số 127cm đứng thứ ba trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
Số 118cm đứng thứ tư trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
Dãy số liệu này có 4 số 
Phong, Ngân, Anh, Minh 
Minh, Anh, Ngân, Phong 
Chiều cao của bạn Phong cao nhất
Chiều cao của bạn Minh thấp nhất
Phong cao hơn Minh 12cm
Những bạn cao hơn bạn Anh là Ngân, Phong
Bạn Ngân cao hơn bạn Anh và Minh 
( 13’ )
HS đọc 
Dãy số liệu về cân nặng của bốn con vật nuôi trong gia đình: gà, vịt, ngỗng, lợn: 2kg, 1kg, 5kg, 75kg. 
Bài toán yêu cầu dựa vào dãy số liệu trên, hãy viết tiếp vào chỗ chấm. 
Học sinh làm bài
Con lợn cân nặng 75kg
Con vịt cân nặng 1kg
Con ngỗng cân nặng 5kg
Con gà cân nặng 2kg
Con ngỗng cân nặng hơn con gà: 3kg
Con vật nặng nhất là con lợn 
Con vật nhẹ nhất là con gà 
HS đọc 
110, 220, 330, 440, 550, 660, 770, 880, 990. 
Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. 
Học sinh làm bài
Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số ?
10 số 
27 số 
9 số 
881 số 
Số thứ tám trong dãy số là số nào ?
3 
8 
220 
880 
HS đọc 
Học sinh quan sát 
195l, 120l, 200l, 50l 
Học sinh làm bài
Dãy số lít dầu đựng trong 4 thùng trên viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 50l, 120l, 195l, 200l
Dựa vào dãy vừa viết, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
+ Thùng 2 có nhiều hơn thùng 4 là 70l dầu và ít hơn thùng 1 là 75l dầu.
+ Cả 4 thùng có 565l dầu.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Làm quen với số liệu thống kê ( tiếp theo ). 
 Toán
Làm quen với thống kê số liệu 
( tiếp theo )
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
Kĩ năng: học sinh biết cách đọc các số liệu của một bảng.
 Biết cách phân tích số liệu của một bảng.
Tha ... a trong mỗi ngày
Hàng thứ ba của bảng cho biết số kg của loại gạo nếp bán ra trong mỗi ngày
Dựa vào bảng trên, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Học sinh làm bài
Ngày thứ nhất bán được 3800kg gạo tẻ và 1200kg gạo nếp.
Ngày thứ hai bán được tất cả 4300kg gạo tẻ và gạo nếp.
Ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai 2300kg gạo tẻ và ít hơn ngày thứ hai 300kg gạo nếp. 
HS đọc 
Bảng số liệu đưa ra tên các tháng và số điểm 10 đạt được trong mỗi tháng.
Bảng có 5 cột và 2 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các tháng.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số điểm 10 đạt được trong mỗi tháng
Hãy viết số thích hợp vào ô trống:
Học sinh làm bài
Tháng
9
10
11
12
Số điểm 10
185
203
190
170
8-Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập. 
 Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh: rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu.
Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Hãy đọc dãy số liệu của bài.
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ ba của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ tư của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ ba của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét 
Hát
HS đọc 
100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109. 
Nhìn vào dãy trên, viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
Học sinh làm bài
Số thứ nhất trong dãy là số 100
Số thứ năm trong dãy là số 104
Số thứ mười trong dãy là số 109
Trong dãy trên, số chữ số 0 có tất cả là 11 số 
Trong dãy trên, số chữ số 1 có tất cả là 11 số 
HS đọc 
Bảng số liệu đưa ra tên các môn được thống kê và số giải nhất, nhì, ba đạt được của các môn.
Bảng có 4 cột và 4 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các môn được thống kê.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số giải nhất đạt được của các môn
Hàng thứ ba của bảng cho biết số giải nhì đạt được của các môn 
Hàng thứ tư của bảng cho biết số giải ba đạt được của các môn 
Bài toán yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu )
Học sinh làm bài
Môn 
Giải 
Bơi
Đá cầu
Cờ vua
Nhất
2
0
0
Nhì
3
1
1
Ba
0
3
0
Học sinh đọc
Bảng số liệu đưa ra tên các lớp được thống kê và số học sinh nam, nữ của mỗi lớp.
Bảng có 4 cột và 4 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các lớp được thống kê.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số học sinh nam của mỗi lớp
Hàng thứ ba của bảng cho biết số học sinh nữ của mỗi lớp 
Bài toán yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống 
Học sinh làm bài
Lớp 
3A
3B
3C
Số học sinh nam 
17
21
22
Số học sinh nữ 
23
19
18
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Kiểm tra định kì giữa kì 2. 
 Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh: rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu.
Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Hãy đọc dãy số liệu của bài.
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ ba của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ tư của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ ba của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét 
Hát
HS đọc 
100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109. 
Nhìn vào dãy trên, viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
Học sinh làm bài
Số thứ nhất trong dãy là số 100
Số thứ năm trong dãy là số 104
Số thứ mười trong dãy là số 109
Trong dãy trên, số chữ số 0 có tất cả là 11 số 
Trong dãy trên, số chữ số 1 có tất cả là 11 số 
HS đọc 
Bảng số liệu đưa ra tên các môn được thống kê và số giải nhất, nhì, ba đạt được của các môn.
Bảng có 4 cột và 4 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các môn được thống kê.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số giải nhất đạt được của các môn
Hàng thứ ba của bảng cho biết số giải nhì đạt được của các môn 
Hàng thứ tư của bảng cho biết số giải ba đạt được của các môn 
Bài toán yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu )
Học sinh làm bài
Môn 
Giải 
Bơi
Đá cầu
Cờ vua
Nhất
2
0
0
Nhì
3
1
1
Ba
0
3
0
Học sinh đọc
Bảng số liệu đưa ra tên các lớp được thống kê và số học sinh nam, nữ của mỗi lớp.
Bảng có 4 cột và 4 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các lớp được thống kê.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số học sinh nam của mỗi lớp
Hàng thứ ba của bảng cho biết số học sinh nữ của mỗi lớp 
Bài toán yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống 
Học sinh làm bài
Lớp 
3A
3B
3C
Số học sinh nam 
17
21
22
Số học sinh nữ 
23
19
18
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Kiểm tra định kì giữa kì 2. 
Toán
Kiểm tra định kì giữa học kì 2
I/ Mục tiêu : 
Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số ; xác định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số. Tự đặt tính rồi thực hiện cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp, nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo ; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
Nhận ra số góc vuông trong một hình. Giải bài toán có hai phép tính.
II/ Dự kiến đề kiểm tra trong 40 phút :
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Số liền sau của 4279 là:
4278 
4269 
4280 
4289 
Trong các số 5864 ; 8654 ; 8564 ; 6845 ; số lớn nhất là: 
5864 
8654 
8564 
6845 
Trong cùng một năm, ngày 23 tháng 3 là thứ ba, ngày 2 tháng 4 là:
Thứ tư 
Thứ năm 
Thứ sáu 
Thứ bảy 
Số góc vuông trong hình bên là:
2
3
4
5 
9m 5cm =  cm. số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 
14
95 
950
905
Phần 2: Làm các bài tập sau:
Đặt tính rồi tính: 
6947 + 3528 
8291 – 635 
2817 x 3
9640 : 5
Có 5 thùng, mỗi thùng chứa 1106l nước. Người ta lấy ra 2350l nước từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít nước ?
III/ Hướng dẫn đánh giá :
Phần 1: ( 3 điểm ). Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được điểm. Các câu trả lời đúng là: Bài 1: C ; bài 2: B ; bài 3: C ; bài 4: B ; bài 5: C
Phần 2: ( 7 điểm )
( 4 điểm ). Đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm.
( 3 điểm ).
Viết đúng câu lời giải và phép tính để tìm số lít nước 5 thùng được điểm.
Viết câu lời giải và phép tính đúng để tìm số lít nước còn lại được 1 điểm
Viết đáp số đúng được điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_toan_lop_3_tuan_26_bai_luyen_tap.doc