Giáo án Lớp 3 - Tuần 8 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 8 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

2. Hớng dẫn luyện đọc. 28’

Bài: Các em nhỏ và cụ già.

 - GV đọc cả bài, hớng dẫn cách đọc.

- HS luyện đọc bài:

+ Nối tiếp đoạn theo nhóm. GV theo dõi giúp HS yếu đọc bài

+ Thi đọc giữa các nhóm, thi đọc diễn cảm.

- HS đọc thầm lai bài trao đổi trả lời các câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ đi đâu? Điều gì trên đờng khiến các bạn nhỏ dừng lại?

+ Các bạn quan tâm đến ông cụ nh thế nào?

+ Vì sao các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ nh vậy?

+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?

+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- HS luyện đọc theo cách phân vai và thi đọc.

- HS luyện kể lai một đoạn truyện theo lời của một bạ nhỏ.

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 8 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện đọc: bận – các em nhỏ và cụ già
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Rèn kĩ năng đọc cho học sinh thông qua: 
 + Cho HS ôn lại TĐ- KC Các em nhỏ và cụ già.
Biết đọc phân biệt lời nhân vật. 
 + Cho HS ôn lại bài thơ Bận - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài: Các em nhỏ và cụ già.
 - GV đọc cả bài, hướng dẫn cách đọc. 
- HS luyện đọc bài: 
+ Nối tiếp đoạn theo nhóm. GV theo dõi giúp HS yếu đọc bài
+ Thi đọc giữa các nhóm, thi đọc diễn cảm. 
- HS đọc thầm lai bài trao đổi trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ đi đâu? Điều gì trên đường khiến các bạn nhỏ dừng lại?
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
+ Vì sao các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như vậy?
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
HS luyện đọc theo cách phân vai và thi đọc.
HS luyện kể lai một đoạn truyện theo lời của một bạ nhỏ.
Bài : Bận 
 - GV đọc cả bài, hướng dẫn cách đọc. 
- HS luyện đọc bài: 
+ HS đọc nối tiếp khổ thơ theo nhóm. GV theo dõi khuyến khích HS yếu đọc bài.
+ HS đọc từng khổ thơ trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. 
+ Thi đọc giữa các nhóm, thi đọc diễn cảm.
+ Luyện đọc thuộc bài thơ.
+ Thi đọc thuộc bài thơ.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
 - Dặn về nhà luyện đọc thêm.
Thể dục
Cô Vân soạn và dạy
Luyện toán
Luyện tập: giảm đi một số lần 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
- Vận dụng được để giải bài toán về giảm đi một số lần.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1b, bài 2, bài 3. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh trả lời: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: a. GV giúp HS hiểu phần ghi nhớ. Cho nhiều HS đọc phần ghi nhớ và ví dụ. b. Một HS đọc yêu cầu của bài (Tính số phải tìm theo mẫu)
 - GV hướng dẫn mẫu. GV giải thích ít hơn là trừ, giảm đi một số lần là chia.
- Cho HS làm và chữa bài theo mẫu.
- HS tự tính và nêu kết quả bài.
Số đã cho
Số phải tìm
ít hơn 2 đơn vị
Giảm đi 2 lần
Giảm đi 3 lần
12
12 - 2 = 10
12 : 2 = 6
12 : 3 = 4
18
18 - 2 = 15
18 : 2 = 9
18 : 3 = 6 
24
24 - 2 = 22 
24 : 2 = 12
24 : 3 = 8
Bài 2: Một HS đọc yêu cầu của bài. HS nêu cách làm.
 - GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm và chữa bài.
a. 
A B
 10cm
 Độ dài đoạn CD là: 10 : 2 = 5 (cm)
 5cm 
C	 D
 b. 
Độ dài đoạn EG là: 15 : 5 = 2(cm)
 2cm 
E G
Bài 3: HS đọc bài toán, phân tích và tập tóm tắt bài toán.
 - Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?
Cho hs nêu cách giải. HS tự giải rồi chữa bài.
Giải: Số người thi đấu ở vòng 2 là: 
 48 : 4 = 12 (người)
 Đáp số: 12 người
Bài 4: - HSKG đọc bài toán, phân tích và tập tóm tắt bài toán.
 - Cho hs nêu cách giải, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
- Gọi Hs nêu kết quả chữa bài.
Bài giải: 
 a. Tháng này gà mơ đẻ được số quả trứng là: 20 : 4 = 5 (quả) 
 b. Tháng này gà đen đẻ được số quả trứng là: 20 : 4 = 5 (quả) 
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường sai khi làm toán.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Các bài tập cần làm: Bài 1(dòng 2), bài 2.
- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 1(dòng1), bài 3.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 - 1 HS làm BT2 SGK; GV hỏi: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- GV nhận xét cho điểm.
2. Luyện tập: 28’
Bài 1 (dòng 2) Dành cho HS khá, giỏi (dòng 1).
- Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết (theo mẫu). 
- GV giải thích mẫu.
Ví dụ: 6 gấp 5 lần được 30.
 30 giảm 6 lần được 5.
HS nêu miệng. GV nhận xét.
HS tự làm các bài tập (theo mẫu). GV khuyến khích HS tính nhẩm.
Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- HS trao đổi để nhận ra 1 phần mấy của 1 số củng chính là giảm đi 1 số lần.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài:
a) Bài giải b) Bài giải
Buổi chiều cửa hàng đó bán được là: Số quả cam còn lại trong rổ là:
 60 : 3 = 20 (lít) 60 : 3 = 20 (quả)
 Đáp số: 20 lít dầu Đáp số: 20 quả cam
Bài 3 (HS khá, giỏi): Cho HS đọc thầm bài tập rồi nêu cách làm và làm bài.
1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng AB, sau đó chia độ dài đoạn thẳng AB thành 5 phần bằng nhau lấy một phần ta tìm được độ dài đoạn thẳng MN. Vẽ đoạn thẳng MN.
 a) Hướng dẫn HS đo độ dài đoạn thẳng AB ở SGK trang 38.
 b) Giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5 lần thì được độ dài đoạn thẳng MN và vẽ MN đó.
 ( Độ dài AB : 5 = MN )
3. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
 Dặn HS về ôn lại cách chia đã học.
Chính tả
Nghe - viết: Các em nhỏ và cụ già
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng BT(2) a/b.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 5’
- 2 HS lên bảng viết : 
 + nhoẻn cười, nghẹn ngào . - trống rỗng, chống chọi .
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới: 28’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết chính tả
- GV đọc đoạn viết một lần. Hỏi: Đoạn này kể chuyện gì?
+ Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào phải viết hoa?
+ Lời ông cụ phải viết như thế nào?
- HS viết từ dễ lẫn vào vở nháp.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. Sau đó HS soát lỗi, GV chấm một số bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
GV hướng dẫn HS làm BT2a:
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài vào bảng con.; GV quan sát, mời 3 HS lên giơ bảng trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Một số HS đọc lại kết quả đúng trên bảng con.
a) Bắt đầu bằng d:
 Bắt đầu bằng gi :
 Bắt đầu bằng r :
b) Có thanh hỏi:
 Có thanh hỏi :...
- HS làm bài vào vở nháp - Cả lớp và GV chốt lại lời giải đúng.
 a) ( giặt , rát , dọc )
 b) ( buồn - buồng- chuông)
- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò. 5’
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
Dặn HS về nhà luyện viết thêm.
Luyện viết
Luyện viết : các em nhỏ và cụ già. Bận
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày hai trang luyện viết dạng bài văn “ Các em nhỏ và cụ già”, dạng bài thơ “ Bận”.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết.
2. Hướng dẫn luyện viết. 28’
a. Bài “Các em nhỏ và cụ già”
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 Sếu, u sầu, nghẹn ngào,ngừng lại,xe buýt 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài văn. 
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
b. Bài “Bận”
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
Vẫy gió, cấy lúa, đánh thù, thổi nấu, khóc cười.
- GV hướng dẫn cách trình bày bài bài thơ năm chữ, Nhắc HS viết hoa các chữ đầu câu.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện tập: kể về người hàng xóm
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Rèn kĩ năng kể về người hàng xóm và viết lại những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) thông qualàm các bài tập 1,2 vở luyện tập Tiếng Việt 3 tập 1. 
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài 1: Gọi Hs đọc đoạn văn.
 - GV đọc cả bài, hướng dẫn HS đọc. 
- HS luyện đọc bài theo cặp, trao đổi về nội dung bài văn. 
- HS đọc lại bài nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, chốt ý.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu 
- GV nhắc 1 số điểm lu ý: Em có thể kể 5- 7 câu theo sát gợi ý đó. Củng có thể kể kỷ hơn với nhiều câu hơn về đặc điểm, hình dáng, tính tình, tình cảm người đó với gia đình em.
- 1 HS khá, giỏi kể mẩu 1 vài câu. GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
Nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể.
- HS viết xong, GV mời 5-7 em đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết tốt nhất.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Luyện toán
Luyện tập tìm số chia 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhận biết tên gọi và thành phần trong phép chia. Biết tìm số chia chưa biết.
 - Vận dụng được để giải bài toán về tìm số bị chia.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng nhân7, chia 7.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
a. Số?
GV hướng dẫn HS điền số đúng.
HS điền số vào vở.
Gọi HS nhận xét về mối quan hệ giữa các phép tính trong mỗi cột tính.
 VD: 2 x 5 = 10 suy ra: 10 : 2 = 5; 10 : 5 = 2
b. Tìm số chia x (theo mẫu):
- GV hướng dẫn mẫu. HS tự làm vào vở rồi chữa bài.
35 : x = 5	18 : x = 6	28 : x = 7
 x = 35 : 5	 x = 18 : 6 x = 28 : 7
 x = 7	x = 3 x = 4
Gọi nhiều HS đọcghi nhớ ở phần c.
Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Tim số chưa biết điền vào ô trống.
 HS nêu cách làm. HS tự làm vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài.
Số bị chia
42
42
28
18
35
21
70
Số chia
6
7
7
3
7
7
7
Thương
7
6
4
6
5
3
10
Bài 3: HS đọc bài toán, phân tích và tập tóm tắt bài toán.
 - Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?
Cho hs nêu cách giải. HS tự giải rồi chữa bài.
 Giải: Số cháu được chia táo là: 
 12 : 4 = 3 (quả)
 Đáp số: 3 quả
Bài 4: HSKG đọc, phân tích bài toán rồi tự giải và chữa bài.
 Giải: Chia thành số đội là là: 
 30 : 6 = 5 (đội)
 Đáp số: 3 đội
Bài 5: HSKG nêu yêu cầu bài tập, cách làm. 
 - HS tự làm rồi chữa bài.
15 - x = 3	15 : x = 3	14 : x = 7
 x = 15 - 3	 x = 15 : 3 x = 14 : 7
 x = 12	x = 5 x = 2
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Hoạt đông tập thể :
An toàn giao thông bài 2: giao thông đường sắt.
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt, những quy định bảo đảm an toàn giao thông.
- HS biết thực hiện quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ( có rào chắn và không có rào chắn).
- HS có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt,không ném đất đá hoặc hay vật cứng lên tàu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 10’. Đặc điểm của giao thông đường sắt.
Mục tiêu: 
- HS biết được đặc điểm của giao thông đường sắt và hệ thống đường sắt Việt Nam.
- GV nêu các câu hỏi cho HS trả lời.
- Để vận chuyển người và hàng hóa ngoài các phương tiện ô tô, xe máy em nào biết có loại phương tiện nào nữa?( tàu hỏa).
- Tàu hỏa đi trên loại đường như thế nào? ( đường sắt).
- Em hiểu thế nào là đường sắt?( là loại đường dành riêng cho tàu hỏa có hai thanh sắt nối dài còn gọi là đường ray).
- Em nào đã đi trên tàu hỏa, em hãy nói sự khác biệt giữa tàu hỏa và ô tô?
- Vì sao tàu hỏa phải có đường riêng?
- Khi gặp tình huống nguy hiểm, tàu hỏa có thể dừng ngay được không? vì sao?.
- GV kết luận:
Hoạt động 2: 10’
Mục tiêu:
- HS biết nước ta có đường sắt đi những đâu.
- Tiện lợi của giao thông đường sắt.
- GV nêu lần lượt các câu hỏi: Nước ta có đường sắt đi tới những đâu?Từ Hà Nội đi được những tỉnh nào?
- GV kết luận: Nước ta có sáu tuyến đường sắt.
 Hà Nội - Hải Phòng
 Hà Nội - THành phố Hồ Chí Minh
 Hà Nội - Lào Cai
 Hà Nội - Lạng Sơn 
 Hà Nội - THái Nguyên
 Kép - Hạ Long
Hoạt động 3: 10’. Những quy định đi trên đường bộ các đường sắt cắt ngang.
Mục tiêu:
- HS nắm chắc quy định khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang đường bộ trường hợp có rào chắn và không có rào chắn.
- Biết được những nguy hiểm khi đi lại hoặc chơi trên đường sắt.
- Thực hiện nghiêm chỉnh không chơi đùa trên đường sắt ,không ném đất đá lên tàu.
- Cho các tổ thảo luận rổitả lời các câu hỏi.
- Các em thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa? ở đâu?
- Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không?
- Khi đi đường gặp tàu hỏa chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh như thế nào?
- Khi tàu chạy qua , nếu đùa nghịch ném đất đálên tàu sẽ như thế nào?
- GV kết luận:
Hoạt động 4: Cũng cố - dặn dò: 5’
 - GV hệ thống nội dung, nhận xét tiết học.
 - Dặn về nhà chuẩn bị cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_8_buoi_chieu_tran_thi_tuyet.doc