Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường tiểu học Hiệp Cát

Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường tiểu học Hiệp Cát

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Trận đấu dưới lòng đường

I. YÊU CẦU :

* Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng .

- Chú ý các từ : Dẫn bóng , ngần ngừ , khung thành , sững lại , nổi nóng .

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật , biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn .

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu .

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ quy tắt chung của cộng đồng (Trả lời được các CH trong SGK).

* Kể chuyện:

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

- GD KNS - Kiểm soát cảm xúc - Ra quyết định - Đảm nhận trách nhiệm

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường tiểu học Hiệp Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
________________________________________
Tập đọc – kể chuyện
Trận đấu dưới lòng đường
I. Yêu cầu : 
* Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng .
- Chú ý các từ : Dẫn bóng , ngần ngừ , khung thành , sững lại , nổi nóng ..
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật , biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn .
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu .
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ quy tắt chung của cộng đồng (Trả lời được các CH trong SGK).
* Kể chuyện:
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- GD KNS - Kiểm soát cảm xúc - Ra quyết định - Đảm nhận trách nhiệm 
II.Chuẩn bị : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học
Tập đọc:
Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC của tiết học 
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Gv tổ chức cho các em luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ như các tiết trước
- Theo dõi GV đọc mẫu
- HS đọc tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lược đọc đoạn trong nhóm. 
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối. 
- Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 3 tổ đọc từ đầu đến hết bài. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. 
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK. 
- Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu? 
- Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường. 
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ?
- Vì bạn Long mải đá bóng suýt nữa tông phải xem máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn. 
Chúng ra cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 để biết chuyện gì xảy ra. 
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. 
- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? 
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng đập và đầu một cụ già đang đi đường làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵn xuống. 
- Khi gây ra tai nạn, bọn trẻ chạy hết, chỉ có Quang còn nán lại. Hãy đọc đoạn 3 của truyện và tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra. 
- 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. HS suy nghĩ và trả lời: 
Quang nấp sau một gốc cây và lén nhìn sang. Cậu sợ tái cả người. Nhìn cái lưng còng của ông cụ cậu thấy nó sao mà giống cái lưng của ông nội đến thế. Cậu vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo xin lỗi ông cụ. 
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì. 
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em
Kết luận : Câu chuyện nhắc các em phải thực hiện đúng luật giao thông 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm. 
- 3 HS, mỗi em đọc 1 đoạn trong bài
- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối. 
Kể CHUYệN
Hoạt động 4 : Xác đinh yêu cầu nhiệm vụ của tiết kể chuyện
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Các nhận vật của truyện là: Quang, Vũ, Long, bác đi xem máy, bác đứng tuổi , cụ già, bác đạp xích lô. 
- Khi đóng vai nhân vật trong truyện kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô ? 
- Phải chọn xưng hô là tôi (hoặc mình, em) 
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
Kể theo nhóm 
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS, yêu cầu mỗi em chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau. 
Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện. 
- 2 đến 3 HS thi kể 1 đoạn trong truyện. 
- Hỏi : Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói Quang thật là hư. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không ? Vì sao ?
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em. 
____________________________________
TOáN
Tiết 31: Bảng nhân 7
I. Yêu cầu: 
- Giúp HS: Tự lập được và học thuộc bảng nhân 7
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân
II. Đồ dùng dạy học: Tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn ,bảng phụ .
III. Hoạt động dạy học:	
1. Bài cũ:
- Gọi 2 học sinh tính 19 : 3 , 48 : 6 
- Học sinh dưới lớp nêu cách chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số .
2. Giới thiệu bài: Bảng nhân 7
a. Hướng dẫn luyện tập:
+ GV gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn lên bảng và hỏi có mấy chấm tròn?
- 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
- 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân như thế nào?
- GV ghi bảng 7 x 1 = 7
 + Gắn 2 tấm bìa lên bảng
- Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn, vậy 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần
- 7 nhân 2 bằng mấy?
-Hãy chuyển phép nhân 7 x 2 thành phép cộng tương ứng rồi tìm kết quả ?
- Viết lên bảng: 7 x 2 = 14
+ HD lập phép nhân : 7 x 3 = 2 tương tự 7 x 2 =14
- Hỏi bạn nào có thể tìm kết quả của phép tính ; 7 x 4
- Y/C HS cả lớp tìm kết quả của các phép nhân còn lại và viết vào phần vở bài tập
Giáo viên kết luận : Đây là bảng nhân 7 các phép nhân trong bảng đều có thừa số là 7, thừa số còn lại lần lượt 1,2,3..10.
- HD HS đọc bảng nhân 7
- Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc lòng
- Thi đọc thuộc lòng cho HS
3. Thực hành:
Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Chữa bài cho điểm HS
Bài 2 : 
- Y/C HS đọc đề 
- Mỗi tuần có mấy ngày ?
- Bài toán yêu cầu gì ?
- Yêu cầu học sinh tóm tắt , tự làm 
- Chữa bài cho điểm HS
Bài 3 : 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Số đấu tiên là số mấy ?
- Sau số 7 là số mấy ?
- Vậy 7 cộng thêm bao nhiêu để bằng 14 
Lưu ý: Trong dãy số này , mỗi số đều băng số đứng trước cộng thêm 7 , hoặc bằng số đứng sau trừ cho 7 
- Gọi 1 học sinh lên bảng 
- Yêu cầu cả lớp đọc 
- Học sinh quan sát 
 - Có 7 chấm tròn
- Được lấy 1 lần
- Ta có 7 x 1 
- Đọc: 7 nhân 1 bằng 7
- 7 chấm tròn được lấy 2 lần
- 7 x 2
- 14
- 7 x 2 = 7 + 7 mà 7 + 7 = 14 nên 
 - 7 x 2 = 14
- Đọc 7 x 2 bằng 14
- 7 x 4 =7 + 7 + 7 + 7 = 28 , hoặc 7 x 3 = 21 + 7 = 28
- HS lập bảng nhân 7 vào vở nháp 
- 6 HS lần lượt lên bảng viết kết quả còn lại
- Đọc đồng thanh
- Đọc đồng thanh theo tổ, bàn, cá nhân thi đọc
- HS thi đua đọc
- Tính nhẩm 
- 1 học sinh lên làm bảng phụ , lớp làm vào vở , học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo kiểm tra .
- Học sinh đọc 
- Có 7 ngày 
- Tìm số ngày của 4 tuần 
- 1 học sinh lên làm bảng phụ , lớp làm vào vở 
Bài giải:
Số ngày của 4 tuần lễ là
7 x 4 = 28 ( ngày )
Đáp số : 28 ngày
- Học sinh đọc
- Số 7 
- Số 14 
- Cộng thêm 7 
- 1 học sinh lên bảng , lớp làm vào vở 
- Cả lớp đọc 
3. Củng cố bài
- Nhắc lại cách bảng nhân 7?
- về xem lại bài, chuẩn bị bài mới.
______________________________________
Mĩ THUậT
Vẽ theo mẫu
 Vẽ cái chai
 I/ Mục tiêu
 - Tạo cho học sinh thói quen quan sát, nhận xét h/dáng các đồ vật xung quanh.
 - Biết cách vẽ và vẽ được cái chái gần giống mẫu.
 - Nhận biết được vẻ đẹp các hình dạng chai khác.
II/ Chuẩn bị
 GV: - Chọn một số chai có hình dáng màu sắc, chất liệu khác để giới thiệu và s2.
 - Một số bài vẽ của học sinh lớp trước - Hình gợi ý cách vẽ.
 HS : - Thước, vở tập vẽ 3, bút chì, tẩy, màu.
III/ Hoạt động dạy-học chủ yếu 
a. Giới thiệu : GV nêu MĐYC của tiết học 
b.Bài giảng
Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ:
+ Hình dáng của cái chai?
 + Các phần chính của cái chai? 
 + Màu sắc?
- Cho HS q/sát một vài cái chai để các em rõ hơn về h.dáng khác nhau của chai.
Hoạt động 2: Cách vẽ:
- Vẽ phác k/hình của chai, kẻ trục đánh dấu các điểm.
- Quan sát mẫu để so sánh tỷ lệ các phần chính của chai (cổ, vai, thân).
- Vẽ phác mờ hình dáng chai.
- Sửa những chi tiết cho cân đối.
- Vẽ màu hoặc vẽ đậm nhạt bằng chì đen.
+ Giáo viên cho các em xem các bài vẽ của các bạn năm trước để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành
 - Giáo viên giới thiệu những bài vẽ đẹp của học sinh. 
+ HS quan sát và trả lời.
+ Hình trụ.
+ Cổ chai, vai,miệng,thân và đáy.
+ Màu xanh, trắng, vàng. 
+Học sinh chú ý cáchvẽ.
- Quan sát mẫu vẽ
- Chú ý khi vẽ khung hình chung. 
- So sánh tỷ lệ các phần chính của chai
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và gợi ý học sinh nhận xét:
 + Bài vẽ nào giống mẫu hơn? 
 + Bài nào có bố cục đẹp, chưa đẹp?
- Học sinh tìm ra các bài vẽ mà mình thích.
- Về quan sát và nhận xét hình dáng một số loại chai.
- Quan sát người thân: Ông, bà, cha mẹ...(Chuẩn bị cho bài 8.Vẽ chân dung).
_______________________________________________________________
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012
Tự nhiên và xã hội:
Bài 13: Hoạt động thần kinh (GDKNS)
I. Mục tiêu: 
- Phân tích được các hoạt động phản xạ 
- Nêu được một vài ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống 
- Thực hành một số phản xạ 
GDKNS
- Tìm kiếm và xử lí thông tin : Phân tích , so sánh , phán đoán hành vi có lợi và có hại 
- Làm chủ bản thân : Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ .
- Ra quyết định : Để có những hành vi tích cực phù hợp 
II. Đồ dùng 
- Giáo viên : Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
- Học sinh : Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 1.KTBC: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng 
- Não & tuỷ sống có vai trò gì ? Nêu vai trò các dây thần kinh & các giác quan? 
- Nếu não, tuỷ sống, các dây thần kinh hoặc một trong các giác quan bị hỏng thì cơ thể sẽ như thế nào?
- Nhận xét - cho điểm .
2. Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
-GV yêu cầu học sinh quan sát các hình 1a, 1b và đọc mục Bạn cần biết ở trang 28 SGK. 
- Em phản ứng thế nào khi cơ thể
+ Chạm tay vào vật nóng (cốc nước, bóng đèn, bếp đun)?
+ Vô tình ngồi phải vật nhọn?
+ Nhìn thấy một cục phấn ném về phía mình?
+ Nhìn thấy người khác ăn chanh chua?
+ Cơ quan nào điều khiển các phản ứng đó ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. 
- Giáo viên yêu cầu các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
 + Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì ?
+ Vậy phản xạ là gì ?
+ Kể thêm một số phản xạ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
+ Giải thích hoạt động phản xạ đó.
 Kết luận: Trong cuộc sống ,khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài ,cơ thể tự phản ứng lại rất nhanh.Những p/ư như thế đc gọi là p/xạ . Tuỷ sống là TWTK điều khiển HĐ PXạ này. VD: nghe tiếng động mạnh ,bất ngờ,ta thường giật mình quay lại 
c. Thực hành:
b)Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Thử phản xạ đ ... ể KT kết quả.
- Tính nhẩm
 - HS tự làm vào vở. HS sửa bài và đổi chéo vở để KT kết quả 
- khi đả biết 7 x5 = 35 có thể nghĩ liền kết quả 35 : 7 và 35 : 5 được vì lấy tích chia cho thừa số này sẽ được thừa số kia .
- Học sinh đọc và phân tích đề 
- Cho biết 56 học sinh chia đều cho 7 hàng 
 - Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh 
- 1 học sinh lên bảng , lớp làm vào vở 
Bài giải
Mỗi hàng có số học sinh là
56 : 7 = 8 ( học sinh)
 Đáp số : 8 học sinh
- HS phân tích đề bài và nêu cách giải.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng sửa bài. 
Bài giải
Số hàng xếp được là
56 : 7 = 8 ( hàng )
Đáp số: 8 hàng
4/. Củng cố
GV hệ thống lại nội dung bài học
_____________________________________
Chính tả
Nghe- viết: Bận. 
P/b: en/oen; tr/ch
I.Mục tiêu 
 - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài
 - Làm đúng các bài tâp điền tiếng có vần en/oen (BT2)
 - Làm đúng BT(3) /b (chọn 4 trong 6 tiếng).
II Chuẩn bị 
 -Viết sẵn nội dung bài tập 2
III Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
A.Bài cũ :
-Gọi hai em lên bảng 
- Đọc cho các em viết 
-Nhân xét, ghi diểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn nghe viết
- Đọc khổ thơ 2 và 3
H: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
+Những chữ nào được viết hoa?
+Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
+Hướng dẫn viết bảng con.
3.Hướng dẫn viết vở : 
-Đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
-Hướng dẫn chữa lỗi.
4. Chấm , chữa bài:Chấm bài một số em-Nhận xét chữ viết, cách trình bày.
5. Hướng dẫn làm bài tập
-Bài 2:
-Chốt lời giải đúng:
+Bài 3b :Mẫu: kiên: kiên cường.
 kiêng: ăn kiêng.
(HS chỉ làm 4 trong 6 tiếng)
- Nhận xét, tuyên dương.
C Củng cố bài
-2 em viết bảng lớp: giếng nước, viên phấn.
-Đọc tên 11 chữ cuối bảng.
- Nhận xét :
- 2em đọc lại 
-Thơ 4 chữ
-Các chữ ở đầu mỗi dòng thơ.
-Nên viết lùi vào 2 ô.
-Viết bảng con: thổi, nấu, bận.
-Nghe, nhẩm viết vào vở.
- Tự chữa bài bằng bút chì
-Nêu yêu cầu .
-Lớp làm vào vở.
-2 em lên bảng chữa bài.
-1 em đọc yêu cầu
-Tự làm bài vào vở.
-3 em đọc bài của mình.
_________________________________
Toán (tăng)
Luyện tập: Bảng nhân 7 và gấp 1 số lên nhiều lần
I. Mục tiêu
	- Giúp các em nắm vững bảng nhân 7
	- Vận dụng để làm tính thanh thạo
II. Lên lớp
Hoạt động 1; GV nêu MĐYC của tiết học
Hoạt động 2 : GV tổ chức cho hs nhắc lại bảng nhân 7
Hoạt động 3 GV tổ chức cho các em luyện tâp thêm
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
a/ 7 x o > 7 x 8 a/ 7 x o < 7 x 1
a/ 7 x o =7 xo + 7 = 35 a/ 7 x o = 7 xo + 7 =42 
Bài 2: Tính 
a/ 7 x 5 + 15 = .................. a/ 7 x 7 + 21 = .................. a/ 7 x 9 + 17 = ..................
 = .................. =.................. =..................
Bài 3: Mỗi lọ hoa có 7 bông hoa. Hỏi 5 lọ hoa như thế có bao nhiêu bông hoa?
Nguồn liệu : BTTH Toán 3 theo CKTKN - Đỗ Đình Hoan chủ biên - NXBGD tr 42,43
____________________________________________
Sinh hoạt
Kiẻm điểm các Hoạt đông trọng tuần
Kể về tấm gương học tập
I. Mục tiêu:
	 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng trong tuần tới.
	- Ca hát vè bạn bè mái trường. thể hiện tình đoàn kết gắn bó yêu thương lẫn nhau
II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần 6
- Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần
-Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về hoạt động trong tuần của lớp.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung:
+ ưu điểm: 
+ Tồn tại:
2- Phổ biến công tác thi đua tuần 7
-Nề nếp : 
-Học tập :
-TDVS :
-Các hoạt động khác 
3.Hoạt động tập thể: Kể chuyện về tấm gương học tập
GV tổ chức cho các em lựa chọn những câu chuyện và tham giakể trước lớp
Gv cho các em bình chọn tiết mục hay nhất
GV có thể kể cho các em nghe câu chuyện
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký: “vẽ” cuộc đời từ chính đôi bàn chân
Ngày ấy đi học, những học trò như chúng tôi được học bài đạo đức về nghị lực chiến thắng tật nguyền vượt khó vươn lên qua hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Ký dùng chân thay thế đôi tay bị liệt để viết và trở thành một học sinh giỏi. Tấm gương đó tỏa sáng và ăn sâu trong tâm trí không biết bao nhiêu những thế hệ học sinh như chúng tôi. 
Thầy Nguyễn Ngọc Ký dùng chân thay tay viết chữ
Thật bất ngờ và cũng thật may mắn, sau này khi trưởng thành và đi làm, tình cờ tôi có dịp gặp “anh” Ký ngày xưa mà tôi mới chỉ từng biết đến qua những trang sách. Bây giờ “cậu bé đó” đã trở thành một thầy giáo tuổi ngoài 60. Chúng tôi được nghe thầy kể về những kỷ niệm vui buồn, những hồi ức của tuổi thơ và cả những ước mơ của một người thầy hơn 35 năm đứng trên bục giảng mong muốn được làm người đưa còn đò tri thức qua sông.
Nhà giáo ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-6-1947 tại Hải Thanh (Hải Hậu, Nam Định). Năm lên 4 tuổi một cơn sốt cao đã khiến cho đôi tay của thầy vĩnh viễn bị bại liệt. Năm lên 7 tuổi thấy các bạn đến trường, cậu học trò tàn tật ngày nào cũng mê mải dõi theo, lân la đến tận cửa lớp để xem cô giáo giảng bài. Thầy tâm sự, ước mơ duy nhất của tôi lúc bấy giờ là được đi học. Bắt đầu từ những công việc sinh hoạt hàng ngày, tôi đều cố gắng dùng chân thay thế tay để làm. Và bên cạnh tôi bao giờ cũng có mẹ an ủi, động viên. Để từ đó, ngày nào cậu bé Ký cũng dùng chân thay cho đôi tay, luyện viết chữ và tự thao tác những công việc hàng ngày. Sự miệt mài của thầy cuối cùng cũng đem đến thành công. Từ chỗ là một đứa trẻ tật nguyền bị từ chối không được đến trường học chung với các bạn khác, thấy thầy cố gắng “vượt khó vươn lên”, cuối cùng cô giáo đã chấp nhận cho thầy vào lớp học. Nhà cách trường tới 8 cây số, dù cho ngày mưa hay ngày nắng, cậu học trò tật nguyền vẫn không bỏ bất kỳ buổi học nào. Tấm gương của thầy khiến cho bạn bè cảm phục, thầy cô cảm mến. Không những là học trò viết chữ đẹp bằng đôi bàn chân nổi tiếng của huyện Hải Hậu – Nam Định, mà thầy còn trở thành một học sinh giỏi toán quốc gia. 
Năm 1963 tham dự kì thi học sinh giỏi toán toàn quốc, thầy đứng thứ 5 và vinh dự là người được Bác Hồ tặng thưởng huy hiệu cao quý. Năm 1966, thầy thi đỗ khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1970, thầy bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký đầu tiên viết bằng chân ở Việt Nam “Những năm tháng không quên”. Năm 1992, thầy được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. 
Nghe thầy kể chuyện, chúng tôi vô cùng thán phục và thầm cảm ơn công lao, sự tâm huyết của thầy đối với các thế hệ học trò. Với thầy do bị liệt 2 tay nên việc dùng phấn viết trên bảng đen cho học sinh ra là rất khó khăn. Chính vì vậy thầy đã nghĩ ra phương pháp, chuẩn bị sẵn bài giảng ở nhà trên bìa một tờ giấy cứng có nẹp tre. Trên bục giảng tờ bìa cứng đó được treo trên tấm bảng đen, giảng đến đâu, thầy dùng chân kéo tờ giấy từ từ rơi xuống theo từng phần nội dung bài giảng. Từ chỗ sáng tạo ra phương pháp giảng dạy phù hợp cộng với giọng nói truyền cảm, lối diễn đạt dễ hiểu của thầy đã thu hút học sinh. Giờ giảng văn của thầy luôn tạo cho học sinh sự hấp dẫn, lôi cuốn và những điều thật bất ngờ. Chẳng hạn khi bắt đầu bài giảng về nhân vật chị Võ Thị Sáu, thầy Ký tạo sự say mê cho các trò bằng câu thơ đố vui: “Chị hy sinh giữa tuổi trăng 16 – Bãi cát Hàng Dương ghi dấu chân hoa – Đóa lêkima chị làm duyên ngày ấy – Đến nay vẫn còn thơm mãi lòng ta”.
Trong những lần dù cho cơn bệnh tật hoành, vào mùa đông giá rét, đôi bàn chân nhức buốt như cắt thịt, cộng với căn bệnh viêm cầu thận nhưng thầy vẫn say sưa lên lớp và miệt mài viết sách. Cuốn sách “Chú nhện đánh đu” được thầy viết với thời gian rất ngắn là 2 tháng trong hoàn cảnh bệnh tật dày vò. Từ những câu chuyện mà chúng tôi được biết cho thấy nghị lực trong con người thầy quả là phi thường, điều đó đủ sức lý giải vì sao thầy Nguyễn Ngọc Ký có thể viết lên trang huyền thoại cho chính cuộc đời mình bằng đôi bàn chân.
Năm 1992, thầy đã cùng gia đình vào TP.HCM chữa bệnh và cũng từ đó thầy ở lại đây sinh sống. Thầy có nhiều tác phẩm xuất bản chủ yếu dành cho thiếu nhi: Những năm tháng không quên, Bức tranh vui, Chú nhện chơi đu, Quả bí kỳ lạ, Ngôi nhà hoa, Xứ thần tiên, 125 câu đố vui Năm 2005, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã tăng thầy danh hiệu “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”. Thầy cũng là người viết sách bằng chân nhiều nhất có tới 9 đầu sách viết bằng chân.
Từ nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên của bản thân, thầy Nguyễn Ngọc Ký đã viết lên trang huyền thoại cho chính cuộc đời mình và trở thành thần tượng của biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam. ở vị trí một nhà giáo, biết bao thế hệ học sinh nhớ đến thầy bởi những tri thức thầy truyền giảng có sức lôi cuốn, lay động ở chính nghị lực và tâm hồn của người thầy.
I.Mục đích yêu cầu 
- Củng cố cách viết chữ hoa D; Đ kiểu chữ viết đứng , luyện viết từ và các câu ứng dụng.Đất cú lề, quờ cú thúi( 2 dũng), Đúi cho sạch, rỏch cho thơm( 2 dòng) và 1 khổ thơ trong bài „Khi mẹ vắng nhà” 
- Giáo dục học sinh rèn vở sạch chữ đẹp. II . Đồ dùng dạy – học : Vở luyện viết, bảng con; GV mẫu chữ D; D
III . Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 
 A- Kiểm tra bài cũ:
- Viết bảng con : C Cửa Tựng 
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Nêu y/c của tiết luyện viết
2- H/dẫn luyện viết
HĐ1 Viết chữ hoa D; D
- GV treo mẫu chữ D; Đ y/c HS quan sát nhận xét: độ cao, số lượng nét , điểm đặt bút, dừng bút 
- GV viết mẫu cho HS quan sát nắm được cách viết D Đ
- Y/c HS tự viết chữ hoa ra bảng con.
HĐ2: Viết từ, câu ứng dụng
 - GV viết mẫu từ , câu ứng dụng 
Đỏt cú lề, quờ cú thúi
Đú cho sạch, rỏch cho thơm
- Y/c HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa: 
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng chỏy túc
Mẹ ngày đờm khú nhọc
 Con chưa ngoan, chưa ngoan
- Y/c HS quan sát nhận xét cách viết
- GV nêu yêu cầu kĩ thuật khi viết câu ứng dụng.
HĐ3: HD viết vở
- Hướng dẫn viết lần lượt từng dòng.Lưu ý cách nối chữ, viết liền tay. GV giúp đỡ HS yếu
3- Củng cố bài - Thu vở chấm, nhận xét. Tổ chức thi viết chữ đẹp
- 3 HS lên bảng viết, HS khác viết bảng con
- HS quan sát, 1 HS khá nêu nhận xét
- HS quan sát cách viết
- 2 HS nhắc lại cách viết.
- Học sinh viết bảng con
- HS quan sát
- Học sinh đọc câu ứng dụng, và nêu ý nghĩa của câu ứng dụng
- 2 HS đọc nêu cách hiểu câu tục ngữ trên
- HS nêu cách viết
- Học sinh viết vở luyện viết
- Mỗi tổ 1 HS tham gia

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 lop3 CKTKN Suu nam Sach Hduong.doc