Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - GV: Nguyễn Văn Dựng

Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - GV: Nguyễn Văn Dựng

Tập đọc bài tập làm văn

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: làm văn , loay hoay , rửa bát đĩa , ngắn ngủi , vất vả .

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - GV: Nguyễn Văn Dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 6
thứ hai, ngày , tháng , năm 
Tập đọc 
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: làm văn , loay hoay , rửa bát đĩa , ngắn ngủi , vất vả ...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật 
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. 
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Nắm được nghĩa của các từ mới : khăn mùi soa , viết lia lịa , ngắn ngủn
Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Qua câu chuyện của bạn Cô-li-a muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm , đã nói là phải cố làm được những gì mình nói.
Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
Sắp xếp lại các bức tranh minh họa theo trình tự câu chuyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được một đoạn chuyện bằng lời của mình.
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Rèn kĩ năng nghe : 
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, Một chiếc khăn mùi soa. 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Cuộc họp của chữ viết
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Cuộc họp đã đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên : Hôm nay chúng ta sẽ học bài : “Bài tập làm văn”. Qua bài đọc này , các em sẽ được làm quen với bạn Cô-li-a. Cô-li-a là một học sinh biết cố gắng làm bài tập trên lớp. Bạn còn biết làm những điều mình đã nói. Đó là những điều gì ? Các em đọc bài tập làm văn sẽ hiểu.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng hơi nhanh
Chú ý giọng đọc của nhân vật :
+ Giọng nhân vật "tôi" : hồn nhiên , nhẹ nhàng.
+ Giọng mẹ : ấm áp , dịu dàng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 24 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 4 đoạn.
Đoạn 1:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc câu :
Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủi như thế thế này ?// Tôi nhìn xung quanh, / mọi người vẫn biết.//
Cô-li-a này !// Hôm nay con giặt áo sơ mi/ và quần áo lót đi nhé !//
GV kết hợp giải nghĩa từ khó : khăn mùi soa , viết lia lịa , ngắn ngủn
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4.
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2, hỏi :
+ Hãy tìm tên của ngườøi kể lại câu chuyện này ?
+ Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?
+ Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn ?
 Giáo viên chốt ý : Cô-li-a thấy khó khi phải kể những việc mà em đã làm để giúp mẹ vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho em. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo em giúp việc này, việc kia, nhưng thấy em đang học, mẹ lại thôi. Thế nhưng, Cô-li-a vẫn cố gắng để bài văn của mình được dài hơn. Cô-li-a đã làm cách nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, hỏi :
+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a đã làm cách gì để bài viết dài ra ? 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi :
+ Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:
Lúc đầu, Cô-li-a ngạc nhiên ?
Sau đó, bạn vui vẻ làm theo lời mẹ ? 
Giáo viên cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi :
+ Em học được điều gì từ bạn Cô-li-a ? 
Giáo viên chốt ý : Lời nói phải đi đôi với việc làm , đã nói là phải cố làm được những gì mình nói.
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh quan sát và trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm đôi.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Cá nhân 
Đồng thanh 
( 18’ )
Học sinh đọc thầm.
Đó chính là Cô-li-a. Bạn kể về bài tập làm văn của mình.
Cô giáo ra cho lớp đề văn : Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
Học sinh thảo luận nhóm và tự do phát biểu suy nghĩ của mình : vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho Cô-li-a, vì thỉnh thoảng Cô-li-a mới làm một vài việc lặt vặt.
Học sinh đọc thầm.
Cô-li-a đã cố nhớ lại những việc mà thỉnh hoảng mình đã làm và viết cà những việc mình chưa làm. Cô-li-a còn viết rằng "Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả"
Học sinh đọc thầm.
Khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo lúc đầu em rất ngạc nhiên vì bạn chưa bao giờ phải giặt quần áo, mẹ luôn làm giúp bạn và đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn phải giặt quần áo.
Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ vì bạn nhớ ra đó là việc mà bạn đã viết trong bài tập làm văn của mình
Học sinh thảo luận nhóm và tự do phát biểu suy nghĩ của mình :
+ Tình thương yêu đối với mẹ
+ Nói lời biết giữ lấy lời
+ Cố gắng khi gặp bài khó 
Kể chuyện
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3, 4 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ )
Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 4 tranh minh họa, sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Bài tập làm văn.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên hướng dẫn : Để sắp xếp được các tranh minh họa theo đúng nội dung truyện, em cần quan sát kỹ tranh và xác định nội dung mà tranh đó minh họa là của đoạn nào, sau khi xác định nội dung của từng tranh chúng ta mới sắp xếp chúng lại theo trình tự của câu chuyện. Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các em chọn kể 1 đoạn bằng lời của mình, tức là chuyển lời của Cô-li-a trong truyện thành lời của em .
Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện. Giáo viên treo 4 tranh lên bảng, gọi 4 học sinh tiếp nối nhau, kể 4 đoạn của câu chuyện.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Về nội dung : kể có đúng yêu cầu chuyển lời của Lan thành lời của mình không ? Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất.
Củng cố : ( 2’ )
Giáo viên : qua giờ kể chuyện, các em đã thấy : kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ 
Giáo viên hỏi :
+ Qua câu chuyện này, giúp em hiểu điều gì ?
Giáo viên giáo dục tư tưởng : Qua câu chuyện của bạn Cô-li-a muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm , đã nói là phải cố làm được những gì mình nói.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Bài tập làm văn 
Học sinh quan sát và kể tiếp nối.
Lớp nhận xét. 
Học sinh trả lời.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : giúp học sinh :
Thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của một số
Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Kĩ năng: học sinh tìm nhanh, chính xác một trong các phần bằng nhau của một số.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học, trò chơi phục vụ cho bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tìm một trong các phần bằng nhau của một số ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt độ ...  thức: giúp học sinh :
Củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
Kĩ năng: nhận biết nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, nội dung ôn tập.
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động : ( 1’ )
2. Bài cũ : Phép chia hết và phép chia có dư 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ )
Luyện tập : ( 33’ )
 Bài 1 : 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
 Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm vào bảng con
Giáo viên cho lớp nhận xét
 Bài 3:
Gọi HS đọc đề bài
GV hỏi: Đề bài cho gì? Yêu cầu gì?
Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài
GV nhận xét 
 Bài 4 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Hát
( 4’ )
4 HS lên bảng làm bài, HS còn lại làm vào vở
Lớp nhận xét
HS đọc 
- HS lên bảng làm và làm vào bảng con
-HS đọc
- Lớp học có 27 HS, có số HS giỏi
- Có bao nhiêu HS giỏi
- 1 HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào bảng con. Nhận xét bài làm trên bảng 
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : bảng nhân 7 
Đạo đức 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu : 
Thế nào là tự làm lấy việc của mình.
Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
Kĩ năng : Học sinh biết tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà,  nghĩa là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác
Thái độ : HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, Giấy khổ to in nội dung Phiếu bài tập.
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tự làm lấy việc của mình ( tiết 1 ) 
Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Tự làm lấy việc của mình ( tiết 2 ) ( 1’ )
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế ( 7’ )
 Mục tiêu : học sinh tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm.
 Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ :
+ Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình?
+ Các em đã thực hiện việc đó như thế nào?
+ Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ?
Gọi học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên kết luận : khen ngợi những học sinh đã biết làm việc của mình. Nhắc nhở những học sinh còn chưa biết hoặc lười làm việc của mình
Hoạt động 2: đóng vai ( 13’ )
 Mục tiêu : học sinh thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.
 Cách tiến hành :
GV đưa ra các tình huống, chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một tình huống rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai. 
Tình huống 1 : ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ.
Nếu em có mặt ở nhà Hạnh lúc đó, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?
Tình huống 2 : Hôm nay, đến phiên Xuân làm trực nhật lớp. Tú bảo : “ Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho.”
Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó ?
Giáo viên gọi đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết.
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
Giáo viên kết luận : Nếu có mặt ở đó, các em cần khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh được giao.
Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.
Hoạt động 3 : thảo luận nhóm 
 Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan.
 Cách tiến hành :
Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô dấu + trước ý kiến mà các em đồng ý, dấu – trước ý kiến mà các em không đồng ý 
 Tự lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho nhau là một biểu hiện tự làm lấy việc của mình.
 Trẻ em có quyền tham gia đánh giá công việc của mình làm.
 Vì mọi người tự làm lấy công việc của mình cho nên không cần giúp đỡ người khác.
 Chỉ cần tự làm lấy việc của mình nếu đó là việc mình yêu thích.
 Trẻ em có quyền tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến việc của mình
 Trẻ em có thể tự quyết định mọi việc của mình.
Kết luận chung : Trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
Hát
( 4’ )
Học sinh trả lời
Học sinh tự liên hệ 
Học sinh trình bày
HS chia nhóm và thảo luận 
Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết tình huống của nhóm mình qua trò chơi đóng vai trước lớp.
Cả lớp nhận xét cách giải quyết của mỗi nhóm
Học sinh làm bài và trả lời 
Đồng ý vì tự làm lấy việc của mình có nhiều mức độ, nhiều biểu hiện khác nhau
Đồng ý vì đó là một trong nội dung quyền được tham gia của trẻ em.
Không đồng ý vì nhiều việc mình cũng cần người khác giúp đỡ.
Không đồng ý vì đã là việc của mình thì việc nào cũng phải hoàn thành.
Đồng ý vì đó là quyền của trẻ em đã được ghi trong Công ước quốc tế.
Không đồng ý vì trẻ em chỉ có thể tự quyết định những công việc phù hợp với khả năng của bản thân.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở nhà.
Sưu tầm các gương về việc tự làm lấy công việc của mình. 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ( tiết 1
Tập làm văn
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : kể lại buổi đầu đi học của mình. 
Kĩ năng : HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình
Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu), diễn đạt rõ ràng.
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị :
GV : các câu hỏi gợi ý.
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Tập tổ chức cuộc họp
Giáo viên hỏi : 
+ Nội dung của cuộc họp tổ là gì ?
+ Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường
+ Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3
Nhận xét 
Bài mới :
Giới thiệu bài : Kể lại buổi đầu đi học. ( 1’)
Hoạt động 1 : Kể lại buổi đầu đi học ( 20’)
Giáo viên nêu yêu cầu : Để kể lại buổi đầu đi học của mình em cần nhớ lại xem buổi đầu mình đã đi học như thế nào ? 
Đó là buổi sáng hay buổi chiều ? 
Buổi đó cách đây bao lâu ? 
Em đã chuẩn bị cho buổi đi học đó như thế nào ? 
Ai là người đưa em đến trường ? 
Hôm đó, trường học trông như thế nào ? 
Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao ? 
Buổi đầu đi học kết thúc như thế nào ? 
Cảm xúc của em về buổi học đó.
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình
Gọi một số học sinh kể trước lớp
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2 : Viết đoạn văn ( 13’ )
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài giản dị, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp
Năm nay, em đã là học sinh lớp ba nhưng em vẫn nhớ như in buổi đi học đầu tiên của mình.
Hôm đó là một ngày thu trong xanh. Em dậy từ sáng sớm. Mẹ giúp em chuẩn bị quần áo, sách vở, rồi đưa cho em chiếc cặp sách và nói : “Mẹ mong con sẽ luôn cố gắng học giỏi. Nhớ nghe lời cô giáo, con nhé.” Bố chở em đến trường. Trường của em mang tên Phạm Ngũ Lão. Đến cổng trường, bố chỉ lớp học cho em và bảo : “ Con hãy tự đi vào lớp của mình được không ?”. Nhưng em không dám. Thế là bố đã dắt tay em đến trước cô giáo. Cô đưa em vào lớp, chỉ chỗ ngồi cho em. Hôm đó, cô giáo dặn dò chúng em thật nhiều điều nhưng em không nhớ hết.
Buổi học đầu tiên của em bắt đầu như thế đấy. 
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
Hát
Học sinh lắng nghe Giáo viên nêu
Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
Học sinh làm việc theo nhóm đôi
Cá nhân
Lớp nhận xét.
Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
Học sinh làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét và bình chọn.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Yêu cầu HS tập kể lại buổi đầu đi học của một người thân trong gia đình.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Nghe – kể Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp.
Ký duyệt của khối trưởng	Ký duyêt của BGH:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6(7).doc