Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường TH Số I Tịnh Khê

Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường TH Số I Tịnh Khê

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

I. Mục tiêu:

1. Tập đọc:

- Bước đấu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng ( trả lời được các câu hỏi SGK )

2. Kể chuyện:

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện

- Học sinh khá, giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vậ

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường TH Số I Tịnh Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
(Từ ngày 11.10 đến 15.10.2010)
	Thứ hai, ngày 02 tháng10 năm 2010
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. Tập đọc:
Bước đấu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng ( trả lời được các câu hỏi SGK ) 
2. Kể chuyện: 
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện
- Học sinh khá, giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vậ
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em đọc thuộc lòng một đoạn trong bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 2. Bài mới: Tập đọc 
a) Phần giới thiệu:
b) Luyện dọc: 
- Đọc diễn cảm toàn bài. 
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu trước lớp, GV sửa sai. 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Mời 3HS nối tiếp thi đọc 3 đoạn của bài. 
- Yêu cầu cả lớp đọc ĐT cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Gọi 2HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu? (HS yếu)
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lại lần đầu?
- Mời 2 em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao mà trận bóng phải dừng hẳn? (HS trung bình).
+ Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3, TLCH:
+ Tìm các chi tiết cho biết Quang rất ân hận khi mình gây ra tai nạn? (HS khá)
+ Câu chuyện này muốn nói lên điều gì?
+ Liên hệ: Qua bài học nhằm khuyên các em điều gì? (GDHS luật ATGT) 
d) Luyện đọc lại: 
- GV đọc mẫu đoạn , hướng dẫn học sinh đọc đúng câu khó trong đoạn.
- Mời 2 nhóm thi đọc phân vai.
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
*) Kể chuyện: Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Hướng dẫn học sinh kể chuyện .
+ Câu chuyện vốn kể theo lời ai ?
+ Ta có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào? 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập nhập vai nhân vật để kể.
- Gọi 1HS kể mẫu theo lời 1 nhân vật.. 
- Từng cặp học sinh tập kể.
- Gọi 3HS thi kể.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn người kể hay nhất.
 3. Củng cố dặn dò: 
+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ?
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới. 
- 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nghe GV giới thiệu bài.
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp kết hợp tìm hiểu nghĩa của các từ ở mục chú giải.
- Luyện đọc theo nhóm.
- 3HS thi đọc, lớp nhận xét tuyên dương.
- Cả lớp đọc ĐT cả bài.
- 2 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm. 
+ Các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
+ Vì Long mãi đá bóng suýt tông vào xe máy. Bác đi xe nổi nóng khiến cả bọn chạy toán loạn.
- 2 em đọc lại đoạn 2, lớp đọc thầm và trả lời
+ Quang sút bóng chệch lên vỉa hè đập vào đầu một cụ già khiến cụ loạng choạng rồi khuỵu xuống.
+ Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời:
+ Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang, sợ tái cả người, cậu vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo “Ông ơi cụ ơi Cháu xin lỗi !”.
+ Không được chơi bóng dưới lòng đường.
HS trả theo suy nghĩ của các em. 
- Lắng nghe đọc mẫu.
- 2 nhóm lên thi đọc.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
 - Người dẫn chuyện .
- Kể đoạn 1: Lời của Quang, Vũ Long, Bác lái xe ...
- Tập kể theo sự nhập vai của từng nhân vật 
- Một em lên kể mẫu, lớp theo dõi.
- Tập kể theo cặp.
- Lần lượt từng em kể cho lớp nghe về một đoạn của câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Mỗi chúng ta cần phải chấp hành tốt luật lệ giao thông và những quy định chung của xã hội. 
- Về nhà tập kể lại nhiều lần .
TOÁN
BẢNG NHÂN 7
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ:
- Gọi 3HS lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính:
 30 : 5 34 : 6 20 : 3
- Nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
* Hướng /dẫn HS lập bảng nhân 7:
- Bất cứ số nào nhân với 1 thì bằng chính số đó.
- Giáo viên đưa tấm bìa lên và nêu:
- 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 chấm tròn 
- 7 được lấy một lần bằng 7. Viết thành: 
7 x 1= 7 đọc là 7 nhân 1 bằng 7.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại để giáo viên ghi bảng.
- Tiếp tục cho học sinh quan sát và nêu câu hỏi: Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn, 7 chấm tròn được lấy 2 lần bằng mấy? Ta viết phép nhân như thế nào? 
- Gọi vài học sinh nhắc lại.
+ Làm thế nào để tìm được 7 x 3 bằng bao nhiêu ?
- Ghi bảng như hai công thức trên.
- Cho HS tự lập các công thức còn lại của bảng nhân 7.
- Gọi 1 số em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét.
- Cho cả lớp HTL bảng nhân 7. 
 * Luyện tập:
Bài 1: Nêu bài tập trong sách giáo khoa.
- Học sinh nhẩm miệng.
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả (HS yếu) 
- GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét , bổ sung.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc bài toán (HS trung bình).
- HDHS Tìm hiểu dự kiện bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Mời một học sinh lên giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3 : Gọi học sinh đọc bài 3
- Yêu cầu quan sát và điền số thích hợp vào chỗ chấm để có dãy số.
- Gọi HS đọc dãy số vừa điền. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Lớp lần lượt từng học sinh nhắc lại:
- Bất cứ số nào nhân với 1 thì cũng bằng chính nó.
- Quan sát tấm bìa để nhận xét.
- Thực hành đọc kết quả chẳng hạn:
7 chấm tròn được lấy một lần thì bằng 7 chấm tròn. (7 x 1 = 7)
- Học sinh lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân 7.
- Lớp quan sát giáo viên hướng dẫn để nêu :
- 7 chấm tròn được lấy 2 lần bằng 14 
 ( 7 x 2 = 14 )
- Có 7 chấm tròn được lấy 3 lần ta được 21 chấm tròn.
- Ta có thể viết 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 21.
 Vậy 7 x 3 = 21 
- Đọc: Bảy nhân ba bằng hai mươi mốt. 
- Tương tự học sinh hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 7.
- HS nêu kết quả.
- Cả lớp HTL bảng nhân 7.
- Dựa vào bảng nhân 7 vừa học để điền kết quả vào chỗ trống.
- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả.
 7 x 1 = 7 ; 7 x 2 = 14 ; 7 x 3 = 21 
 7 x 4 = 28 ; 7 x 5 = 35 ........................
- 2 em đọc bài toán.
HS trả lời theo hướng dẫn của GV
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài. 
Giải
 Bốn tuần lễ có số ngày là:
 7 x 4 = 28 (ngày)
 Đáp số: 28 ngày 
- Quan sát và tự làm bài.
- 3 HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi bổ sung.
(Sau khi điền ta có dãy số: 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56, 63,70).
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà học thuộc bảng nhân 7.
	 Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010
THỂ DỤC
OÂN ÑI CHUYEÅN HÖÔÙNG PHAÛI, TRAÙI - TROØ CHÔI “MEØO ÑUOÅI CHUOÄT”
 I / MUÏC TIEÂU : 
	- OÂn ñoäng taùc ñi chuyeån höôùng phaûi, traùi. Chôi troø chôi “Meøo ñuoåi chuoät”. 
 	- Bieát vaø thöïc hieän ñoäng taùc ôû möùc cô baûn ñuùng. Bieát caùch chôi vaø chôi ñuùng luaät.
	- Thoùi quen taäp theå duïc haøng ngaøy, ñoaøn keát phoái hôïp trong khi chôi. 
II/ ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC : 
	- Giaùo vieân : Chuaån bò 1 coøi. 
	- Hoïc sinh : Trang phuïc goïn gaøng. 
III/ HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC : 
Khôûi ñoäng : Xoay caùc khôùp cô baûn. (2 phuùt) 
Kieåm tra baøi cuõ : Taäp 2 ñoäng taùc ñaõ hoïc. (1 phuùt) 
Baøi môùi : 
Giôùi thieäu baøi : OÂN ÑI CHUYEÅN HÖÔÙNG PHAÛI, TRAÙI - TROØ CHÔI “MEØO ÑUOÅI CHUOÄT” (1 phuùt)
Caùc hoaït ñoäng :
TL
(phuùt)
Hoaït ñoäng daïy 
Hoaït ñoäng hoïc
15
10
* Hoaït ñoäng 1 : OÂn ñoäng taùc ñi chuyeån höôùng phaûi, traùi. 
* Muïc tieâu : Bieát vaø thöïc hieän ñoäng taùc ôû möùc cô baûn ñuùng. 
* Caùch tieán haønh :
- GV chæ huy, töø laàn 2 ñeå CS ñieàu khieån. GV uoán naén vaø giuùp ñôõ HS, taäp theo hình thöùc nöôùc chaûy, song phaûi ñaûm baûo traät töï.
- Nhaän xeùt : GV nhaän xeùt.
* Hoaït ñoäng 2 : Chôi troø chôi “Meøo ñuoåi chuoät”.
* Muïc tieâu : Bieát caùch chôi vaø chôi ñuùng luaät.
* Caùch tieán haønh :
 - GV neâu teân troø chôi, giaûi thích caùch chôi vaø luaät chôi. GV cho caùc em hoïc thuoäc vaàn ñieäu tröôùc khi chôi troø chôi. Cho caùc em chôi thöû 1 – 2 laàn sau ñoù môùi chôi chính thöùc.
- Nhaän xeùt : GV nhaän xeùt.
4 haøng doïc. 
Laøm theo hieäu leänh.
Voøng troøn 
Laøm theo hieäu leänh.
 4. Cuûng coá : (4 phuùt) 
	- Thaû loûng. 
	- Giaùo vieân cuøng hoïc sinh heä thoáng laïi baøi. 
IV/ Hoaït ñoäng noái tieáp : (2 phuùt) 
	- Bieåu döông hoïc sinh hoïc toát, giao baøi veà nhaø. 
CHÍNH TẢ
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập (Bài tập 2b).
- Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (Bài tập 3).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập chép. Một tờ giấy khổ lớn ghi nội dung bài tập3.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc , 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết ở bảng con các từ: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, cái gương, vườn rau. 
- Nhận xét đánh giá ghi điểm từng học sinh 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS tập chép: 
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn văn chép trên bảng (HS TB)
-Yêu cầu 3 học sinh nhìn bảng đọc lại đoạn văn. 
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? (HS yếu)
+Lời nhân vật đặt sau những dấu gì? (HS TB)
- Yêu cầu lấy bảng con và viết các tiếng khó.
- Cho học sinh nhìn bảng chép bài vào vở. 
- Yêu cầu nhìn lên bảng dò bài, tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 2b: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 a,b.
- Yêu cầu cả lớp làm vàoVBT.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm. 
- Mời 1 số HS đọc kết quả, giải câu đố.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài 3: Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- ...  CÔNG
GẤP CẮT VÀ DÁN BÔNG HOA (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết gấp, cắt, dán bông hoa ( năm cánh, bốn cánh,tám cánh,các cánh đều nhau
- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
- Với học sinh khéo tay: gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Các cánh của mỗi cánh hoa đều nhau.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu các bông hoa 5, 8, 4 cánh gấp cắt sẵn bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được.
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán các bông hoa.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- Cho quan sát mẫu một số bông hoa 4 cánh , 8 cánh 5 cánh gấp sẵn và hỏi :
+ Các bông hoa này có đặc điểm và hình dạng như thế nào? 
+ Ta có thể áp dụng cách gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh để gấp cắt các bông hoa không?
- GV liên hệ: Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều loại hoa với các hình dạng cánh hoa khác nhau.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu (treo tranh).
 Bước 1: Gấp, cắt, dán bông hoa năm cánh.
- Gọi 1HS lên bảng thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
- Hướng dẫn HS gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh. 
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô.
+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh: như gấp cắt ngôi sao.
+ Vẽ đường cong (như tranh quy trình).
+ Cắt theo đường cong để được bông hoa 5 cánh.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh. 
+ Cắt các tờ giấy HV có kích thước khác nhau. 
+ Gấp tờ giấy HV làm 4 phần bằng nhau, gấp đôi lại.
+ Vẽ đường cong rồi cắt theo đường cong ta được bông hoa 4 cánh.
+ Cắt bông hoa 8 cánh: Gấp đôi hình để cắt bông hoa 4 cánh rồi cắt theo đường cong ta được bông hoa 8 cánh.
Bước 3: Hướng dẫn HS dán các hình bông hoa.
- Bố trí các bông hoa vừa cắt vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng rồi nhấc từng bông hoa, bôi hồ, dán vào đúng vị trí đã định. Vẽ thêm cành , lá...
- Gọi 3HS lên bảng thực hiện thao tác gấp, cắt, dán các bông hoa 4, 8 và 5 cánh. 
- Cho học sinh tập gấp bằng giấy nháp .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh thu dọn đồ dùng.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà tập cắt các bông hoa.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Lớp tiến hành quan sát mẫu và nêu nhận xét: 
+ Bông hoa có thể có 4 , 5 hoặc 8 cánh. Các cánh hoa giống ngôi sao vàng có 5 cánh đều bằng nhau và hơi bầu.
- Lắng nghe giáo viên để nắm được đặc điểm của bông hoa cắt dán với bông hoa thật 
- Lớp quan sát một học sinh lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2 
- Quan sát giáo viên hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau theo đường chéo qua từng bước cụ thể .
- Tiếp tục quan sát giáo viên để nắm được cách gấp qua các bước 4b để có được một bông hoa 4 cánh và 8 cánh.
- 3 em nhắc lên bảng thực hiện cách gấp cắt các bông hoa có 4 , 8 và 5 cánh .
- Cả lớp tập cắt trên giấy nháp.
- Thu dọn đồ dùng học tập. 
- Chuẩn bị dụng cụ cho đầy đủ để tiết sau thực hành gấp cắt dán các bông hoa.
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: KHÔNG NỞ NHÌN – TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. Mục tiêu:
- Nghe - kể lại được câu chuyện "Không nỡ nhìn"
- Bước đầu biết cùng các bạn tập tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng hoặc một vấn đề đơn giản do GVgợi ý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
- Viết 4 gợi ý kể chuyện của bài tập 1 và trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi ba học sinh đọc bài viết: Kể lại buổi đầu đi học của em.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
 Nêu yêu cầu tiết học và ghi đầu bài. 
b) Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV kể câu chuyện lần một.
-Yêu cầu cả lớp đọc 4 câu hỏi gợi ý. 
-- Trả lời câu hỏi:
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? (HS yếu).
+ Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì? (HS trung bình).
+ Anh trả lời thế nào? (HS khá giỏi)
- GV kể chuyện lần 2
- Gọi HS kể chuyện
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe. 
- Yêu cầu HS dựa vào các gợi ý thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Cùng với HS bình chọn em kể hay nhất.
+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
+ Câu chuyện có gì buồn cười?
* Giáo viên chốt ý như sách giáo viên.
Liên hệ: Khi tham gia sinh hoạt những nơi công cộng, các em cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chổ, nhường đường cho cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật,...........
Bài tập 2: Gọi 1 học sinh đọc bài tập (nêu yêu cầu về nội dung họp)
- Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường - Nhắc nhở HS: Cần chọn nội dung họp là vấn đề cần được cả tổ quan tâm (tôn trọng luật đi đường, bảo vệ của công, ...) 
- Yêu cầu các tổ làm việc, GV theo dõi giúp đỡ
- Yêu cầu 3 tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp của tổ mình trước lớp. 
- Nhận xét, biểu dương. 
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- 3 em Uyên, Huyền, Tú Kể lớp theo dõi bổ sung.
- Học sinh lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp lắng nghe GV kể. 
-Hai học sinh đọc câu hỏi.
+ Anh thanh niên ngồi hai tay ôm mặt.
+ Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
+ Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Nghe kể chuyện.
- 2 HS giỏi kể lại chuyện, lớp theo dõi.
- Học sinh ngồi theo từng cặp kể cho nhau nghe 
- 3 HS thi kể lại câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất .
- Nêu theo ý của bản thân (Anh TN rất ngốc, không hiểu rằng mình phải đứng lên nhường chỗ cho người khác...).
- HS tự liên hệ bản thân.
- Một học sinh đọc đề bài.
- HS nêu các nội dung cuộc họp (SGK) gợi ý. 
- HS nêu
- Các tổ làm việc: tập tổ chức cuộc họp.
- 3 tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn điều khiển tốt nhất.
- Về nhà xem lại và nhớ cách tổ chức cuộc họp. Chuẩn bị ND cho tiết sau (TLV tuần 8)
TOÁN
BẢNG CHIA 7
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng phép chia 7 trong giải toán có lời văn ( có một phép chia).
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2 , 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:Các tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm BT2 và 3 tiết trước.
- KT vở HS dưới lớp.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Vào bài: Hướng dẫn HS lập bảng chia 7 
- Gọi 3HS đọc bảng nhân 7, GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Dựa vào bảng nhân 7 hình thành bảng chia 7
- Mời đại diện từng nhóm đọc kết quả bài làm của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. GV ghi bảng: 
 7 : 7 = 1 ; 14 : 7 = 2 ; ... 70 : 7 = 10 
- Cho HS học thuộc lòng bảng chia 7.
trong bảng chia 7 .
 c) Luyện tập:
-Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài (HS yếu, TB).
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả, lớp bổ sung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 :Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài (HS TB).
- Cho HS đổi vở để KT bài nhau.
- Mời 3 học sinh lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: Gọi học sinh đọc bài toán (HS khá).
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán.
 7 hàng: 56 HS
 1 hàng: ... HS?
- Yêu cầu HS giải vào vở nháp.
- Mời 1 học sinh lên bảng làm bài. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, 
 Bài 4 : Tương tự bài 3 (HS giỏi)
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
d) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc lại bảng chia 7. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hai học sinh lên bảng làm bài .
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
- 3HS đọc bảng nhân 7.
- Các nhóm làm việc: Lập bảng chia 7.
- Đại diện các nhóm lần lượt nêu kết quả làm việc trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cả lớp học thuộc lòng bảng chia 7.
- Một em nêu yêu cầu của bài 1 .
- Cả lớp tự làm bài (Dựa vào bảng chia 7 vừa học điền kết quả vào các phép tính).
- Lần lượt từng em nêu miệng kết quả.
 28 : 7= 4 ; 49 : 7 = 7 ; 56 : 7 = 8
 14 : 7 = 2 ; 70 : 7 = 10 ; 35 : 7 = 5.................
- 1HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- 3HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
 7 x 5 = 35 ; 7 x 6 = 42 ; 7 x 2 = 14
 35 : 7 = 5 ; 42 : 7 = 6 ; 14 : 7 = 2
 35 : 5 = 7 ; 42 : 6 = 7 ; 14 : 2 = 7 
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp làm vào nháp.
- 2HS lên bảng thi giải bài. Lớp bổ sung. 
Giải :
 Số học sinh mỗi hàng là :
 56 : 7 = 8 ( học sinh )
 Đáp số: 8 học sinh
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài.
Giải :
 Số hàng lớp xếp được là:
 56 : 7 = 8 (hàng)
 Đáp số : 8 hàng
- Vài học sinh đọc bảng chia 7.
- Về nhà học bài và làm bài tập. 
SINH HOẠT TUẦN 7
I. Mục tiêu: 
- HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn trong tuần qua.
- Nắm được phương hướng của tuần tới.
- Có ý thức xây dựng lớp, đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị: Ghi chép của cán sự lớp trong tuần.
III. Hoạt động:
1. Lớp trưởng đánh giá hoạt động của cả lớp trong tuần (ưu điểm và tồn tại)
2. Ý kiến phản hồi của HS trong lớp
3. Ý kiến của GV:
- Ưu điểm trong tuần:
+ Đi học chuyên cần,đúng giờ, Làm tốt công tác trực nhật. Phong trào học tập khá sôi nổi:............................................................................................................................................
+ Vệ sinh cá nhân của một số em rất tốt: .......................................................................
+ Trong lớp đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ: .............................................................................................................................................
- Tồn tại: 	
 + Một số HS chưa chú ý nghe giảng:..............................................................................
- Công tác tuần tới:
+ Đẩy mạnh công tác thu nộp.
+ Khắc phục những nhược điểm trong tuần.
+ Trang trí lớp học.
+ Tăng cường việc học ở nhà., Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh trực nhật.
4. Tổng kết: Hát tập thể.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 3 Tuan 7 CKT New.doc