Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

TIẾT TKB 2: THỂ DỤC

TIẾT CT 13: ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI – TRÒ CHƠI : MÈO ĐUỔI CHUỘT VÀ ĐỨNG NGỒI THEO LỆNH

I. MỤC TIÊU:

- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.

- Biết cách đi chuyển hướng phải, trái.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.

II. CHUẨN BỊ:

- Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.

- Chuẩn bị còi, kẻ vạch, dụng cụ cho phần tập đi chuyển hướng phải, trái.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 43 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 7
 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
TIẾT TKB 2: THỂ DỤC
TIẾT CT 13: ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI – TRÒ CHƠI : MÈO ĐUỔI CHUỘT VÀ ĐỨNG NGỒI THEO LỆNH
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
- Biết cách đi chuyển hướng phải, trái.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị còi, kẻ vạch, dụng cụ cho phần tập đi chuyển hướng phải, trái.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
 Yêu cầu và chỉ dẫn kĩ thuật
ĐLVĐ
 Biện pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
* Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
- Đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát và vỗ tay theo nhịp
* Khởi động xoay khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp hông, khớp vai theo nhịp hô 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản:
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
+ Tập theo các tổ, đội hình từ 2 – 3 hàng ngang. GV nhắc và sửa cho các em thực hiện chưa tốt.
- Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái.
+ Lần 1 GV chỉ huy, từ lần 2 cán sự lớp điều khiển, GV uốn nắn và giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa tốt. Trong quá trình tập luyện GV luôn nhắc nhở uốn nắn động tác cho từng em, tập theo hình thức nước chảy, nhưng phải đảm bảo trật tự, kỉ luật.
* Một số sai thường mắc và cách sửa:
- Đi không tự nhiên, thay đổi hướng đi quá đột ngột, thân người không ngay ngắn, quá nghiêng về hướng di chuyển, bàn chân không xoay dần theo hướng quy định.
- GV sửa sai cho học sinh theo cách làm lại những động tác sai của học sinh, sau đó chỉ chỗ sai và uốn nắn lại cho đúng, rồi cho học sinh tập theo. Khi tập đi chuyển hướng, GV cần thường xuyên nhắc nhở học sinh chú ý đặt bàn chân cho đúng hướng, trước khi tập nên thống nhất hướng đi( phải, trái) trước và quy định đến đâu mới được chuyển hướng. Sauk hi đã thực hiện thành thạo thì có thể chuyển hướng bất kì theo hiệu lệnh quy định.
- Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.
* Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Khi có lệnh của GV, các em đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún chân đồng thời đọc to các câu sau:
- Sau từ - thoát - chuột chạy luồn qua các lỗ hổng chạy trốn khỏi mèo, còn mèo phải luồn qua các lỗ hổng mà chuột đã chạy để đuổi bắt chuột chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi, mèo không được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp mèo đập nhẹ tay vào vai chuột và coi như chuột bị bắt. Trò chơi dừng lại các em đổi vai nhau hoặc thay bằng đôi khác. Nếu sau 2 – 3 phút mà mèo vẫn không bắt được chuột thì nên thay bằng đôi khác, tránh chơi quá sức. Các em không được chạy hoặc đuổi trước khi hát xong. Khi chạy qua các lỗ hổng các em đứng theo vòng tròn không được hạ tay xuống để cản đường.
- Quá trình chơi GV phải giám sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý đảm bảo an toàn, không được cản đường các bạn.
- Khi các em chơi GV có thể quy định thêm yêu cầu, như: Chuột chạy cửa nào, mèo chạy cửa đó. Chuột làm thế nào mèo bắt chước như vậy, rồi mèo mới được bắt chuột.
- GV có thể hướng dẫn để các em có thể tự tổ chức chơi và tập luyện ngoài giờ.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV và HS hệ thống bài và nhận xét.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn đi chuyển hướng sang phải, trái.
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
2 phút
10 phút
8 phút
8 phút
1 phút
1 phút
1 phút
Học sinh tập hợp 4 hàng dọc.
Tập hợp theo đội hình 4 hàng dọc.
Cả lớp thực hiện theo đội hình hàng dọc.
Tập theo đội hình vòng tròn. 
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây,
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn chổ hổng 
Chạy vội chạy mau.
Mèo đuổi đằng sau,
Trốn đâu cho thoát!
Tập hợp lớp theo đội hình 4 hàng dọc.
TIẾT TKB 3: TOÁN 
TIẾT CT 31: BẢNG NHÂN 7
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 7 hình tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: Học sinh hát. (1 phút)
2. Bài mới: (34 phút) 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:
Tiết hôm nay, các em sẽ thực hiện bảng nhân 7. 
- Gắn 1 tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi : Có mấy hình tròn ?
- 7 hình tròn được lấy mấy lần ?
- 7 được lấy mấy lần ?
- 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân : 7 x 1 = 7 
- Gắn tiếp hai tấm bìa lên bảng và hỏi :Có 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 hình tròn, vậy 7 hình tròn được lấy mấy lần 
- Vậy 7 được lấy mấy lần ?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 7được lấy 2lần.
- 7 nhân 2 bằng mấy ?
- Vì sao ta biết 7 nhân 2 bằng 14 ?
- Viết lên bảng phép nhân : 7 x 2 = 14 và yêu cầu học sinh đọc phép nhân.
- Giáo viên hướng dẫn tương tự.
- Yêu cầu học sinh tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 7 và viết vào phần bài học. 
- Yêu cầu học sinh đọc bảng nhân 7 vừa lập được, sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng. 
Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó đổi vở để kiểm tra bài của nhau. 
Bài 2 : 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
- Mỗi tuần lễ có mấy ngày ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh làm bài trên bảng lớp. 
Bài 3:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào ?
- Tiếp sau số 7 là số nào ?
- 7 cộng thêm mấy thì bằng 14 
- Tiếp sau số 14 là số nào ?
- Ta làm thế nào để tìm được số 21 ?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho học sinh đọc xuôi ,đọc ngược dãy số vừa tìm được.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. 
- Có 7 hình tròn. 
- 7 hình tròn được lấy 1 lần.
- 7 được lấy 1 lần. 
- Học sinh đọc phép nhân: 7 nhân 1 bằng 7.
- 7 Hình tròn được lấy 2 lần.
- 7 được lấy 2 lần.
- Đó là phép tính 7 x 2
- 7 x 2 = 14
- Vì 7x 2 = 7 + 7 mà 7+7 = 14
nên 7 x 2 = 14
-7 nhân 2 bằng 14.
- Học sinh lần lượt lên bảng viết kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 7.
 7 x 3 = 21
 7 x 4 = 28
 7 x 5 = 35
 7 x 6 = 42
 7 x 7 = 49
 7 x 8 = 56
 7 x 9 = 63
 7 x 10 = 70
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 2 lần.
- Học sinh đọc bảng nhân .
Bài 1: Tính nhẩm 
- Học sinh làm bài và kiểm tra .
 7 x 3 = 21 7 x 8 = 56
 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42
 7 x 7 = 49 7 x 4 = 28
 7 x 2 = 14 7 x 1 = 7
 7 x 10 = 70 0 x 7 = 0
 7 x 9 = 63 7 x 0 = 7
Bài 2:
- Học sinh đọc đề bài.
- Mỗi tuần lễ có 7 ngày.
- Số ngày của 4 tuần lễ .
 Giải:
 4 tuần lễ có số ngày là:
 7 x 4 = 28 ( ngày)
 Đáp số: 28 ngày
Bài 3:
- Đếm thêm 7 rồi viết vào ô trống.
- Là số 7.
- Tiếp sau số 7 là số 14.
- 7 cộng thêm 7 bằng 14.
- Tiếp sau số 14 là số 21.
- Lấy 14 cộng 7 bằng 21.
- Học sinh làm bài tập
7 
14
21
28
35
42
49
56
63
70
 4.Củng cố - Dặn dò: ( 5phút)
- Mời 2 học sinh đọc thuộc bảng nhân 7 vừa học. 
- Về nhà học thuộc lòng bảng nhân 7. 
- Chuẩn bị bài : Luyện tập. 
TIẾI TKB 4: ĐẠO ĐỨC 
TIẾT CT 7:QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM
I . MỤC TIÊU: 
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Học sinh hát bài: (1phút) Cả nhà thương nhau. 
2. Kiểm tra bài cũ : (4 phút) Vì sao ta phải tự làm lấy công việc của mình ?
3.Bài mới: ( 30 phút)
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
a. Giới thiệu bài:
- Chúng ta cần phải cư xử đối với những người thân trong gia đình như thế nào? Trong tiết đạo đức hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu điều đó. 
b. Hoạt động 1: 
 Học sinh kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình.
- Cách tiến hành :
+ Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy nhớ và kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào? 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau.
+ Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em ?
+ Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ ?
- Giáo viên kết luận: Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm,
chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song cũng còn những bạn nhỏ thiệt thòi, sống thiếu tình yêu thương, chăm sóc của gia đình. Vì vậy chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn. Các bạn đó có quyền được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ.
 Hoạt động 2: Kể chuyện Bó hoa đẹp nhất .
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên kể chuyện bó hoa đẹp nhất.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm.
+ Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ ?
+ Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất?
- Giáo viên kết luận: 
+ Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
+ Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
 Hoạt động 3 : Đánh giá hành vi 
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên chia nhóm, học sinh thảo luận.
- Giáo viên kết luận: 
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài. 
- Học sinh trao đổi với nhau trong nhóm nhỏ. 
- Một số học sinh kể lại cho các bạn nghe trước lớp.
- Thảo luận cả lớp và trả lời các câu hỏi.
- Nghe giáo viên kết luận.
- Học sinh lắng nghe giáo viên kể chuyện .
- Học sinh thảo luận nhóm. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp trao đổi, bổ sung. 
Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, thảo luận .
+ Đại diện các nhóm trình bày( mỗi nhóm trình bày ý kiến nhận xét về một trường hợp).
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
- Vì sao ta phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, và anh chị em? 
- Mỗi học sinh vẽ ra giấy một món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- Chuẩn bị bài : Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ (tiết 2).
TIẾT TKB 5: THỦ CÔNG 
TIẾT CT 7: GẤP CẮT DÁN BÔNG HOA
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên: 
- Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu. -- Tranh qui trình gấp, cắt bông hoa 5 ...  hơn.
- Thơ bốn chữ .
- Đoạn thơ có hai khổ thơ, có 14 dòng thơ, khổ thơ cuối có 8 dòng thơ.
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ.
- Viết lùi vào 2 ô từ lề vở để bài thơ nằm vào khoảng giữa trang.
- Học sinh viết bảng con các từ khó. 
- Học sinh đọc lại các từ khó .
 - Học sinh viết bài vào vở .
- Học sinh sửa bài 
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài.
- 5 hoặc 6 học sinh đọc lại kết quả. 
nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen gỉ, hèn nhát.
- Cả lớp làm bài .
- Hai hoặc ba học sinh đọc lại kết quả đúng
- Cả lớp làm bài miệng trên bảng. 
+ kiên: kiên cường, kiên nhẫn, kiên trung, kiên cố, kiên định, kiên quyết.
+ kiêng: ăn kiêng,kiêng cữ, kiêng nể, kiêng khem,
+ miến: miến rong, nấu miến,
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5phút) 
- Về nhà viết lại các từ sai lỗi chính tả.
- Chuẩn bị bài: Các em nhỏ và cụ già.
TIẾT TKB 3: TOÁN 
TIẾT CT 35: BẢNG CHIA 7 
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn( có một phép chia 7).
 II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên :Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định: ( 1 phút)cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút)
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 7.
3. Bài mới: ( 30 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học toán này, các em sẽ dựa vào bảng nhân 7 để thành lập bảng chia 7 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 7. 
* Lập bảng chia 7: 
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: 
- Lấy một tấm bìa có 7 chấm tròn . Vậy 7 lấy một lần được mấy ? 
- Hãy viết phép tính tương ứng với 7 được lấy một lần được 7.
- Trên tất cả các tấm bìa có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa 
- Vậy 7 chia 7 được mấy ?
- Viết lên bảng 7 : 7 = 1 và yêu cầu học sinh đọc phép nhân và phép chia vừa lập được. 
- Gắn lên bảng 2 tấm bìa và nêu bài toán : Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn .Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
- Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong cả hai tấm bìa. 
- Tại sao em lại lập được phép tính này ?
- Trên các tấm bìa có 14 chấm tròn , biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn .Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ?
- Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu. 
- Vậy 14 chia 7 được mấy ?
- Viết lên bảng phép tính 14 : 7 = 2 lên bảng,sau đó cho học sinh cả lớp đọc hai phép tính nhân,chia vừa lập được. 
- Tiến hành tương tự với một vài phép tính khác. 
- Học thuộc bảng chia 7:Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 7 vừa xây dựng được.
- Yêu cầu học sinh tìm điểm chung của phép tính chia trong bảng chia 7. 
- Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia7. 
- Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 7 ?
- Yêu cầu học sinh tự học thuộc lòng bảng chia 7. 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 7. 
Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, tự làm bài.
- Nhận xét bài của học sinh. 
Bài 2 :
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài. 
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên lớp. 
- Hỏi : Khi đã biết 7 x 5 = 35 , có thể ghi ngay kết quả của 35 : 7 và 35 : 5 được không? Vì sao ?
- Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
Bài 3 :
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và giải bài toán. 
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
Bài 4 :
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 7 lấy 1 được 7. 
- Viết phép tính 7 x 1 = 7. 
- Có 1 tấm bìa. 
- Phép tính 7 : 7 = 1 ( tấm bìa ).
- 7 chia 7 được 1. 
- Đọc 7 nhân 1 = 7, 7 chia 7 = 1.
- Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, vậy 2 tấm bìa như thế có 14 chấm tròn.
- Phép tính 7 x 2 = 14. 
-Vì mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, lấy 2 tấm bìa, vậy 7 được lấy 2 lần, nghĩa là 7 x 2.
- Có tất cả hai tấm bìa 
- Phép tính 14 : 7 = 2 ( tấm bìa )
- 14 chia 7 bằng 2. 
- Đọc phép tính 7 nhân 2 bằng 14,14 chia 7 bằng 2. 
Lập bảng chia 7. 
 7 : 7 = 1 42 : 7 = 6
 14 : 7 = 2 49 : 7 = 7
 21 : 7 = 3 56 : 7 = 8
 28 : 7 = 4 63 : 7 = 9
 35 : 7 = 5 70 : 7 = 10
- Các phép chia trong bảng chia 7 đều có dạng một số chia cho 7. 
- Đây là dãy số đếm thêm 7 ,bắt đầu từ 7 
- Các kết quả lần lượt là : 1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. 
- Tự học thuộc lòng bảng chia 7.
- Các học sinh thi đọc cá nhân . Các tổ thi đọc theo tổ, các bàn thi đọc theo bàn. 
Bài 1: Tính nhẩm
 28 : 7 = 4 70 : 7 = 10
 14 : 7 = 2 56 : 7 = 8
 49 : 7 = 7 35 : 7 = 5
 21: 7 = 3 42 : 7 = 6
 63 : 7 = 9 42 : 6 = 7
 7: 7 = 1 0: 7 = 0
Bài 2: Tính nhẩm
- Học sinh tính miệng, sau đó học sinh nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp. 
- 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bảng con.
 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42
 35 : 7 = 5 42 : 7 = 6
 35 : 5 = 7 42 : 6 = 7
 7 x 2 = 14 7 x 4 = 28
 14 : 7 = 2 28 : 7 = 4
 14 : 2 = 7 28: 4 = 7
- Học sinh dưới lớp nhận xét. 
- Khi đã biết 7 x 5 = 35 có thể ghi ngay 35 : 7 = 5 và 35 : 5 = 7 và nếu lấy tích chia cho thừa số này sẽ được thừa số kia. 
Bài 3:
- Học sinh đọc đề bài .
- Bài toán cho biết có 56 học sinh xếp thành 7 hàng. 
- Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ?
- 1 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp làm bài vở. 
 Bài giải 
 Mỗi hàng có số học sinh là:
 56 : 7 = 8 ( hoc sinh )
 Đáp số : 8 học sinh
Bài 4:
- Học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
 56 học sinh xếp được số hàng là:
 56 : 7 = 8 (hàng)
 Đáp số: 8 hàng
4. Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
- Gọi một vài học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 7. 
- Học thuộc lòng bảng chia. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
 ________________________________________ 
TIẾT TKB 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
TIẾT CT 14: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động của suy nghĩ con người.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
- Giáo viên hỏi : Em hãy nêu một vài phản xạ. 
3. Bài mới: ( 30 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu :
- Tiết hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiếp về hoạt động thần kinh qua bài: Hoạt động thần kinh ( TT).
 *Hoạt động 1 : Làm việc với SGK 
- Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm .
- Các em quan sát hình 1/30 trả lời các câu hỏi sau:
- Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển ?
- Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu ? Việc làm đó có tác dụng gì ?
- Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
*Kết luận :Não đã hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường.
Hoạt động 2 : Thảo luận. 
*Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
Bước 2 : Làm việc theo cặp 
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi. 
Bước 3 : Làm việc cả lớp. 
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày các ví dụ của mình.
- Giáo viên đặt thêm các câu hỏi:
- Theo các em bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học ?
- Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì ?
*Kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh quan sát hình, làm việc theo nhóm. 
- Nam đã có phản ứng như co chân lại, không đi được. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. 
- Nam vứt chiếc đinh đó vào thùng rác. Việc làm đó có tác dụng không để mình và người khác bị thương. 
- Học sinh thảo luận và trả lời. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 
- Học sinh đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở hình 2. 
- Hai học sinh quay mặt lại với nhau lần lượt nói với nhau về kết quả làm việc cá nhân .
- Học sinh xung phong trình bày trước lớp ví dụ cá nhân. 
- Bộ phận của cơ quan thần kinh não giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học. 
- Là điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5phút)
- Gọi 2 em đọc phần Bạn cần biết.
- Về nhà xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài : Vệ sinh thần kinh. 
 ______________________________________
TIẾT TKB 5: SINH HOẠT LỚP
TIẾT CT 7: NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 7 – KẾ HOẠCH TUẦN 8
 PHẦN KÍ DUYỆT
.............................................
Ví dụ:
Đoạn 1:(kể theo lời bác đi xe máy): Sáng hôm nay, tôi đi làm. Vừa rẽ vào đoạn đường gần xí nghiệp, tôi ngạc nhiên thấy mấy cậu nhỏ đem bóng ra giữa đường đá. Tôi chưa kịp giảm tốc độ, đã thấy một cậu nhao đầu vào bánh xe trước của tôi. May mà tôi phanh kịp. Cậu bé suýt tong phải xe, mặt tái đi, bỏ chạy. Lũ bạn cũng chạy theo. Tôi bực mình, quát ầm lên.
 Đoạn 2: (kể theo lời của Quang): Bác đi xe máy đi rồi, mấy phút sau, hết sợ, chúng tôi lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này tôi quyết định chơi bóng bổng cho đỡ nguy hiểm. Còn cách khung thành còn mười mét, tôi co chân sút mạnh. Không ngờ, quả bóng vút lên, đi chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già. Tôi vô cùng hoảng sợ thấy cụ ôm đầu, lảo đảo, ngã khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác quát to: Chỗ này là chỗ chơi bóng à? Chúng tôi hoảng sợ bỏ chạy.
 Đoạn 3: (kể theo lời Quang): Sợ quá tôi bỏ chạy và nấp vào một gốc cây to gần đấy. Từ phía gốc cây nhìn ra, tôi thấy bác đứng tuổi đang xuýt xoa hỏi han ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới, bác vội dìu cụ lên xe. Bực chúng tôi lắm nên bác lại quát: ‘Thật là quá quát”. Tôi sợ đến tái cả người nhưng vẫn cố nhìn ông cụ. Tôi bổng thấy cái lưng ông cụ sao giống cái lưng ông nội tôi thế, chỉ vì ham chơi, lại chơi ở lòng đường, tôi đã làm bị thương ông cụ. Tôi vội chạy theo chiếc xích lô và kịp xin lỗi ông cụ.
- Lần lượt từng học sinh kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau.
- 2 đến 3 học sinh thi kể đoạn trong truyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể đúng, hay nhất.
- Học sinh tự phát biểu. Ví dụ:
+ Quang có lỗi vì làm cụ già bị thương nặng.
+ Quang biết ân hận, đã chạy theo xích lô xin lỗi ông cụ.
+ Quang là người giàu tình cảm, biết nhận ra lỗi của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc